Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Người Đọc

» Tác Giả: Bernhard Schlink
» Tình Trạng: Hoàn Thành
» Đánh Giá: 9 / 10 ⭐
» Tổng Cộng: 1 Bình chọn
“Thế giới này sẽ đơn giản biết bao khi kẻ ác luôn hiện nguyên hình là một con quỷ dữ... ”- Bernhard Schlink
Không có gì lãng mạn trong lần gặp mặt đầu tiên của họ. Cậu bé 15 tuổi, là học sinh trung học. Còn cô là người soát vé xe điện. Từ trường trở về sau mỗi buổi học, cậu lại lao mình vào cuộc phiêu lưu thầm kín. Nhưng tình sử lãng mạn ấy kéo dài không lâu. Một ngày nọ, Hanna biến mất, rồi xuất hiện trong tình huống khó ngờ... Người đọc, được so sánh với Những kẻ bị cầm tù ở Altona của Sartre và Ván bi-a lúc chín rưỡi của Heinrich Böll, là một trong không nhiều tác phẩm văn học Đức trở thành bestseller trên toàn cầu.
L*иg trong một câu chuyện tình yêu khác thường là nhiều vấn đề lớn liên quan đến sự tiếp nhận quá khứ mà thế hệ hậu chiến Đức phải đối mặt. Nên khi đã đặt xuống rồi cuốn sách nhỏ 200 trang của Bernhard Schlink, bên những bâng khuâng day dứt về tình yêu, người ta sẽ còn ám ảnh khôn nguôi về cuộc chiến đã tước đoạt hàng triệu sinh mạng, và để lại dấu hằn vĩnh viễn trên số phận bao người còn lại...
Người đọc là tác phẩm gây tranh cãi mạnh ở Đức, nơi người dân cho đến nay vẫn chưa hẳn thỏa mãn với cách giải quyết các tàn dư lịch sử từ thời phát xít và Thế chiến II. Trong một bài phỏng vấn, Bernhard Schlink cho rằng các nhà phê bình đã hiểu lầm tác phẩm này của ông. Được dịch ra hơn 40 ngôn ngữ và quảng bá rộng rãi, Người đọc thể hiện rõ rệt tính cách người Đức với phần thế giới còn lại, ngay cả khi sự cảm nhận thường mang nặng tính chủ quan và ảnh hưởng văn hóa từ phía người thưởng lãm.
Chương 1
Hồi mười lăm tuổi tôi bị viêm gan. Bệnh phát vào mùa thu và dứt vào mùa xuân. Tiết trời càng lạnh và càng tối thì người tôi càng yếu đi. Sang đến năm sau thì tình hình mới khá lên. Tháng Giêng trời ấm, mẹ kê giường cho tôi ra ngoài bao lơn. Tôi nhìn thấy bầu trời, mặt trời, mây và nghe thấy lũ trẻ chơi trong sân. Sẩm tối một ngày tháng Hai tôi nghe con chim két hót.

Gia đình tôi ở trên tầng ba một ngôi nhà bề thế xây hồi cuối thể kỷ ở phố Blumenstrasse. Lần đầu ra đường, tôi đi từ nhà đến phố Ga. Vào một ngày thứ Hai trong tháng Mười, trên đường từ trường về nhà tôi đã bị nôn. Đã từ vài hôm tôi thấy yếu trong người, yếu như chưa bao giờ yếu thế trong đời. Chân cẳng nặng như chì. Ở nhà hay đến trường, mỗi khi lên thang gác là tôi không nhấc nổi chân. Ăn uống cũng không vào. Ngay cả khi đói bụng ngồi vào bàn thì chẳng mấy chốc đã ngán tận cổ. Sáng sớm ngủ dậy mồm khô khốc, có cảm giác gan ruột nặng như đá và nằm sai chỗ trong cơ thể. Tôi xấu hổ vì yếu nhược như thế. Tôi càng xấu hổ khi bị nôn. Đó cũng là chuyện chưa xảy ra lần nào trong đời. Mồm đầy ứ, tôi mím chặt môi định nuốt xuống, tay bưng mồm nhưng vẫn nôn ộc ra kẽ tay. Rồi tôi dựa vào tường nhà, nhìn đống nôn dưới chân và ọe ra chất nhầy nhàn nhạt.

Một người phụ nữ chạy lại giúp tôi, và cô làm việc đó một cách thô bạo. Cô tóm tay và xềnh xệch lôi tôi qua một hành lang tối đi và sân sau. Phía trên là dây phơi quần áo chăng từ cửa sổ này qua cửa sổ kia. Ngoài sân xếp đầy gỗ, trong nhà xưởng mở toang có tiếng lưỡi cưa rít và mùn cưa bay. Bên cạnh cửa vào sân có vòi nước. Người phụ nữ mở vòi, trước tiên rửa tay tôi, rồi cô hứng nước trong lòng bàn tay khum khum táp vào mặt tôi. Tôi lấy khăn mùi soa lau khô mặt.

“Cầm lấy cái kia!” Bên cạnh vòi nước có hai cái xô, cô lấy một cái và vặn nước vào. Tôi hứng nước vào cái xô thứ hai và đi theo cô qua hành lang. Cô lấy đà thật mạnh, mước hắt tóe xuống vỉa hè và cuốn bãi nôn xuống cống. Cô lấy xô nước kia khỏi tay tôi và xối thêm lần nữa xuống vỉa hè.

Cô đứng thẳng lên và thấy tôi khóc. “Cậu bé,” cô ngạc nhiên nói, “kìa cậu bé.” Cô choàng tay ôm tôi. Tôi không cao hơn cô là mấy. Tôi cảm nhận bầu vυ" cô áp vào ngực mình, ngửi thấy hơi thở hôi hám của chính mình cùng mồ hôi mới của cô trong vòng tay ôm chặt và không biết để hai tay vào đâu. Tôi thôi khóc.

Cô hỏi nhà tôi ở đâu, đặt xô vào hành lang rồi đưa tôi về nhà. Cô đi cạnh tôi, một tay cầm cặp xách của tôi còn tay kia nắm tay tôi. Đường từ phố Ga về Blumenstrasse không xa. Cô đi nhanh và dứt khoát, làm tôi cũng dễ bước theo. Đến trước cửa nhà tôi cô chia tay.

Ông bác sĩ mà mẹ tôi mời đến nhà cùng ngày hôm ấy chẩn đoán chứng viêm gan. Một hôm nào đó tôi kể cho mẹ nghe về người phụ nữ. Nếu không thì tôi đoán là mình cũng chẳng đến thăm cô. Song đối với mẹ tôi thì dĩ nhiên là khi nào khỏe trở lại tôi nên bỏ tiền túi mua một bó hoa, đến chào và cảm ơn cô. Vậy là cuối tháng Hai tôi đi đến phố Ga.

🎲 Có Thể Bạn Thích?