Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Nhân Tình Người Cũ

Chương 21

« Chương TrướcChương Tiếp »
Khi Trung và Thuỳ sang tới nơi thì ông Thông không có nhà, có lẽ ông đi làm chưa về. Thấy con gái và con rể qua thì bà Thu vui vẻ hỏi:

- Hai đứa sang chơi sao không báo trước?

Thuỳ không trả lời mẹ mà hỏi lại:

- Mẹ, bố đâu rồi mẹ?

- Giờ này bố mày làm gì đã nghỉ làm mà hỏi, có chuyện gì không?

Trung vội đỡ lời:

- Không có gì đâu mẹ, vợ con chắc là không thấy bố nên hỏi thôi.

Bà Thu gật đầu rồi kéo con gái lại gần mà bảo:

- Mà bố mày dạo này lạ lắm, không vừa ý cái gì là gắt ngậu lên. Hôm trước còn đập vỡ hết mấy cái bình cổ ông ấy thích ở trong phòng làm việc đó.

Mấy cái bình đó Thuỳ nhớ đều là bình cổ, phải khó khăn lắm bố mới mua được. Ngày trước ông thông nâng niu chúng lắm, còn cất vào phòng làm việc riêng vị sợ để ngoài không may mọi người va quệt vào sẽ vỡ. Có lần Thuỳ còn bị bố đánh vì tội dám lén vào phòng ông lấy một món đồ ra chơi.Thế mà mẹ lại bảo bố tự tay đập vỡ chúng, quả là khó tin, thuỳ nghi hoặc mà hỏi lại:

- Mẹ nói bố đập vỡ mấy cái bình cổ á?

- Chứ còn bình nào nữa, mẹ cũng giật mình, không hiểu bố mày có chuyện gì, hỏi thì ông ấy chẳng nói. Cứ lầm lầm lỳ lỳ, chẳng hiểu nổi nữa, càng già càng đốc ra khó tính.

Già, phải rồi, bố vợ trung cũng sắp đến tuổi về hưu còn gì, Nghĩ vậy,Trung bỗng nhiên lên tiếng:

- Hay là bố sắp phải nghỉ hưu nên buồn bực trong người hả mẹ?

- Không đâu, trước ông ấy toàn mong từng ngày, ông ấy bảo nghỉ ở nhà kinh doanh với mẹ cho thảnh thơi đầu óc. Rảnh thì đi câu, đi đánh cờ, chứ giờ ông ấy cũng chán tranh giành đấu đá rồi.

Trung gật đầu tỏ vẻ đã hiểu nhưng trong lòng lại dè bỉu, cái gì mà chán tranh giành đấu đá. Con người ai chẳng có tham vọng, ông ấy đã leo đến chức vụ uỷ viên ban chấp hành Đảng bộ cấp Tỉnh mà lại bảo mong nghỉ hưu, có mà chuyện là có thật.

Hình như không phải vô cớ mà ông Thông không ưa Trung, mà vì bản thân Trung chỉ nhìn vào tiền đồ, quyền lực nhà Thuỳ. Chứ không hề có một chút nào là thật lòng hay tử tế với họ. Ông Thông lại là một người từng trải, dạn dày kinh nghiệm, có lẽ ông cảm nhận được điều đó nên chẳng thể nào dành một ánh mắt yêu quý cho cậu con rể duy nhất này.

Ngồi chơi một lát thì ông Thông cũng về, nhìn thấy Trung ông hơi sững người, lửa giận trong lòng ông lại bốc lên ngùn nghụt. Nhưng vì có vợ và con gái nên ông đành nén cơn giận mà ngồi xuống nói chuyện. Hỏi han dăm ba câu thì Thuỳ cũng đi vào vấn đề chính:

- Bố, xưởng của anh Trung bị chúng nó chơi xấu bố ạ.

Ông Thông có lẽ đoán trước được mục đích của cuộc ghé thăm nhà ngày hôm nay của con gái nên đưa ánh mắt khinh bỉ nhìn Trung mà hỏi:

- Chơi xấu hay nó thật sự xấu?

Trung biết thừa ông bố vợ đang chửi đểu mình, nhưng phải thầm nhủ, mình phải nhịn, vì còn phải nhờ lão ta nhiều. Cũng may là Thuỳ nhanh miệng bênh Trung:

- Bố, sao bố cứ luôn có ác cảm với chồng con thế, anh ấy làm bao nhiêu năm trên Hà Nội rồi, kinh nghiệm có thừa. Chỉ có bọn chúng nó không cạnh tranh được nên bày trò chơi xấu thôi. Chúng nó cố tình thuê người đến phá anh ấy, hạ thấy uy tín, làm xưởng của anh ấy mất khách. Bố, bố phải giúp con, đòi lại công bằng giúp anh ấy, chuyện này chỉ có bố mới giúp được thôi. Bố mà tìm ra đứa nào phá bố cứ đánh cho nó một trận cho hả dạ, cái quân khốn nạn, không ăn được người ta nên đạp đổ đấy mà. Con mà biết đứa nào, con đến tận nhà con rạch mặt ra cho bõ tức.

Ông Thông nhìn con gái mà chua xót, đứa con gái ngốc này của ông yêu mù quáng mất rồi. Rõ ràng nó biết hết những gì chồng nó làm, vậy nhưng vẫn bị chữ yêu che mờ mắt, mà luôn đứng ra bắt ông phải giúp đỡ chồng mình.

Nó đang chửi đứa phá chồng nó, là chửi ông, mà sao ông không thấy giận nó chút nào. Chỉ thấy nó sao mà đáng thương đến thế, bao nhiêu năm qua ông cưng nó như trứng mỏng, để bây giờ đi lấy chồng phải rơi vào hoàn cảnh này.

Ông hối hận lắm, hối hận vì ban đầu đã không kiên quyết phản đối, để cho con gái ông lấy phải một thằng tồi. Hối hận vì đã chiều ý nó, nó khổ một phần cũng do ông. Ông chỉ ước có thể kéo nó về bên cạnh mà bao bọc chở che như ngày nó còn nhỏ.

Nhưng có lẽ khó quá, vì giờ nó đã lớn, đã biết yêu, tình yêu nó dành cho chồng lại lớn quá. Lớn đến mức bất chấp những đau khổ chồng gây ra cho bản thân mà vẫn đứng ra lo cho chồng.

Thôi thì sai cũng sai rồi, có dằn vặt trách móc cũng vậy, ông sẽ cố gắng sửa cái sai ấy một cách tốt nhất có thể vậy.

Ông Thông thở dài bảo:

- Thuỳ, chuyện làm ăn con biết gì mà nói, thằng Trung nó cần giúp, tại sao nó không tự mở lời, cái gì cũng vợ, vợ, chẳng biết rồi có biết ơn không, hay lại là loại ăn cháo đá bát không chừng.

Trung nghiến răng, cố nở nụ cười méo mó mà nói:

- Bố, con cũng tính đợi vợ con nói xong thì trình bày rõ ràng với bố. Con cũng biết bố bận nhiều việc, làm phiền bố thế này là không nên, nhưng mà con không còn cách nào khác nữa, con thật sự hết cách rồi. Mong bố giúp con.

- Vào phòng làm việc của tôi rồi nói rõ ràng mọi chuyện nhé.

Trung lầm lũi bước theo bố vợ phòng phòng, tới nơi ông nhắc:

- Nhớ đóng cửa, rồi khoá chặt một chút kéo con gái tôi nghe thấy lại đau lòng.

- Dạ là sao hả bố?

- Bảo đóng thì đóng đi.

Thấy ông Thông hơi lớn tiếng, Trung cũng không nói nữa mà ngoan ngoãn làm theo. Chờ cho Trung đóng chặt cửa rồi ông Thông mớ tiếp tục hỏi:

- Sao, có việc gì cần nhờ tôi giúp đỡ thì nói đi.

Trung lễ phép nói:

- Dạ chẳng giấu gì bố, cái xưởng sữa chữa ô tô của con, đang làm ăn tốt, nhưng không biết kẻ khốn nạn nào ghen ăn tức ở, bày trò trêu xấu con. làm bây giờ con mất khách. Nếu mà cứ thế này, con sợ con sẽ phải đóng cửa mất…

Ông Thông ngắt lời Trung mà mỉa mai:

- Thế cậu muốn tôi giúp điều gì, cho cậu vay tiền, hay mang xe nhà tôi đến cho cậu sửa để có khách.

Trung xua tay vội nói:

- Dạ không ạ, về kinh tế thì vợ chồng con vẫn còn xoay được, con chưa dám làm phiền đến bố. Con chỉ nhờ bố đứng gia nói đỡ giúp con một câu, hoặc bố có cách nào giúp mọi người tin tưởng con trở lại không thôi ạ.

- Cậu vẫn còn tiền, là tiền của cậu hay của con gái tôi?

Trung ngước lên nhìn ông Thông rồi ấp úng nói:

- Dạ, là của, vợ… vợ… vợ chồng con ạ.

Ông THông nở một nụ cười trào phúng mà hỏi:

- Tiền của cậu, chẳng phải đã đem hết đi cung phụng cho bồ hay sao? Mà không đúng, đó cũng là tiền của con gái tôi, chứ cậu vỗn dĩ chỉ là kẻ trên răng dưới cát tút, trước khi lấy con gái tôi thì làm gì có cái chó gì trong tay. Nó yêu cậu, chấp nhận thiệt thòi để lấy một kẻ như cậu. Còn về bắt tôi phải lo lắng, gây dựng sự nghiệp cho cậu, để đổi lại được gì. Cậu nghĩ xem cậu đối xử với nó như thế nào? Nó mất con, đau khổ đến cùng cực, vậy mà cậy vẫn thảnh thơi hú hí với bồ. Dùng tiền của nó cung phụng con bồ, giờ khó khăn lại về làm khổ nó. Cậu có một chút nào cảm thấy áy này với nó không Trung?

Ông thông nói đến đâu, mắt ông đỏ ngầu đến đấy, cuộc đời một người đã từng trải qua bao nhiêu tranh đấu như ông, vậy mà hôm nay phải rơi lệ. Vì thương, vì xót xa cho con gái, vì căm hận cái thằng rể đốn mạt trước mặt. Hận không thể một nhát mà gϊếŧ chết nó.

Ông Thông đưa hai bàn tay đã nhăn nheo vì năm tháng lên che đi những giọt nước mắt kia. Ông không muốn Trung nhìn thấy ông trong bộ dạng này, ông muốn trong mắt nó ông phải là một người quân phiệt. Có như thế mới mong nó vì sợ ông mà nể mặt con gái ông vài phần.

Còn Trung nghe bố vợ nói xong thì thoáng giật mình, trong đầu cứ luôn thắc mắc vì sao ông ta lại biết những việc ấy. là do ông ta điều tra Trung, hay là ông ta nghe ai nói? Phải rồi, chắc chắn là do Thuỳ nói, chỉ có cô ta chứ không ai khác vào đây nữa. Nhưng mà, thuỳ cũng chỉ là nghi ngờ, đâu có bằng chứng đâu. Nếu vậy chỉ cần giả bộ không biết là xong thôi mà, Trung vẫn cố nói:

- Bố, bố nói gì thế, con làm gì có ai. Bố nói thế vợ con nghe được lại hiểu nhầm.

- Hiểu nhầm, mày cũng sợ nó hiểu nhầm hay sao? Mày nên nhớ tao là ai, tao ngần này tuổi rồi, làm cái gì cũng đều có chứng cứ cả. Chứ không bao giờ hồ đồ mà nói bừa.

Nói rồi ông thông mở khoá ngăn kéo mà ném thẳng sấp ảnh chụp Trung đang tình tứ bên cúc vào mặt Trung. Từng bức ảnh đập vào mặt Trung đau rát rồi từ từ rơi thẳng xuông đất nằm im lìm. Im như chính Trung lúc này, im lặng, bất động vì sợ hãi.

Tình huống này có trong mơ Trung cũng chưa bao giờ nghĩ tới, tại sao ông ta lại có những bức hình này. Ông ta dám theo dõi mình sao, phải rồi, chắc chắn ngày hôm đó ông ta đã nghi ngờ. Vậy mà mình lại không chịu cảnh giác, Trung ơi là Trung. Giờ thì khổ rồi, giải thích làm sao đây?

Nói làm sao cho ông ta nguôi ngoai mà đồng ý giúp đỡ đây, ông ta mà không chịu giúp, chắc chắn cái xưởng kia cũng xác định là sẽ phải đóng cửa sớm mà thôi. Rồi còn Thuỳ, cô ta mà thấy những bức hình này, dám chắc sẽ làm lanh tanh bành mọi thứ lên mà xem.

Mà tất cả cũng tại cô ta ngày hôm đó, nếu không phải cô ta làm cho bố nghi ngờ thì làm gì đến nông nỗi hôm nay. Tại sao mọi chuyện đen đủi đều đổ lên đầu mình một lúc thế này.

Trung ơi là Trung, động não đi, nghĩ đi, nói gì đây, phải giải thích thế nào đây.

Lo lắng cộng với sợ hãi khiến mồ hôi Trung túa ra như tắm. Mặc kệ những bức hình kia, Trung dẫm chẫn lên chúng mà nói:

- Bố, mọi thứ không như bố nghĩ đâu, là cô ta, con nhỏ người yêu cũ đó nó mồi chài con. 5 lần bảy lượt đeo bám con, con trong lúc buồn vì Thuỳ hỏng thai nên mới mắc sai lầm. Sau đó… sau đó cô ta luôn lấy chuyện đó ra mà uy hϊếp con, ép con phải qua lại với cô ta. Chứ con không hề muốn phản bội lại Thuỳ, không muốn lừa dối bố đâu. Bố phải tin con.

Thà rằng Trung nhận lỗi, thà thằng Trung hứa sẽ sửa sai có lẽ ông Thông sẽ không cảm thấy chua chát thế này. Một thằng đàn ông làm sai nhưng lại không dám nhận, mà liên mồm đổ lỗi cho người khác. Một thằng không chỉ đốn mạt mà còn hèn hạ nữa.

Hận một nỗi ông lại không dám vạch mặt nó, chỉ vì sợ con gái mình sẽ buồn. Ngày hôm nay, nó tìm đến ông nhờ ông giúp đỡ chồng nó, là ông đã hiểu trong lòng nó chấp nhận tha thứ cho chồng.

Nó tha thứ rồi, ông có cố bới ra cũng chẳng giải quyết được gì, chỉ khiến cho nó thêm buồn, thêm khổ mà thôi.

Ông Thông thở hắt ra mà hỏi:

- Cậu Trung, cậu đang diễn kịch cho ai xem vậy?

- Con không… con nói thật, xin bố hay tin con.

Ông thông tức giận, chỉ thẳng tay vào mặt mình mà quát:

- Mày nhìn đi, mày ngẩng cao cái đầu lên mà nhìn xem mặt tao có giống thằng ngu không mà mày nói câu đấy. Mày thở ra mấy lời đấy mày có tự thấy kinh tởm bản thân mày không Trung? Sao mày hèn hạ thế hả cái thằng này, mà dụ dỗ con gái nhà người ta, xong bây giờ bao nhiêu lỗi lầm mày đổ cả lên đầu nhà người ta, mày không thấy nhục, nhưng tao thì nhục vì có thằng con rể giống mày đấy.

Trung run bắn người, xưa đến giờ Trung luôn có cảm giác sợ hãi bố vợ mơ hồ. Cảm giác bản thân đứng trước ông luôn thấy tự ti, nay ông lại nặng lời như thé khiến Trung sợ hãi mà lắp bắp nói:

- Con… con xin lỗi bố

- Tao nói cho mày biết, hôm nay tao gọi mày vào phòng riêng để nói chuyện, không phải để nhận từ mày một lời xin lỗi. Mà tao chỉ muốn cho mày nhìn thấy những sai lầm của mày đã gây ra. Đáng tiếc mày lại là một thằng hèn, làm một thằng đàn ông đầu đội trời chân đạp đất. làm sai thì phải biết nhận, chứ đừng tối ngày núp váy đàn bà, rồi nghĩ cách đổ lỗi cho những người xung quanh.

Trung cúi gằm mặt xuống đất mà không đáp, trung vừa sợ hãi, vừa căm hận người đàn ông mang danh bố vợ trước mặt. Ông ta cậy bản thân có chút quyền uy mà lên tiếng mạt sát sỉ nhục trung. Ngày hôm nay Trung sẽ nhẫn nhịn, nhưng chờ đến khi Trung đủ mạnh rồi, nhất định ông ta sẽ nếm đủ những gì ngày hôm nay Trung phải nhân.

Nhìn thằng con rể vẫn chẳng biết mở mồm mà nhận sai ông chán nản nói:

- Thôi bỏ đi, nói với mày cũng vô ích, tao chỉ muốn mày ghi nhớ một điều. Tất cả những gì mày có từ tiền đồ đến sự nghiệp, kể cả sự giúp đỡ tao dành cho mày, đều là nhờ vợ mày. Nếu sau này, mày vẫn không biết ơn nó, vẫn phụ bạc nó nhất định những gì mày nhận được còn thê thảm hơn ngày hôm nay rất rất nhiều lần.

Trung thần người ra suy nghĩ, như chợt hiểu ra điề gì mà hỏi lại:

- Ý bố là…

Ông Thông không ngần ngại mà thừa nhận:

- Đúng, tất cả những gì xảy ra với mày đều là do tao, chính tao thuê người phá việc làm ăn của mày…

Choang…

Tiếng cốc thuỷ tinh rơi xuống sàn nhà khiến cho cả ông Thông lẫn Trung đều phải giật mình. Ông Thông cứ đứng đó, nhìn ra cửa mà sững sờ, tại sao… rõ ràng ông đã dặn Trung khoá chặt cửa rồi kia mà…
« Chương TrướcChương Tiếp »