- 🏠 Home
- Tâm Linh
- Phật Giáo
- Nhân Quả Phụ Giải Lương Hoàng Xám
- Chương 9: Tiêu Tiếu
Nhân Quả Phụ Giải Lương Hoàng Xám
Chương 9: Tiêu Tiếu
TIÊU TIẾU
Ở Bắc Kinh có Lê nữ sĩ, chồng bà họ Tiêu, có con tên Tiêu Tiếu, được mười ba tuổi. Từ khi Tiêu Tiếu sinh ra, thị lực đôi mắt rất kém chỉ được 0.1.
Vì vậy lúc học tập hầu như Tiêu Tiếu phải dán mắt sát tập mới thấy chữ.
Hơn nữa nhãn cầu loạn động không ngừng. Bác sĩ chẩn đoán do tròng đen bị tổn thương lại mang khuyết tật bẩm sinh, thêm phần nhãn cầu thường rung động nên không thấy rõ. Tiêu Tiếu tuy thị lực kém, nhưng bản tính rất tự cao, hung hãn.
Nếu gặp ai tỏ thái độ khinh khi là nó lập tức tung chưởng, ra đòn thần tốc, nó hay đấm vào mặt bạn học, làm nạn nhân bị thương nơi mắt, cha mẹ nó thường vì chuyện này mà bị trường mời tới mắng vốn hoài.
Còn một chuyện khiến mẹ nó rất phiền muộn là, Tiêu Tiếu thường bất hòa hục hặc với cha, phụ thân cũng chẳng ưa con trai. Hai cha con hễ gần nhau là gây chuyện ầm náo không dứt. Nếu con trai ra ngoài đánh đấm gây họa, về nhà tất nhiên sẽ bị cha thịnh nộ quát mắng. Mỗi lần như thế, Tiêu Tiếu thường căm phẫn nói:
- Đợi tôi lớn khôn rồi, sẽ tính sổ với ông!
Bà Lê là người hiền huệ thiện lương, hết dạ kính chồng yêu con, bà đứng ở giữa không biết làm sao, do vậy mà ngày ngày sầu muộn khôn nguôi.
Một hôm bà xem cuốn “Báo ứng Hiện đời” trải qua bao kiếm tìm vất vả, cuối cùng cũng điện thoại được cho tôi. Bà thống thiết kể lể bao khổ não của mình, cầu xin giúp đỡ.
Tôi bảo:
- Con trai bà ra đòn, toàn đánh vào mặt đối phương, đó là tại “cha nó truyền dạy cho nó”. Hơn nữa chồng và con bà cực kỳ ưa xem phim võ thuật đấm đá.
Nghe tôi nói bà lộ vẻ rất ngạc nhiên rồi gật gù xác nhận:
- Dạ đúng! Đúng thế ạ!
Sau đó cả nhà bà đi xe hỏa đến gặp tôi, tôi kể cho họ nghe câu chuyện xa xưa:
“Vào thời Minh có đôi vợ chồng là võ sư, do không có con, nên họ thu nhận một ái đồ làm con nuôi và cưng yêu như con đẻ. Sư phụ bèn truyền cho con nuôi thế võ tuyệt kỹ gia truyền có tên là “Ưng trảo công”, chuyên móc mắt đối thủ.
Sau này, đệ tử vào làm cho một tổ chức nọ (giống như Cẩm Y Vệ hoàng cung), chuyên thay chủ đi ám sát những kẻ đối nghịch bất đồng chính kiến, anh làm nhiều người bị mất đi tròng mắt, sống không bằng chết. Vì vậy đã khiến cho giới võ lâm phẫn nộ, họ hợp lại cùng bày mưu và bắt được anh, sau đó dùng cực hình bức cung, ép anh rằng: Nếu đồng ý khai ra tên sư phụ, thì sẽ được tha mạng. Anh đệ tử (cũng là con nuôi) do bị cực hình tàn khốc nên chịu hết nổi, bèn khai tên sư phụ ra, giới võ lâm giữ đúng lời hứa, cho anh lưu lại mạng tàn nhưng họ phế hết võ công và đánh trọng thương hai mắt anh.
Riêng sư phụ, sư mẫu anh nhờ võ công cao cường, nên họ trốn thoát được cuộc truy sát của giới võ lâm và phải ẩn cư tận chốn thâm sơn. Sư phụ biết được do đệ tử đã khai tên mình ra nên căm phẫn ngút trời, mặc dù sư mẫu khuyên can hết lời, song ông khó thể nguôi ngoai.
Phần đệ tử sau khi chữa lành vết thương thì hai mắt cực yếu, qua bao cố gắng, anh tìm được sư phụ sư mẫu, nhưng bị sư phụ căm hận báo thù bằng cách: Dùng độc dược hại chết anh.
Đệ tử chết rồi thì vào địa ngục chịu vô lượng khổ, thoát khỏi địa ngục thì đầu thai làm rắn mắt kính, mãn kiếp rắn thì sinh vào nhân gian, có thị lực yếu kém, là do phải thọ dư báo của ác nghiệp xa xưa.
Riêng sư phụ sư mẫu anh, trải qua bao kiếp luân hồi cũng đầu thai vào nhân gian, do nghiệp lực chiêu dẫn, nghịch duyên xui họ tìm tới nhau! Anh đệ tử quá khứ kiếp này sinh làm con ruột, nhưng oán hận xa xưa vẫn còn, mới khiến cha con đối nghịch nhau như kẻ đại thù ngay trong đời hiện tại. Còn cái thói hễ đánh lộn là cứ nhè mặt người mà đánh, khiến họ bị thương nơi mắt, là tập khí ác mấy kiếp trước anh đệ tử còn mang theo qua đến đời này. Nếu hiện đời không biết ăn năn sám hối, cùng nhau hóa giải oán hận thì kiếp sau hai cha con sẽ gặp lại nhau trong cõi súc sinh và cùng ăn nuốt lẫn nhau, khi đó có muốn mang thân người lại cũng là chuyện “vạn kiếp khó được”.
Tiêu Tiếu nghe xong thì rất tin, không chút nghi ngờ, vội hướng tôi tha thiết hỏi cách làm sao để diệt tội?
Tôi đáp:
- Hiện nay con đã là phận con, lại dám cùng phụ thân gây cãi đánh mắng tay đôi, còn phát thệ lớn lên sẽ báo thù, thêm tật bướng lì không nghe lời mẹ khuyên, như vậy là phạm tội bất hiếu ngỗ nghịch với cha mẹ, nếu chẳng mau sám hối, thì ngay trong đời này sẽ thọ khổ vô tận, rồi tương lai sau khi chết đi sẽ đọa vào địa ngục vô gián.
Tiêu Tiếu nói:
- Con đã biết lỗi rồi, giờ phải sám hối như thế nào?
Tôi quay qua chỉ vào phụ thân cháu bảo:
- Đây là phụ thân, người sinh dưỡng ra con hiện đang ở trước mặt, nếu con muốn bày tỏ tâm ý chân thành sám hối, thì hãy tự nghĩ xem mình phải làm sao và nói như thế nào để cầu xin cha tha thứ cho?...
Tiêu Tiếu thưa:
- Con sẽ quỳ xuống xin lỗi… Tôi bảo:
- Thế thì còn đợi gì nữa mà không làm ngay?
Tiêu Tiếu thật ngoan, cháu lập tức quỳ xuống trước mặt cha và thưa:
- Cha ơi, do trước đây con không hiểu chuyện, nên mới đánh cãi với cha, làm cha giận, con biết mình sai rồi, cầu xin cha hãy tha thứ cho con. Từ nay trở đi, con nguyện làm đứa con hiếu thuận vâng lời.
Những người có mặt tại đó đều bị lòng thành của thằng bé làm cho cảm động, thảy đều vỗ tay khích lệ. Nhưng người cha chẳng thèm nói năng chi, mặt lộ vẻ không thoải mái. Rất dễ hiểu, oán hận trong lòng ông chưa thể tiêu tan.
Thấy vậy, tôi liền bảo Tiêu Tiếu và mọi người:
- Tiêu Tiếu đã nhận ra lỗi, thành tâm sám hối giữa chúng, nên không tội nào mà không tiêu. Từ nay về sau chỉ cần cháu chân thành sửa lỗi, không ôm lòng hận cha nữa, thì mối oan nợ với cha xem như ngay đây được xóa sạch! Từ rày phải phụ giúp những gì mẹ làm không kịp, lo chăm chỉ học tập, không được đánh chúng bạn nữa. Nếu bị người đánh mắng, phải biết tự kềm chế không được tung đòn, vì đó là ác nghiệp quen tạo trong kiếp xưa còn mang theo đến giờ. Từ nay về sau, sáng hoặc tối, nên tranh thủ những lúc rảnh, rót một ly nước cúng trước Phật, quỳ tụng từ bảy đến 21 biến “Chú Đại Bi”. Trước khi đi ngủ hãy dùng nước này rửa mắt, thị lực sẽ dần chuyển tốt. Đương nhiên là phải ăn chay trì tụng “Chú Đại Bi” mới được gia trì không chướng ngại.
Từ nay về sau hằng ngày phải tụng từ 7 đến 21 biến “Chú Đại Bi”, thì con sẽ ngày càng thông minh, có tương lai tốt. Còn nữa, con phải thường phóng sinh để sau này thân thể khang kiện, chẳng bệnh nặng mà còn được trường thọ.
Con chỉ cần tu hành cho tốt, đợi khi tội nghiệp đời này tiêu tan, tương lai sẽ được vãng sinh thế giới Cực Lạc. Ta nói vậy, con có tin chăng?
Tiêu Tiếu thưa:
- Dạ tin ạ! (Lúc này Tiêu Tiếu vẫn còn quỳ trước mặt cha).
Tôi bảo cha hắn:
- Vừa rồi tôi đã kể chuyện nhân duyên kiếp trước cho ông nghe. Do ông truyền dạy võ độc cho đồ đệ nên hắn mới tạo ra lắm tội. Còn chuyện hắn khai ra tên sư phụ, là do bị nhục hình bức cung. Bản thân ông chẳng những không biết sám hối, ngược lại còn ra tay hạ độc gϊếŧ chết đệ tử. Thù ấy hận này, nếu đổi lại là ông, ông có oán hận hay không? Đời này nhờ vợ ông mộ đạo thành tâm, gieo duyên sâu với Phật, cũng nhờ Phật lực gia trì, mà ông mới có cơ hội biết rõ nhân duyên túc nghiệp ân oán kiếp xưa của mình. Thế mà ông không biết cảm tạ ân
Phật và hiền thê, ngược lại còn đối với đứa con đang thành tâm quỳ trước ông tạ lỗi kia, không chút mềm lòng. Hiện tại con ông tội nghiệp đã tiêu. Phần ông nếu không biết sám hối ăn năn những tội lỗi mình đã làm, thì tôi vẫn có thể cho phép con ông đứng dậy. Từ nay về sau, đến lúc nghiệp báo ông trổ, thì đừng có hối!
Lúc này người cha đã nghe và hiểu minh bạch, mặc dù không muốn, song ông vẫn ráng nói một câu: Ba cũng có chỗ không đúng! Rồi đưa tay đỡ con đứng dậy.
Thấy cảnh này, mọi người đều vỗ tay tán thưởng.
Hôm sau, bà Lê gọi điện tới, mừng rỡ kể lể:
- Vừa lên hỏa xa thì hai cha con đã chịu ngồi chung bên nhau, câu chuyện đời trước và tập quán đời này, trở thành đầu đề bàn luận cười vui của cả nhà.
Nghe vậy, tôi cũng mừng cho họ.
Vừa rồi có vị cư sĩ mách tôi:
- Tiêu Tiếu đã thi đậu trung học, thành tích đứng hạng nhì toàn trường.
Em cũng không còn đánh bạn, quan hệ hai cha con đã chuyển tốt.
Tôi nghe xong cảm thấy rất an ủi, thầm tạ ân Phật pháp đã cứu độ vô lượng tín chúng lìa khổ được vui.
Trong sám văn nói: “Tập khí xấu đời này không đoạn, kiếp sau sẽ càng tăng” là có thực không dối. Phàm là đệ tử Phật, thì phải nỗ lực hành trì cho thấu đáo, “nghĩa là danh hiệu Phật cần niệm vang vang nơi miệng, thầm thầm nơi tâm”. Như vậy bao nghịch duyên thâm tình, sẽ được ân tăng oán diệt đời sau không còn khổ não ở Ta bà.
Sám văn:
Chư Phật thánh nhân sở dĩ ra khỏi sinh tử, là nhờ công tích thiện nên được quả giải thoát vô ngại tự tại. Chúng con ngày nay chưa lìa khỏi sinh tử, đã rất đáng thương; sao còn ham trụ trong đời ác này nữa? Nay còn may được ngũ phước thịnh, tứ đại chưa suy; có thể tới lui thong thả, cử động tự do, thế mà không nỗ lực tu hành tham dự bái sám, còn đợi đến bao giờ?
Đời trước đã không thấy đạo; đời này cũng để qua suông không chứng ngộ gì, đời sau làm thế nào độ chúng sinh? Tự kiểm càng thấy đau lòng, một khi mất thân người, vạn kiếp khó mang lại. Vậy rất bi thảm đáng thương.
Ngày nay đại chúng cần nỗ lực siêng tu, không nên nói: “Phải có tin chứng ngộ gì mới chịu tu”. Bởi đường tu lâu dài, không thể trong một sớm mà làm xong. Nếu cứ để ngày tháng trôi suông, biết bao giờ mới tu thành?
Giải thích:
Chúng ta đời này cần chịu khó siêng tu ra khỏi tam giới, thành tựu Phật đạo. Hãy xem chữ đạo (道) phía trên có hai điểm: Chính là chữ người (nhân 人) đảo ngược, hàm ý rằng: Muốn tu thì cần phải làm người lội ngược dòng, đi ngược lại thế nhân. Vì sao phải hành ngược lại? Bởi phải vượt thoát tam giới mới thành thánh nhân. Ngài Tuyên Hóa dạy: Muốn xuất ly tam giới thì phải tu, tu thì phải làm ngược lại thế nhân, nghĩa là làm người đảo ngược, mới là diệu pháp xuất tam giới, mới có thể mở ra cánh cửa liễu sinh thoát tử, đây là chân lý trong vũ trụ. Ví như mọi người đều tham tài sắc danh lợi, riêng bạn không tham, lại còn làm việc lợi ích cho chúng sinh, thế thì nhân sinh quan của bạn không giống người bình thường, không đồng ắt là dị, ý tưởng quá khác! Người có ý nghĩ khác lạ này, tam giới trói y chẳng nổi, vì y đã mở được cánh cửa giải thoát!
Thí như kẻ chỉ biết đấu đá tranh giành, sống tự lợi ích kỷ, toàn làm tổn người lợi mình, thì sẽ bị giam hãm trong bốn bức tường lao ngục. Nhưng một khi phạm nhân đã quyết tâm cải tà quy chánh, chịu lập công, bồi đức thì cánh cửa nhà giam sẽ mở ra cho y, đây gọi là “dị tưởng thiên khai” từ ngữ này chính là Bồ-tát điểm hóa chúng ta. Ngôn hạnh chúng ta nếu siêu xuất phi phàm – thì ắt phải nhập vào dòng thánh – cho nên mới có từ: “Siêu phàm nhập thánh”.
Lại có câu: “Người không vì mình trời tru đất diệt”. Ý câu này là: “Nếu người không mưu đồ lợi ích cho mình, thì trời và đất đều không còn tồn tại”. Chữ (誅) tru là chết (tử tức thành không, diệt cũng thành không), đã siêu xuất ra ngoài tam giới, thì trời và đất chẳng quản nổi bạn. Thiên vương tam giới, Diêm
La Vương v.v… cũng quản chẳng nổi người siêu phàm, nên bạn tự nhiên được tự tại vô ngại.
Vạn vật nhân nơi đạo sinh,
Người đắc đạo tự thông linh.
Triệt ngộ thể bản lai,
Một thông tất cả thông.
Bốn câu này là của ngài Tuyên Hóa dạy. Trong đây nói “vạn vật nhân nơi đạo” chữ đạo này là từ ngữ (trong Thiên đạo, Nhân đạo, Súc sinh đạo, Ngạ quỷ đạo, Địa ngục đạo…), là tùy tâm sở hiện. “Thông linh” là chỉ người tu hành đắc đạo, thông suốt tất cả vô ngại. Thứ bậc của thông có nhiều tầng lớp, bao gồm: Đạo thông, Thần thông, Y thông, Báo thông, Yêu thông.
Thông linh mà ngài Tuyên Hóa đề cập chính là người ngộ đạo rồi thông tất cả, vô ngại. Đạo thông có diệu dụng vô biên, đây là tối cứu cánh, chỉ bậc thánh nhân ngộ đạo chứng quả mới đạt đến cảnh giới này.
Thần thông: là do tu định mà được, có thiên nhãn thấy khắp, thiên nhĩ nghe khắp; thấu rõ tâm người (tha tâm chiếu kiến), túc mệnh thông đạt, thần túc vô ngại… ngoại trừ bậc thánh có thần thông không bị mất đi, thì thần thông phàm phu có thể do tâm tham, sân, si… khởi hừng thịnh mà bị mất đi định lực và thần thông.
Thời Phật, Đề Bà Đạt Đa nhờ Thập Lực Ca Diếp dạy ông tu đắc sơ thiền và phát thần thông rồi, thì ông bắt đầu tự kiêu ngông cuồng, nói lời bội ân vong nghĩa:
- Nhờ ta ngày đêm tinh tấn, nên mới đắc thiền, có định lực đệ nhất, là do ta, chẳng liên can gì đến Thập Lực Ca Diếp! Kết quả: Ông vừa nói xong, thần thông bị mất hết (Phá Tăng Sự quyển 13).
Y thông: Tức là y theo, dựa pháp thuật và “thông”của ngoại lực, như một số đảng phái đạo gia Trung Quốc học phù chú. Ngoài ra các dạng ông bà đồng, những kẻ xưng thánh, lên đồng làm các việc linh dị là họ nương vào ngoại lực quỷ thần, yêu tiên bên ngoài, chẳng phải thực lực của chính mình, đây cũng gọi là Y thông.
Chẳng hạn như mấy năm trước xuất hiện vị sư khí công như Trương Hương Ngọc v.v… chính là nương quỷ thần gá dựa mà làm ra những việc kỳ dị, nhưng khi quỷ thần rời đi thì cái gì cũng không linh.
Báo thông: Là người sinh ra đã có khả năng đặc biệt, thần thông này là do phúc báo mà có, như các khả năng biến hóa của Thiên Long Bát Bộ, cho đến thân trung ấm có thể tới lui qua lại di chuyển vô ngại.
Trong nhân đạo cũng có một số người sở hữu báo thông, họ sinh ra đã có khả năng đặc biệt siêu nhiên là do kiếp trước họ có tu nên chiêu cảm quả báo này. Nhưng báo thông vẫn không phải là cứu cánh, họ cũng rất dễ ngộ nhận đưa ra kết luận sai lầm (do quán sát không thấu đáo). Chẳng hạn như trong “Chúng Kinh Tuyển Tạp Thí Dụ” kể: Có một đồ tể thấy được nhiều đời sau, nhưng lại khởi kiến giải sai lầm cho rằng: “Sát sinh sẽ được sinh thiên” bèn yêu cầu khắp nơi gϊếŧ dê để “tích lũy phúc báo”.
Cho nên người tu hành nhất định phải minh lý, chẳng nên lỗ mãng bất minh quả báo, cho dù có thần thông chân chính cũng không được chấp trước, tôn giả Mục Kiền Liên là bậc đại A la hán có thần thông đệ nhất, cũng từng có lúc nói sai, cho nên mặc dù có thể dùng thần thông độ người, nhưng người tu nhất quyết không được chấp vào thần thông.
Yêu thông: Là chỉ hồ ly lâu năm biến hóa, cây đá thành tinh biến thành, thần thức gá dựa người, thông minh kỳ dị v.v… những tình huống này rất thường thấy. Trong dân gian Trung Quốc thường hay thờ cúng Ngũ Đại Tiên (Hồ ly, Chồn, Nhím, Rắn, Chuột). Do các loài này trong tĩnh lặng phát sinh một số năng lực phi thường, nên có thể gá nhập vào đồng cô bóng cậu nói ra vài tiên đoán lành dữ họa phước cho phàm nhân. Trong số Yêu thông này có thiện lẫn ác, thiện thì giúp người giải quyết một số bệnh tật tai ương, nhưng nếu gặp người tu hành hoặc bàn đến đại sự thì không linh. Loài ác thì ham mê tài vật mỹ sắc, thường gây vạ cho nhân gian. Người ta thường gọi là “hồ ly tinh, xà tinh hại người” đều thuộc dạng này.
Thần y Trung Quốc Lý Thời Trân (sinh năm 1518) từng viết quyển “Bổn thảo cương mục” liệt kê tổng cộng có 1.892 loại dược thảo, tả rõ tỉ mỉ công năng từng loại. Tôi nghĩ nhờ ông có thể cùng thảo mộc giao lưu nên mới thông hiểu được. Do ông muốn cứu tử hộ sinh, làm lợi cho mọi người, nên thần thảo mộc đã tình nguyện cùng ông giao lưu. Bởi thần gá dựa thảo mộc, nếu giúp giải trừ bệnh khổ cho người, thì đây là công đức của thần, khi thảo mộc chết rồi, thần cũng được chuyển sinh thiện đạo.
Còn những vị khai ngộ chứng quả thì trên ắt thông Phật, Bồ-tát, dưới thông khắp quỷ thần, triệt ngộ thấu suốt bản thể, nên gọi: Một thông tất cả thông. Nếu như thể ngộ tâm tính chúng ta cùng Phật đồng nhau, đấy là hoạch đắc đại trí huệ, một thông thì tất cả minh bạch hết.
Chư Phật, Bồ-tát thấu đạt đến tận cùng là vì muốn chúng ta thắp hương thờ phụng cúng lễ ư? Không phải vậy! Nếu cho rằng: Hễ ai thắp hương lễ lạy cúng dường, thì chư Phật, Bồ-tát sẽ che chở, ban vinh hoa phú quý, cho xuất ly tam giới, còn ai không cúng dường lễ lạy thì không được ban phúc, nếu nghĩ vậy thì chẳng phải Phật, Bồ-tát cũng giống như tham quan ư?.
Như trên đã giảng, quỷ thần thường nương theo người tu hành trì giới, tập tu, bái Phật niệm kinh theo, nhờ vậy mà được lợi ích. Cho nên khi ta thắp hương lễ Phật cúng dường, không những biểu thị lòng cung kính đối với Phật, mà còn có thể khởi tác dụng giáo hóa, độ những chúng sinh mà mắt phàm không thể nhìn thấy.
Hễ bạn trì giới càng tinh nghiêm, lễ Phật càng tinh tấn, thì hiệu năng hóa độ chúng càng nhiều, tất nhiên là có công đức vô lượng, tội cũng diệt vô lượng. Chữ (道) đạo có một nét ngang (一), phía dưới là chữ (自) tự, ngụ ý bảo chúng ta rằng: Phải nương vào chính mình, đi cho tốt con đường nhân sinh, vì vậy mà cuối cùng hoàn thành chữ đạo chính là chữ (走) tẩu thuộc bộ (辶) sước, có nghĩa là: Đi! Chỉ có đi, tự thân thể nghiệm thực hành, mới có thể được chư Phật, Bồ-tát gia trì và chứng minh.
Nếu chúng ta chẳng chịu bước đi, tu hành, thì những nghiệp sát, đạo, da^ʍ, vọng… ta đã tạo sẽ tích tụ thành cái ô che phủ trên đầu ta, chúng tích tụ mỗi lúc càng lớn, làm ngăn cản ánh Phật quang phổ chiếu khắp nhân gian, khiến chúng ta không thể nhìn thấy ánh sáng quang minh và không có trí huệ. Đây gọi là: Bị vô minh che huệ. Vô minh giống như bệnh đυ.c thủy tinh thể ngăn cản ánh sáng vốn có, khiến người mù không thể nhìn thấy gì, thực rất đáng thương.
Khi nào có vị thần y đến chữa mắt miễn phí, mổ trừ bệnh đυ.c nhân mắt cho, giúp bạn hồi phục ánh sáng vốn có. Ánh sáng: Tức là giác ngộ, là thành Phật. Miễn phí: Là công đức đoạn ác tu thiện. Danh y: Là Phật pháp. Quá trình mổ trừ bệnh mắt: Là quá trình tu hành từ bỏ tham sân si tu giới định huệ. Quá trình này rất gian nan thống khổ, thậm chí khó thể chịu nổi.
Tôi đã phí biết bao bút mực để giải một chữ (道) đạo, chính là muốn nhấn mạnh: Người học Phật cần phải “hành những điều khó hành, nhẫn những điều khó nhẫn”,chịu nhọc thay người để thành nhân chi mỹ. Thấy tất cả đều là
Bồ-tát chỉ có mình là phàm phu, đây chính là làm “người đảo ngược”, chỉ kẻ hành ngược với thế gian kiểu này mới có thể đạt đạo. Đây chính là điểm huyền diệu của Phật pháp, cũng là chỗ khó tin khó hành.
Có thể tin và thực hành thì mới có thể đạt đạo. Người đắc đạo tức có trí huệ, đắc ngũ nhãn lục thông. Nếu đã xả được, rủ bỏ được mọi hưởng thụ hoan lạc ngắn ngủi hư ảo nhân gian, ắt có thể đắc được trí huệ Phật, Bồ-tát… Hễ vô minh tiêu tan thì tự nhiên trí huệ hiện. Nếu không tu như thế mà muốn đạt đạo, thì còn khó hơn lên trời. Mà hễđạt đạo thì được “đa hỗ trợ”, còn thất đạo thì bị “cô trợ”, nghĩa là người đắc đạo không những được chư Phật, Bồ-tát chúc phúc mà ngay cả quỷ thần cũng xúm vào hỗ trợ người đắc đạo. Cho nên người đắc đạo “kêu trời: trời đáp; gọi đất: đất linh”. Đây chẳng phải là điều mê tín chi, Phật, Bồ-tát đều dùng đại trí huệ, lực thần thông mà giáo hóa chúng sinh. Nếu phàm phu khéo đoạn dục khử ái, tu tinh tấn để minh tâm kiến tính, thì cuối cùng sẽ có một ngày tự hồi phục đủ thần thông trí huệ vốn có của mình. Lúc đó bạn sẽ kinh ngạc thốt rằng:
- Chà! Thế giới xưa nay vốn đã như vậy!...
Tâm phàm phu giống như mặt gương dính đầy bụi dơ, gì cũng không thể chiếu hiện. Người bắt đầu chùi bụi dơ thì chỉ cần làm bền bỉ, bất kể gương bị bụi bẩn bám dày đến đâu, cũng sẽ được sạch và sáng rỡ lại, đến mức có thể chiếu soi cho mình lẫn người. Tôi nói gương: Tức là tâm. Những ai không chịu lau chùi tâm, để tham, sân, si, mạn, nghi… che lấp thì đương nhiên không thể có thần thông, nên họ không thể chiếu sáng mình, cũng không thể chiếu soi cho người. Vì vậy tạm thời người không có thần thông chẳng nên vì thấy người khác có thần thông mà tật đố phỉ báng, làm thế chỉ khiến bạn đọa vào địa ngục thôi. Chỉ cần mau mau tu, lo tịnh hóa thân, khẩu, ý và sửa mình cho ráo riết, rồi có ngày bạn sẽ minh bạch hết.
Chúng sinh nếu không y theo lời Phật dạy tu hành, thì không thể thoát ly tam giới, nên phải y theo pháp Phật mà tinh tấn tu hành như cứu lửa cháy đầu, gấp rút dốc toàn lực, tha thiết hành trì. Nếu không như vậy là để đời mình trôi qua uổng phí vô ích.
Sám văn:
Ngày nay Đại chúng nhϊếp tâm, suy nghĩ cho kỹ:
Đã sinh lòng tin rồi thì nên giữ ý thanh tịnh, lấy đó làm nẻo quy hướng, đối với các pháp chớ để chướng ngại. Nếu bất minh bản thể, tự mình không thể làm việc phước thiện, thì khi thấy người làm thiện nên chắp tay khuyến khích, tán thán công đức, đừng sinh tâm cản trở khiến người nản chí. Nếu người không thối tâm vẫn cứ tinh tấn, thì người không tổn giảm gì, chỉ có mình bị tổn phước, do phí công gây chuyện, đâu có ích gì cho bản thân?
Nếu đời này mình gây trở ngại cho người thì đời sau khó thông đạt được Phật đạo.
Theo đó mà suy, tổn hại này rất nặng. Vì ngăn trở thiện căn của người là tội rất lớn.
Giải thích:
Trong Kinh Lăng Già, Phật bảo A Nan: “Nhϊếp tâm là giới, nhân giới sinh định, nhân định phát huệ”, đây gọi là “Tam vô lậu học”.
Vì vậy đối với người tu hành chân chính, cần làm chủ tâm mình, khiến tâm luôn bảo trì chánh niệm, nếu tâm chạy lệch, phải kéo về chính niệm ngay, nếu giữ được tâm không lăng xăng tà vạy, ắt là không tạo nghiệp. Pháp môn tu hành tuy có vô số, nhưng chỉ cần làm chủ mình, quản tâm không hướng ác,bảo trì chính niệm (tạo thập thiện nghiệp) thì tu pháp gì cũng đúng. Ngược lại, nếu chỉ chú trọng tu ngoài miệng mà tâm không tu, nghĩa là tuy miệng có niệm Phật, trì chú, tụng kinh… mà không lưu ý điều tâm ly ác hướng thiện, bội trần hiệp giác, thì cho dù có tu pháp gì cũng vẫn là sai, vì đây gọi là ngoài tâm cầu pháp, nên muốn thành tựu thì không có lý đó. Trong Phật môn có câu: Tâm chánh tu tà pháp, tà cũng biến thành chánh. Tâm tà tu chánh pháp, chánh cũng biến thành tà.
Lục độ vạn hạnh: Chữ lục độ nằm ở trước, hàm nghĩa: Đây là nền tảng căn bản mà người tu cần phải hành trì cho được, chữ vạn hạnh nằm ở phía sau; là ý nói khéo nghiêm trì lục độ, thì tu pháp gì cũng đều được.
Đương nhiên chúng ta cũng không thể chỉ chú trọng tạo phúc điền (bố thí, phóng sinh, in kinh v.v…) mà cần phải nghiêm trì giới luật, dứt tuyệt đồ mặn, ăn chay trường, tự thanh tịnh tâm ý. Có nhà phê bình: “Đó là ngoài tâm cầu pháp không thể thành tựu”. Bởi căn cơ người ta có lanh có khờ, còn tùy thuộc thời cơ. “Ngoài tâm cầu pháp” cũng là con đường tắt của đa số người tu, ngoài tâm cầu pháp chung quy cũng là niệm Phật tụng kinh, nhất định sẽ được Phật từ bi gia trì. Đến một khi nào đó do nhờ Thiện tri thức khai thị hoặc nhìn thấy một đoạn kinh hay lúc đả tọa, hoặc trong mộng được chư Bồ-tát điểm hóa, bấy giờ họ có thể đột nhiên minh bạch lý đạo, quy hướng chánh đạo. Xin quý vị hãy an tâm, Phật, Bồ-tát xem chúng sinh như con, không từ bỏ một chúng sinh nào, các Ngài luôn có đủ phương tiện để tiếp dẫn hóa độ, quan trọng là chúng ta có tiếp nhận sự giáo hóa chăng, nếu có thể y theo giáo pháp Ngài dạy mà tu, thì chuyện khai ngộ chỉ là sớm hay muộn mà thôi.
Sám văn:
“Kinh Hộ Khẩu” ghi: “Có một ngạ quỷ thân hình xấu ác, nhìn là nổi ốc, ai cũng kinh sợ. Thân phát lửa dữ. Miệng đầy sâu dòi lúc nhúc, cả thân đầy máu mủ tanh hôi, mùi thối bay nồng, không ai dám đến gần. Miệng khạc ra lửa, thân bị lửa đốt, cất tiếng kêu khóc, rảo chạy cùng khắp.
Lúc đó ngài Mãn Túc La hán hỏi Ngạ quỷ:
- Xưa kia ngươi tạo tội gì mà nay phải chịu khổ như thế?
Ngạ quỷ đáp:
- Kiếp xưa tôi từng làm sa môn, chẳng giữ oai nghi, nói năng thô ác, sống tham lam, keo xan không biết cho ra.
Hễ thấy người giữ giới tinh tấn thì mắng nhiếc, mạ nhục, ác kiến liếc nguýt, còn ỷ mình giàu mạnh, cho là sống lâu không chết nên tạo ra vô lượng tội ác. Bây giờ nhớ lại, có hối cũng chẳng thể cứu chuộc lỗi lầm xưa. Vì vậy, thà là cam tâm chịu khổ tự cầm dao bén cắt lưỡi mình kiếp này sang kiếp khác, chứ tuyệt đối không nên thốt lời phỉ báng việc lành của người!
Mong ngài trở về cõi Ta bà, kể lại quả báo và tình trạng ghê khϊếp của tôi để răn dạy chư tu sĩ và các Phật tử, cảnh báo họ phải cẩn thận giữ khẩu đức, chớ tùy tiện buông lời nói ác. Dù thấy người giữ giới hay không cũng chỉ nên nói đức tốt của người.
Tôi làm quỷ đói đã mấy ngàn kiếp, ngày đêm chịu đủ đau khổ. Thọ hết quả báo này thì phải vào địa ngục.
Ngạ quỷ nói xong thì bật khóc to, ngã nhào xuống đất như Thái Sơn đổ.
Giải thích:
Đoạn văn tả ngạ quỷ này, là cảnh báo cho người chẳng nghiêm trì giới luật, chẳng giữ oai nghi, không gìn khẩu đức, mạ nhục người trì giới.
Ngạ quỷ hướng vị La hán sám hối, cũng diệt vô lượng tội nghiệp, có thể giúp y thoát khỏi biển khổ. Sở dĩ La hán đến độ ngạ quỷ, là nhờ lúc ngạ quỷ làm Sa môn từng có niệm Phật tụng kinh (Phật tuyệt đối chẳng bỏ rơi một chúng sinh nào).
Sám văn:
Ngày nay đại chúng nghe kinh dạy như vậy, rất là đáng sợ.
Chỉ vì lỗi của miệng mà mang tội nhiều kiếp, huống chi là còn bao nhiêu tội ác khác nữa? Xả thân thọ thân không ngừng chịu khổ, đều do nghiệp ác của mình đã tạo. Nếu không gây nhân thì đâu phải chịu quả. Đã gieo nhân quyết định phải gặt quả. Chưa từng thấy ai tu hành buông lung, lười biếng mà được giải thoát. Trái lại, người hay tinh tấn cẩn trọng tu hành, được phước đức vô lượng.
Đại chúng nên biết hổ thẹn, tịnh hóa thân tâm, sám hối lỗi cũ. Tội xưa hết rồi, không gây thêm tội mới nữa thì được chư Phật khen ngợi.
Từ nay trở đi, nếu thấy người làm thiện, chớ bàn tán phê bình thành bại, lâu mau. Dầu họ chỉ làm lành trong một niệm, một giờ, một khắc, một ngày, một tháng, nửa năm hay một năm thì vẫn tốt hơn là không làm.
Vì vậy kinh Pháp Hoa dạy: “Nếu có người tâm tán loạn vào trong tháp miếu, niệm một câu Nam mô Phật, thảy đều thành Phật đạo”. Huống chi là người phát tâm rộng lớn, siêng năng tu phước thiện, mà ta không tùy hỷ, thì rất đáng thương.
Chúng con từ vô thỉ đến nay, ắt đã có vô lượng ác tâm cản trở việc lành tốt đẹp của người. Vì sao mà biết? Bởi nếu không như vậy, thì cớ sao ngày nay bao việc lành của chúng con đa phần đều gặp khó khăn: Tự thân không giỏi tu Thiền định, trí huệ. Hễ vừa lễ bái chút ít đã than khổ, vừa cầm đến kinh, liền sinh nhàm chán. Cả ngày toàn tạo nghiệp ác, khiến không thể giải thoát.
Giải thích:
Chỉ một tội không giữ miệng, chiêu nhiều ác báo đáng sợ như thế, huống chi là tạo nhiều tội khác nữa? Đã hiểu điều này rồi, mỗi người chúng ta cần sinh tâm hổ thẹn ăn năn. Trên thế giới hiện nay, vật dục bành trướng, vì mưu lợi người ta không từ thủ đoạn chi, thậm chí gϊếŧ người cướp của, tạo ác đủ dạng, đủ kiểu… chúng ta thấy báo chí truyền hình đưa tin dẫy đầy. Nếu gặp người bố thí phóng sinh, in kinh tặng người, thậm chí khởi một niệm làm lợi cho đại chúng, thì ta phải tán thán tùy hỷ, tuyệt không được gièm chê hay bình luận thị phi. Phật nói: “Niệm một câu “Nam mô Phật” là đã kết duyên cùng Phật, cuối cùng cũng sẽ tu thành Phật”, huống nữa là tạo nhiều thiện hạnh.
Người có trí huệ, phải mau sớm hồi đầu, hễ có thời gian thuận tiện, thì chịu khó lễ bái, tụng kinh cho nhiều vào, thậm chí có đả tọa tĩnh tâm, cũng đừng sinh chán mệt. Phải biết rõ: “Chịu khổ chính là dứt khổ, vì: Khổ tận cam lai!”
Xin kể một câu chuyện có thực để chứng minh uy lực vi diệu của việc niệm Phật:
- 🏠 Home
- Tâm Linh
- Phật Giáo
- Nhân Quả Phụ Giải Lương Hoàng Xám
- Chương 9: Tiêu Tiếu