Chương 5: Hắc điếm Diêm Thành (hạ)

Lại nói tới Nhạc Thăng Long và Tế Độ.

Khi này phu xe cho ngựa chạy hướng chợ Hồ Lô, qua khỏi chợ một dặm là tới Diêm Thành.

Nhạc Thăng Long vén rèm cửa sổ nhìn ra ngoài nói:

- Chúng ta sắp tới Diêm Thành.

Qua mấy đêm không ngủ, gương mặt Tế Độ xanh như tàu lá, chàng ngồi im như tượng, vẻ như không nghe Nhạc Thăng Long nói chuyện với mình. Nhạc Thăng Long dứt lời, thấy Tế Độ lơ đãng nhìn ra cửa sổ bèn gọi một tiếng, đến khi gọi đến lần thứ ba, Tế Độ mới phản ứng. Tế Độ nhìn Nhạc Thăng Long, suy nghĩ một chút rồi trả lời:

-Đợi khi trời tối hẳn đi Diêm Thành.

Nhạc Thăng Long có hơi khó hiểu, nhưng vẫn bảo phu xe cho ngựa rẽ vào chợ.

Xe ngựa dừng trước một tửu lâu tao nhã.

Tế Độ thay chiến y bằng một bộ thường phục màu bạch kim trước khi xuống xe. Áo quần thẳng nếp trông chàng thật phong nhã, không đáng sợ như ngoài sa trường. Nhưng khuôn mặt tuấn tú của chàng trông vẫn vô cùng mệt mỏi, dưới hai bọng mắt có quầng thâm, tuy nhiên từ trên mình chàng vẫn toát ra phong thái oai nghiêm ngời ngời.

Tế Độ, Nhạc Thăng Long và phu xe theo chân tiểu nhị lên lầu. Bấy giờ là chính ngọ nên tửu lâu đông khách, người ra kẻ vào nườm nượp. Phần đông là khách giang hồ, đang ồn ào đàm luận về cục diện võ lâm, người nào người nấy khoe khoang kiến thức của mình.

Tiểu nhị khoảng mười sáu mười bảy tuổi, có vầng trán hẹp, lông mày tán loạn, mắt nhỏ, mũi gãy, môi mỏng, cằm nhọn, dẫn bọn Tế Độ đến chiếc bàn kê bên lan can. Nhạc Thăng Long kéo ghế định mời Tế Độ ngồi nhưng Tế Độ khẽ lắc đầu ra hiệu không cần. Tế Độ kéo ghế ngồi vào bàn. Nhạc Thăng Long và phu xe cũng ngồi vào bàn. Tiểu nhị rót trà ra chum, rồi chờ khách gọi món ăn.

Nhoáng mắt bữa trưa được dọn lên, gồm một dĩa đậu que xào nấm đông cô sốt dầu hào, một dĩa thịt dê xào tỏi ớt, một dĩa mì gà xào măng và một tô canh sườn non hầm khoai lang.

Bọn Tế Độ cầm đũa chuẩn bị ăn.

Rầm!

Tửu quán đang xôn xao chợt tắt ngấm.

Sau tiếng đập bàn là giọng nam nhân chửi bới:

- Mẹ kiếp! Điếc đầu quá, con bà hai đứa tụi nó!

Tế Độ buông đũa nhìn người vừa đập tay xuống bàn và lên tiếng mắng chửi, thấy đó là một thanh niên vạm vỡ, khuôn mặt chữ điền, cằm bạnh, tay chân thô ráp, tướng tá cục mịch như các lực điền. Tế Độ thấy người đó nhìn xuống lầu, cũng ghé đầu qua lan can nhìn xuống lầu.

Thì ra “hai đứa” làm mất nhã hứng tên lực điền là hai ông cháu bán lục lạc trống gỗ. Ông lão cầm cái giỏ mây, trong đó chứa hai mươi mấy ba mươi cái lục lạc trống gỗ xanh đỏ đẹp mắt. Đứa bé trai chừng tám chín tuổi cầm hai cái trống lục lạc, lắc qua, lắc lại. Chính tiếng trống lắc này làm tên lực điền “điếc đầu.”

Nhạc Thăng Long cũng thấy hai ông cháu, nén tiếng thở dài, ông lão kia nom cao nhất cũng chỉ năm mươi mấy sáu mươi tuổi, nhưng gương mặt khắc khổ hơn cha chàng đã tám mươi tuổi. Lại nữa, đầu ông ta bạc trắng, da dẻ cũng tái mét như bị bệnh lâu ngày. Còn đứa bé thì vừa đen đúa vừa gầy, mới mấy tuổi đầu mà phải bươn chải kiếm ăn, chẳng bì mấy đứa con chàng đứa nào đứa nấy trắng trẻo mập mạp, ở nhà cao cửa rộng, suốt ngày chỉ biết ăn, học, đùa giỡn.

Tế Độ nhìn hai người bán lục lạc trống gỗ một chút đứng dậy khỏi ghế. Nhạc Thăng Long nhỏm người lên, nhưng bắt gặp cái lắc đầu của Tế Độ, Nhạc Thăng Long đành thôi, không đi theo Tế Độ.

Tế Độ xuống lầu, ra khỏi quán ăn, bước tới chỗ ông lão và thằng bé, ôm quyền cúi chào một cái. Tế Độ thẳng người, ánh mắt lộ hàn quang thông thường của chàng trở thành ấm áp, chàng lấy năm thỏi bạc trong tay áo, nói muốn mua giỏ trống trong tay ông lão.

Ông lão nói những cái trống lắc tay chỉ được làm bằng gỗ, không đáng được nhiều tiền như vậy.

Tế Độ xoa đầu thằng bé, nói:

- Dạ thưa tiền bối, số tiền này ngoài mua trống vãn bối còn tặng tiểu đệ. Hiện thời thiên hạ bốn bề loạn lạc, chiến hỏa liên miên nhưng phương Bắc vẫn thái bình hơn một chút. Nơi này hãy còn là hiểm địa, tiền bối và tiểu đệ không nên ở nơi này.

Ông lão nhận tiền, trao giỏ mây cho Tế Độ. Tế Độ đón cái giỏ bằng hai tay. Ông lão rưng rưng nước mắt, nói:

-Đa tạ công tử! Ơn đức của công tử, hai ông cháu lão phu sẽ luôn ghi nhớ.

Thằng bé cũng nói:

-Cám ơn huynh, nhưng đệ chỉ lấy một phần của số tiền này, còn lại, đệ sẽ nhờ gia gia dẫn đệ đi chia sẻ với những người nghèo thấp hèn như đệ ở trong chợ Hồ Lô này.

Thằng bé nói xong, Tế Độ nghiêm mặt nói:

- Tiểu đệ không nên tự cho bản thân mình thấp hèn, áo rách giày hư là nghèo, không phải hèn hạ. Trang Tử nói nghèo chứ không khổ não, người xưa cũng có câu chê nước chê non chớ chê thiếu niên nghèo. Tiểu đệ phải nhớ kỹ lời này.

Thằng bé đặt hai cái trống gỗ mà nó đang chơi đùa vào giỏ mây cho Tế Độ.

Tế Độ nói:

-Cám ơn tiểu đệ, những lời của huynh lúc nãy, đệ nghe hiểu không?

Thằng bé lắc đầu. Tế Độ nói:

-Lúc nãy huynh nói những người khốn khó chẳng qua vì họ chưa gặp thời.

Tế Độ dứt lời, thằng bé vẫn lắc đầu, nhìn chàng. Tế Độ bèn nói thêm:

-Này nhé, để huynh hỏi đệ, phàm con khỉ, con vượn, nhảy nhót thong thả là nhờ điều gì?

Thằng bé đáp:

-Do nó gặp được tàn cây to cành dài.

Tế Độ gật đầu:

-Đúng rồi, khi nó gặp cây to cành dài, dù bậc thiện xạ như Phùng Mông cũng không sao hạ được nó. Nhưng nếu nó gặp phải cành cây khô gai góc thì sao?

Thằng bé đáp:

-Thì hoạt động của nó sẽ gặp khó khăn, chậm chạp.

Tế Độ lại gật đầu:

-Ừ, cũng thời một con thú, nhưng sự cử động dễ khó khác nhau chẳng qua là vì gặp phải hoàn cảnh không thuận lợi, làm cho nó không được tự do mà dùng tận sở năng thật sự.

Tế Độ ngưng một chút, tiếp tục nói:

-Cũng như con người chúng ta vậy, trong thiên hạ có người sanh không nhằm thời, trên có cường hào ác bá hϊếp đáp, dưới thì loạn tặc cướp bóc, lại gặp phải mùa màng thất thu mà thành cực nhọc vất vả. Họ mới phải sống trong chốn cùng lư ngõ hẹp. Nhưng nếu có lòng tin và sự nỗ lực của bản thân họ, họ sẽ thành công.



Thằng bé hỏi:

-Tại sao phải có lòng tin mới có được sự thành công?

Tế Độ nói:

-Vì muốn có sự thành công mình buộc phải tin rằng mình có thể. Mình sẽ không bao giờ làm được điều mình muốn nếu luôn nghi ngờ vào khả năng của mình.

Thằng bé gật đầu. Tế Độ trò chuyện với hai ông cháu bán lục lạc thêm ít phút nữa quay trở lên lầu, tay xách theo cái giỏ mây.

Nhạc Thăng Long đón chiếc giỏ đặt lên bàn.

Trong khi Tế Độ bưng chum trà, Nhạc Thăng Long cầm hai cái trống, lắc qua lắc lại, nói với phu xe:

-Mấy đứa con ta mà thấy mấy cái trống này hẳn chúng thích mê tơi.

Phu xe cười, gật đầu nói dạ với Nhạc Thăng Long. Nhạc Thăng Long cũng cười, càng lắc trống mạnh hơn.

Người trong quán thấy có kịch hay sắp mở màn bắt đầu bàn tán:

-Mấy thằng đó chắc đã ăn trúng gan hùm mật gấu rồi!

-Ừ, bằng không ai mà dám chọc người của Trấn Long bang!

-Chắc tụi nó từ nơi khác mới tới nên không biết Trấn Long bang.

Vụt! Mọi người nói đến đây, tên lực điền xông tới sau lưng Nhạc Thăng Long.

-Tụi mày dám đυ.ng tới người Trấn Long bang? - Tên lực điền hỏi.

Nhạc Thăng Long tiếp tục lắc trống gỗ, hỏi lại:

-Là chuồng chó gì thế? Chưa từng nghe qua.

Đoạn quay đầu vào quầy tính tiền, Nhạc Thăng Long nói lớn:

-Chủ quán, sao lại để chó nhà ông chạy loạn thế? Không mau xích nó lại, trước khi nó cắn khách của ông?

Nhạc Thăng Long dứt lời, tên lực điền vung tay ra toan đấm vào đầu chàng.

Nhưng tên lực điền chưa chạm vào được tóc Nhạc Thăng Long, Tế Độ đã dùng cạnh bàn tay lia ngang be sườn tên lực điền một phát.

Bốp!

Tên lực điền té ra đất, vừa lồm cồm bò dậy, đã bị Nhạc Thăng Long cầm cặp trống gõ thêm lên đầu hai tiếng rõ to.

-Mày muốn chết à?

Binh! Nhạc Thăng Long nói tiếp:

- Dám ở trước mặt chủ nhân tao phô trương võ công?

Binh!

Tên lực điền bị trúng một đòn của Tế Độ, rêm cả nửa người, ngồi bệt dưới đất nhìn Tế Độ, nói:

- Vị huynh đài này, xin hỏi cao danh quý tánh thế nào để sau này tại hạ tiện bề xưng hô?

Tế Độ im lặng. Nhạc Thăng Long nói:

- Hỏi làm chi? Muốn trả thù à?

Đoạn Nhạc Thăng Long phá lên cười, tiếp:

- Mày cùng lắm chỉ là một thằng lưu manh, võ vẽ dăm ba miếng, người Trấn Long bang hay Trấn Cẩu bang gì đó, còn bày đặt nói chuyện văn nhã như mấy tên hủ nho!

Tên lực điền nghe Nhạc Thăng Long không ngừng chế nhạo bang hội lớn nhất Tứ Xuyên, lập tức rời khỏi tửu lâu.

Chủ quán khoảng bốn mươi mấy tuổi, thân hình bầu dục như một cái trứng ngỗng, phần ngực đến bụng rộng hơn vai và hông. Tay chân ngắn. Mặt tròn vo, đầu mũi cũng tròn, môi dày, phần cằm không rõ nét, chờ tên lực điền đi khuất, y chạy lại chỗ Tế Độ, nhăn nhó:

- Chắc các vị từ xa mới tới, lần này không may rồi!

Tế Độ hiểu ý, kêu chủ quán tính tiền rồi cùng Nhạc Thăng Long và phu xe xuống lầu.

Phu xe cầm theo giỏ mây đi lấy cỗ xe ngựa. Tế Độ và Nhạc Thăng Long đứng trước cửa quán ăn chờ phu xe đánh cỗ xe ngựa lại đón, chợt nghe:

-Là tụi nó!

Lời vừa dứt, Tế Độ và Nhạc Thăng Long đã bị một đám người cầm đủ các loại hung khí chạy tới vây vào giữa. Một tên mặc áo nâu quần đen, mặt choắt, tai dơi, tuổi tác chừng hăm mốt hăm hai, dùng mũi kiếm chỉ mặt Tế Độ, quát:

- Đại Bảo nói tụi bây cả gan xúc phạm Trấn Long bang?

Nhạc Thăng Long nhìn Tế Độ, nói:

-Lại cái đám mõm chó không mọc ngà voi Trấn Cẩu bang này!

Tửu lâu vốn đã xôn xao lại càng náo nhiệt, khi nghe sắp có đánh nhau, các thực khách bật dậy, chạy ra lan can ngó xuống hóng xem trận chiến giữa những người khách từ phương xa mới tới và Trấn Long bang. Những người đi đường cũng đứng lại xem có chuyện chi đang xảy ra.

Trong mấy năm gần đây ở Tứ Xuyên, Trấn Long bang thường ỷ quyền hϊếp người khiến người ta trái tai gai mắt. Ngặt nỗi, cũng như bọn sơn tặc Ải Gia Cốc, không ai làm gì được. Song tự nhiên hôm nay có mấy người tỉnh ngoài đối đầu bang hội. Người dân Tứ Xuyên thấy bọn Tế Độ chẳng hề kiêng dè cứ thản nhiên mắng chửi, lời nào lời nấy thẳng như ruột ngựa làm họ mát lòng mát dạ.

Trong đám người đứng trên lầu có một ông lão tóc hoa râm, dáng người nhỏ bé, mặt mũi tinh ranh như mặt chồn. Từ khi tên lực điền đập bàn, rồi lớn tiếng nói hai người bán lục lạc làm ồn điếc tai gã, lão mặt chồn chẳng nói gì, cứ vân vê chòm râu mỉm cười khinh mạn. Nhưng khi thấy Tế Độ đánh gã lực điền một quyền ngã lăn ra đất, rồi thì Nhạc Thăng Long chế nhạo gọi Trấn Long bang thành Trấn Cẩu bang, lão mặt chồn đã ngứa miệng bật thốt: “Hảo tiểu tử, lão phu thích cái tính cách lạnh lùng nhưng anh hùng của mi!”

Và giờ đây, lão cũng vân vê chòm râu, nói:

-Lần này Trấn Long bang tiêu rồi!



Một hán tử áo xám đứng cạnh, tươi cười nói:

- Đúng là mặt mày tên áo bạch kim lạnh như thép nhưng dáng người bình thản từ tốn, lòng dạ cũng tốt, ta cũng ưa thích, nhất là võ công của hắn không tệ!

Một trung niên áo đỏ cũng khoan khoái cười hề hề:

-Đúng! Ta xem chỉ người như tên áo bạch kim mới có thể trị Phương nhị gia của Trấn Long bang.

Nhưng một nam nhân mặc áo choàng lông thú lắc đầu nói:

-Cái đó còn chưa biết, Phương nhị gia võ công rất giỏi, lại thêm bọn lâu la liên thủ, không dễ đối phó.

-Cứ chờ xem thử – Lão tóc hoa râm nói - Với nhãn lực sắc bén của ta, ta tin tên áo bạch kim sẽ làm nức lòng bàn dân thiên hạ.

Mọi người nghe vậy lại đưa mắt ngắm Tế Độ lần nữa. Đúng là nước da của chàng nâu sạm, dáng người to cao tráng kiện, chiếc áo khoác ngoài dày cộm vẫn không che nổi những cơ bắp chắc nịch lộ ra ở hai cánh tay. Tóm lại khắp nơi trên người Tế Độ ở đâu cũng toát ra dáng vẻ của một cao thủ võ lâm. Thế nhưng, mọi người vẫn còn lo, không biết chàng có đủ khả năng trấn áp Phương nhị gia? Còn chưa nói đến việc bắt Trấn Long bang phải giải tán, cái nhiệm vụ mà xưa nay không bậc anh hùng nào có thể cáng đáng nổi.

Mọi người không tin vào bản lĩnh Tế Độ cho lắm nhưng ở dưới lầu Tế Độ sắp làm họ tin.

-Vô lễ! - Tên mặt choắt, tai dơi nhìn Nhạc Thăng Long, nói - Mày không được xuất khẩu cuồng ngôn trước mặt Phương nhị gia!

Nói đoạn chỉ vào người to đùng như trâu, sau lưng giắt một thanh đại đao, tuổi tác khoảng ba mốt, ba hai.

Mắt Nhạc Thăng Long trợn ngược, dùng hai ngón tay bịt mũi, hô lớn:

-Tên gì không tên tự dưng tên Phân nhị gia!

Những người trên lầu cười nghiêng ngả. Chả là chữ “phương” có nghĩa là hương thơm, tiếng thơm, chỉ những người đức hạnh, tốt đẹp, mang lại cảm giác vui tươi, hoan hỉ và nhiều phúc lành cho những người xung quanh.

Nhạc Thăng Long bỏ tay xuống, nói tiếp:

- Nói tụi bây biết, từ nhỏ tới lớn tao không hay chê bai người ta, nếu có, họa chăng cũng mấy thằng cặn bã giang hồ tụi bây!

-Khốn kiếp, mày chán sống rồi đúng không? - Người tên Phương nhị gia nói.

Nhạc Thăng Long cười gằn:

-Thích sống thì sao, mà chán sống thế nào? Có ngon Phân nhị gia mày cho tao coi bản lĩnh?

Hai mắt Phương nhị gia long lên sòng sọc. Tên mặt choắt, tai dơi cũng miệng mồm nhả khói:

-Nhị gia đừng phí lời, gϊếŧ bọn nó đi!

-Được! - Phương nhị gia nói, đoạn quay sang thủ hạ - Tụi bây, lên cho tao!

Sau cái hất đầu của Phương nhị gia, người Trấn Long bang bèn chia hai bên tả hữu xông vào Tế Độ và Nhạc Thăng Long.

Thân pháp của Phương nhị gia nhanh như một tia chớp, lao đến trước mặt Tế Độ. Vừa tới nơi, hắn vung đại đao lên, chém một nhát xuống đầu Tế Độ. Mọi người thấy Phương nhị gia lực lưỡng như trâu nước, khí thế lại mãnh liệt như bão, ồ cả lên, chắc mẩm lần này Tế Độ không chết cũng trọng thương.

Tế Độ chờ mũi đao cách đầu chàng chừng một gang tay, mới đưa tay ra bắt lấy cổ tay Phương nhị gia.

Bộp!

Họ Phương còn chưa thể rút tay về, lại cảm giác toàn thân nhẹ hẫng, như bị nhấc bổng lên.

Thì ra sau khi Tế Độ bắt được tay hắn, thuận theo đà kéo hắn ném qua vai.

Rắc!

-Aaa!!!

Mọi người nghe thêm tiếng rên, không nhìn cũng biết có kẻ vừa bị gãy xương.

Lối ra đòn thần tốc và cương mãnh của Tế Độ khiến người dân Tứ Xuyên hớn hở, riêng lão tóc hoa râm thì khỏi nói, vô cùng đắc ý.

- Trời ơi! Đau chết tôi rồi…Trời ơi… Trời ơi…

Phương nhị gia ôm cánh tay bị gãy mấy chỗ, rêи ɾỉ. Tế Độ bước tới gần hắn một bước, hắn nhích lui một bước, mếu máo kêu lên:

-Cao nhân tha mạng… xin cao nhân tha mạng… tiểu nhân đúng là có mắt không tròng… đừng gϊếŧ tiểu nhân…

Phương nhị gia nằm trên đất liên tục van nài Tế Độ tha mạng, điều làm họ Phương kinh hãi nhất là thủ pháp của đối thủ quá ư đặc biệt, không hề giống với thủ pháp tầm thường, làm hắn chỉ xuất có một chiêu phải bó tay chào thua. Hơn nữa, từ đầu chí cuối, đối thủ của hắn chỉ cần một tay đã có thể chế ngự được hắn.

Nhạc Thăng Long cũng chẳng phải tay vừa, thân pháp của Nhạc Thăng Long cũng cực kỳ linh hoạt và nhanh nhẹn. Ngay khi Tế Độ hạ đo ván Phương nhị gia, họ Nhạc cũng kịp thời chất tụi lâu la Trấn Long bang thành một trái núi. Sau khi phủi hai ống tay áo, Nhạc Thăng Long bước lại đứng cạnh Tế Độ.

Phương nhị gia còn đang lăn lộn dưới đất, đám đông nói:

-Nó đã gây ra vô số ác nghiệp, đại anh hùng, gϊếŧ nó đi!

-Phải rồi, gϊếŧ đi!

-Nó có chết ngàn lần cũng chẳng sao!

-Gϊếŧ đi!

Một người còn nhặt cả thanh đao mang đến cho Tế Độ.

Khi này phu xe đánh cỗ xe ngựa tới.

Tế Độ nhìn thanh đao, rồi nhìn cánh tay bị gãy làm mấy đoạn của Phương nhị gia, ngay cả xương vai cũng lệch sang bên, suy nghĩ một chút rồi rời đi.

Còn lại Nhạc Thăng Long, đám đông bèn giục Nhạc Thăng Long. Nhạc Thăng Long nói:

-Tha nó đi, tay nó đã bị chủ nhân ta phế, mai này không thể lộn xộn với các người.

Nói xong chạy theo Tế Độ, leo lên cỗ xe.