- 🏠 Home
- Linh Dị
- Dị Giới
- Người Canh Giữ Giấc Mơ
- Chương 23: Tấm ảnh cũ
Người Canh Giữ Giấc Mơ
Chương 23: Tấm ảnh cũ
Tôi nghe thấy tiếng nói của bà lão trong nhà, cả người chấn động, rất rõ ràng, bà lão này biết người gù lưng trong thôn, hơn nữa, có thể nghe ra từ trong lời nói, bà ấy không chỉ biết, mà ông Trường Nguyên cũng biết, nhưng vì sao ông Trường Nguyên lại không muốn nói cho chúng tôi biết cơ chứ?
- Ông già, ông không biết đó thôi, tôi vẫn còn nhớ rõ lắm.
Trong phòng lại truyền ra tiếng nói của bà lão.
Tôi còn chưa kịp hỏi bà lão một chút người bà lão nói là ai, đã thấy ông Trường Nguyên nhặt cái mẹt dưới đất lên, cầm làm vũ khí, đánh tới chỗ chúng tôi, thấy ông già đã thật sự nổi giận, không có biện pháp, cũng chỉ đành lui ra ngoài trước.
Ông lão đuổi chúng tôi ra tận ngoài sân, lúc này mới thở phì phò đứng bên trong khóa trái cửa, nhìn qua khe hở, tôi thấy rõ cái mẹt trong tay ông lão rơi xuống đất, cám gà trong cái mẹt vung vãi đầy dưới đất, tất cả đàn gà con đều ào tới tranh giành nhau, nhưng chỉ có một con gà con, đứng im tại chỗ, máy móc mổ lên mặt đất, ánh mắt vẫn như trước, nhìn tôi chằm chằm không nhúc nhích, giống như, ở trong mắt nó, tôi còn tràn đầy hấp dẫn hơn so với đống cám gà kia.
Thời khắc cuối cùng ông lão đóng cửa lại, còn chỉ tay vào mũi tôi mắng:
- Thằng kia, bản thân mày đã sắp người không ra người quỷ không ra quỷ rồi, vẫn còn thời gian quan tâm chuyện người khác? Nhà tao không thích mày, sau này mày đừng đến nhà tao nữa!
Nói xong, ông lão lại chỉ Trần tiên sinh nói:
- Còn cả anh, anh cũng thế, sau này không được phép đến nhà tôi!
Sau đó, ông Trường Nguyên đóng sầm cửa lại, còn buộc chặt cửa từ bên trong, xem ra đúng là không hy vọng chúng tôi lại vào nhà bọn họ.
Tất cả biến hóa quá nhanh, nhanh đến mức tôi còn chưa chuẩn bị xong tinh thần để ứng biến, nhưng đã kết thúc rồi.
Vương Thanh Tùng nhìn chúng tôi, sắc mặt xấu hổ cười cười, nói với Trần tiên sinh:
- Trần tiên sinh, ông đừng chê bai, người già lớn tuổi, tính tình khó tránh khỏi có chút quái gở.
Đối với giải thích của Vương Thanh Tùng, tôi và Trần tiên sinh chỉ cười không đáp, rõ ràng, câu nói của ông ấy, đến bản thân ông ấy còn không tin nổi, chúng tôi thì lại càng không tin.
Nhưng ít nhất tôi có thể khẳng định một chuyện, trong thôn đúng là đã từng có một người gù, chỉ là không rõ vì sao ông Trường Nguyên không chịu nói cho chúng tôi biết, còn không cho bà lão nói.
Nghe giải thích của Vương Thanh Tùng, Trần tiên sinh xua tay:
- Không sao, bí thư thôn cứ đi bận việc của mình, tôi và thằng bé này đi về trước đây.
Vương Thanh Tùng lại liên tục nói vài tiếng xin lỗi, lúc này mới mỗi người đi một ngả.
Trên đường trở về, tôi hỏi Trần tiên sinh:
- Vừa nãy vì sao ông cụ nhìn rõ mặt cháu, lại đột nhiên trở mặt? trở mặt còn nhanh hơn lật sách!
Trần tiên sinh nói:
- Vì sao thì tôi không biết, nhưng tôi biết vị trong nhà kia, âm khí rất nặng!
Tôi kinh ngạc, vội vàng hỏi:
- Ông là nói, có khả năng bà lão là thứ không sạch sẽ?
Trần tiên sinh lắc đầu:
- Tôi không rõ, có điều hẳn không phải thứ tốt lành.
Sau khi đi được một đoạn, tôi nhớ tới câu nói của ông Trường Nguyên trước lúc đóng cửa, vì thế tôi lại khẩn trương hỏi Trần tiên sinh:
- Vừa nãy ông Trường Nguyên nói ‘người không ra người quỷ không ra quỷ’, là có ý gì ạ?
Không ngờ Trần tiên sinh lại cười nói:
- Có lẽ ông già nhìn thấy đôi giày âm đeo trên chân cháu.
Tôi còn chưa hiểu rốt cuộc đã có chuyện gì xảy ra, Trần tiên sinh lại nói tiếp:
- Người bình thường tới một độ tuổi nào đó, đều sẽ nhìn thấy những thứ người khác không thể thấy, cháu đã đeo đôi giày âm của người gù tối qua, ba hồn bảy vía trở nên có chút mơ hồ, rất có khả năng đã bị ông già nhìn ra, cho nên mới nói cháu người không ra người quỷ không ra quỷ.
Tôi vội hỏi, vậy phải làm sao bây giờ?
Trần tiên sinh nói:
- Chờ tới tối tôi cởi đôi giày âm kia ra cho cháu là xong rồi.
Thấy Trần tiên sinh nói chắc chắn như đã định liệu kỹ lưỡng trước trong lòng, cũng am tâm rất nhiều, bản lĩnh của Trần tiên sinh tôi đã nhìn thấy vài lần, hiện tại, càng ngày càng bội phục ông ấy.
Trần tiên sinh đột nhiên nghĩ đến cái gì, hỏi tôi:
- Vừa nãy cháu nhìn thấy thứ gì trong sân nhà bí thư thôn vậy, mà lại dọa cháu thành bộ dạng này?
Tôi ồ một tiếng, sau đó miêu tả hình dáng đầu đuôi xuôi ngược con gà con cho Trần tiên sinh nghe.
Trần tiên sinh có chút đăm chiêu bước đi, tôi đi theo sau không nói gì, tôi biết, Trần tiên sinh đang suy nghĩ.
Không lâu sau, Trần tiên sinh lại hỏi tôi:
- Cháu còn nhìn thấy ở nơi khác không?
Tôi nói, nhìn thấy! tôi nhìn thấy một con gà con giống hệt như vậy ở nhà ông Trường Nguyên, hơn nữa, ánh mắt của chúng, đều giống nhau, cho nên tôi mới cảm nhận được kỳ quái.
Trần tiên sinh cúi đầu nghĩ ngợi một lát, lại hỏi tôi:
- Đó là ánh mắt thế nào, cháu còn nhớ không?
Tôi đương nhiên nhớ rõ, tôi nói:
- Ánh mắt đó, hình dung thế nào nhỉ, thật giống như, cháu là con mồi của nó!
Tuy rằng tôi biết một con gà con không có lực sát thương đối với một người trưởng thành, nhưng tôi cảm thấy ánh mắt nó nhìn tôi, lại giống như của một con dã thú hung mãnh đang nhìn con mồi.
Trần tiên sinh nghe xong, cũng hơi kinh ngạc, một con gà con, vì sao lại có ánh mắt như vậy? cho nên ông ấy nói:
- Tôi không nhìn thấy, cho nên hiện tại không nói rõ được là thứ gì, đợi tới tối bọn họ đi ngủ rồi, chúng ta lại đi xem tình hình thế nào.
Tôi vốn cũng không có ý kiến gì, đành phải gật đầu đồng ý.
Về đến nhà, phát hiện bố tôi vẫn ở nhà, hình như đang tìm cái sọt đi thu ngô, những năm gần đây, đều là bố tôi gánh vác gia đình này, nhìn mái tóc dần dần bạc đi của bố, tôi bỗng thấy đau lòng. Thế là tôi cũng đi tìm một cái sọt, đeo lên lưng cùng bố tôi ra ngoài, Trần tiên sinh nói ông ấy muốn đi ngủ trưa, nên không đi cùng, chuyện này vốn là chuyện của nhà chúng tôi, lẽ nào còn muốn để một người ngoài như Trần tiên sinh cùng ra đồng làm nông? Nếu chuyện này bị truyền đi, căn bản không còn mặt mũi gặp người.
Bố thấy tôi cũng đi ra, cười hỏi:
- Con làm gì đấy?
Tôi đáp:
- Con đi thu ngô cùng bố!
Bố tôi lại nói:
- Con sao làm được những việc đồng áng này, con mau về đi.
Tôi đáp:
- Đừng lo, lúc nhỏ cũng chưa phải chưa từng làm qua.
Bố tôi đành mặc kệ, để cho tôi cùng đi ra đồng.
Trên đường, tôi thấy bốn phía không có ai, liền hỏi bố:
- Bố, lúc hạ táng ông nội, bố có chôn cùng thứ gì cho ông không?
Bố tôi nghĩ nghĩ, nói:
- Hình như đặt một đôi khuyên tai, là mẹ con đặt, cũng không đặt thứ gì khác vào.
Tôi lại hỏi:
- Bố, mọi người không đem cái quạt hương bồ của ông đi chôn cùng sao ạ?
Bố tôi nói:
- Lúc trước cũng muốn chôn cùng, nhưng không tìm thấy cây quạt đâu, cũng không biết đã bị ông giấu đi đâu rồi.
Tôi ồ một tiếng, nên hỏi đều đã hỏi, cũng không còn gì để nói nữa.
Sau khi ra tới đồng, tôi cảm thấy nơi này có chút quen thuộc, giống như trước kia đã từng tới --- không đúng, hình như mới tới qua chưa bao lâu, tôi cẩn thận nghĩ ngợi, chỉ trong giây lát đã bừng tỉnh, đây không phải là nơi người gù dẫn tôi đi qua hay sao?
Tôi hồi tưởng lại con đường tối qua người kia dẫn tôi đi, hắn muốn đưa tôi đến ngọn núi phía đối diện, ngay sau đó, tôi hỏi bố:
- Bố, phía đối diện là nơi nào?
Bố tôi nói, không phải một ngọn núi, thì còn có thể là nơi nào chứ?
Sau đó, suốt cả buổi chiều, tôi đều bận rộn cùng bố, mãi cho đến lúc ăn cơm tối, bố và mẹ tôi xuống đồng, nhặt những bắp ngô dưới đất cho lên sọt cõng về. Trần tiên sinh nói ông ấy muốn đi chuẩn bị ít đồ, buổi tối cần dùng để cởi giày cho tôi, còn bảo tôi không được đi lung tung, nhất là lúc trời sắp tối, tốt nhất không được ra khỏi cửa, có chuyện gì, đợi ông ấy về rồi nói.
Một mình tôi ở nhà, trong lòng nghĩ dù sao cũng không có gì làm, lại bắt đầu lục tung phòng tìm quạt hương bồ của ông nội, nếu đúng như lời bố tôi nói, quạt hương bồ không bị chôn cùng, vậy nhất định còn ở trong nhà, chỉ là, rốt cuộc nó đang ở đâu?
Lật đi lật lại, vẫn chưa tìm thấy quạt hương bồ, ngược lại, còn tìm thấy vài quyển sách giáo khoa từng học lúc nhỏ, đặt trong một cái thùng gỗ lớn ở góc tường, bên trong toàn bộ đều là sách, có quạt hương bồ hay không không phải chỉ liếc mắt là thấy, cho nên, lúc trước cũng không để ý tới, trong lòng tôi nghĩ dù sao trong chốc lát cũng không thể tìm thấy quạt hương bồ, còn không bằng xem lại hồi ức của mình lúc ban xưa.
Tôi cầm lên một quyển sách giáo khoa, lật xem những vết tích tháng năm lưu lại trên trang giấy, trong lòng trăm mối cảm xúc ngổn ngang. Nếu ông nội còn sống trên đời, nhất định sẽ yêu cầu tôi đọc một đoạn bài khóa, sau đó, mặc kệ là có nghe hiểu hay không,dù sao đều cũng sẽ nói, cháu trai ông đọc hay quá, tương lai nhất định đỗ Trạng Nguyên.
Giọng nói và nụ cười vui vẻ của ông nội vẫn còn, chỉ là trời và đất đã cách xa vĩnh viễn, nghĩ mãi nghĩ mãi, trước mắt tôi mơ hồ, hai mắt ngấn lệ, tôi dường như lại thấy được gương mặt tươi cười hiền hậu của ông nội.
Đột nhiên, một tấm ảnh rơi ra từ trong cuốn từ điển, hình chụp trên ảnh là một căn nhà cũ, sau căn nhà là núi xanh, trước nhà có một đôi trai gái trẻ tuổi, người nam cực kỳ giống ông nội, hẳn là được chụp lúc ông còn trẻ, mà phía sau tấm ảnh, còn có một hàng chữ viết nhỏ rất đẹp, viết:
‘Cửu Sư Bái Tượng, cuối cùng chúng ta cũng tìm thấy rồi.’
- 🏠 Home
- Linh Dị
- Dị Giới
- Người Canh Giữ Giấc Mơ
- Chương 23: Tấm ảnh cũ