Chương 5: Mũi tên gãy

“Thông thường thì con người của chúng ta sẽ để cho cuộc sống bị ràng buộc bởi tri thức và nhận thức! Và đó chính là thứ mà con người ta gọi là hiện thực.

Tuy nhiên tri thức và nhận thức là những thứ quá mơ hồ vì vậy hiện thực của mỗi người cũng có thể là ảo tưởng, hay nói cách khác con người đang sống trong sự ngộ nhận của bản thân.” - Itachi

Phi Vũ hiện tại cũng đang sống trong sự ngộ nhận của bản thân. Cơ hội mà cậu nghĩ tới gần như không thể trở thành hiện thực, cậu bị chính tri thức và nhận thức của mình ràng buộc vào, vừa không đủ can đảm để thoát ra, vừa không đủ tỉnh táo để tiếp tục.

...

Hôm nay Phi Vũ lười hẳn, căn phòng ngủ chìm trong sự tĩnh lặng, việc bước xuống giường trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Phi Vũ chưa muốn mở mắt, bởi chỉ cần thức dậy, cậu sẽ đối mặt với hiện thực. Sự thật Diệu Anh đã là hoa có chủ, hơn nữa lại chọn một nữ nhân khác làm bạn tình, đồng tính luyến ái.

Tiếng cửa phòng the thé mở:

"Chưa dậy sao?" - Mẹ Phi Vũ nhẹ giọng hỏi, hôm nay đã là ngày thứ tư bà thấy con mình nằm ườn trên giường tới trưa.

"Con dậy rồi." - Tiếng Phi Vũ đáp, hơi thiếu sức sống một chút.

"Con có người bạn tên Diệu Anh đúng không?" - Phi Vũ giật mình khi nghe câu hỏi của mẹ mình. Trườn người dậy một cách khó khăn, Phi Vũ gật đầu với mẹ. Sau đó cố ý phớt lờ mẹ mình rồi đi thẳng vào nhà vệ sinh.

Có chút khó thở, cậu vừa sợ chuyện tỏ tình trên lớp mình bại lộ, vừa không thích mẹ mình xen vào những chuyện trên lớp. Từ lớn tới nhỏ, mọi chuyện học tập điều được Phi Vũ tự quyết. Mọi lần bà Mặc - mẹ của Phi Vũ đều không quản. Có lúc bà cũng không hài lòng chút nào với những lựa chọn của con trai mình, nhưng biết làm sao được. Đứa trẻ trong tuổi ương bướng này, càng cấm cản chỉ khiến nó càng muốn làm cho bằng được.

Đơn cử như chuyện một năm về trước. Sau khi Phi Vũ thi đậu vào trường chuyên nhưng không chịu học chỉ thành tâm muốn được học ở ngôi trường bình thường, bà cũng rất khổ tâm, mong muốn con mình đi theo con đường tốt nhất.

“Mẹ của Diệu Anh gọi cho mẹ, muốn con dạy kèm, bà ấy sẽ trả công cho con. Con đi không?” - Bà Mặc lên tiếng hỏi, làm dịu đi sự tĩnh lặng trong phòng.

“Để con nghĩ.” - Phi Vũ đáp một cách hời hợt.

Nghĩ, nghĩ gì? Là Diệu Anh cảm thán tài năng của mình, muốn mình đến đó giúp đỡ Diệu Anh học tập. Hay chỉ đơn giản là mẹ Diệu Anh muốn mình đến kèm cặp Diệu Anh. Tại sao phải trả công chứ? Không lẽ họ nghĩ mình nghèo cần tiền đến thế sao?

"Con đi, nhưng nói với bà ấy không cần trả công đâu, con cũng chả biết dùng tiền làm gì." - Phi Vũ từ tốn rửa mặt, rồi đáp lại mẹ.

...

Bà Mặc cũng biết tính cách của con mình rất tự trọng, đôi lúc làm quá, nhìn hệt như là sĩ diện. Nhớ lại lúc nhỏ bị bắt nạt ở trường nhưng không nói với mẹ, chỉ tự chịu ấm ức, có lúc bị đánh đến bầm dậm trên khuôn mặt.

Khổ nỗi mỗi lần như thế, Phi Vũ thường sẽ cáo bệnh trốn học, đợi đến khi mặt mũi lành lặn mới đi học. Bà Mặc khuyên thế nào cũng không nghe, Phi Vũ không sợ bị đánh nhưng lại sợ người khác biết mình bị đánh.

Nhưng sự ngỗ ngược và tự trọng này không đến từ việc bà Mặc không biết dạy con. Mà đơn giản Phi Vũ thật sự rất được. Được ở cả vóc dáng khuôn đến khuôn mặt. Vũ năm 16 tuổi đã cao hơn các bạn trong lớp, khuôn mặt góc cạnh rõ ràng. Học lực luôn ưu tú hơn người. Đây cũng luôn là điểm mà bà Mặc có thể nở mày nở mặt với mọi người.

Trẻ con mà, làm gì có đứa trẻ nào đủ cả sự tài giỏi lẫn khiêm tốn cơ chứ. Bà chỉ có thể để từ từ cho cậu con trai này lớn khôn mà thôi.



Phi Vũ đạp xe đến nhà Diệu Anh, theo lời mời của bà Tô - Mẹ của Diệu Anh. Nhà Diệu Anh cũng thuộc dạng khá giả, Diệu Anh và Phi Vũ học chung từ lớp 6, từ khi Diệu Anh lần đầu chuyển về đây học. Dĩ nhiên tiếng tăm của Phi Vũ cũng đã có vài lần lọt đến tai bà Tô, trong hầu như mọi lần họp phụ huynh giáo viên đều khen Phi Vũ, cũng có kể Phi Vũ luôn kèm cặp Diệu Anh. Những năm cấp 3 này khi không còn được xếp ngồi gần Diệu Anh cũng nhiều lần than vãn với bà, không có Phi Vũ bên cạnh thực sự khó khăn đối với Diệu Anh.

Một đoạn hồi tưởng ngắn của bà Tô.

...

Năm đó bà Mặc mắc bệnh hạ sanh con của mình, tuy nhiên không thành, bà Mặc mất đi đứa con đầu lòng của mình. Đó là đả kích rất lớn đối với bà Mặc.

Nhưng duyên số thật thần kì, nó kéo những mảnh đời cô đơn lại với nhau. Đứa trẻ chưa kịp ra đời tên Mặc Phi Vũ kia là mất mát rất lớn. Cùng giây phút này, có một người mẹ hạ sinh được một bé trai, tuy nhiên bé trai đó lại mất đi mẹ mình. Người mẹ nằm lại trong phòng sinh không một người thân kia, đứa trẻ vừa chào đời không tên, không cha không mẹ kia, được chính bà Tô, là viện trưởng lúc đó, trao lại cho bà Mặc với hi vọng làm dịu đi nỗi đau mất con kia.

Phi Vũ đã lớn, những chuyện trong quá khứ được mọi người thỏa hiệp với nhau. Đó sẽ là bí mật được chôn sâu mãi mãi.

"Kí ức không quan trọng, không hậu quả. Duy chỉ có hiện tại mới là đáng kể."

...

Bí mật tưởng chừng như đơn giản này, chìm xuống dưới như một con sóng ngầm. Chính những cơn sóng ngầm tạo nên sự dữ dội của tầng nước mặt và tác động tới đại dương theo nhiều cách: khuấy động các trầm tích ở lớp đáy.