Không, thưa cha, con hiểu rõ nỗi hiểm nghèo mà con sẽ phải trải qua.
Nhưng nó không làm cho con kinh sợ. Nếu con có bỏ mình, cái chết sẽ
quang vinh, nếu con thành công, con sẽ giúp cho đất nước một việc hệ trọng.
Sêhêrazát vào hầu hoàng đế, chỉ xin mỗi một đặc ân: cho phép em gái nhỏ
của nàng được ngủ với chị “một đêm cuối cùng”. Vua đồng ý. Tảng sáng
hôm sau, một giờ trước khi mặt trời mọc, cô em gái nhỏ được dặn trước, liền
gọi chị và khẩn khoản xin kể cho nghe “một trong những câu chuyện hay
hay mà chị rất thành thạo”.
Tên vua độc ác, lúc xá© ŧᏂịŧ đã thỏa thuê, cũng muốn nghe một câu chuyện
hay hay chờ trời sáng, để ra lệnh thi hành luật lệ dã man của hắn.
Nàng Sêhêrazát bắt đầu kể…
Trời sáng rồi mà chuyện hay còn dang dở. Nhà vua nửa cần đi thiết triều,
nửa muốn nghe nốt, liền cho hoãn lệnh xử tử người con gái đến ngày hôm
sau.
Một đêm nữa, rồi lại một đêm nữa… chuyện vẫn dở dang vào đoạn hay
nhất, vừa lúc trời sáng và án tử hình lại phải hoãn.
Cứ thế một nghìn lẻ một đêm trôi qua.
Cứ thế, truyện này nối tiếp truyện kia, truyện sau l*иg vào truyện trước.
Truyện này chưa hết truyện khác đã bắt đầu dường như vô tận. Trước mắt
chúng ta, hiện lên không biết bao nhiêu là nhân vật: từ hoàng đế, tể tướng,
hoàng tử, vương tôn, nhà hiền triết, bậc tu hành, quan coi ngục, viên hoạn nô
cho đến tên cướp biển, lão chủ nô, mụ mối, đứa du thủ du thực, lão lái buôn,
bác phó cạo, anh thợ may, người vác thuê, nhà hàng thịt, cô hầu gái, chú tiều
phu… Và phúc thần và phù thủy và ma quỷ và tiên nương… Khi là cảnh
cung đình rực rỡ đèn hoa, lộng lẫy ngọc ngà châu báu, khi là cảnh dạt tàu
cướp miếng ăn của ma mà sống. Lúc chuyện xảy ra trong thế giới thần tiên,
lúc ở nơi đầu đường xó chợ. Về tôn giáo, có những người theo đạo Hồi, có
những người theo đạo Thiên Chúa, đạo Do Thái, lại có những người thờ thần
Lửa… Về không gian, các chuyện xảy ra ở những nơi ngày nay được ghi
trên bản đồ là Ấn Độ và Sơri Lanca, Liên Xô và Trung Quốc, Gióocđani và
Iran và trước hết là Tây Á và Bắc Phi với Ai Cập, Irắc, Xyri. Tóm lại, khung
cảnh rất rộng lớn, chủ để thật đa dạng, tình tiết hết sức bất ngờ, ngôn ngữ vô
cùng phong phú, nhân vật rất thực và cũng rất hư. Quả khó có cách nào diễn
tả cho gãy gọn nếu ta không trở lại mượn hình tượng Gorki đã dùng:
“Những sợi tơ muôn màu cùa nó lan khắp bốn phương, phủ lên trái đất
một tấm thảm từ ngữ đẹp lạ lùng.”
Câu chuyện – hay đúng hơn là bộ sưu tập, là kho tàng những câu chuyện –
mở đầu bằng những tình tiết gây ấn tượng không lấy gì làm tốt đẹp đối vớingười phụ nữ, đối với đức hạnh của những người vợ. Những cái nút vừa thắt
lại thì đã tháo ra ngay làm bật rõ phẩm chất cao quý của một người con gái,
trí tuệ sáng ngời của chính người đàn bà, chứ không phải là người thuộc giới
tính khác. Sêhêrazát nói với cha: “Nếu con có phải bỏ mình, cái chết của con
sẽ quang vinh, nhưng nếu con thành công, con sẽ giúp cho đất nước một việc
hệ trọng. “Toàn bộ tác phẩm mở đầu với hành động cực kỳ hung bạo, hơn cả
súc vật của một tên vua – bởi ngay loài cầm thú con đực cũng không bao giờ
cắn chết con cái vì làm như vậy là trái với tự nhiên, là tự mình diệt chủng –
và kết thúc bằng một cử chỉ hoàn toàn hợp với tính người. Sau đêm một
nghìn lẻ một, bạo chúa không những tha chết cho nàng Sêhêrazát mà còn
hủy bỏ luật pháp dã man của mình, luật pháp đã không có dịp thi hành suốt
một nghìn lẻ một đêm nhờ công của một người con gái. Độc giả lúc gấp sách
lại, hay thính giả khi người kể ngừng lời – vì đây là những chuyện kể – hoàn
toàn thỏa mãn, vừa thú vị về nội dung đặc sắc của các câu chuyện, vừa hài
lòng về cách kết thúc hợp lý hợp tình, “có hậu.” Không ai còn nhớ đến các
hoàng hậu kém đức hạnh nữa. Trong trí nhớ mỗi người hiện lên rõ đậm hình
dáng một nàng Sêhêrazát cao quý, dũng cảm, thông minh, xinh đẹp tuyệt
trần và chắc chắn là giọng kể cực kỳ quyến rũ.
Ngay từ đêm đầu, chúng ta đã thấy được nghệ thuật đặc sắc của những
chuyện sẽ kể tiếp trong một nghìn đêm sau.