Chương 4: Phải nắm bắt cơ hội
Đến cuối trạm phía tây, đạp xe trên con đường nhựa hẹp loang lổ chừng mười phút đồng hồ nữa thì mới nhìn thấy được vùng đất trống trải vùng ngoại thành Kiều Tây.
Đứng ở chỗ cao nhìn về phía trước, ngoại trừ một ít đất trồng rau hỗn độn không chịu nổi thì là hoàn toàn hoang phế. Chỗ gần quốc lộ thì bị vứt rác bừa bãi. Đống rác giống như một ngọn núi nhỏ.
Xa hơn một chút là một con sông nhỏ. Nước sông đen thui, sền sệt, thoạt nhìn giống như là dầu mỏ, phát ra mùi tanh tưởi. Vốn con sông này rất rộng, bởi vì từ mặt đất có thể nhìn ra được hai bên là đường sông. Chỉ có điều hiện tại đã khô cạn, đáy sông bị người ta đào cát, chẳng khác gì bị bệnh chốc đầu.
Nơi này có hai thôn trang. Thôn Đại Vương và thôn Tiểu Vương. Theo lý thuyết thì nhà ở ngoại ô không nên rách nát như vậy, nhưng đứng ở sườn núi nhìn lên thì thôn trang cũng không lớn. Khắp nơi đều nhà lầu nhưng lại không có sinh khí. Tuy nhiên, ở ven đường mở một số quán ăn nhỏ và tiệm sửa xe thì có vài phần sinh khí hơn.
Trương Thắng trong lòng lại gợn lên. Chỗ này…thật sự phát triển sao? Nếu như chính phủ thay đổi chủ ý thì làm sao bây giờ?
Khi đó khai thác và phát triển xây dựng còn chưa hoàn thiện như bây giờ. HIện tại là phải trải qua các bước lập dự án, quy hoạch, phê duyệt, giải phóng mặt bằng, khai thác…Vừa khoa học lại nghiêm ngặt. Phải lặp đi lặp lại nghiên cứu và thảo luận, sau đó đưa lên Hội nghị thường vụ Thành ủy thảo luận nhiều lần thì mới có thể thông qua. Khi đó chế độ vẫn chưa hoàn thiện, trình tự không khoa học. Một số lãnh đạo vì chiến tích mà thường vỗ trán nghĩ ra chủ ý gì liền vội vàng cho lên ngựa ngay. Công trình tiến hành được một nửa thì phát hiện tính khả thi quá thấp. Hạng mục bị gác lại nhìn mãi cũng quen mắt.
Cho nên, mặc dù Trương Thắng cũng không nghi ngờ tính chân thật của bản văn kiện kia, nhưng hắn lo lắng chính phủ sẽ cải biến kế hoạch. Chỉ là dự án báo cáo, còn chưa chính thức quy hoạch. Chỉ là một đề nghị cho lãnh đạo chứ không nhất định sẽ được phê duyệt, càng không cách nào xác định được khi nào thì mới phê duyệt xuống. Muốn mau, chỉ cần lãnh đạo chủ chốt đánh nhịp đồng ý. Một tháng sau trên mảnh đất bằng phẳng xuất hiện ba tầng lầu cũng còn được. Muốn chậm, chờ thêm mười năm, thì nó vẫn còn nằm đó. Như vậy thì tin tức này rốt cuộc có bao nhiêu giá trị đích thật?
Trương Thắng đứng ở đằng kia trầm ngâm một lúc lâu, rồi ngồi xổm xuống hút một điếu thuốc. Sau đó dùng tàn thuốc vẽ một đường cong vẹo trên mặt đất. Mấy bụi rau cải trắng phía trước mọc không tệ. Nhìn ra được. nếu vùng này không phải gần thành phố quá, bị rác rưởi công nghiệp làm ô nhiễm nghiêm trọng, đường sông lại bị chặn hết nước thì đây sẽ là một mảnh ruộng phì nhiêu.
Canh giữ vườn rau là một người nông dân, đang dùng nước từ dưới sông lên tưới cho vườn rau. Trương Thắng liền bước tới gần người nông dân:
- Thưa bác, sao chỗ này nhìn lại hoang vắng như vậy?
Lão nông mặt đầy vết nhăn ngẩng đầu nhìn hắn, vừa múc nước tưới vừa nói:
- Thôn chúng tôi người nào có năng lực thì qua bên chỗ Thái gia rồi. Thanh niên trai tráng thì ra ngoài làm công. Nhưng tôi thì không bỏ thôn đi được, cho dù nó có hoang phế ra sao. Ở đây vẫn còn chưa bị ô nhiễm, vẫn còn có thể trồng trọt cái gì đó để ăn. Tôi thì không chịu ngồi yên nên mới ra đây.
Trương Thắng gật đầu, dường như không có việc gì, chống nạnh nhìn mọi nơi, thuận miệng hỏi:
- Thưa bác, nếu ở đây mua một mảnh đất thì tốn bao nhiêu tiền?
Ông lão kinh ngạc nhìn hắn một cái nói:
- Nơi này còn có thể bán sao? Mua thì làm được gì? Mua rồi cả ngày ngửi mùi hôi của con sông này à? Cậu mua để làm gì?
Trương Thắng vội vàng bịa ra lý do:
- Là như thế này, cháu muốn làm nơi trồng rau kỹ thuật cao, tiện trong việc vận chuyển hơn.
Lão nông cười nói:
- Ngay cả nước cũng không có, cậu còn muốn trồng rau?
Trương Thắng nói:
- Sẽ đào giếng, rồi chọn nước tưới theo kiểu công nghệ cao, khẳng định không thể dùng phương pháp truyền thống được.
Lão nông cười ha hả nói:
- Giếng cho dù có sâu cũng không được. Ở đây ô nhiễm quá nghiêm trọng. Nếu làm thì chỉ sợ tiền vốn bỏ ra quá cao, cậu cũng sẽ không kiếm lời được.
Ông dừng một chút rồi hướng ra căn nhà ở đằng xa:
- Ngôi nhà ngói bên bờ sông này là nhà của tôi. Sân trước sân sau cộng lại một mẫu. Hơn nữa nhà ngói ba gian. Chỉ cần cho tôi mười ngàn đồng, tôi sẽ bán cho cậu.
Trương Thắng giật mình:
- Chỗ này nhà chỉ bán có mười ngàn đồng thôi sao?
Từ lúc có ý định mua đất ngày hôm qua, hắn và người khác khi nói chuyện phiếm cũng đã hỏi qua giá đất. Nói như vậy, lúc ấy một mẫu đất giá từ mười ngàn cho đến ba chục ngàn. Giá cả cụ thể thì phải xem tình hình nhà đất lúc đó. Lại còn phải căn cứ vào mục đích sử dụng và hoàn cảnh nữa.
Hắn phỏng chừng vùng ngoại thành Kiều Tây ít nhất phải có hơn hai vạn mẫu đất. Không thể tưởng tượng người ta lại biến một mảnh ruộng tốt như vậy thành một bãi rác, khiến cho giá nhà ở đây lại rẻ như vậy. Ông cụ nói là mười ngàn, chỉ sợ sẽ còn hạ giá xuống nữa.
Lão nông cười ha hả:
- Cậu cho rằng đây là trung tâm thành phố à? Giá nhà ở đây không có đáng tiếng. Nhìn hoàn cảnh như vầy cũng không thể giấu cậu được.
Trương Thắng nhìn mảnh ruộng trồng cay, nhổ nước miếng nói:
- Mảnh đất trồng rau này bao nhiêu tiền một mẫu vậy bác?
Lão nông lại múc nước, lắc đầu nói:
- Tôi đây không bán, là trong thôn phân cho. Ở đây không ai quản. Tôi cũng vừa mới trở về. Cậu muốn mua đất thì đến gặp Bí thư chi bộ thôn, còn có lãnh đạo xã nữa.
- Lãnh đạo xã?
Trương Thắng nghĩ thầm” Tôi đây lăn lộn thành như vầy, lãnh đạo xã cùng lười nói chuyện làm ăn với tôi lắm”.
Trương Thắng gật đầu nói:
- Vâng, cảm ơn chú. Cháu sẽ đến khảo sát sau.
Lão nông đổ nước xuống đất, rồi thẳng người nhìn theo bóng lưng của Trương Thắng, lẩm bẩm nói
- Cái gì mà công nghệ trồng rau cao cấp? Đứa nhỏ này sợ là công nhân viên chức thất nghiệp mà thôi. Nông dân chúng tôi còn có đất thì còn có thể sống, không có công việc cũng có thể sống. Còn những người bị thất nghiệp như vầy thì cũng chẳng biết lấy gì mà sống. Thật sự là đáng thương.
Trương Thắng đi vòng vo một hồi, rồi bước thong thả đến phía sau quán cơm cuối đường, đứng bên cạnh bức tường đá mà suy nghĩ “Thôn này xuống dốc như vậy, lại gần với thành phố, cho dù tôi là Chủ tịch thành phố, cũng không tùy ý để bên cạnh thành phố của mình có một bãi rác. Dự vậy bản dự án đó cũng không phải là bắn tên không đích. Có lẽ là vị lãnh đạo ấy quyết tâm khai thác, phát triển Kiều Tây.
Mình thấy chuyện khai thác này cũng có phần đúng. Đất đai hoang phế ở đây phỏng chừng cũng có đến năm sáu ngàn mẫu. Số tiền hiện tại của mình có thể mua được một mẫu. Nếu sang tay qua lại thì thể nào cũng có lời. Nhưng như vậy thì cũng không đủ ăn cả đời. Ông trời đã cho mình một cơ hội, nếu để vuột mất nó thì mình trở thành phế nhân cho rồi.
Trương Thắng không khỏi nghĩ đến thằng bạn nối khố của mình, Nhị Phì Tử. Nhị Phì Tử khi còn nhỏ lúc nào cũng chảy hai hàng nước mũi, luôn luôn bị bạn bè ăn hϊếp. Khi trưởng thành thì cũng lôi thôi lếch thếch, từ đằng xa cũng có thể ngửi được một mùi hôi thiu trên người y. Không biết bây giờ y như thế nào nữa.
Cha của y phải tự thân vận động, đi cửa sau, tặng quà cáp liên tục mới đưa y vào làm trong nhà máy điện tử quốc doanh được. Lúc đó, Nhị Phì Tử tìm hắn tình bàn chuyện mở một đại lý kinh doanh bia ở bên ngoài. Lúc ấy hẳn cảm thấy công việc của mình ổn định, nên không có đáp ứng. Kết quả mấy năm trôi qua, người ta hiện tại đã mua nhà trong trung tâm thành phố, trong nhà có dư ít nhất mấy triệu đồng. Chính bản thân mình không phải là nhìn thấy cơ hội nhưng không dám làm sao?
Trương Thắng nghĩ đến đây, nhẹ nhàng thở dài.
Quán cơm cũng chính là lò mổ heo. Phía sau còn có một con heo mập đang ăn rầm rầm. Hình như nó chẳng bị tiếng dao mổ làm cho phiền não, vẫn cứ cúi đầu ăn cơm thừa canh cặn của quán cơm, thỉnh thoảng còn phe phẩy cái đuôi nhỏ.
Trương Thắng nhìn con heo mập chẳng biết buồn kia, nghĩ thầm. Mình nếu muốn lăn lộn được thì phải như con heo này, nhưng mình có thể sống được như nó không, có thể khoái hoạt được như nó không?
Hắn bỗng nhiên hung hăng đấm đầu mình vào tường rồi xoay người bước đi.
Phiêu lưu không phải là không có, nhưng phải…liều mạng. Trương Thắng suy nghĩ.
Từ rất xa, đằng sau cái lò mổ heo vang lên tiếng mắng mỏ “Đồ thiếu đạo đức, đứa nào đám đẩy tảng đá làm bể máng ăn lợn nhà bà?”