- 🏠 Home
- Việt Nam
- Người Dưng Chung Nhà
- Chương 4
Người Dưng Chung Nhà
Chương 4
Sau khi cái chuyện kiện cáo kia kết thúc trong êm đẹp. Tôi lại quay về với cuộc sống thường nhật bên gia đình 4 người. Có một ông bố tuyệt vời. Có một ông anh ghét em gái ra mặt . Và có một người mẹ mang niềm đam mê bất diệt với việc tiêu diệt Tuesday
– Alo, bà nói sao?Thằng chồng bà lại đi nɠɵạı ŧìиɧ à?
“…”
– Cái gì? Con nhỏ đó đòi chồng bà bán nhà chia cho nó á?
“…”
– Con ranh này, bà ở đó đợi tôi. Tôi với bà đi đánh bẹp ruột con ruồi ấy.
Tôi lọ mọ từ trên phòng đi xuống, nghe loáng thoáng được phi vụ đánh ghen mới của mẹ. Chạm mặt nhau ở dưới bếp, bà liền nhăn mày, cau có với tôi:
– Sao giờ này mới chịu dậy? Nằm ưỡn ra đấy rồi đợi tôi phục vụ à?
Nhìn vào đồng hồ, thấy bây giờ mới chỉ 6 giờ sáng. Nhưng vì không muốn mẹ bực mình nên tôi đành cúi đầu đáp:
– Con xin lỗi mẹ, tại hôm qua con tác nghiệp về hơi trễ nên…
– Thôi, thôi đừng lí do lí trấu. Giờ tôi đi ra ngoài có việc. Ở nhà lo bữa sáng cho anh và ba cô đi.
– Vâng ạ.
Mẹ Ngọc lườm lườm tôi vài cái rồi mới chịu rời khỏi.
Mẹ đi rồi, tôi xắn tay áo, xuống bếp làm bữa sáng. Tầm khoảng 6 giờ 15 thì anh trai cùng ba tôi cũng từ trên lầu đi xuống. Ba Minh ngồi vào ghế, thấy tôi lục đυ.c đem trứng và bánh mì ra liền hỏi:
– Mẹ đâu rồi con?
– Dạ, mẹ có tí việc nên ra ngoài từ sớm ạ.
Tất nhiên tôi chẳng nói mẹ Ngọc đi diệt tuesday với ba. Vì ông vốn không thích mẹ làm mấy hành động tiêu cực đó. Nhiều lần mẹ và ba đã cãi nhau về việc này. Dù gì ba cũng làm bên mảng pháp luật, vợ suốt ngày gây chuyện như thế hẳn cũng ảnh hưởng đến danh tiếng. Nhưng biết sao được, đã là đam mê trong máu thì khó lòng từ bỏ. Thế nên để êm chuyện, tôi cứ vờ không hay sẽ tốt hơn.
Mới sáng mà vợ mất tích khiếm ba tôi khó chịu. Ông lên giọng quở trách:
– Cái bà này, sáng sớm chả lo cơm nước cho chồng con mà còn chạy đi đâu. Bữa sau con đừng có làm cho bà ấy nữa. Lớn tuổi rồi chứ có phải còn nhỏ nhắn gì đâu mà cứ trốn việc như trẻ con thế.
– Lâu lâu cũng phải để mẹ thư giãn chút chứ ba. – Giọng anh tôi nhàn nhạt cất lên.
Nghe anh trai nói xong, tôi cũng bồi thêm vài câu:
– Dạ, đúng đấy ạ. Với bữa sáng làm cũng đơn giản. Con sẵn tiện rèn luyện kỹ năng bếp núc luôn. Lỡ sau này lấy chồng lại bị trả về thì quê lắm ba ạ.
Nghe chúng tôi nói thế, ba cũng không còn nhắc đến đến mẹ bằng thái độ khó chịu nữa. Chỉ thở dài nhìn tôi:
– Đừng nên hiểu chuyện quá con ạ.
Tôi cười với ba. Tôi biết ông thương tôi. Nhưng một đứa cứ tưởng bị đầm lầy chôn vùi vậy mà vẫn có được một cuộc sống như thế này. Tôi nên hiểu chuyện cũng là lẽ bình thường. Hiểu chuyện với những người cho mình cuộc sống tốt đẹp hơn thì việc gì phải đắn đo.
Vì biết ông anh cả không thích nói chuyện với mình nên nếu tôi cố tình tiếp cận thì chỉ mang nhục vào thân. Thế nên trong cả bữa ăn tôi chỉ nói chuyện với mình ba.
Ăn xong gia đình tôi lại lao vào vòng xoáy công việc thường nhật. Tôi là trong một tòa soạn nhỏ ở trung tâm thành phố. Công việc hằng ngày cũng chỉ quay vòng trong việc lấy tin và viết bài. Sáng đi làm, chiều về nhà, đôi khi thì tác nghiệp ngoài giờ hành chính. Thế thấy, cứ vậy mà tôi đã bu bám nghề này được hơn 2 năm rồi.
– Vy, con ra cổng đi. Có ông nào ấy, nhìn hung hăng lắm, một hai đòi gặp cho bằng được con.
Vừa rời khỏi màn hình vi tính vài phút trước, tôi đang đi mua ly cà phê để lấy lại tỉnh táo thì dì hạnh-lao công trong tòa soạn hớt hải chạy đến thông báo. Ai lại tìm tôi vào lúc này? Hung hăng! Tôi làm gì quen với người có tính cách như vậy. Từ trước đến giờ bản thân cũng chỉ tác nghiệp mấy mảng văn hóa chẳng có gì nổi cộm. Hẳn là không gây thù chuốc oán với mấy thành phần phức tạp trong xã hội.
Tôi ngờ vực hỏi lại:
– Tìm con ạ?
Bác ấy gấp gáp bảo:
– Nhanh lên con ạ. Ông ta đang gây gổ với cha bảo vệ, sắp đánh nhau to luôn rồi kìa.
– Dạ. Con ra ngay.
Dù chưa biết chuyện gì nhưng có gây gổ thì mức độ nghiêm trọng không hề nhẹ. Tôi vội theo dì Hạnh đi ra cổng. Bên ngoài có rất nhiều người đi đường bu kín xem trò.
– Thằng chó, tao đến tìm con tao. Mày cản cái gì? Buông tao ra.
– Cái ông này, đang giờ tòa soạn người ta làm việc. Ông tìm con với cái làm gì? Tôi thấy là ông muốn gây trò. Điên khùng thì đi chỗ khác mà điên.
– Con tao làm ở đây, con tao tên Vy. Mày vào gọi nó ra đây, ba nó muốn gặp.
– Tòa soạn này có mỗi một cô tên Vy mà gia đình họ đoàng hoàng, gia giáo. Ba cô ấy làm hẳn trong bộ tư pháp, chứ làm gì có loại cha như ông. Thôi xéo, xéo cho người bình thường họ nhờ.
Nhiều người bu quanh quá nên tôi chỉ nghe loáng tháng được một tí cuộc cãi vã như vậy. Tôi cố chen vào trong đám đông. Nhìn hai người đàn ông trung niên đang vật nhau ra đất, hô lên:
– Hai chú dừng lại đi. Có chuyện gì vậy ạ?
Hai người kia ngẩng mặt lên nhìn tôi.
– Vy đây rồi. Con xem, chả biết ông này từ đâu mà cứ nhận vờ là ba con. Con ra nói với ông ta một tiếng để ổng phắn, chứ chú nhọc với lão già này lắm rồi.
– Vy, mày không nhận ra ba mày à? Ba là người đẻ ra mày đây.
Lúc đầu, nghe giọng tôi cũng đoán là ông ta, cứ nghĩ có lẽ mình bị ám ảnh quá nên nghe lầm, nào ngờ đó lại đúng là sự thật.
Phải, người đàn ông ăn mặc tồi tàn, rách rưới bị bác bảo vệ kẹp cổ kia là cha ruột của tôi. Dù ông ta già đã già đi nhưng những đường nét cơ bản vẫn chẳng hề thay đổi. Nhất là đôi mắt, đôi mắt dữ tợn mỗi lần muốn ra tay với tôi và mẹ.
Tôi biết tự mình phải giải quyết cuộc gặp không mong đợi này nên nhẹ nhàng nói với chú Lý:
– Chú ơi, người quen của con đấy ạ. Chuyện này chú cứ để con tự giải quyết ạ.
Chú ấy nghe tôi nói thế thì tỏ vẻ sửng sốt:
– Cái gì? Con quen loại người này à?
Ba tôi thì lại được dịp vênh váo:
– Sao? Tao nói rồi, con tao đấy.
– Ba có thôi ngay không? – Tôi cầm lòng chẳng được trước thái độ của ông nên lớn giọng. Bị tôi quát như thế người cha kia mới chịu im lặng.
Chú Lý dường như nhận ra quan hệ chẳng hề đơn giản của chúng tôi nên cũng bỏ tay đang chắn ngang người ba tôi ra, đứng dậy. Chú ấy là lính cụ hồ, thể lực khỏe khoắn, dù đã ngoài 50 nhưng việc hạ gục một người ngông cuồng yếu kém là một chuyện quá dễ dàng.
– Có chuyện gì cần thì bảo chú, loại này không thích hợp để giao du đâu.
– Dạ, con cảm ơn chú.
Chú Lý gật đầu rồi vào trong, nhường lại chỗ cho cha con tôi. Mọi người thấy chuyện hình như đã êm xui nên cũng đều đi hết cả. Cuối cùng chỉ còn mình tôi và cha ruột đứng trước cổng tòa soạn.
10 năm rồi, 10 năm tôi không gặp mà đúng hơn là không muốn gặp người cha này. Nghe lạ nhỉ, con không muốn gặp cha, trên đời chắc chỉ có mỗi mình tôi. Nhưng Những kí ức thơ bé với những lần bạo hành kiếm tô chẳng thể nào dũng cảm để gặp ông ta. Vậy mà người nào đó lại tự đến đây tìm tôi.
– Mình đi chỗ khác nói chuyện, trước cổng tòa soạn con không được tiện cho lắm.
Người cha kia lập tức gật đầu lia lịa, thậm chí còn vui vẻ chọn một quán bên kia đường để hai cha con nói chuyện. Tôi thuận theo ý ông ta qua một quán cà phê 2 tầng, bên trong được trồng rất nhiều cây xanh tạo một cảm giác thanh mát, nhẹ nhàng.
Tôi và ba ruột lên tầng trên.Vừa ngồi xuống ghế, ông ta đã vội vàng nói:
– Con lớn nhanh quá. Cũng may là mày giống mẹ, nếu không ba đã chẳng nhận ra nổi.
Lời vốn dĩ bình thường nhưng rơi vào tai tôi lại thấy rất chướng. Ông ấy làm như rất tiếc nuối vì đã bỏ lỡ quá trình trưởng thành của tôi, trong khi đã từng muốn tôi trải qua sự trưởng thành ấy một cách tệ hại.
Tôi cười nhạt, trả lời cha ruột:
– Con lớn cũng nhờ người khác nuôi, chứ còn ở với ba chắc đã bị bán qua Trung Quốc thì hoặc ở nhà chứa rồi.
– Chuyện cũ rồi mày cứ giữ trong lòng làm gì. Cũng tại chủ nợ hung hăng quá nên ba mới phải làm vậy. Mà cũng nhờ đó mày mới được nhà giàu nhận nuôi. Giờ da trắng mặt trơn như nay.
Đối mặt với sự thấu tình đạt lý kia, tôi chỉ có thể gật đầu thừa nhận:
– Vâng, vâng, con cảm ơn ba.
Nếu năm đó ông ta không chịu lấy tiền rồi giao tôi cho ba Minh. Thì làm sao biết cuộc đời của tôi giờ đã ra nông nỗi gì. Có khi đã trở thành gái ngành chuyên nghiệp đúng như định hướng của ba ruột. Đúng là phải cảm ơn người cha này đã buông tha cho tôi.
Thấy tôi không phản ứng gì, ba ruột được đà lại tiếp tục kể lể:
– Mày cũng vô tâm lắm cơ, theo người ta rồi là chẳng nhòm ngó gì đến ba cả. Ba vào tù mà cũng chớ hề đến thăm. Dù gì mày cũng là con ba, ba nghèo chẳng nuôi được mày nhưng cũng nhờ có tao mới có mày chứ.
– Chứ chả phải ba vào tù thì đỡ hơn bên ngoài à. Cơm ngày ba bữa, không sợ chủ nợ đánh đập. Con nghĩ môi trường trong đó là tốt với ba nhất.
Lúc trước khi biết ba ruột bài bạc, trốn nợ bị khởi tố, tôi vẫn bình thản và suy nghĩ y như những gì mình vừa nói. Môi trường đó là tốt với ba tôi nhất, như vậy mới giúp ông thay đổi, mặc may còn có thể làm lại cuộc đời. ba tôi chắc tạo nghiệp lớn nên mới có một đứa con gái vô tâm, vô phế như tôi. Khi vụ án của ba ra tòa, tôi vẫn ở nhà nghe nhạc, không đến tòa cũng chẳng thèm thăm non ông ta trong suốt thời gian 5 năm tù tội.
Bị tôi phũ như thế , ba ruột lập tức cau mày khó chịu:
– Đi tù là mất quyền công dân, mày không biết à. Cái nhà ấy dạy dỗ mày kiểu gì thế? Ba đi tù mà con lại hớn hở. Lý ra nếu biết chuyện mày phải chạy chọt cho ba ra sớm để còn hòa nhập với cộng đồng chứ.
Tôi hừ lạnh:
– Con đâu dư kinh tế để làm chuyện điên rồ ấy.
– Nghe nói dạo này nhà đó có đứa con đi nước ngoài về, giờ giàu lắm phải không? Giàu mà mà chẳng cho mày được ít nào à?
– Con là con nuôi, gia đình bên ấy nuôi con lớn đến chừng này, cho con học hành đàng hoàng rồi con sao dám đòi hỏi.
– Sao không đòi? Tự dưng có sẵn đứa con. Sướиɠ thế còn gì. Mày ngu lắm. Mày phải cố nịnh nọt vào rồi xin một ít nuôi ba chứ.
– Vậy là ba quên rồi. Lúc ba Minh trả nợ cho ba, ba chẳng nói sau không liên quan gì đến con, xem như con đã chết rồi. Mà chết rồi thì làm sao nuôi được ba nữa.
– Tao đâu nói như thế. – Ông ngân cổ lên cãi. Nhưng thấy tôi hời hợt đưa mắt đi nơi khác, chán nản chả muốn tiếp lời nên xuống nước. – Ừ thì chắc lúc ấy tao say nên tao nói bậy. Ai lại đi tin kẻ say, giờ tao tỉnh này, lời nói hiện tại của tao mới có giá trị. Mày con tao, mày phải nuôi tao.
Nghe người ấy nói chuyện làm tôi muốn phát điên lên, ông ta có quyền gì mà đòi hỏi tôi phải thế này thế nọ:
– Ba đã bao giờ làm tròn trách nhiệm của một người cha chưa? Bán rẻ con mình để trả nợ và tiêu sài. Giờ lại quay lại bắt con phụng dưỡng, ba không thấy mình vô lý à?
– Ừ thì…
Tôi Đứng bật dậy, nói chuyện với cha ruột càng lâu thì kí ức quá khứ dội về ngày càng rõ nét. Từng dòng từng dòng như lưỡi dao cứa vào da thịt. Cơ thể tôi đã đủ mũi khâu rồi, chẳng còn đủ sức để tiếp tục chữa lành vết thương bị bung chỉ.
– Ba dừng ngay việc đến nơi con làm việc đi, ba đến quậy phá om sòm rồi ảnh hưởng đến mọi người. Ba từng đi tù rồi, giờ kiếm cái gì tử tế mà làm. Đừng tiếp tục lao vào cờ bạc, rượu chè nữa. Con sẽ tìm cho ba một công việc để có thể tự nuôi sống bản thân. Còn về việc chăm sóc hay phụng dưỡng ba, xin lỗi con nghĩ ba Minh đã trả đủ cho ba từ 10 năm về trước rồi. Giờ con với ba cũng như người dưng nước lã. Mong ba đừng đi nhận bừa con như thế. Dễ hiểu lầm lắm.
Tôi quay gót bỏ đi. Ba ruột trong này vọng ra nói tiếp:
– Mày bỏ ba mày thế à. Tao là ba mày, là ba mày đấy. Thằng cha đó chỉ nuôi mày chứ có tạo được cho mày cái hình hài này không? Không có tao thì mày làm gì được chào đời. Vy, vy…
Nói nhiều như thế nhưng vẫn không lung lay được tôi, nên ông ấy vội chạy đến, đứng trước mặt con gái. Tất nhiên ông ta sẽ chẳng ngu ngốc tiếp tục vấn đề cũ.
– Mày hứa giúp tao mà đâu cho tao cách thức liên lạc. Mày cho ba số đi, có gì ba gọi mày bàn chuyện tìm việc.
Tôi muốn chấm dứt với ông ta nên thẳng thừng từ chối:
– Con nghĩ mình đừng gặp nhau thêm nữa. Con đưa số cho ba, sau này có gì chúng ta sẽ liên lạc qua điện thoại.
Tôi hôm ấy về nhà, tôi lại mơ về những chuyện đã cũ. Thật kỳ lạ, qua rất lâu rồi mà ký ức trong tôi vẫn chưa thể phôi phai. Giờ mới hiểu tại sao người ta có thể gϊếŧ nhau vì tình. Thì ra tổn thương là một cái gì đó thật dai dẳng.
- 🏠 Home
- Việt Nam
- Người Dưng Chung Nhà
- Chương 4