Chương 4: Tu Hành

Ngô Thăng nằm trên xe bò, cùng đám bạn tù sau khi bị quất roi ngồi xe ra khỏi thành đô nước Sở này, lúc đi qua cổng thành, hắn không kìm lòng quay lại nhìn cánh cổng cách trừng hai trượng vừa lướt qua đầu mình. Giáp sĩ hai bên tay cầm kích đứng nghiêm, cờ trên cổng thành bay phấp phới toát lên dáng vẻ uy nghiêm sừng sững.

Sau khi năm lượt xe bò đi qua, cách cổng thành chừng 10 trượng, tự lại áp giải đuổi bọn họ xuống, sau đó đánh xe bò quay về thành. Cánh cổng thành to lớn từ từ đóng lại, trong thành vẫn đang tìm thích khách, lệnh cấm vẫn chưa được gỡ bỏ.

Ngoài thành là tiết trời cuối thu mát mẻ.

Mấy chục bạn tù bị đuổi ra đều là dã nhân bị bắt mấy ngày nay, mọi người ai cũng tập tễnh rời đi. Người bạn tù thách chiến với Ngô Thăng hôm qua là một người đàn ông thấp bé, lúc này trừng mắt nhìn chằm chằm Ngô Thăng. Tục lệ trần gian coi trọng lời hứa, chuyện đã đáp ứng thì bất cứ giá nào cũng phải hoành thành, huống chi là ước chiến. Ngô Thăng cho dù cảm thấy vô nghĩa, cũng chỉ có thể lắc đầu tiến lên ứng chiến.

Mặc dù tu vi không còn, nhưng bao nhiêu năm làm thích khách, nhãn lực, phản xạ, kỹ năng vẫn còn, đánh hai đòn, tên lùn kia đã ngã lăn quay ra đất, hắn lau máu chảy ở mũi, hướng Ngô Thăng chắp tay tỏ ý nhận thua, sau đó xoay người rời đi.

Dã nhân là những người sống ngoài thành, hoặc là gốc gác không rõ ràng, hoặc là sau khi tù tội bị đuổi ra, nhưng không có nghĩa là họ không có nhà, không có gia đình, trái lại ở ngoài thành dã nhân đông, tự tổ chức thành các thôn xóm dã nhân, sống bằng trồng trọt, săn cá, đốn củi, phải nộp thuế nặng cho quốc vương hoặc quý tộc.

Lưu dân cũng có chỗ ở riêng, như sơn động chẳng hạn, lúc này Ngô Thăng mang thân phận lưu dân tuy nhiên hắn ở đầm Vân Mộng, cách Kim Giang hơn trăm dặm về phía bắc. Lúc tới, ở đó không quá ba ngày, nếu giờ quay lại, Ngô Thăng đoán hơn mười ngày đi đường cũng chưa tới. Hơn nữa là còn có một vấn đề, mặc dù hình vẽ trên lệnh truy nã là sai nhưng miêu tả mình thì lại không sai, cái tên "thích khách Ngô Thăng" rất kêu. Người Dĩnh Đô không có lý gì mà không đến đầm Vân Mộng khám xét. Mặc dù chỗ mình ở rất bí mật nhưng mà nước Sở rộng lớn thế, cao nhân dị sĩ tầng tầng lớp lớp, chỉ cần có lòng đi lùng, nhất định tìm thấy, bây giờ quay lại chả khác nào tự chui đầu vào rọ.

Nhưng mà tiếc hơn hai vạn tiền mình đã tích cóp được! Dẫu sao thì việc cấp thiết bây giờ cũng là rời khỏi Dĩnh Đô. Không thể quay trở về nhà được nữa, Ngô Thăng đi trong rừng hoang một lúc lâu, men theo chân núi Kỷ Sơn đi về hướng tây, tìm một chỗ trú lại.

Tu vi cao thế đùng một cái mất hết, thật sự đáng tiếc. Tu hành chia làm bốn cảnh: luyện khí, luyện thần, phản hư, hợp đạo. Ngô Thăng trước kia từ bé đã bắt đầu tu hành, luyện khí mất 12 năm, luyện thần mất 18 năm, cộng lại 30 mươi năm khổ công, vậy mà hôm nay trở về vạch xuất phát, quả thực không cam tâm. Nhưng mà Ngô Thăng nhanh chóng ổn định lại tâm trạng, đây là thế giới tu hành, còn có gì hấp dẫn hơn việc thành tiên? Không sao, làm lại từ đầu là được! Ngô Thăng tràn đầy hi vọng vào tương lai phía trước.

Đêm đó, Ngô Thăng tìm được một khe đá có thể tránh gió dưới chân núi Kỷ Sơn, đốt lửa, chui vào trong ngủ.

Quy Chân Quyết dưỡng thiên địa chi khí, hóa vạn vật chi linh, là trên đời này nhất đẳng nhất đạo pháp, khởi bước cũng không khó. Ngô Thăng ngồi chốc lát, tứ chi bách mạch bắt đầu thu nạp linh khí, loại cảm giác này vừa quen thuộc, lại xa lạ, tuy rằng chỉ là một chút linh khí gần như không thể phát hiện, nhưng lại khiến tâm tình hắn rất tốt! Hấp thu được một tia linh khí, dọc theo kinh mạch hướng khí hải hội tụ, sau đó... những linh khí này xuyên qua khí hải, tiêu tán! Lặp đi lặp lại nhiều lần, Ngô Thăng thu công, ngơ ngác ngồi tại chỗ - khí hải không còn!

Toi rồi, khí hải như chưa từng tồn tại, không có khí hải thân thể sẽ như cái sàng, vĩnh viễn không thể tụ linh, càng không thể luyện ra chân nguyên. Vô dụng, đến một thế giới tu tiên lại phát hiện bản thân không thể tu tiên, đây là ông trời đang trêu đùa mình sao? Thật không cam tâm!

Ngô Thăng ép mình trấn tĩnh lại, bắt đầu hồi cố lại. Do nguyên nhân nào đó lúc xuyên không, cái người Ngô Thăng trước đã chết, mặc dù một phần ký ức truyền lại nhưng những sự việc càng xa càng mơ hồ, rất khó để từ trong ký ức tìm thấy cách giải quyết.

Nghĩ vỡ cả đầu cũng chỉ nhớ láng máng một chuyện cũ. Vài năm về trước từng có một đơn hàng gϊếŧ một tu sĩ, tìm được người đó đã rất dễ ràng ép người kia vào đường cùng, bản thân còn hỏi đối phương vì sao không rút kiếm, đối phương điềm tĩnh trả lời khí hải đã phế, tu vi đã mất, sau đó ai thán một tiếng: nếu như cho hắn thêm vài năm nữa tất có lực đánh với Ngô Thăng một trận. Lúc đó mình còn thấy quái lạ, hỏi hắn: phế khí hải rồi còn có thế tu luyện lại? Đối phương nói, muốn đi núi tiên bái yết một vị tông sư nào đó, có phương pháp có thể tu luyện lại.



Ngô Thăng của trước kia là một thích khách hành nghề có nguyên tắc: không gϊếŧ người không có tu vi, liền tha cho tu sĩ nọ. Lúc ấy tu sĩ kia nói kỳ hạn mười năm, tỏ vẻ mười năm sau nhất định sẽ đến đầm Vân Mộng tìm hắn. Sau đó Ngô Thăng đã trả tiền lại cho người thuê kia. Chủ thuê nghe xong nguyên do thì không quấy rầy Ngô Thăng nữa, trái lại ca ngợi Ngô Thăng có phong thái hiệp nghĩa.

Chuyện cũ này đột nhiên bật ra làm Ngô Thăng nhen nhóm hi vọng, thế là hắn ngồi bên đống lửa vắt óc nhớ lại.

Tu sĩ kia hình như tên Kim Vô Huyễn...

Nhưng vị tông sư kia tên là gì?

Ngọn núi kia tên là gì?

Tiếc là, thế nào cũng không nhớ ra nổi.

Thế là bắt đầu cố nhớ thời hạn 10 năm là vào lúc nào, chuyện này đã qua bao nhiêu năm rồi? Còn phải đợi bao lâu nữa đối phương thực hiện ước hẹn nọ. Nếu là Ngô Thăng hứa hắn nhất định sẽ ghi lòng tạc dạ, nhưng đây là người kia thề hẹn nên Ngô Thăng không để trong lòng.

Đem từng chuyện đã xảy ra từng chút từng chút nhớ lại, nghĩ tới nghĩ lui, hình như vừa hay đó là chuyện của mùa đông mười năm về trước. Bây giờ đã vào cuối thu, sắp tới rồi! Không ổn, phải nhanh chóng quay về đầm Vân Mộng, mong là người kia vẫn theo hẹn mà tới. Nghĩ tới đây, Ngô Thăng không ngồi yên được nữa, nhanh chóng dập tắt đống lửa, nhân lúc nửa đêm quay lại hướng đông đi về phía đầm Vân Mộng.

Tới lúc trời sáng, Ngô Thăng đã bỏ lại Dĩnh Đô ở phía xa rẽ vào đường phía đông của núi Tế San. Với sức lực hiện tại, đến đêm là tới núi Tế Sơn, tiếp tục đi về hướng bắc, hai ngày sau là đến Loạn Thạch Độ, rồi chèo thuyền qua Kinh Thủy, tiếp tục đi ba ngày nữa là đến đầm Vân Mộng. Đương nhiên đó là phải cật lực mà đi, trên đường phát sinh rất nhiều vấn đề mà quan trọng nhất là vấn đề ăn uống, nếu không giải quyết sớm thì đừng nói là mười ngày, nửa tháng cũng chưa chắc tới nơi.

Lúc đi qua một cánh rừng, bụng Ngô Thăng réo ò ò, hai chân mềm nhũn, thế là bèn chui vào trong rừng. Kiếm tìm khoảng nửa canh giờ, tìm được một ít quả dại liền vội nhét vào miệng nhai nhồm nhoàm. Mấy quả dại này vừa đắng vừa chát, cơ mà không có độc, cũng mọng nước, ăn vào có thể chống đỡ một hồi. Ngô Thăng của trước kia từng bôn ba khắp chốn nên kỹ năng sinh tồn nơi hoang dã rất tốt. Sau đó hắn lại lột vỏ cây tìm thấy mấy con nhộng béo ú đang ngọ nguậy, nhóm lửa nướng chín rồi ăn hết, công cuộc lót dạ này tốn gần một canh giờ.

Ngô Thăng tiếp tục lên đường, đến tối, chỉ cảm thấy lạnh buốt. Khi gần đến cửa đông núi Tế Sơn thì thấy một ngôi nhà gỗ, bên trong đang thắp đèn, thế là hắn lên gõ cửa.

Cửa vừa mở đã thấy một vị tráng hán mặc áo thanh y, thân hình cao to gần như lấp kín cả cái cửa, hắn ôm trường kiếm trước ngực, khẽ khom lưng, nghiêng người nhường đường.

Tim Ngô thăng đập loạn, nhìn vào trong phòng.

Trong phòng có một người đang quỳ, cũng khom người hiện lễ vói Ngô Thăng, người đó chính là lão ngư dân mấy ngày trước.Trước mặt ông là một cái bàn văn kỷ, trên bàn đặt một bát đèn dầu, ánh đèn chập chờn.