Chương 12

CHƯƠNG 3

Sám văn:

“Còn phàm phu thì gọi là buộc. Đã chứng quả Thánh thì gọi là giải”.

Buộc tức là những khởi ác của ba nghiệp. Giải tức là quả thiện giải thoát của ba nghiệp lành.

Tất cả Thánh nhân đều an tâm nơi đạo giải thoát, nhờ thần thông trí huệ vô lượng pháp môn, nên Thánh nhân thấy biết hết nghiệp báo thiện ác của chúng sinh.

Các Ngài có thể một thân hiện ra vô lượng thân, biến hiện đủ dạng hình tướng, có thể rút ngắn một kiếp thành một ngày; có thể kéo một ngày ra làm một kiếp. Muốn kéo dài thọ mạng thì vĩnh viễn không diệt độ; muốn thị hiện vô thường thì nhập Niết bàn; có thần thông trí huệ, vào ra tự tại, bay đi tùy ý, ngồi nằm trên không. Đi trên nước như ở đất bằng, không thấy nguy hiểm, lấy cứu cánh không tịch làm chỗ nghỉ ngơi, thông đạt vạn pháp, thành tựu biện tài trí huệ vô ngại.

Giải thích:

Phàm phu bị đủ phiền não bủa vây trói cứng, chỗ chỗ không tự tại, hằng ngày vì giành giật tham cầu tài sắc danh lợi, quên mất trí tuệ sáng rỡ vốn có, cho nên khổ mới vô biên. Bất kể cả đời bạn tích lũy bao nhiêu tài phúc, cho dù thê thϊếp đầy nhà, con cái đông, một mai vô thường tới, bản thân không thể mang theo gì: Lúc này thê thϊếp lấy người khác, tài sản phân cho chúng nhân, dù thần thức bạn nhìn thấy hết, cũng không thể làm gì khi âm dương đôi ngã, có hối hận cũng muộn rồi. Thánh nhân đã giải thoát khỏi trói buộc, được tự tại, đã tự tại thì có đủ trí tuệ thần thông biến hóa đủ dạng đủ kiểu là đương nhiên. Giống như một người bị trói tay chân không thể tự do làm gì, nên rất thống khổ bó buộc. Một khi được cởi trói thì cảm thấy tự tại vì muốn làm chi cũng được: Có thể “ngồi phi cơ” lên trời, có thể “đi thuyền” qua biển. Hiện nay ta sử dụng di động, hoặc dùng máy vi tính liên lạc toàn thế giới, biết khắp chuyện trong thiên hạ, đây cũng giống như một dạng thần thông tự tại mà người bị trói ké tay chân không thể nghĩ hay làm tới được. Nếu phàm phu minh bạch Phật pháp, buông bỏ truy cầu chấp trước đối với ngũ dục lục trần, thì tự nhiên đạt được trí huệ thần thông vốn có. Xem trong “Kinh Pháp Hoa” giảng về cảnh giới Phật, phàm phu không thể tưởng tượng ra, nhưng lại hoàn toàn có thực.

Sám văn:

Những pháp lành ấy không phải từ trong nghiệp ác tham sân tật đố, ngu si tà kiến lười biếng, kiêu mạn, tự cao tự đại mà ra. Các pháp lành ấy từ trong sự thận trọng không làm ác, tạo nhiều hạnh lành mà sinh ra.



Chưa thấy có người nào vâng lời Phật dạy tu các nghiệp lành mà mắc phải ác báo bần cùng xấu xí tàn tật, bệnh hoạn, không được tự do, hay là bị kẻ khác khinh chê, lăng nhục, nói năng không được người tin… Giải thích:

Muốn thành tựu tất cả vô ngại, thì phải “đoạn tất cả ác, tu tất cả thiện”, lo gột rửa tâm mình, mảy trần không nhiễm. Nếu người y theo lời Phật dạy mà tu, một lòng đoạn ác hành thiện mà bị ác báo thì tuyệt không có lý này.

Tôi từng nói: Có người trước khi niệm Phật tụng kinh, thân thể hay gia đình sự nghiệp đều ổn, nhưng sau khi trì giới niệm Phật tụng kinh rồi thì lại xảy ra chuyện: Đây chính là hậu báo chuyển thành tiền báo, báo nặng chuyển thành nhẹ, được cảm ứng dứt nghiệp.

Bởi vì trước khi trì giới, họ đã từng sát sinh tạo ác, làm chướng ngại người… Chỉ cần đừng thối tâm, cứ tu bền bĩ kiên nhẫn, qua một thời gian, thì sự nghiệp gia đình… thảy đều chuyển tốt, chướng ngại tiêu tan. Khi mắc bệnh thì có thể dùng thuốc, nhưng không nên dùng loại thuốc có thành phần động vật trong đó. Phải loại bỏ thành phần động vật đi, rồi tụng ba biến “Chú Đại Bi” gia trì vào thuốc mà uống sẽ thấy có hiệu quả. Lưu ý: Thành tâm sám hối lỗi xưa là rất cần thiết, quan trọng. Có thể nói rằng nếu như bạn không học Phật, thì hiện giờ không xảy ra vấn đề gì, nhưng sau này sẽ phát sinh chuyện nặng nề hơn. Hiện tại, sau khi học Phật mà bạn bị xảy ra những chuyện không hay, thì cần phải dùng tâm “luôn nhận lỗi mình chớ bàn lỗi người để ứng phó; bởi lỗi người tức là lỗi ta, hãy xem tất cả là Bồ-tát, mình thực sự là phàm phu”. Nên vì những người đối nghịch với mình mà thành tâm quỳ trước Phật tụng 3, 7, 21 hoặc 49 hay 108 bộKinh Địa Tạng hồi hướng cho họ. Vì sao phải hồi hướng cho họ? Bởi: “Muốn biết nhân kiếp trước, nhìn quả thọ đời này”, do đời quá khứ bạn từng thiếu nợ đối phương. Vì sao phải quỳ tụng kinh? Tôi ví dụ thế này: Bạn vì họ ngồi tụng một bộKinh Địa Tạng thì giống như cho họ hai mươi vạn Nhân dân tệ , còn nếu quỳ tụng một bộKinh Địa Tạng với tâm tư chí thành thì giống như cho họ hai trăm vạn. Dù bạn có nhín thời gian để tụng kinh mà nếu như không có Phật đường (chỗ thờ Phật) thì hãy tìm một chỗ yên tĩnh tụng kinh cũng được, thời gian có nhiều thì bạn tụng một bộ, có ít thì tụng một đoạn, nghĩa là thời nào tụng kinh cũng được hết, miễn là bạn thành tâm quỳ tụng, sẽ chiêu cảm vô lượng chúng sinh quỷ thần đến quỳ nghe bạn tụng kinh. Lúc tụng kinh nên dốc sức điều phục mình, đừng để tâm suy nghĩ tán loạn, nếu tâm vọng loạn khởi thì lập tức kéo về ngay, tâm càng chí thành thì công năng hiệu quả càng lớn, âm thanh tụng kinh sẽ càng truyền xa, nếu có thể chiêu cảm nhiều chúng sinh tìm đến nghe kinh được lợi ích, công đức sẽ càng lớn. Giống như đồng một trường diễn giảng, hễ xuất vé cho người đến nghe càng đông thì thu nhập càng cao. Tất nhiên người không có điều kiện nhiều, chỉ cần cung kính thành tâm tụng kinh thì cũng gieo lợi ích rất rộng.

Phải nhớ lúc tụng kinh không được khởi tâm ôm niệm oán hận đối phương, điều này cực kỳ quan trọng. Bởi vì cho dù đối phương đã mất hoặc không hiện hữu ở trước mặt bạn, nhưng thần thức họ vẫn nghe được bạn tụng kinh cho mình, vẫn nhìn và biết rõ mồn một tâm thái của bạn. Giống như bạn trả nợ cho người là tốt, nhưng trong lúc hoàn tiền, thái độ vẫn xấu ác hung hăng, còn rủa sả họ mấy câu nữa. Vậy bạn nghĩ xem, họ có tha thứ cho bạn được không? Nếu như tâm chân thành, thì có thể vừa tụng kinh đã phát sinh chuyển biến, bởi vì Phật nói “tất cả duy tâm tạo”.

Tôi xin kể một phương pháp giải trừ xung khắc, thù hận rất thích hợp với tất cả, bao gồm những người xung đột với bạn. Cho dù họ có qua đời, nhưng nếu bạn có thể vì họ tụng vài bộ “Kinh Địa Tạng”, thì không những giúp hóa giải nghịch duyên từ nay về sau, mà thậm chí họ còn có thể ứng mộng, bày tỏ niềm hoan hỉ, báo tin vui cho bạn.

Sám hối như thái dương

Oán hận như băng sơn

Thái dương thường chiếu rọi Băng sơn phải tan chảy.