Cả bầu không khí nặng nề bao trùm khắp căn phòng, người căng thẳng nhất lúc này có lẽ là Bạch Uyển.
Mặt nàng tối sầm u ám nhìn Ỷ Lan lật giở xem sổ sinh tử của Bích La thượng thần, kiểm lại về sự ra đi của sư phụ nàng.
Ỷ Lan đọc được nửa chừng, nàng hít sâu một hơi rồi như lấy can đảm mà nói:
“Cái chết của Bích La thượng thần, quả thực không phải một tai nạn, càng không phải do viện binh chậm trễ mà ra. Người, là trúng cổ độc của Hỗn Độn Thú.”
Vừa nói mà Ỷ Lan vừa ngậm ngùi, phẫn uất thay cho Bích La thượng thần- người mà cả đời đã sống vì Tam Giới, cống hiến cho Thiên Tộc, ngay cả khi mất cũng là do phục vì đại nghĩa.
Thương thay cho cố thượng thần, trong sổ sinh tử, các biểu hiện của bà rõ mồn một là triệu chứng của cổ độc mà ra: người bầm tím, vết tràm loang lổ, đôi môi tím tái máu có mùi ôi, cả kim đan đều bị rút cạn sinh khí... Vậy mà chúng tiên chả ai chịu đoái hoài chỉ biết tai nghe là tin nấy.
Bà mất một cách oai dũng trên chiến trường, mặc cho thâm quằn quại đau đớn vì trúng độc, vậy mà miệng lưỡi thiên hạ, vẫn nói bà là vì kiệt sức, không đủ tu vi mà mất, như vậy đã chẳng phải có ý hạ nhục bà sao!?
Dù cho ngàn năm trước ghi chép về cổ độc và độc dược còn hạn hẹp thì đến tận bây giờ, vẫn không có ai đứng ra chiêu tuyết cho bà, dẹp tan lời đồn đại khó nghe.
Người hùng ra đi rồi cũng chìm vào quên lãng, kẻ còn sống mới là người được ca tụng.
Có lẽ thần quân Tam Giới đã quên hết những cống hiến Bích La thượng thần để lại rồi... một tay bà đã đào tạo nên Thái Uyên và Bạch Uyển bây giờ, đó là thành tựu to lớn nhất mà người đời chịu biết và nghe đến.
Nhìn Bạch Uyển ưu sầu, tâm trạng não nề, Ỷ Lan lại không biết làm sao an ủi lấy nàng.
Chuyện ngàn năm trước, đã để lại nỗi ám ảnh sâu đậm trong lòng Bạch Uyển, nàng bâng quơ nói mình đã vượt qua, đã quên được nhưng thực chất chỉ là dặn lòng không được nhớ về mà thôi.
Năm đó, người sư phụ tôn kính nhất của nàng đã mất, ngày mà nàng biết tin lại đã là năm mươi năm sau, sau khi nàng độ kiếp trở về.
Giá mà nàng chỉ dừng chậm lại nửa năm, chỉ nửa năm thôi nàng đã có thể giúp được gì cho Thái Uyên và sư phụ, chỉ là khi ấy nàng quá ham danh vọng, vội vã một mạch đi bế quan độ kiếp thượng thần.
Không những mạng sống, mà thanh danh sư phụ Bạch Uyển cũng bảo vệ không nổi, nàng vô cùng bực tức khi có kẻ dám bẽ bén nói sư phụ nàng yếu đuối, thua xa cả đệ tử trước mặt nàng.
Nhưng giờ đây, thật tốt quá, nàng đã thấy bớt tự trách phần nào, sư phụ nàng người rất mạnh, người không vì cạn kiệt tu vi mà mất, người là do bị ám toán mới ra cơ nỗi này, người vĩ đại tới nỗi mặc cho bản thân bị dày vò vẫn quyết chôn thân mình trên chiến trường chứ không phải hấp hối vô ích trên giường bệnh.
Buồn vui lẫn lộn, giờ đây Bạch Uyển chỉ muốn mau xong để lập tức lên Thiên Điện yết kiến Thiên Đế trình tâu sự việc.
Nàng sẽ xin Thiên Đế ban một ân điển chiêu tuyết cho sư phụ nàng, ban cho người một công danh, nột tiếng thơm lưu lại muôn đời để bù đắp cho những lời lẽ không hay về Bích La thượng thần quá cố.
Ỷ Lan đứng nép gần Bạch Uyển hơn, đưa tay nắm lấy tay nàng muốn truyền hơi ấm.
Cầm tới sổ sinh tử của Mặc Vũ, Ỷ Lan lại liền thắc mắc:
“Sổ sinh tử đây sao? Sao lại mỏng đến thế!?”
Người biết tới cấm thuật tuổi đời chắc chắn không nhỏ, vậy mà cuốn sổ mong te, chỉ cỡ ngang với người phàm.
Diêm Vương không đáp, ông chau mày nhìn qua phán quan cai quản cuốn sổ này, cảm thấy có điềm không hay. Ỷ Lan lật giở một hồi, nàng bất ngờ:
“Sổ sinh tử mà lại ghi lẹt tẹt chút sự kiện ngắn ngủi này sao, tiểu tiên cho dù có ngu dốt thì vẫn biết đây là cuốn sổ ghi lại những sự kiện chính y làm trong đời để phán tội, chỗ này... còn thua cả một phàm nhân.”
Bầu không khí im phăng phắc, chỉ còn lại những câu thắc mắc liên hồi của Ỷ Lan, rồi nàng ngập ngừng:
“Diêm Vương gia, cái này, không hề ghi chép sinh thần bát tự của hắn. Không lẽ sự sinh thành của hắn đặt ngoài vòng luân hồi sao?”
Diêm Vương lập tức phủ nhận:
“Sao lại có chuyện đó được, chỉ trừ khi hắn được sinh ra từ thời thượng cổ mà thôi!”
Chỉ có kẻ sinh bởi trời đất, vượt ngoài vòng luân hồi, mới không có sinh thần bát tự, càng không ai biết hắn đã và sẽ làm gì.
Nhưng, đó là những tạo hóa của thời thượng cổ, ngoài Đế Quân, và thần quân Bạch Minh Viễn, các thần thú,... Ỷ Lan lại chưa từng nghe ai có thể đặt chân khỏi vòng luân hồi này cả.
Diêm Vương ngập ngừng:
“Hoặc là, có kẻ đã nhúng tay vào luật sinh tử của Âm Ti ta.”
Ông đột nhiên cáu gắt, thô lỗ giật lấy sổ sinh tử của Mặc Vũ từ tay Ỷ Lan, miệng ông lẩm bẩm những câu thần chú khó hiểu, nghe như tiếng cổ.
Sổ sinh tử theo lời nhẩm ngày một lớn của ông mà bay lên cao, các trang giấy liên tục lật qua lật lại, chuyển động ngày một dữ dội hơn, từ tâm gáy sách, các hàng chữ, các kí tự cổ đại lần lượt thoát ra bay quanh ông, một cảnh tượng thật đẹp đẽ và vi diệu.
Mặt Diêm Vương cau có, ông trừng mắt nhìn phán quan, tỏa ra sát khí nhuốm mùi cõi chết, ông gằn từng chữ:
“Phán quan Đệ Tam! Bổn tọa lại không biết hóa ra lại có kẻ coi thường luật pháp của Âm Ti ta như vậy đấy! Nghiệt súc! Cả gan xé đi ghi chép sinh tử ngay trong địa bàn của bổn tọa, ta thấy ngươi chính là không cần mạng nữa rồi!”
Phán quan nghe xong tái mét mặt mày, thân hình gầy guộc run lẩy bẩy, lập cập, hắn khϊếp hồn vía vội vã quỳ thụp xuống rầm một tiếng lớn, tới nỗi đầu gối rướm máu, hắn cúi gập người, trán cụng xuống đất.
“Diêm Vương tha mạng, Diêm Vương khoan hồng, là tiểu quan ngu muội mới làm ra thứ hành động dại dột như vậy.”
Diêm Vương như lửa bén thêm rơm, ông giận đến run người. Ông vung tay, cả bàn tên phán quan liền bị tử khí hất văng ra xa, đập vào mặt tường liền vỡ tan tành, giấy tờ rơi lả tả khắp nơi.
Vị vua phán xét đã nổi trận lôi đình.
Có lẽ, lục đυ.c nội bộ bên trong, cần được thanh trừ từ đây rồi.