Tình trạng bản gốc: Hoàn thành Editor: Gracie from Wattpad @mini_gracie
Văn án
Ạ Hạ là người của trấn Lũng Thuỷ, từ trước đến nay đều ở đây, chưa từng rời đi.
Cả gia đình đều ở trong trấn, nàng nghe các thúc bà nói rằng ngoài thị trấn vô cùng náo nhiệt, phồn hoa.
A Hạ là trấn nhỏ thượng cô nương, nàng không ra quá Lũng Thủy trấn.
Bọn họ một nhà đều sinh hoạt ở trấn nhỏ thượng.
Nhưng A Hạ lại chỉ thích cuộc sống bình dị của trấn nhỏ.
A cha nàng là phụ bếp, lâu lâu sẽ mang đồ ăn trong yến hội về cho nàng, nào là thịt pha lê, canh phổi cá, tôm bích loa, thịt hầm măng, cá diếc nướng hành,...
A nương và thái công đều khéo tay, tự mở một sạp hàng ở trấn, một người nặn tượng bằng bột, một người làm ô, quạt, đèn l*иg và các vật dụng nhỏ khác.
Thái bà và đại ca cũng không nhàn rỗi, một người hàng ngày đều có người mời đi đỡ đẻ, một người làm tây tịch ở thư viện Lũng Thủy. (Tây tịch: lão sư, giáo viên).
Chỉ có cuộc sống của A Hạ là trôi qua thoải mái, mỗi ngày hô bè gọi bạn, trêu mèo chọc chó, thỉnh thoảng mới làm được chút việc gì đó thiết thực.
Lưu ý từ tác giả:
1. Nữ chính là thai xuyên, ngẫu nhiên sẽ nảy ra một số ý tưởng từ kiếp trước. Truyện không bắt đầu từ khi nữ chính còn nhỏ, mà bắt đầu từ lúc nàng 15 tuổi. Bối cảnh xuyên không là để các món ăn, đồ vật xuất hiện một cách hợp lý hơn.
2. Đây là một tác phẩm rất nhẹ nhàng, chủ yếu là về mỹ thực và cuộc sống thường ngày, không có sóng gió hay bất kỳ nhân vật bi thảm nào, mọi người đều có hạnh phúc nhỏ của riêng mình.
3. Là câu chuyện tình yêu thanh mai trúc mã, sẽ không có những tình tiết oanh oanh liệt liệt.
4. Triều đại hư cấu, để cho mạch truyện được trôi chảy hơn, tác giả sẽ không kiểm chứng quá chi tiết, ví dụ như triều đại xuất hiện của các món ăn.
Chú thích từ editor:
1. Thái công, thái bà, a cha, a nương: cách gọi ông nội, bà nội, cha, mẹ trong tiếng Trung cổ xưa, tác giả thấy cách gọi này hay nên Gracie edit vẫn giữ nguyên cách gọi này.
2. Tây tịch(西席): Danh hiệu này bắt nguồn từ một điển cố: Thời Đông Hán, khi còn làm Thái tử, Hán Minh Đế bái Hoàn Vinh làm thầy. Sau khi lên ngôi, nhà vua vẫn hết sức kính trọng ông. Mỗi khi đến phủ của Hoàn Vinh, Minh Đế đều nhường chiếu phía Tây (tức chỗ ngồi tôn quý) cho thầy mình. Từ đó, "Tây tịch" được hậu nhân dùng để thể hiện sự tôn kính đối với thầy giáo.