Chương 34

Trì Trệ và Rốp Rẻng càng ngày càng nặng, không còn bé nhỏ như thuở mới đón về nhà nữa. Ô Kiều đổ thức ăn cho chó ra khay. Hai chú chó ùa ra, sủa ầm lên, tranh nhau ăn, không đứa nào nhường đứa nào.

Rốp Rẻng đuối trước, bén trốn ra chỗ khác. Y rải một phần đồ ăn ra tay cho Rốp Rẻng ăn. Trì Trệ không ăn tranh với Rốp Rẻng nữa, để Trì Trệ no rồi. Rốp Rẻng hớn hở nhảy lên người y, ánh mắt kiêu căng cúi nhìn Trì Trệ như muốn nói: “Chó có văn hóa cũng biết nhục, không ăn lấy ăn để như mi. Ta không chấp mi.”

Trì Trệ ăn xong, thấy Rốp Rẻng trong lòng y, bèn ghen tị nháo nhào đòi bế. Trì Trệ cắn ống quần y, ẳng ẳng làm nũng.

Y không thể ôm cả hai cùng một lúc nên y thả Rốp Rẻng xuống, xoa đầu Trì Trệ:

– Suỵt! Im nào, Nguyện Nguyện đang ngủ. Hai đứa đừng đánh thức Nguyện Nguyện!

Dường như chúng hiểu y nói gì, không sủa nữa, chỉ cố gắng rúc vào lòng y thôi.

Trì Nghiệm làm xong món cuối trong bếp. Nó ra phòng khách, gọi cậu dậy.

Cậu vừa thức, mông lưng gọi tên người nọ theo quán tính:

– Kiều Kiều ơi. Kiều Kiều ơi.

Hai chú chó đầu giường hoang manh nhìn cậu, còn cậu nhìn khắp nhà mình. Kiều Kiều không còn ở đây nữa.

Chợt loa phát ra tiếng nổ. TV đang mở “Huyền thoại dương cầm thuộc về đại dương” đến đoạn gần cuối, tàu nổ, 1900 vẫn ở trên đó.

Nó nghe tiếng cậu gọi, ân cần hỏi han:

– Em ổn không? Gặp ác mộng à?

Hôm nay là cuối tuần, họ thuê phim điện ảnh để xem. Tầm này, cậu đang bận làm luận văn tốt nghiệp nên xem được nửa phim là cậu ngủ gật. Nó nghĩ cậu mệt, thế là nó xuống bếp hầm canh xương cho cậu.

Nó vừa đẩy cửa bước vào, phim đang chiếu cảnh tàu nổ, lửa lớn chói mắt. Cậu nhìn màn hình mãi, nước mắt lã chã rơi.

Nó ôm lấy cậu, nhẹ nhàng an ủi:

– Em sao rồi?

– Nếu năm đó ở New York… Nếu 1900 rời thuyền thì kết thúc sẽ khác đi, phải chứ? Nếu thợ xúc than không chết, ông ấy có thể mang 1900 đi không? Nếu em mang Kiều Kiều đi, Kiều Kiều sẽ không chết, phải chứ?

Cậu khóc nức nở:

– Nếu 1900 rời thuyền, như Max Tooney kể ấy, anh ta sẽ lấy vợ xinh, bán được nhiều đĩa nhạc, giàu lên và nổi tiếng…

1900 được sinh ra trên tàu, mất đi cũng trên tàu. Cả đời vị huyền thoại này chưa xuống tàu bao giờ.

Thợ xúc than nhận nuôi 1990, qua đời vì tai nạn nghề nghiệp; cô Lệ Lệ nuôi Kiều Kiều đến khi y lên mười, mất vì ung thư.

1990 chưa từng xuống tàu; Kiều Kiều chưa từng rời khỏi phía Nam và phía Bắc thành phố.

Cậu khóc lạc giọng, khổ sở rằng:

– Nếu năm đó… em mang Kiều Kiều rời khỏi trấn này… thì mấy chuyện về sau sẽ không xảy ra… Kiều Kiều không mắc bệnh… không chết… ít ra Kiều Kiều không phải chịu đau đến vậy. Nếu đi một con đường khác… liệu kết thúc sẽ khác chăng?

Trì Nghiệm ở bên cậu, ngẫm kỹ rồi phân tích:

– Em có nghĩ rằng, thật ra kết thúc sẽ chẳng khác gì không?

Lúc y mới sinh, y bị thiếu khí; cha y là Trần Vân Cường, anh y là Trần Kim. Y thánh thiện bẩm sinh lại cả thế giới trào phúng, khinh thường. Chúng bạn đồng trang lứa chửi y là đồ ngu, hàng xóm mắng y là thằng ngốc, hễ gặp y là chọc y dăm câu.

Y không biết miệng họ cười với y, lòng họ sẵn một bồ dao găm. Y chỉ biết niềm nở mỉm cười, lễ phép chào lại.

Trừ Nguyện Nguyện, trên đời này có mấy ai thật lòng quan tâm y. Y vẫn bị thế giới này ruồng bỏ, kể cả có ra khỏi vùng này thì vẫn có mấy đứa trẻ chọi đá vào người y, hớn hở bỡn y gọi y là thằng ngốc.

Trần Vân Cường sẽ không sửa nết, Trần Kim túng quẫn cũng sẽ bắt y bán thân. Sao mà lương tâm Trần Kim bỗng dưng trỗi dậy chứ? Sao gã thả y ra được? Không đời nào, gã chính là một con chuột cống dưới đáy xã hội, làm gì có chuyện ăn năn hối lỗi.

Và cậu chẳng thể thay đổi chuyện đã rồi: chuyện cô Lệ Lệ mất, chuyện Trần Vân Cường chưa từng làm tròn trách nhiệm của một người cha, chuyện Trần Kim tạo nghiệp.

Trì Nghiệm lau nước mắt cho Lệ Nguyện, an ủi cậu:

– Có lẽ, đây là lối thoát cho Kiều Kiều. Kiều Kiều lên thiên đường, ngoan ngoãn xếp hàng với các bạn. Hàng dài nhích từng bước về trước, chợt Kiều Kiều thấy một hình ảnh thân quen – ấy là cô Lệ Lệ, cô vẫn luôn đợi Kiều Kiều. Kiều Kiều vui vẻ chạy đến chỗ cô, không nhớ gã anh cả là ai, không nhớ những chuyện tồi tệ ở phía Bắc thành phố nữa. Kiếp sau, Kiều Kiều sẽ được đầu thai thành cậu ấm nhà khá giả, ai ai cũng cưng chiều cậu ấy. Cậu ấy không còn phải sống khổ nữa. Không có Trần Vân Cường, không có Trần Kim. Cậu ấm nuôi thú cưng, chắc là nó sẽ có một bộ lông xù màu vàng… Cậu ấm sẽ có vài cậu bạn thân, tên là Từ Nguyện, Chu Nguyện, Kỳ Nguyện… Cậu ấy sẽ hạnh phúc thôi, điện thoại rung chẳng ngớt. Cậu ấy có duyên, tính tình thân thiện, mọi người quý cậu ấy lắm. Cậu ấy không còn cô đơn nữa, không còn bị động đón nhận thế giới tàn ác nữa.



Trì Nghiệm dệt mộng đẹp.

Nam chính của phim chưa từng xuống tàu, chưa từng rời khỏi thế gian hiểm ác ngoài con tàu của anh ấy. New York xa hoa, đường phố chen chúc và con người ở đó chỉ khiến anh ấy bất an thôi.

Có lẽ, với Ô Kiều và 1990 mà nói, đây đã là kết thúc tốt nhất với họ rồi.