Chương 2

Hà Kiều Hạnh cũng dần dần thích ứng được với hoàn cảnh của nơi đây, đặc biệt nàng rất vui mừng khi thấy sức mạnh của mình cũng xuyên qua theo.

Ở mạt thế, sự tiến hoá này rất phổ biến, chỉ phát triển ở trong giai đoạn đầu, nhưng càng về sau thì tình hình một ngày so với một ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Nhưng ở thời đại này thì khác, bởi vì đang ở cổ đại nên mọi việc đều phải dựa vào sức người. Hà Kiều Hạnh lại có thể dùng tay không để phá nhà, cho nên nói nàng là một cô nương giỏi hơn ba người đàn ông lực lưỡng cộng lại cũng không quá chút nào.

Nguồn sức mạnh này một mặt làm người ta hâm mô ghen tị, nhưng đồng thời cũng khiến cho người ta phải e ngại, sợ hãi. Hà gia là một đại gia tộc ở trong thôn Ngư Tuyền, các cô nương trong nhà trước nay đều thuận lợi gả đi, Đông Mai ở bên đại phòng mới mười lăm tuổi mà đã định xong hôn sự rồi, còn Hà Kiều Hạnh đến bây giờ vẫn chưa có tin tức gì.

Người sinh sống ổn định trong thôn cũng không dám đến cửa nhắc tới chuyện hôn sự, lại nói Triệu gia với bọn họ thật ra là môn đăng hộ đối, nhưng mấy người cùng tuổi đều bị Hà Kiều Hạnh thu thập, nếu không thì trước đó chơi chung với nhau xảy ra xung đột mâu thuẫn, hoặc những tên đó thấy nàng đẹp nên muốn lợi dụng trêu ghẹo, dù sao tất cả đều bại dưới tay nàng.

Còn có người miệng rộng, nhân cơ hội bỏ đá xuống giếng bôi xấu thanh danh của nàng, nói rằng nàng xấu xa hung ác, động một tý là động thủ đánh nhau, một cái tát có thể làm gãy hết răng hàm của người ta, lại nói nàng ăn nhiều hơn cả heo, của cải trong nhà đều bị nàng ăn sạch…..

Điều này khiến cho nhiều người vốn có ý lại phải rút lui. Cho nên, Hà Kiều Hạnh năm nay đã mười tám tuổi mà hôn nhân vẫn chưa được xác định, cha nương nàng cũng vì chuyện này mà lo lắng phát sầu.

Thật ra việc hôn nhân của Hà Kiều Hạnh cũng không phải là bí mật gì, Hương Đào cũng biết nhưng nàng ấy không cảm thấy có vấn đề gì.

Lúc bà nội còn sống, bà ấy thường nói con người phải biết tự lập, dựa vào bản thân mới có thể sống tốt không lo đói bụng. Mà Hà Kiều Hạnh có sức lực khoẻ mạnh như vậy, dù có lấy chồng hay không thì một mình nàng vẫn sống tốt, hoặc sau này gả đi thì cũng không bị ai bắt nạt.

Hà Kiều Hạnh ở trong sân nói chuyện với Hương Đào, nương nàng lau tay từ phòng bếp đi ra, nói: ”Con đem bao gạo đặt xuống cất rồi đi ra nói chuyện với Hương Đào sau, ôm trong tay mãi không thấy nặng à?”

“Có ba mươi cân thôi, không nặng đâu nương!”

Đường thị trừng mắt: “Lời này con không được nói ở bên ngoài đâu đấy."

Hà Kiều Hạnh cầm theo bao gạo đi về hướng nhà mình, vừa đi vừa nói rằng mọi người đều biết chuyện của nàng cả rồi, giờ nàng có nói như vậy hay không cũng không có gì khác biệt.

“Đừng nói lung tung, Hạnh Tử, con cầm bao gạo vào nhà rồi xuống phòng bếp đi. “



Hà Kiều Hạnh còn tưởng là nàng bảo cất đồ xong đi xuống phòng bếp giúp đỡ, nhưng đi qua mới phát hiện ra không phải, nàng bưng bát nước sôi nguội lên uống, chợt nghe Đường thị nói: ”Sau khi con cầm bao gạo đi ra cửa thì Phí bà tử đã đến đây”.

Phí bà tử là ai?

Là bà mối nổi danh mười dặm tám thôn, con trai bà là người bán hàng rong, thường đi lại các thôn trấn quanh đây, cho nên rất hiểu biết tình hình chung quanh đây. Nếu nhà nào nóng lòng muốn lấy vợ cho con trai, mà sợ mình xem không tốt thì sẽ đến tìm bà, vì bà biết các cô nương trong thôn nào đã đến tuổi mà chưa định ra hôn sự, hơn nữa bà còn có cái miệng rất dẻo, có thể vun đắp nói vào mấy câu lời hay ý đẹp.

Bà mối tới cửa thì có thể có chuyện gì nữa?

Còn không phải là tới làm mai sao?

Tiểu đệ lúc này mới mười bốn tuổi, vậy thì bà ấy đến là vì nàng rồi.

Hà Kiều Hạnh mặc quần áo của người cổ đại, nhưng cốt lõi lại là người của thời hiện đại, nên cũng không cảm thấy ngại ngùng xấu hổ gì, vì thế liền hỏi Phí bà tử đến đây vì ai? Không phải người trong thôn đúng không?

“Nhà họ Trình ở bên kia sông, thôn Đại Dung Thụ”.

"Nhà Trình Lai Tài?”

“Không phải là Trình Lai Tài, mà là con trai thứ ba nhà huynh đệ hắn- Trình Lai Hỉ”.

Sở dĩ nàng biết được Trình Lai Tài là do ông nội từng dùng thuyền đánh cá chở hắn qua sông, lúc đó Hà Kiều Hạnh và tiểu đệ đang cắt cỏ bên bờ cát nên có gặp qua, nàng chỉ có ấn tượng như vậy, còn Trình Lai Hỉ nàng cũng không biết, chứ đừng nói chi là con trai Trình Lai Hỉ.

“Hắn ta bao nhiêu tuổi? Là người nào vậy ạ?”

Đường thị cầm lấy bát không trong tay con gái, rửa sạch rồi đặt lên bệ bếp, rồi cho thêm hai thanh củi khô vào bếp lò trước khi nói: ”Nương cũng không rõ nữa, chỉ nghe Phí bà tử nói tiểu tử kia lớn hơn con một tuổi, bộ dạng tuấn tú, đẹp trai, mười dặm tám thôn khó kiếm được ai bằng hắn."