Chương 27: Phương Thuốc Giải Độc

PHƯƠNG THUỐC GIẢI ĐỘC

Tại An Huy có một người tên là Tưởng Tử Viên, có phương thuốc bí truyền giải độc thạch tín rất hay và cực kỳ hiệu quả. Nhưng ai đến cầu trị, y đều đòi giá rất cao. Nếu như không đáp ứng đủ cho y, thì y cứ ngồi nhìn, để mặc người bệnh trúng độc chết, chẳng chút động lòng.

Một hôm y sang huyện kế bên hành nghề, nửa đêm bỗng dưng chết đi. Y báo mộng cho người chủ phòng trọ nói:

- Tôi do tham tiền, hành động sai lầm, để mặc chín mạng người chết. Bọn họ chết rồi dâng cáo trạng kiện, nên Âm ty phán tôi chín đời đều bị uống nhầm Thạch tín mà chết. Giờ tôi xin đem bí phương giải độc Thạch tín này mà nói cho ông biết, nếu như ông có thể dùng phương thuốc đó cứu một người, thì tôi giảm được một đời thọ báo ác.

Cuối cùng y nói:

- Giờ tôi hối hận thì đã quá muộn!

Câu chuyện này trích từ “Nhân Quả Tuyển Tập” do Uông Đạo Đỉnh đời Thanh viết. Trong bài ghi bí phương chỉ có một vị thuốc là: Phòng phong (防風) một lạng, đem nghiền nát thành bộ, dùng nước hòa uống. Ngoài ra trong “Dị

Đàm Khả Tín Lục” có ghi: Dùng nước lạnh hòa Thạch cao cũng có thể giải độc Thạch tín.

Sám văn:

Kinh dạy rằng: “Sám hối thì không tội nào mà không diệt”.

Nhưng đến lúc sám hối, quyết phải đầu thành đảnh lễ, năm vóc sát đất như núi Thái sụp đổ, thậm chí không tiếc thân mạng. Vì muốn diệt tội mà ân cần, khuyên nhau tự kiểm điểm xem mình từ khi sinh ra đến nay đã gây ra bao nhiêu tội lỗi? Phải biết tự trách, ân hận không tiếc thân mạng, có kham được khổ nhọc mà chân thành sám hối như thế mới thu quả tốt.

Trong kinh có dạy:

“Chưa từng thấy có chút thiện nào từ giãi đãi lười biếng mà sinh; chưa thấy có chút phước nào từ kiêu mạn, buông thả mà được”.

Giải thích:

Trong kinh giảng: Chân thành sám hối không tội nào mà không tiêu. Thế nhưng gọi là sám hối, tức phải biết nhận tội kiểm lỗi, thống trách mình quá khứ không hiểu Phật pháp, nên tạo nhiều tội. Nhân đó năm vóc gieo sát đất, là biểu hiện thành tâm sám lỗi, giống như địa chấn núi sụp vậy. Thậm chí cảm thấy mình hiện tại đáng phải đọa địa ngục, hoặc có chết nhiều lần cũng không giải hết nỗi ân hận trong lòng. Nội việc chỉ nghĩ đến tội trong một đời này ta đã gϊếŧ ăn biết bao chúng sinh, cũng đủ đáng chết trăm ngàn lần rồi, huống nữa là các tội khác.

Bởi vậy khi sám hối, tụng kinh, niệm Phật tất cả công đức đều phải hồi hướng cho chúng sinh. Nếu chỉ vì cầu khỏe mạnh, cầu phúc cho mình mà tụng kinh bái sám, thì là tâm ích kỷ, không thể làm tiêu tan tâm oán hận của những chúng sinh bị mình gϊếŧ hại.

Vì vậy chư vị đồng tu, các gia đình Phật hóa, cần nên đốc thúc khuyến khích nhau, giúp nhau nhớ lại những tội thập ác mà mình đã tạo mà sám hối, còn phải đặt mình vào vị trí kẻ bị hại để thấu hiêu cảm thông rằng: Những lúc ta gϊếŧ vật đó, chúng đau đớn kinh hoàng biết dường nào, mới thấy ta độc ác và ti tiện biết bao nhiêu!



Khi đó bạn sẽ sinh tâm đồng thể đại bi, khởi tình thương xót chúng sinh, sinh lòng ăn năn tự trách, mới có thể cam chịu khổ nhọc mà chịu đến đạo tràng bái sám.

Nếu như không thể phát tâm đồng thể đại bi thì khi niệm Phật, nhiễu Phật chưa được mấy vòng, tâm sẽ sinh mỏi mệt, chán nản, hoặc lạy chưa bao nhiêu đã thấy sức không kham nổi.

Lại có người ngồi thiền tĩnh tâm chưa được bao lâu, đã thấy chân đau, lưng nhức, muốn đi nằm nghỉ. Vừa duỗi chân nằm là ngủ say như chết, ném hết việc lễ Phật tu hành lên tận chín tầng mây.

Từ xưa đến nay, chưa từng thấy ai biếng nhác mà thành đại sự, nói chi tới thành đạo? Cũng không có ai thành tựu việc lớn, mà sinh tự mãn, phóng túng tự kiêu.

Sám văn:

Đệ tử hôm nay tuy được thân người, nhưng tâm hằng trái đạo, vì từ sáng đến trưa, chiều, tối từng giờ từng phút, từng niệm, từng giây không hề nhớ Tam bảo, nhớ pháp tu. Nay thử kiểm lại thì thấy không có công phu nào đáng nói.

Chỉ có phiền não trọng chướng mịt mù, nếu không kiểm điểm thì cứ tưởng lầm, tự cho là mình có nhiều công đức.

Giải thích:

Xin kể câu chuyện nhỏ:

TỔN NGƯỜI LÀ HẠI MÌNH

Ngày nọ Khổng sư đệpháp danh Quả Mạnh đến nhà tôi, kể rằng mấy hôm trước vợ chồng người chị gái đến nhà thăm ông.

Chị ông vừa vào nhà thì liền đến bên giường chơi đùa với đứa con gái mới sinh tám tháng của ông, con bé tỏ vẻ vui thích, bật cười sáng khoái. Nhưng lúc chị khom xuống, bé nhìn thấy anh rể Quả Mạnh (là chồng chị đang đứng phía sau) thì lộ vẻ kinh hãi khóc to. Mẹ bé (vợ Quả Mạnh) vội ôm con lên, thì bé im bặt, nhưng mắt vẫn mở to nhìn trừng trừng vào khoảng không phía sau anh rể họ. Mẹ cháu vội xoa lưng, vỗ về con để trấn an. Nhưng một tiếng sau thì bé phát sốt cao.

Quả Mạnh lại kể, anh rể ông nửa tháng trước đang chỉ đạo xây một tòa kiến trúc, thì vô ý bị té ngã suýt chút nữa là đầu bị đập vào đống gỗ tạp, xem như anh may mắn thoát hiểm trong gang tấc.

Thực ra ngay lúc Quả Mạnh kể thì tôi liền quan sát và hiểu ngay nguyên nhân khiến cháu bé khóc. Đó là do cháu nhìn thấy một cái đầu lâu và rất nhiều vong quỷ đang bu quanh người anh rể này, chúng vừa chỉ trỏ vào ông vừa căm hận trách: “Đồ ác nhân xảo biện hại người!” Quả Mạnh nói:

- Anh rể ông là cán bộ cao cấp tại một bệnh viện lớn nọ, ông chuyên xử lý việc tranh chấp. Hễ xảy ra sự cố có người chết oan, thì ông sẽ đứng ra tranh cãi giúp cho y viện, dốc sức giúp y viện thoát tội, không bị bồi thường hoặc trả phí thật ít cho người chết. Tôi nói:

- Bệnh nhân tuy không do anh rể ông hại chết, nhưng anh ta xử lý không công bình, toàn lợi dụng tài ăn nói của mình để biện hộ giành phần thắng về cho y viện, khiến người chết bị thiệt thòi, chịu hàm oan, thân quyến họ cũng không được bồi thường xứng đáng! Do vậy mà những vong này ôm thù nhất quyết tìm ông rửa hận.

Tôi thúc Quả Mạnh hãy mau mau đi khuyên anh rể: Đừng làm những việc mê muội thất đức, trái lương tâm như vậy nữa, vì khi ác báo ập tới thì xem như hết cứu.

- Hãy bảo chị và anh rể ông phải mau học Phật ăn chay, nên vì những oan quỷ đó tụng Kinh Địa Tạng, cầu siêu và hướng họ sám hối. Hằng ngày còn phải vì mỗi vị tụng một bộ kinh, ít nhất cũng phải tụng cho đến khi oan quỷ báo mộng, phát tín hiệu tốt.



Tôi nhắc lại:

- Về bảo với anh rể ông là bắt buộc phải hành đúng như tôi chỉ bày, ắt sẽ giúp anh ta kéo dài thọ mệnh và tương lai có chuyển biến tốt.

Anh rể Quả Mạnh vốn được mọi người công nhận là hiếu tử. Nếu như anh bị té và chết bất ngờ, thì mọi người chắc chắn sẽ buông lời oán trách: “Trời già bất công, người hiền không được trường thọ”.

Rõ ràng là do chẳng am tường nhân quả và không biết Phật pháp nên anh đã hành sự điên đảo, vậy có khổ hay không?

Sám văn:

Nếu làm được chút việc thiện gì liền nói: Ta làm, ta biết thực hành, người khác thì không! Tâm sinh cao ngạo, xem “mục hạ vô nhân”, thấy quanh mình không có ai đáng để mắt tới. Tự xét ngẫm nghĩ thật đáng xấu hổ.

Giải thích:

Nếu chân thành nghĩ đến những tội mình đã tạo ra như sám văn đã nói, thực lòng ăn năn, chân thành hổ thẹn, mới gọi là sám; chứ không phải chỉ đọc văn sám suông. Nếu cứ đọc suông cho đủ số thì xem như sám mà không phải sám, chẳng thể phát huy tác dụng diệt tội.

Đã sám tội quá khứ của mình, còn phải nhìn thấy ánh sáng quang minh nơi tâm, hoan hỷ bố thí cho chúng sinh. Nguyện chúng sinh đều có thể bỏ tối về sáng, thân cận Tam bảo. Tự thanh tịnh bản tâm, tự tăng lợi ích. Nhân quả báo ứng không sai mảy may. Các tội lớn lỗi nhỏ thảy đều có báo ứng, không thể che giấu lừa dối, vì vậy bắt buộc phải sám hối trừ sạch.

Sám văn:

Đại chúng chớ nói: “Tôi không có tội gì, mà đã không tội, thì đâu cần sám hối?” Nếu có ý này, xin hãy từ bỏ ngay. Bởi vì chính những lầm lỗi sơ sót nhỏ nếu gộp lại, sẽ thành tội lớn.

Một khi phẫn hận, sân si khởi lên, huân lâu thành thói quen khó sửa.

Chẳng nên buông thả tâm ý, để niệm chạy cuồng mà không điều phục. Nếu khéo nhẫn nhịn điều phục tâm, thì phiền não có thể trừ. Nếu cứ giãi đãi lười biếng buông lung thì chẳng cứu được.

Giải thích:

Bất kỳ ai cũng không nên nói “Tôi chẳng có tội, đâu cần sám hối”. Cho dù là người ưu tú nhất thế gian, thậm chí là người không làm ác, chuyên tâm làm lành trong đời này, cũng không bảo đảm là đời trước hoặc nhiều kiếp nữa mình chưa từng tạo vô số nghiệp ác (sát, đạo, da^ʍ, vọng)… Không ai có thể nói: “Tôi không có tội đâu cần sám hối!”.

Ngày thường không để ý lưu tâm, là bất chợt sẽ phát ngôn bừa, tạo thành lỗi, nếu không kịp tỉnh, sửa lỗi ngay, thì đã cấu thành tội ác khẩu!

Lần đầu tham chút lợi nhỏ, lấy của người mà chẳng nhận ra đó là lỗi, do thường tham lợi nhỏ, tật này “tích tiểu thành đa” lâu ngày tội nhỏ hóa lớn, biến thành kẻ đại ác!