Xin kể câu chuyện:
CÁNH TAY ĐAU NHỨC
Có một anh nọ khoảng hai mươi mấy tuổi, vô duyên vô cớ cánh tay phải bị đau nhức nên tới tìm tôi.
“Tay anh vì sao đau như thế?”… Tôi vừa mới khởi niệm thắc mắc, lập tức đã nhận ra: Anh này có tật hay chôm chỉa, móc túi trộm đồ người.
Thế là tôi hỏi:
- Anh có lấy đồ người làm của mình (móc túi, chôm chỉa tài vật của người) chăng?
Mặt anh ta đỏ lên nhưng vẫn ráng đáp:
- Sao tôi có thể… làm như vậy chứ?
Tôi bảo:
- Nếu anh không nhớ được thì tôi đành chịu, vì không thể giúp anh.
Anh hỏi:
- Nếu như tôi có… phạm… lỗi này… thì phải làm sao? Tôi bảo:
- Hãy đem những tiền bạc anh trộm lấy của người, tính thêm cả lãi vào để bồi hoàn (bằng cách đem đến hiến tặng Viện dưỡng lão hay cô nhi), nhớ khi làm đừng lưu danh tính mình thì tay anh có hy vọng lành.
Sau đó quả nhiên tay phải anh được lành, anh đến cảm tạ tôi và thưa:
- Từ rày tôi nguyện không dám làm các việc xấu nữa.
Rồi anh hỏi tôi:
- Vì sao ngài biết tôi làm những việc xấu này vậy?
Tôi nói:
- Thì cũng giống như nhân gian, trên trời cũng có rất nhiều “thiên thần tuần cảnh” chuyên trông coi việc thiện ác của thế gian và ghi lại tỉ mỉ tất cả hành vi thiện ác của chúng sinh vào trong sổ nghiệp (họ lưu trữ cũng giống như máy tính sao lưu vậy). Cho nên lúc anh hỏi tôi nguyên nhân bệnh kia, thì tuần cảnh liền đem những việc xấu anh đã làm (được thu hình) chiếu ra hết cho tôi xem.
Anh chàng này hiện nay học Phật rất tinh tấn, bỏ hẳn thói xấu kia. Anh còn chí thành lễ bái trước hình ngài Tuyên Hóa vạn bái, giờ đã là tiểu sư đệ của tôi.
Năm 1990, tôi vừa mới học Phật, nghe nhiều người kể một nữ đồng nghiệp của tôi có phẩm hạnh buông thả, phóng túng tà dục, lại không biết kiểm điểm.
Lúc nghe vậy tôi chỉ khởi niệm: “Quả có chuyện này hay sao?”
Vừa thắc mắc như thế thì trong óc tôi lập tức hiện hình ảnh: Có sáu nam nhân đang quanh quẩn bên cô ta. Tôi không tin nên khởi niệm nghi ngờ.
- Có lẽ bọn họ chỉ là bạn tốt của nhau.
Vừa nghĩ vậy thì lập tức tôi thấy ngay cảnh bọn họ có hành vi phi lễ vượt quá giới hạn cho phép. Tôi liền khởi niệm: Mình không muốn xem những cảnh này!
Lập tức cảnh tượng ấy biến mất, còn có nhiều điều khiến tôi rất kinh ngạc, hoảng sợ, nhưng tôi không tiện kể rõ.
Lúc đó, trong tâm tôi không hề khởi chút ý coi khinh vị nữ đồng nghiệp này, ngược lại còn gấp rút phản tỉnh, tự kiểm xem mình có từng tạo lỗi lầm gì sai trái chăng.
Từ đó tôi thấm thía câu: “Muốn người đừng biết, thì mình đừng làm!”
Tôi cảm thấy giống như trên trời có một máy quay phim cực lớn, mỗi giây mỗi khắc đều ghi lại hết những gì tạo tác của mỗi cá nhân: Từng câu nói, ý nghĩ, hành vi ta làm ra. Tất cả những việc lỗi lầm, tệ xấu lúc ta mê muội tạo tác, thậm chí những việc mình khó thể mở miệng hé răng nói với ai, cứ tưởng không ai biết và tự cho mình thông minh, chẳng ngờ những việc làm xấu ấy cuối cùng thành ra tự hại mình!
Con gái tôi sau khi tham gia tu tập thiền tọa rồi, trí huệ nó khai mở vượt xa tôi. Tuy nó chẳng xem nhiều kinh điển, chỉ tùy duyên thuyết pháp gở rối cho người, song nó chỉ cần nói một câu là có thể chỉ ngay căn nguyên phiền não, giúp giải khổ mau lẹ cho chúng sinh, lời luôn khế hợp với giáo lý của Phật.
Tôi chẳng chút ganh tị, phỏng vấn nó:
- Con là con ta, chính ta hướng dẫn con đả tọa, tu hành, nhưng vì sao con lại giỏi hơn ta vậy hả?
Nó cười bảo:
- Ba à, bởi vì ba làm việc xấu nhiều hơn con mà!
Lúc đó tâm tôi bỗng thấp thỏm bất an. Quả thực tôi có sợ những gì mình đã tạo (khi nghĩ đến những điều đáng xấu hổ của mình) bị con gái thấy rõ mồn một.
Nói một cách phiến diện thì theo quy luật vũ trụ, chỉ có làm các điều lành mới giúp ta khai mở trí huệ vốn có trong tự tính.
Thực ra, vẫn có nhiều người có trí huệ cao hơn, vượt xa con gái tôi. Tính nội trong quốc gia này thôi, tôi đã gặp hơn trăm vị, ấy là chưa kể đến những vị ẩn cư tại núi cao rừng thẳm (những vị đã đoạn dục khử ái hay là bậc cao tăng xuất gia tu hành). Tôi dám khẳng định tuyên bố với chư đồng tu rằng: Hễ ai trì chí bền tâm nghiêm trì ngũ giới, tu thập thiện dài lâu, chịu khó thiền tịnh song tu, đối với những nghiệp đã tạo trong dĩ vãng sám hối triệt để thì trí huệ nhất định sẽ xuất hiện.
Hơn nữa, nếu sám hối càng triệt để, tha thiết, thì trí huệ xuất hiện càng sớm. Chỉ cần bạn chịu tu thực sự, tất sẽ được Phật lực gia trì, khai mở trí huệ có sẵn.
Trên thế giới này những người sở hữu trí huệ uyên thâm đã có nhiều như thế, thì nói chi đến các bậc đại trí như chư Phật, Bồ-tát? Phật Thích Ca nếu không có trí huệ quảng đại viên mãn, sao có thể nói ra chân tướng vũ trụ? Sao có thể giảng nhiều kinh điển như thế?
Tôi chẳng phải không tham (tài, sắc, danh, lợi), mà chính vì nhờ hiểu rõ Phật pháp rồi nên không còn dám tham nữa. Thậm chí ngay cả trong ý nghĩ cũng không dám có. Trong Kinh Lăng Nghiêm giảng: “Nhϊếp tâm là giới, nhân giới sinh định, nhân định sinh huệ”thế thì nếu cứ để tam độc hừng thịnh, làm sao chúng ta có thể nhϊếp tâm?
Cần phải hiểu và tin sâu nhân quả luôn có thật không dối, như vậy chúng ta mới có thể đạt đến nhϊếp tâm giữ giới. Trong “Báo ứng hiện đời” tôi có viết rằng: “Những người đến cầu Hòa thượng Diệu Pháp chỉ giáo, thảy đều là thầy tôi, vì nhờ họ mà tôi biết rõ báo ứng nhân quả chân thật không dối”. Sau khi bọn họ lành bệnh rồi, lại dùng tiền tài để cảm tạ tôi, không phải tôi không cần, mà là không thể tham, cũng chẳng dám cầu. Bởi vì hiện tại giáo pháp nói ra truyền lợi ích cho người, ân này vốn thuộc về Phật Thích Ca, nếu muốn tạ thì phải tạ ân Ngài. Chúng ta chẳng thấy được sắc thân Phật, cần nên cúng dường Tam bảo tạ ân Ngài mới đúng. Huống nữa bản thân tôi cũng nhờ Phật lực gia trì nên mới có thể cải tà quy chính. Đã có chư thiên thần ghi thiện ác của từng cá nhân kỹ đến mảy lông cũng không thể lọt đó là chưa kể bạn và tôi ngay hiện tại mỗi một niệm khởi, mỗi một hành vi, chư Phật, Bồ-tát đều biết hết, thấy hết. Vì vậy, bạn hãy mau mau buông bỏ tất cả ân oán thế gian, thực nhiện nhϊếp tâm là giới, cùng tu chánh đạo xuất thế.
Nếu chẳng lo tu, bỗng chốc vô thường tới, thân xuống chỗ Diêm la, lúc này mới nhận ra tội của mình thì e quá muộn.
Chúng ta còn phải cảm tạ chính phủ đã cho phép Phật pháp được lưu truyền, nhờ họ mà chúng ta được đọc, xem kinh Phật như hiện nay. Vì vậy mà mỗi người Phật tử chúng ta, trước tiên cần phải làm một công dân tốt, tuân thủ quốc pháp, vì lợi ích dân tộc quốc gia mà phụng hiến báo ân đất nước.
Sám văn:
Ngày nay mỗi người nên tự giác ngộ sinh tâm hổ thẹn.
Đã hiểu làm lành gặp lành, làm dữ gặp dữ thì không nên làm ác; đã biết làm lành chẳng mất quả lành, làm ác tự rước lấy tai họa thì chớ nên khinh thường sám pháp này.
Chớ khinh thường điều thiện nhỏ, cho là không phước, giọt nước tuy nhỏ, chảy lâu cũng đầy bát to. Không tích thiện nhỏ đâu thể thành Thánh hiền. Chớ cho ác nhỏ là không tội, bởi ác nhỏ nếu tích chứa lâu ngày cũng đủ chiêu họa diệt thân.
Giải thích:
Mỗi chúng ta cần phải tự mình giác ngộ, khởi tâm hổ thẹn ăn năn sám hối, quả báo thiện ác không sai mảy may. Lành dữ họa phúc đều do tâm ta chiêu cảm nên. Mặc dù mắt phàm của ta không thể nhìn thấu quá trình diễn tiến từ nhân đến quả, nhưng đây là điều hoàn toàn có thực.