Quyển 1 - Chương 23

Editor: Phác Hồng

Nắng chiều bảng lảng, Trầm Thanh Hiên ngồi trước bàn cầm một phong thư mỏng, y một tay chống cằm, vừa đọc vừa nghĩ phải hồi âm thế nào đây. Mệt mỏi đánh một cái ngáp, trông dáng vẻ thật là lười biếng. Trầm đại thiếu gia ngáp dài, cả nước mắt cũng muốn chảy ra. Y vội buông thư dụi mắt, xoa nhẹ một lát rồi dứt khoát nằm sấp trên bàn, vùi mặt vào trong khuỷu tay, xem chừng đã muốn ngủ rồi.

Phía sau là Y Mặc đang nghiêng người dựa vào quý phi tháp, hắn thờ ơ cầm quyển sách, có thể cho là đương chăm chú đọc đi, chẳng qua chút chăm chú này đã bị mấy cái ngáp của người trước mặt quét sạch sành sanh, hoàn toàn không thể tập trung tinh thần được nữa. Buông sách trong tay, Y Mặc hỏi: “Thư của ai mà khiến ngươi xem thành bộ dáng như vậy?”

Trầm Thanh Hiên cũng không ngẩng đầu, y mơ màng đáp: “Thư nhà của đệ đệ.” Rồi thầm càu nhàu: “Tên nhóc này cũng coi như thông thạo văn chương, lại cứ viết thư nhà như trẻ con ba tuổi thế này, lải nhãi liếc nhiếc, một câu lặp đi lặp lại đến tám mươi lần, không ngại rườm rà sao. Ta cũng ngửi được nước dãi do nó làu bàu chảy xuống trang giấy đây này.”

Y Mặc nói: “Để ta xem.” Hắn vươn tay, trang giấy đầy chữ trên bàn lập tức bay lên, rơi vào tay hắn.

Quả thật rải khắp năm sáu trang thư đều lặp đi lặp lại những lời này. Tỷ như, thật là nhớ nhà, tân niên lại thêm nhớ nhà, nhớ cha lại càng nhớ nương, còn thật nhớ ca ca nữa… Tỷ như, thức ăn nơi này thật khó ăn, không ngon như ở nhà, nước cũng thật khó uống, trà pha xong còn có vị mằn mặn. Trong lời nói đầy mùi làm nũng, toàn bộ câu chữ như muốn tràn ra, quấn chặt lấy người đang đọc. Y Mặc gần như nhịn không được, hắn nhíu mày nói: “Đây là cái gì.”

Trầm Thanh Hiên cười hì, rốt cục cũng chịu ngẩng mặt, có lẽ vẫn chưa tỉnh hắn, y lim dim mắt: “Mỗi tháng ta đều nhận được vài phong thư nhà như vậy, đoán chắc là tối nào đệ ấy cũng ngồi dưới đèn viết xong một phong liền cho người đưa tới, qua hai ngày lại viết thêm phong nữa rồi cho người đưa tiếp. Nếu không đường xá xa xôi như vậy, mỗi tháng cũng chỉ qua lại thư từ được một lần mà thôi.”

Y Mặc hỏi: “Ngươi đều hồi âm?”

Trầm Thanh Hiên lắc đầu: “Mấy lần trước còn chịu khó hồi thư nhưng gần đây thật lười. Ban đầu ta nghĩ nên nuông chiều nó một chút, cũng không tính là tật xấu gì lớn, hiện tại xem ra cũng không tính là tật xấu nhỏ. Cứ để nó một mình đìu hiu ở đó đi, tháng sau ta hồi âm là được.”

Hai người đang nói chuyện, bên ngoài nha hoàn chợt cất tiếng, thông báo rằng lão phu nhân đã tới. Trầm Thanh Hiên lập tức ngậm miệng, trên mặt lộ chút không vui, y bảo hạ nhân nhanh mời vào rồi quay sang nói với Y Mặc: “Cuối cùng đã đến, ta còn nghĩ tánh bà sẽ không chậm như vậy.”

Y Mặc không nói gì, lặng yên nhìn Trầm Thanh Hiên tự đẩy luân y tiến lên mở cửa, hắn thi pháp ẩn thân, kiệm lời dong dài.

Trầm Thanh Hiên mở cửa, không lâu sau thì Trầm mẫu cũng mang theo nha hoàn đi đến. Tay bà cầm một quyển sách, vẻ mặt vô cùng đoan trang.

Nhìn gương mặt ân cần đầy quen thuộc của mẫu thân, lòng Trầm Thanh Hiên không biết nên cảm thán thế nào, thầm nghĩ có lẽ tiểu thư nhà quan đều luôn như vậy, hiền lành đoan trang, đối nhân nền nã xử thế độ lượng nhưng mất đi ít nhiều thân thiết của nhân gian nghèo khó. Tuy rằng mẫu tử hai người cốt nhục tương liên nhưng vẫn phải hành xử nho nhã lễ độ. Thậm chí Trầm Thanh Hiên còn không nhớ rõ mẫu thân đã từng ôm y chưa, ngược lại nãi nương

(1)

và nhị nương lại thường hay cưng chiều ôm y vào lòng lúc còn bé. Cuối cùng đẩy y vào chỗ chết… cũng là người thân yêu y nhất. Chuyện đời khó ngờ chẳng qua cũng vậy thôi.

Trầm Thanh Hiên gọi một tiếng nương, mẫu tử hai người ngồi trước bàn, Trầm mẫu quan sát bốn phía một lát rồi hỏi: “Sao không thấy vị khách kia của con?”

Trầm Thanh Hiên thầm nghĩ thấy được mới kì quái, y đáp: “Đã ra ngoài rồi.”

Trầm mẫu gật nhẹ, Trầm Thanh Hiên đổi sang chuyện khác. “Mẫu thân đến là có chuyện căn dặn?”

Được y nhắc nhở Trầm mẫu mới chợt nhớ, bà đặt quyển sách trên tay lên bàn rồi nói: “Tâm nguyện ta khấn cầu Phật tổ đã thành hiện thực. Nay mẫu tử ta cùng sao chép kinh Phật để tạ ơn Bồ Tát hiển linh. Nương đã mang kinh Phật đến đây, nếu con rỗi thì thay nương sao thêm mấy phần.”

Trầm Thanh Hiên liền hiểu được tâm nguyện bà nhắc đến là chuyện gì, tuy biết giọng nói khôi phục không liên can đến Phật tổ nhưng cũng không từ chối, y đành đồng ý, đón kinh Phật để sang một bên rồi nói: “Nhi tử sẽ sao chép nhưng sang năm nhiều chuyện phức tạp, chỉ sợ sao không được nhiều.”

Trầm mẫu đáp: “Không sao, tận tâm là được.”

Trầm Thanh Hiên nhận lời, rót trà đưa qua rồi hỏi thêm: “Mẫu thân còn chuyện gì nữa không?”

Trầm mẫu một lúc do dự sau cũng nói rõ mục đích thật sự đến đây, cũng không ngoài dự liệu của Trầm Thanh Hiên, lại chuyện hôn nhân. Bà là nữ chủ Trầm gia, sinh được một đứa con trai thì coi như đã hoàn thành trách nhiệm truyền thừa hương khói cho Trầm gia, nay nhi tử trưởng thành đã lâu, vì thân thể không tốt nên vẫn chưa thú thê. Gần hai mươi tám tuổi rồi, vất vả lắm mới khiến y đáp ứng chuyện thú thê nạp thϊếp, thϊếp cũng không không chịu thua kém, hoài thai được một nhi tử nhưng rồi lại mất. Hôn sự đã định từ trước cũng bị hủy bỏ, mắt thấy y lại muốn cô đơn chiếc bóng, hương khói Trầm gia không người kế tục, bà là nữ chủ Trầm gia sao có thể không nóng lòng đây?

Trầm Thanh Hiên biết chuyện đã ra thế này, thấy vẻ mặt u buồn của mẫu thân thì trong lòng cũng hơi hối hận… hối hận đã sớm hủy bỏ hôn ước, kéo thêm mấy tháng thì y tự do thêm được mấy tháng. Giễu cợt thay, hôn sự vừa hủy được mấy ngày thì hôn nhân đại sự đã kéo đến tận cửa rồi.

Trầm Thanh Hiên thầm thở dài, mắt liếc đến quý phi tháp trống rỗng kia thì lòng lại muốn não thêm mấy phần. Đều tại tên rắn này đem tâm ý tràn ngập của y biến thành lấy thân báo đáp, hoan ái thì biến thành dáng vẻ bố thí, khiến lòng y hóa tro bụi liền nghĩ đến chuyện đoạn tuyệt quan hệ, chạy xuống núi tính chuyện lấy vợ sinh con. Nghĩ vậy, Trầm Thanh Hiên thầm tự vả mồm mình mấy cái, đều tại y trẻ người xốc nổi, dễ dàng kích động, một lần khí huyết dâng trào liền dẫn đến bao chuyện phiền toái.

Việc đã đến nước này, có ảo não cũng không giải quyết được vấn đề, đành phải tự mình tìm kế sách thôi.

Trầm Thanh Hiên im lặng thật lâu mới nói: “Nương, tuy con có thể nói được nhưng thân thể lại vẫn cứ vậy, vẫn phải uống canh bổ cùng dược hoàn mỗi ngày mới khỏe. Mặc dù Y huynh hứa chữa chân cho con nhưng bệnh tật nhiều năm, mạch đã lâu không thông, chính là bệnh từ trong xương cốt, khó dứt ngay được. Dù cho có một cô nương tốt nguyện ý gả cho con, con cũng không thể lấy, nhỡ như một ngày con xuôi tay sẽ khiến người ta trở thành quả phụ, hại cả đời người ta, như vậy không phải là tạo nghiệt sao. Nương là người từ bi, thương tiếc thân sinh nhi tử là thiện mà thương tiếc cô nương nhà khác cũng là thiện. Giữ mình thiện chỉ là tiểu thiện, giúp người thiện mới là đại thiện. Mẫu thân cả đời từ bi, không nên vì nhi tử mà hủy đi Phật tánh nhiều năm.”

Trầm Thanh Hiên tuy biết lời này có hơi nặng nhưng cũng không áy náy. Người xưa nói mẫu tử liên tâm, y hiểu rõ mẫu thân, người cả đời làm thiện, không hề nghi ngờ vô căn cứ cho bất kể ai. Từ lúc y rơi vào kẽ băng thì luôn ở trước mặt mẫu thân biểu thị rõ ràng vô cớ chán ghét nhị nương, mà mẫu thân lại không chút ngờ vực, bà khóc liền mấy đêm rồi theo lẽ thường đối xử với nữ nhân hại nhi tử bà như thân muội muội. Ngay cả khi rất ít lần cưng chiều nhi tử thì bà luôn bế Trầm Trinh ôm vào trong ngực. Ngay cả khi y luôn bày ra vẻ mặt chán ghét nhị nương cùng đệ đệ, sau tai nạn ấy tâm tính cũng trở nên quái gở cô độc thì bà cũng không hỏi một câu. Vì cái gì lại chán ghét mẫu tử họ như vậy, không phải ngày trước vẫn luôn cùng họ thân thiết sao?

Bà chưa từng hỏi qua y một câu, một câu cũng không có! Ngược lại trách y vì bản thân gặp nạn mà trút giận sang người khác, mất đi khí khái.

Đây chính là khí phách của tiểu thư nhà quan. Độ lượng với người, thiện chí giúp người, làm việc chu toàn, không để bản thân bị người chê cười, ngay cả thân sinh nhi tử cũng không là ngoại lệ.

Trầm Thanh Hiên oán hận.

Vì sao lại không thể oán hận?! Bản thân chỉ là một đứa trẻ, chuyện xảy ra mà ngay cả mẫu thân cũng không hề ý thức được hiểm nguy bên cạnh, ngược lại luôn tin cậy kẻ đã hại y, còn đứa nhóc được bà ôm vào trong ngực, nếu không vì sự tồn tại của nó thì sao y lại bị ném vào hố băng, cả đời tàn phế như vậy!

Không chỉ hận, mà còn đầy bụng căm giận không chỗ phát tiết. Lúc y cần người che chở nhất lại không có ai bên cạnh chìa tay ra để y có thể nắm lấy… Thậm chí mẫu thân cũng không hề dỗ y dù chỉ một câu: Đừng sợ, có nương ở đây.

Chỉ có một mình y cuộn tròn trên giường lặng yên cảm nhận mùi vị tàn phế. Đơn độc. Y không thể tố cáo, chỉ trơ mắt nhìn mẫu thân cùng kẻ thù đê đầu tán chuyện, đối nhau khiêm nhường, dạy nhau thêu hoa. Cái gì y cũng không thể nói, cái gì cũng không thể làm, ngay cả xuống giường kéo mẫu thân mình ra xa cũng không thể. Cuối cùng, chỉ có thể cam chịu số mệnh.

Đúng vậy, đây chính là mẫu thân y. Tiểu thư khuê các xuất thân từ quan gia, thấu tri thức hiểu lễ nghĩa, bà một đời kiêu ngạo không cho phép ai đàm luận dù chỉ một câu không tốt, bà muốn kẻ khác phải thật lòng khâm phục quỳ dưới chân, vô vàn tôn kính gọi một tiếng phu nhân.

Ngay cả ghen tuông là chuyện thường tình của nữ nhân thì bà cũng xem thường. Trượng phu bà một đời kính bà.

Nhi tử bà cũng chỉ có thể… kính bà.

Tiễn mẫu thân rời đi, Trầm Thanh Hiên dõi mắt theo bóng dáng của bà, mãi đến khi bóng dáng đoan trang chính trực mất hút y mới chậm rãi quay đầu, mỉm cười nói với tháp thượng trống không: “Y huynh, chúng ta nói chuyện đi. Quen biết gần một năm, ta còn không cùng huynh thật lâu trò chuyện mà.”

Y Mặc hiện thân, nhìn vẻ mặt của y rồi vung tay, “Nói.”

Trầm Thanh Hiên ngồi nghiêm chỉnh, cầm lên thư nhà đương mở của Trầm Trinh, y nhìn một lát rồi buông xuống, vẫn là cười: “Không bằng bắt đầu từ chuyện của đệ đệ ta.”

Trầm Trinh.

Trầm Thanh Hiên nhẩm lên danh tự này rồi lạc trong hồi tưởng. Khi đó Trầm Trinh chỉ mới tập đi, há miệng nhỏ làm lộ ra mấy cái răng nhỏ, lúc nào cũng chảy nước dãi, trông thật giống một con vịt nhỏ bụ bẫm. Mặc kệ mẫu thân ngăn cản, nó luôn chạy nhào về phía y. Nhị nương không cho đến, nó liền khóc, khóc thật to thật rõ, khóc át cả tiếng chim chóc trong viện. Đó mới thật là gào khóc. Không chỉ khóc thôi, cái mông nhỏ nộn nộn còn ngồi bệt xuống đất, liên tục đạp chân lăn lộn. Lăn thành một thân bùn đất, vẻ mặt bê bết cát, nước mắt chảy dài trên mặt tạo thành hai cái rãnh nhỏ, khò khè không thở được.

Nhị nương không biết làm gì chỉ có thế ôm nó quay về phòng, mỗi lần như vậy Trầm Trinh đều giống một cái trứng nhỏ đầy đất.

Mọi người đều biết Trầm Thanh Hiên từ sau khi gặp nạn tính tình liền thay đổi, không thèm đếm xỉa chung quanh, Trầm Trinh cũng không ngoại lệ. Thế nhưng chịu không được cái trứng bẩn này suốt ngày nhõng nhẽo và dây nước dãi, y đành phải thay đổi. Hai người thường dính lấy nhau, chặt cũng không đứt, ngay cả khi ngủ cũng ôm thành một khối tròn vo.

Một nhóc con không lớn không nhỏ ôm một bé con mềm nhũn, đắp cùng một chiếc chăn say sưa ngủ. Quả là anh em ruột thịt!

Nhưng không ai biết, mỗi ngày Trầm Trinh đều ăn một “viên đường” ca ca cho, mà “viên đường” kia chính là con giun oằn xéo trong đất mà Trầm Thanh Hiên bắt được, y nặn thành một viên đất nhỏ rồi lấy nước đường bao bên ngoài, ép nó ăn. Trầm Trinh ăn, vẻ mặt đau khổ, sợ ca ca lại bỏ mặc nó nên ngày nào cũng ăn. Ăn xong bị đau bụng, luôn phải gặp đại phu, sau đó đại phu bốc một thang thuốc mạnh, từ trong bụng của bé con nôn ra mấy con giun nhỏ. Bị gây sức ép như vậy, thân hình vốn tròn trịa cũng mất đi. Nhưng nó không dám nói với ai khác, bởi vì nói ra ca ca sẽ bỏ mặc nó, thậm chí còn đánh nó.

Lớn lên một chút, Trầm Thanh Hiên biết nó có thể ghi chép liền không làm vậy nữa. Nháy mắt, y rủ nó leo cây đào tổ chim, chọn mấy gốc thụ nhỏ có nhiều cành khô rồi bảo nó leo, Trầm Trinh leo lên, mỗi lần bò về đều bị ngã mạnh. Ngã được vài lần nó cũng thông minh lên, bò lên không cao rồi cố ý ngã xuống, như vậy cũng không đau lắm. Ca ca nó sao lại không biết nó giở trò trước mặt, thế là ngày nọ, y chọn một gốc thụ thân cao vượt cả tường để nó lên đào tổ chim.

Trầm Trinh trèo lên, lên được đến nơi cao nhất thì không dám xuống dưới.

Trầm Thanh Hiên vươn tay, dùng khẩu hình nói ngươi nhảy đi, ta đỡ cho. Ở tít trên cao, Trầm Trinh không thấy được khẩu hình nhưng cũng hiểu được ý tứ của y.

Bé con sáu tuổi kháu khỉnh bụ bẫm, nó nhìn y một lúc rồi thực sự nhảy.

Trầm Thanh Hiên làm sao đỡ nó được, y không nhúc nhích, trơ mắt nhìn nó nhảy xuống.

Trầm Trinh rơi xuống thì bị móc vào cành cây, nó không bị gãy tay chân nhưng bả vai bị cành cây đâm vào, khóc một hồi trên cây mới có người đến cứu. Nó được hạ nhân ôm đến gặp đại phu, ở trong lòng hạ nhân nó phát hiện ca ca nãy giờ ngồi ở tàng cây đã đi đâu rồi.

Lúc đó, Trầm Trinh tuy vẫn ngây thơ nhưng cũng mơ hồ hiểu được ca ca không thích nó, y chán ghét nó, còn muốn hại nó.

Nhưng mà nó vẫn thích ca ca, vẫn muốn theo sau y, dựa vào đùi y nhìn ca ca trước giờ vẫn không đứng lên dùng vẻ mặt ôn hoà tươi cười với nó.

Mỗi khi nó bị thương nặng, ca ca cười càng thêm xán lạn. Ánh mắt cũng sáng lên, không âm trầm như trước nữa.

Vì thế Trầm Trinh trở thành một tên nhóc ngang bướng nghịch ngợm, liên tiếp tự khiến mình bị thương.

Cho đến một lần Trầm Thanh Hiên đưa nó một cái nhóm lửa để vào sài phòng đốt lửa, y nói đốt lửa để nướng khoai lang. Đợi đến khi nó châm lửa xong, chuẩn bị ra ngoài thì phát hiện cửa sài phòng bị khóa. Nó kéo không ra, kéo mãi cũng không ra, lửa càng lúc càng lớn, lúc ngọn lửa cháy lan đến mặt, Trầm Trinh tám tuổi xuyên qua song cửa bị thiêu đốt thấy được gương mặt của ca ca. Vẫn là cười, nụ cười trong trẻo đang nhìn nó.

Trầm Trinh gọi: “Ca ca!”

“Ca ca!”

“Ca ca ca ca ca ca ca ca!!”

Nó cái gì cũng không nói, chỉ gọi mỗi ca ca.

Cũng giống như Trầm Thanh Hiên năm đó rơi vào kẽ băng, hướng về bóng lưng đã đẩy y gọi mãi nãi nương.

Chẳng qua là năm đó, ca ca nó khản gào đến hư phế quản cũng không ai đến cứu mà nó thì có.

Rốt cuộc ca ca nó cũng mở cửa sài phòng, bò đến kéo nhóc con bị sợ đến choáng váng ra ngoài rồi không ngớt dập lửa trên người nó, ôm nó đặt sang một bên. Huynh đệ bọn nó cuộn thành một khối nhìn sài phòng cháy thành tro bụi.

Về sau, không ai biết trận hỏa này vì đâu dấy lên, cũng không ai biết vì sao Trầm Thanh Hiên chỉ mười lăm tuổi lại có thể kéo Trầm Trinh ra khỏi đám cháy. Trầm Thanh Hiên không nói được, Trầm Trinh vừa nhắc tới lửa liền run bật lên, sống chết không nói.

Một đêm nọ, Trầm Thanh Hiên mê man tỉnh lại, nhìn thấy một bóng người nho nhỏ đứng trong bóng đêm. Gió đêm phất qua khiến bóng nhỏ lạnh run, chân trầm giẫm trên mặt đất, nó chăm chăm nhìn huynh trưởng trên giường.

Trầm Trinh nói: “Ca ca, ca không ghét đệ sao?”

Trầm Thanh Hiên đốt nến, nhìn nó thật lâu rồi gật đầu.

Chuyện cũ đến đây thì tiêu tán.

Trầm Thanh Hiên uống một chén trà nhỏ, lại rót thêm một chén. Không gian lặng lẽ, y ngửa đầu uống xong thì nhìn Y Mặc cười nói: “Thật khó hiểu. Ta làm nhiều chuyện xấu với đệ ấy như vậy, sau đó thì đối tốt, nhưng trong lòng lại không hề áy náy. Ta cảm thấy, lúc trước muốn gϊếŧ đệ ấy là đúng, sau đó lại không gϊếŧ, đối tốt với đệ ấy cũng là đúng. Chưa từng có một chút áy náy, ngươi nói có khó hiểu không?”

Y Mặc lắc đầu: “Không khó hiểu.”

Trầm Thanh Hiên nhìn hắn. Y Mặc im lặng thật lâu, nói: “Hắn là đồng bệnh của ngươi.”

Trầm Thanh Hiên nghe vậy thì nghĩ rồi “ừ” một tiếng đồng ý, lại nói: “Nếu thân thể ta khỏe mạnh, đệ ấy liền thua kém ta, theo đuổi học vấn cùng tiền đồ rộng mở, ta nhất định hơn đệ ấy rất nhiều. Có lẽ hôm nay đệ ấy đối ta lại là chán ghét.”

Y Mặc nói: “Trái lại ngươi đã sớm thấu đáo.” Còn nói: “Chẳng qua lời nói có phần thẳng thắn.” Sau đó, Y Mặc kể cho y nghe một câu chuyện xưa cũ. Có một đôi anh em, tuy trong nhà không tính đại phú đại quý nhưng cũng khá giả, người em kém người anh hai tuổi, cũng là do tiểu thϊếp sinh ra. Người anh từ nhỏ đã thông minh, tư chất thiên phú, chuyện gì cũng hơn em mình một bậc. Trưởng bối trong nhà thường mang hai anh em ra so sánh, rằng người em vụng về con người anh thì ưu tú. Họ càng nói thì lòng người em càng sinh oán giận, đổ hết oán giận lện người anh mình. Cho nên cả thời thơ ấu đều là phiền muộn, không có một chút vui vẻ, bởi vì thứ tốt đều cho người anh còn dư lại mới là của người em. Sau người cha mất, người anh cùng người em chia gia tài, không ai tới thăm hỏi lẫn nhau. Vài năm sau người anh ra làm quan, tiền đồ như cá gặp nước, nhà cửa phú quý. Còn người em trở thành thương nhân vân du bốn phương, ăn gió uống sương, cuộc sống thật vất vả.

Hai mươi năm sau, người anh trên quan lộ từng bước sa cơ, bị tước chức quan rồi đuổi về quê nhà. Người em sau nhiều năm vất vả đã dựng được một hiệu buôn, tài sản rất nhiều. Người anh không chỗ nương nhờ liền đến nhà người em.

Mấy mươi năm gặp lại, người em khăn là áo lượt, mặt mày rạng rỡ, người anh thì áo quần rách rưới, mặt mày vàng vọt vì mang trọng bệnh.

Y Mặc kể đến đây thì dừng lại, hỏi Trầm Thanh Hiên: “Ngươi nói anh em bọn họ sẽ như thế nào?”

Trầm Thanh Hiên nghiêng đầu nghĩ, cười nói: “Đương nhiên là người em sẽ đón nhận người anh, cho hắn ăn ngon mặc đẹp, chữa bệnh cho hắn, tình như thủ túc.”

Y Mặc gật đầu: “Đúng vậy.”

“Nếu là người em, ta cũng làm vậy thôi.” Trầm Thanh Hiên nói: “Còn gì hả hê bằng việc chứng kiến người đã từng ở trên cao mà cố leo cũng không tới nay quỳ rạp dưới chân đón nhận bố thí của mình?”

Y Mặc nghe vậy thì nhìn y, nghĩ một lát rồi nói: “Hoàn toàn không phải vậy.”

“Thì sao?”

“Ngươi vẫn còn kém một chút.” Y Mặc chậm rãi nói: “Tuy bọn họ xa cách nhưng rốt cục vẫn là anh em ruột thịt, máu chảy ruột mềm. Cho nên người em thu nhận người anh, đối xử tử tế với hắn không phải hoàn toàn vì trả thù. Mà bởi vì khi người em nhìn thấy dáng vẻ nghèo túng của người anh liền nghĩ ngay đến bản thân. Hắn cũng đã từng thấp kém, đã từng bị người khinh khi, hắn biết như thế vất vả cỡ nào. Anh em hai người cách nhiều năm mới gặp lại, ở giây phút kia không còn là chuyện ban ân bố thí nữa. Mà là thời khắc này bọn họ rốt cuộc ngang hàng, họ có thể vứt bỏ tất cả phiền nhiễu bên ngoài, một lần nữa nhặt lại tình thủ túc.”

Y Mặc nói: “Trầm Thanh Hiên, ngươi hại Trầm Trinh bởi vì ngươi biết ngươi là người bị hại, mà sau toàn bộ sự việc thì Trầm Trinh là người có lợi nhất. Dĩ nhiên ngươi không muốn tha thứ hắn, lẽ thường là vậy nên không cần áy náy. Sau ngươi cứu hắn, thương yêu hắn là bởi vì ngươi khiến hắn rơi vào cửu tử nhất sinh, để cho hắn cảm thụ được tất cả đau khổ ngươi trải qua. Cuối cùng các ngươi huề nhau nên không cần áy náy.”

Y Mặc nói: “Ta nói vậy đúng không?”

Trầm Thanh Hiên không đáp.

Lại không biết qua bao lâu, y khẽ gật đầu, cười than thở: “Đúng vậy.” Lại nói thêm: “Kỳ thật Trầm Trinh chưa bao giờ hỏi ta trước kia sao lại chán ghét đệ ấy, có lẽ cũng mơ hồ đoán được gì đó, chỉ là không dám nói thôi… Điểm này thì giống ta.”

Trầm Thanh Hiên nghĩ, dẫu sao vẫn là huynh đệ. Cho dù có chỗ mơ hồ nhưng cũng biết chuyện này một khi vỡ lẽ thì hậu quả chẳng ai lường được.

Một người không dám hỏi, một người chẳng dám trả lời. Bởi vì Trầm gia là nơi chốn bọn họ lớn lên, cho dù có bao nhiêu xấu xa thì cũng chính những xấu xa này khiến bọn họ trở nên quyến luyến.

Không ai nhẫn tâm muốn hủy đi chút quyến luyến này.

Cho nên những xấu xa ấy chỉ có thể cất giấu, cố sức đậy chặt. Ngày phí hoài trôi, thời gian đâm cứa thành một đống thịt vụn thối nát. Rồi vì cơ duyên gì, đống thịt vụn lần lượt nhổ ra gai nhọn, gai nhọn hóa thành tro bụi, vết thương kia bắt đầu kéo da liền vẩy.

Trầm Thanh Hiên đẩy ghế sang bên, cầm lấy tay Y Mặc, cái gì cũng không nói, chỉ lặng lẽ nắm.

Mười ngón đan vào nhau, lặng yên không một tiếng động.

Tựa như chỉ cần nắm như vậy là có thể đến được bến bờ cuối cùng.

Nắng chiều vụn vãi, rọi lên từng mảng tuyết chưa kịp tan trông thật chói mắt.

Trầm Thanh Hiên nói: “May mắn bao nhiêu.”

Rồi sau đó không lên tiếng nữa.

Y nói không đầy nhưng Y Mặc biết.

Câu kia vốn là —— May mắn bao nhiêu, để ta gặp được ngươi(2).

Có lẽ vì nắng chiều thật ấm, Y Mặc để y nắm tay, hai người sánh vai lặng nhìn cảnh trời qua song cửa lại chưa từng buông ra.[1] Nãi nương: bà vυ"

[2] Nguyên văn Hán Việt câu nói của Thanh Hiên là, “Hà kì hữu hạnh, nhượng ngã ngộ thượng nhĩ.”

Câu này bật lên chính là chữ “ngộ”, cũng chính là tên tác phẩm – Ngộ Xà. Chỉ một chữ “ngộ”, mọi sự liền tùy duyên. Gặp nhau là duyên khởi, xa nhau là duyên diệt, đã là duyên thì cố tránh cũng không được mà duyên hết thì luyến tiếc chỉ là chấp niệm, cố níu kéo thì mình đầy thương tích. Giống như hai người họ, để buộc chữ duyên vào trong vận mệnh phải trải qua thương đau ba kiếp mới viên mãn bên nhau.