Chương 26: NGHIỆT DUYÊN BẮT ĐẦU TỪ VINH LỘC ĐẠI PHU

-No chưa? - Phục Thăng vừa đưa chiếc khăn lạnh cho cô vừa hỏi.

Ngọc Phương gật đầu, nhận lấy khăn lau miệng. Phục Thăng chỉ về hướng bên kia đường:

-Bên đó chính là trạm xe buýt, tính tiền xong anh dẫn em qua.

Ngọc Phương vẫy tay với bà chủ:

-Cô Ba ơi, tính tiền.

Phục Thăng định móc bóp ra lấy tiền thì bị Ngọc Phương đưa tay cản lại:

-Lần này để em trả.

-Em có tiền ? Hôm nay mới đi làm ngày đầu mà. - Phục Thăng ngạc nhiên quá đỗi.

Cô bé cười hì hì:

-Ông chủ thấy thương tình nên ứng trước cho em, anh không phải lo.

Bà chủ quán nháy mắt với Phục Thăng:

-Có bạn gái đã xinh đẹp, tính tình lại dễ thương thế này. Hèn gì tôi đòi làm mai cho mà cậu không chịu hén.

Hôm nay cô Ba bán phở quá xui, nên đã chạm phải "nọc" của Ngọc Phương. Vừa nghe đến hai chữ "làm mai" của bà ta, Ngọc Phương đứng dậy đến gần bà chủ, lạnh lùng cất lời:

-Ở đời có bốn cái ngu. Làm mai, lãnh nợ, gác **, cầm chầu. Tốt nhất cô đừng phạm phải đệ nhất "ngu" trong bốn cái đó.

Tự nhiên bị xỉa xói, bà chủ quán không phải tay vừa, tỏ ngay thái độ sừng sộ với Ngọc Phương:

-Mắc gì cô phải nặng lời ngu này ngu nọ với tôi, tôi chỉ....

Ngọc Phương nhìn thẳng vào mắt bà ta, sát khí bốc lên ngùn ngụt. Bà chủ quán phở toát mồ hôi lạnh, im bặt không dám nói gì nữa. Ngọc Phương

hỏi:

-Cô tính tiền phở bao nhiêu?

Cô Ba bán phở cúi gầm mặt, nói lí nhí trong miệng:

-Dạ, dạ.. sáu mươi ngàn.

-Cô tính sót, tôi thấy giá trên thực đơn ghi rõ ràng phở thập cẩm sáu mươi ngàn, phở tái nạm bốn mươi lăm ngàn. - Ngọc Phương xòe tờ hai trăm ngàn trước mặt bà chủ.

-Dạ, cô.. cô đưa bao ... bao nhiêu cũng được. - Bà chủ run người, nói năng lắp ba lắp bắp.

-Ừ , tổng cộng ba tô là một trăm sáu mươi lăm ngàn, tôi đưa bà hai trăm ngàn.



Bà chủ đưa hai tay nhận lấy tờ tiền của Ngọc Phương. Vốn dĩ tiền chỉ là tờ giấy, nhưng khi nhận nó từ tay Ngọc Phương, cô Ba bán phở có cảm giác giống như đang cầm một khối tạ vậy. Bàn tay cô ta run lên bần bật, Phục Thăng nhìn cảnh ấy không khỏi thở dài, anh lên tiếng trấn an:

-Không có gì đâu, cô Ba cứ bình tĩnh...

Đến anh mà còn sợ thì nói chi bà chủ phốp pháp kia, Ngọc Phương gằn giọng:

-Phải đó, bình tĩnh đi, thối lại tiền cho tôi.

Bà chủ quán chưa kịp hoàn hồn, thì hồn vía tiếp tục thăng thiên tập hai theo tiếng gằn của Ngọc Phương. Cô ta mở cửa cái hộc chứa tiền thối cho khách mà quýnh quáng cả lên, đến nỗi làm rơi cả hộc đựng tiền xuống đất. Phục Thăng thấy cô ta bị Ngọc Phương làm cho hồn vía lên mây, không khỏi mủi lòng, anh đi qua quầy tính tiền nhặt giúp tiền cho bà chủ rồi vỗ nhẹ vai mấy cái hầu giúp cho cô ta bình tĩnh trở lại. Anh nhặt hết tiền cho vào hộc, mang giúp đặt lên kệ, ôn tồn bảo:

-Tôi lấy ba mươi lăm ngàn tiền thối, chúng tôi đi đây, cô Ba đừng suy nghĩ nhiều.

Lấy tiền thối xong, anh kéo nhẹ tay Ngọc Phương, dẫn cô ra ngoài. Lúc nhìn lại, anh thấy những thực khách trong quán không ai nói với ai một lời nào, cắm cúi ăn ăn uống uống. Hai ngưòi vừa rời khỏi quán, tiếng xì xào lập tức vang lên:

-Nhỏ đó nhìn đẹp mà dữ quá.

-Ừ đẹp mê hồn nhưng dữ thì kinh hồn.

-Cô Ba bình thường không phải dạng vừa mà còn bị xếp re cái tẹt.

-Tội nghiệp anh chàng đó...

-Tội nghiệp cái gì? Có vợ đẹp vậy, dữ cỡ nào tao cũng chịu nha.

..............

Phục Thăng dẫn Ngọc Phương băng qua đường, đến chỗ trạm xe buýt. Anh quay qua nhìn thấy Ngọc Phương đang nhìn mình không chớp mắt, anh mỉm cười:

-Có gì muốn nói với anh à?

Ngọc Phương cụp mắt xuống, đưa tay vén tóc mai qua vành tai, nhỏ nhẹp đáp:

-Anh có cảm thấy em rất đáng sợ không?

Phục Thăng cười lớn:

-Trên đời này có người con gái nào như em chứ. Một đạp bay cánh cửa, một cái trừng mắt cũng khiến người nổi tiếng hung dữ nhất nhì khu này phải kinh hồn bạt vía. Nhưng mà... anh không thấy em đáng sợ, anh thấy em rất đáng yêu.

-Thật không? - Ngọc Phương mỉm cười.

-Thật mà, em đúng gu của anh đó. Anh thích mẫu người phụ nữ đầu đội trời chân đạp đất như em. Anh không thích mấy cô gái nhu mì, hiền lành.

Ngọc Phương tắt hẳn nụ cười trên môi:

-Hình như anh đang mắng mỏ, xách mé em thì phải.



-Nào có, giờ nhìn tấm bảng ở trạm nè. - Phục Thăng vội vàng xoay câu chuyện về đúng hướng.

Ngọc Phương nhìn theo tay anh chỉ. Ngay cạnh hàng ghế ngồi là một tấm bảng đồ lớn. Trên đó có vẽ các tuyến đường được đánh nhiều số khoanh tròn khác nhau. Phục Thăng chỉ vào một biểu tượng trên đó rồi nói:

-Em nhìn đi, cái dấu này là vị trí trạm xe nơi chúng ta đang đứng. Cứ năm phút sẽ có một chuyến xe ghé đến trạm này.Mỗi chuyến xe có ghi một số rất to ở trước và sau xe.

Ngọc Phương gật đầu:

-Hiểu rồi, ở đây sẽ có các xe 06, 05, 19 và 83 dừng đón khách ở đây. Nhưng làm sao để biết mình phải lên xe nào?

Phục Thăng kéo cô lại sát gần tấm bản đồ hơn rồi hỏi:

-Công ty của em ở đường nào?

-145 Nguyễn Cư Trinh.

-À, nếu vậy thì em phải có mặt ở bến xe này lúc một giờ trưa, sau đó lên xe số 06. Khi xe 06 đến trạm thứ hai, em bấm nút xin xuống. Đứng ở trạm đó, đón xe số 17, đi thêm hai trạm nữa là đến. Khi xuống xe, nhớ đi bộ thêm hai mươi mét nữa là sẽ đến số 145 Nguyễn Cư Trinh. - Phục Thăng tận tình chỉ dẫn.

Ngọc Phương gật gù:

-Lúc về em sẽ đón xe theo thứ tự ngược lại là được, đúng không?

Phục Thăng giơ ngón tay cái lên trước mặt cô, Ngọc Phương ngây thơ hỏi:

-Ám hiệu gì vậy?

Phục Thăng vỗ trán cười lớn:

-Không phải ám hiệu mà gọi là ra dấu. Khi em giơ một ngón tay cái trước mặt ai là thể hiện mình đang khen ngợi người đó. Trưa nay anh đi theo em một lần cho rành rẽ.

Ngọc Phương gật đầu, gương mặt có vẻ hơi đăm chiêu. Phục Thăng cúi xuống ngang với tầm mắt của cô rồi hỏi nhỏ:

-Sao bỗng dưng lại buồn, không thích anh đi theo à?

Ngọc Phương khẽ đáp:

-Không, anh đi theo em vui lắm, mà em hỏi nè. Khi em nói đường Nguyễn Cư Trinh, anh có ấn tượng gì không ?

-Là tên đường thôi mà, ấn tượng gì chứ? À, mà hình như nhiều đời trước đây, có nghe nói nhà anh cũng có làm gì đó liên quan đến ông ấy. Dù sao cũng là chuyện xa xưa, thời cố lũy cố lai, không quan trọng gì mấy.

Ngọc Phương khẽ cười:

-Mình về nhà thôi.

Đặng Phục Thăng, anh nào có biết ở kiếp trước, anh chính là học trò giỏi nhất của Vinh Lộc Đại Phu Nguyễn Cư Trinh. Người mà Trương Phúc Loan e sợ đến mức không dám đυ.ng đến ông ấy. Chính vì vậy khi Vinh Lộc Đại Phu mất, nghĩa phụ đã đích thân sai em đến gϊếŧ anh để diệt trừ hậu hoạn. Mối nghiệt duyên này cũng bắt đầu từ đây. Một khi anh biết được điều em đã làm với anh, anh sẽ đối xử ra sao với em đây.

Ngọc Phương nghĩ đến đó cảm thấy buồn tênh, trong lòng trống rỗng. Cô đi theo Phục Thăng về nhà mà như một thể xác không hồn.