Kiếp trước, Lý Khiêm dùng cả đời để vọng tưởng thái hậu đương triều Khương Hiến.
Kiếp này, Lý Khiêm hiểu được rằng tương tư nơi ngàn dặm xa xôi còn không bằng người ngọc ôm vào lòng. Cho nên, cứ hốt quận chúa Gia Nam Khương Hiến về nhà trước đã rồi tính gì tính…
Ghi chú
(01/09/2018) Mình sửa hết theo sách xuất bản nên nội dung ngắn gọn, súc tích hơn bản online nhiều nhé, chỉ giữ lại mấy đoạn vui vui thôi:>.
Tên truyện có nhắc tới “cành nam”, nghĩa là nhánh cây ở mé nam, người xưa thường dùng từ này để chỉ nơi ấm áp, an lành. Ngoài ra “nam” còn tượng trưng cho phú quý, vinh hoa và những điều tốt đẹp. Ở đây “nam” cũng là một chữ trong phong hiệu của nữ chính.
Bộ này là nữ chính sống lại, ký ức về kiếp trước không đầy đủ nên đôi lúc bị lẫn lộn giữa thực và mộng. Nam chính tùy hứng, bất kham nhưng rất quyết đoán, kiên định. Kiếp trước anh cũng yêu nữ chính, chỉ vì khác biệt trong thân phận và lập trường nên hai người bị lệch pha rồi bỏ lỡ nhau. Kiếp này ngay lần đầu gặp mặt anh đã nghĩ chị cute giống em mòe xù lông nhà mình, và cứ thế tự giác bước lên con đường trung khuyển không lối về ヘ(= ̄∇ ̄)ノ
Tác giả miêu tả phục sức, kiểu tóc, quan chế, phẩm cấp khá giống triều Minh, nhưng có một vài chức vị, món ăn, vật dụng, kỹ thuật chế tác chỉ xuất hiện vào triều Thanh, cho nên bối cảnh có thể xem là tổng hợp giữa Minh và Thanh (từa tựa Hồng lâu mộng ấy).