Chương 32

" Sư phụ, con nghĩ chúng ta nên tự trồng tự nuôi để tự cung tự cấp.." Tiêu Thư nói bằng giọng ngây ngô.

Xoa xoa đầu đứa nhỏ Mộc Thanh khẽ giải thích " Chúng ta không thể tự cung tự cấp theo cách con nói được, đất đai ở trên núi cằn cỗi cách xa nguồn nước tưới tiêu rất khó để nuôi trồng."

Bản thân Mộc Thanh cũng chẳng hiểu tại sao mình lại giải thích kĩ càng như vậy với một đứa nhỏ bốn tuổi nữa.

Sau một hồi im lặng thì Thịnh Ưu lại lên tiếng " Việc này có gì khó, chỉ cần cải tạo đất và tích trữ lượng nước.."

Nghe giải thích từ một đứa bé đang ngồi trên đùi mình Mộc Thanh có chút quay cuồng. Đây có còn là một đứa trẻ nữa hay không hoặc chăng là do làm việc quá sức nên nàng mới sinh ra ảo giác.

Vì Tiêu Thư nói rất chính xác và độ thực hiện rất cao, ngay ngày hôm sau Mộc Thanh cho đệ tử còn lại xuống núi để xin những con giun đất.

Đạo sĩ đi xin giun đất? Lần đầu tiên thấy chuyện khó hiểu như vậy khiến không ít thôn dân náo nào hỏi chuyện.

Không chỉ thôn dân mac những đệ tử được phái đi cũng khó hiểu. "Tam sư tỉ, sư thúc bảo chúng ta làm vậy để làm gì?" một nữ đệ tử thắc mắc.

Vị tam sư tỉ kia cũng chính là người tới báo cho Mộc Thanh chuyện sắp hết lương thực cũng bày ra một mặt không biết chỉ giải thích qua loa cho sư muội.

Sau một ngày hôm đấy, đệ tử xuống núi đào được rất nhiều giun đất. Họ theo sự chỉ bảo của sư thúc đào tơi các mảnh đất xung quanh bãi cỏ, vừa dọn cỏ vừa thả giun xuống để giải quyết tạm thời.

Sáng hôm sau, thay vì đào giun như hôm trước thì công việc trở nên nặng nhọc hơn. Các đệ tử tập trung xử lí vùng đất tốt cỏ để thả giun và gieo trồng những hạt giống có sẵn.

Mộc Thanh không phải chỉ đứng ra chỉ đạo mà ban hành một loạt nhiệm vụ rồi cũng làm công việc của mình.

Tiêu Thư theo những gì nhớ lại của rất lâu trước kia tạo ra một bản vẽ xấu khủng khϊếp. Nhìn thấy bản vẽ đó Mộc Thanh có chút muốn bỏ cuộc nhưng cuối cùng theo lời đồ nhi nói thì đã phác thảo xong việc cần làm.

Mộc Thanh cảm thấy vô cùng khó hiểu, đồ nhi này của mình chẳng bao giờ đi đâu xa sao lại biết những thứ mà cả nàng cũng không biết.

Gặng hỏi rất nhiều lần thì chỉ nhận được lời giải thích mập mờ kiểu như do con mơ thấy, do con nghe kể... Mặc kệ cho lí do là gì nhưng cảm thấy điều này rất thiết thực.

Trong vòng một tuần thì thiền viện đã đào được một chiếc hồ rất to chứa nước. Nhưng khổ nỗi mùa mưa đã qua giờ chuẩn bị tới mùa hanh thì kiếm nước kiểu gì.

Tiêu Thư không để ý chuyện này nên có chút khó xử. Nhớ lại ở trên một số vùng cao có sử dụng gùi nước nhưng bao nhiêu gùi mới đủ. Những hạt giống kia cũng sắp nảy mầm cũng cần rất nhiều nước.

Suy nghĩ một hồi lâu Tiêu Thư nghĩ ra cách dẫn nước vào trong hồ. Một mặt thuận lợi là tông môn cách dòng suối tự nhiên không quá xa nên dùng nhưng thanh trúc to dẫn nước vào được.

Nói lại cách này với sư phụ, y cảm thấy khá ổn nên triển khai ngay. Cứ vậy ngày qua ngày nước đã đầy một phần của hồ, rau củ cũng phát triển khá tốt.

Các đệ tử rời đi cũng đã trở về thiền viện, thấy sự thay đổi của tông môn thì hết lời khen ngợi Mộc Thanh. Mộc Thanh chối liên tục nhưng lời nói chỉ ngập ngừng.

Thịnh Ưu còn rất nhỏ nhưng đã nghĩ ra được những cách hay như vậy, nếu truyền ra ngoài ắt có hoạ. Tiêu Thư cũng đoán được dụng ý này nên không có ý kiến gì cả.

Lương thực một phần được lấp đầy, nữ tu dùng rau củ đổi lấy tiền. Theo lời Mộc Thanh thì mọi người mua ít giống cây chịu hạn tốt, một số rau củ. Một số tiền thì trích ra mua ít giống loài.

Những tu sĩ ở đây không phải thầy tu Phật đạo nên không khẩu tu không sát sinh. Chỉ là bình thường quá nghèo nên không quen nếm mùi thịt cá nên tốt hơn một chút cũng chẳng đòi hỏi.

Họ biết Mộc Thanh có dụng ý của mình nên nghe theo. Phân chuồng được cải tạo một cách thân thiện với thiên nhiên khiến chúng trở thành phân bón đầy hữu ích.

Nạn đói của thiền viện được giải quyết. Mùa đông ấy không có một ai bị chết vì đói vì bệnh cả, ai ai cũng rất vui. Quần áo được cải tiến từ những cây đay, lanh, bông vô cùng ấm áp.

Ngoài ra còn trông thêm cây dâu để nhằm mục đích nuôi tằm dệt vải. Từng loại cây cứ thế mọc lên trong thiền viện nghèo túng.

Nhờ có khu vườn cùng lượng nước được dự trữ và một ngày tự tiếp thêm bởi dòng suối nên đã có khá nhiều kinh phí sắm sửa đồ đạc.

Mùa đông tại đây rất lạnh, Thịnh Ưu chuyển sang phòng của Mộc Thanh ở. Sư phụ vì cảm thấy Thịnh Ưu nhỏ bé sợ nàng không chịu được lạnh nên ngày ngày bồi dưỡng nàng.

Những đứa bé dưới núi hay bắt nạt Thịnh Ưu cũng ít xuất hiện hơn. Từ sau khi Tiêu Thư nhập vào xác của Thịnh Ưu chúng không thấy đứa bé gái kia đâu. Nếu có thấy cũng là đi đến một vị tỉ tỉ đầy nghiêm khác kia.

Chúng biết đấy là sư phụ nàng, chúng không dây vào được nên cũng chẳng thể bắt nạt nó. Đông đến không thể lên núi nên dần dần chúng quên đi đứa nhỏ đó là ai.