Nói xong, người đàn bà xâu hai chiếc nhẫn vào cùng một chuỗi với những
chiếc kia. Đoạn, ả lại trở về ngồi vào chỗ cũ, bê đầu lão hung thần đặt gối trở
lại lên đùi mình mà không làm cho lão thức giấc, rồi ra hiệu báo cho hai nhà
vua hãy đi nơi khác.
Họ theo đường cũ quay trở về. Khi đã đi xa ngoài tầm mắt của người đàn
bà và lão hung thần, Saria lên tiếng hỏi Sadơnăng: “Này chú, chú nghĩ gì về
chuyện vừa xảy ra? Lão hung thần có một người yêu khá chung thủy đấy
chứ! Và chú có nhận thấy không, thật không có gì sánh nổi sự tai quái của
đàn bà.”
- Thưa anh, có. – Quốc vương của nước Đại Táctari đáp. – Và anh hẳn
cũng phải đồng ý với em rằng lão hung thần còn đáng thương hại và đau khổ
hơn anh em ta. Bởi vậy chúng ta hãy quay trở về vì đã gặp được điều chúng
ta đang tìm kiếm. Và chúng ta cũng chớ vì chuyện đó mà thôi không ăn ở
với đàn bà. Về phần em, em biết cách làm sao giữ cho trọn niềm tin của
mình. Lúc này đây em chưa muốn nói ra, nhưng một ngày kia anh sẽ nhận
được tin tức về em, và em tin rằng anh sẽ noi gương em.
Hoàng đế tỏ ý đồng tình. Hai người tiếp tục đi cho tới hết đêm thứ ba kểtừ ngày xuất phát, thì trở về đến nơi hạ trại.
Tin hoàng đế trở về được lan truyền. Từ sáng sớm các triều thần đã tề tựu
trước hành cung. Nhà vua cho mời vào, tiếp các quan với vẻ tươi cười hơn
thường lệ, và ban thưởng cho tất cả mọi người. Sau đó, nói rằng mình không
muốn đi xa nữa, vua truyền cho mọi người lên ngựa và trở về hoàng cung.
Vừa tới nơi, hoàng đế lập tức đến hậu cung, ra lệnh bắt trói hoàng hậu
ngay trước mặt mình, rồi sai tể tướng mang đi xử giảo. Viên đại thần này thi
hành lệnh vua mà cũng chẳng buồn hỏi xem hoàng hậu đã phạm tội gì. Nhà
vua đang giận dữ không chỉ bằng lòng có thế. Vua tự tay chặt đầu tất cả
những nàng hầu của hoàng hậu. Sau sự trừng phạt nghiêm khắc ấy, tin chắc
rằng trên đời không có một người đàn bà nào là tiết hạnh và để ngăn ngừa
không cho những người mà mình sẽ ăn nằm trong tương lai có cách gì thất
tiết với mình, vua quyết định cứ mỗi đêm lấy một người làm vợ, rồi cho xử
giảo người đàn bà ấy ngay sáng hôm sau. Đặt ra cái luật nghiệt ngã ấy rồi,
hoàng đế thề sẽ thực hiện ngay lập tức sau khi em trai lên đường trở về nước.
Quốc vương Táctari chẳng bao lâu cũng từ biệt vua anh lên đường, mang
theo nhiều tặng phẩm quý báu.
Sadơnăng đi khỏi, Saria truyền cho tể tướng đưa đến cho mình con gái
một viên đại tướng. Tể tướng tuân lệnh. Hoàng đế ăn nằm với nàng. Sáng
hôm sau, khi giao nàng lại cho tể tướng để mang đi hành quyết, vua lại
truyền cho ông phải tìm một người con gái khác cho đêm tới. Dù đau khổ
đến đâu khi phải thực hiện những mệnh lệnh như vậy, tể tướng cũng bắt
buộc phải thi hành nghĩa vụ của ông là nhắm mắt tuân theo mọi lời phán bảo
của hoàng đế. Ông sai đưa đến cho vua một người con gái của một võ quan
cấp dưới. Cô này sáng hôm sau bị xử giảo. Tiếp đó là ái nữ của một nhà giàu
có trong kinh thành. Tóm lại, cứ mỗi tối có một người con gái trinh đi lấy
chồng và mỗi sáng có một người vợ bị gϊếŧ hại.
Tiếng đồn về hành động bất nhân vô tiền khoáng hậu ấy gây nên sự hoang
mang trong khắp kinh thành. Đi đâu cũng chỉ còn nghe thấy tiếng kêu gào
khóc lóc. Chỗ này là một người cha nước mắt đầm đìa, tuyệt vọng vì vừa
mất đứa con. Nơi kia là bà mẹ thân yêu rêи ɾỉ sợ con gái mình rồi cũng sẽ
lâm vào cảnh ngộ ấy. Thế là thay vào những lời ca ngợi và tạ ơn mà hoàng
đế vẫn nhận được từ trước đến giờ, nay chỉ có lời trăm họ nguyền rủa nhà
vua.
Vị tể tướng, như đã nói ở trên, buộc lòng phải thi hành mọi điều bất công
khủng khϊếp. Ông có hai người con gái, cô đầu tên là Sêhêrazát[13]; người
con thứ hai là Đináczát[14]. Cô em không kém chị về tài hoa đức hạnh; song
người chị không những dũng cảm hơn tất cả nữ nhi, lại vô cùng thông minh
và rất mực trí lự. Nàng đọc rất nhiều sách và có trí nhớ kỳ diệu đến nỗichẳng bao giờ quên bất cứ một điều gì đã đọc qua. Nàng hiểu biết thành thạo
các môn triết học, y học, lịch sử và mỹ thuật. Nàng làm thơ hay hơn thơ của
thi sĩ nổi tiếng nhất đương thời