Cái Trang trốn đi như một gáo nước lạnh tạt thẳng vào mặt bà chị người vốn lúc nào cũng tự kiêu rằng biết cách đối nhân xử thế, biết giữ nhân viên, biết hoà hợp mọi người...Chính vì vậy mặc dù cả quán đều biết cái Trang không chịu nổi ở đây nên mới trốn, tuy nhiên bà chị vẫn nói rằng:
- Nó đi Hạ Long với khách xong xin về quê rồi đợt sau lại xuống.
Lý do bà chị đưa ra là như thế, hễ đứa nào mà nói đến chuyện cái Trang không phải đi Hạ Long hay nó đã trốn về chỗ cũ làm là bà chị sẽ mặt sưng mày xỉa, quát tháo ầm ĩ. Nghĩ không bực sao được, một đứa trốn đồng nghĩa với việc không sớm thì muộn sẽ có đứa trốn tiếp theo. Giờ đây bà chị đứng giữa hai luồng suy nghĩ:
Một là nếu cứ tiếp tục đối xử thế này thì tới đây sẽ chẳng còn đứa nhân viên nào ở lại.
Hai là quay trở lại như xưa thì lại sợ chúng nó cũng sẽ vẫn trốn. Vì khoản nợ 50tr trên đầu cái Quỳnh là lý do khiến nó có thể đi bất cứ lúc nào khi trong người có tiền.
Tiến thoái lưỡng nan, hầu như cách nào bây giờ cũng đã là quá muộn. Giữ thì giữ được nhưng không bền, mà đang trong hoàn cảnh này thả ra thì lại sợ đi mất. Có lẽ quá căng thẳng sau mọi chuyện mà bà ấy bắt đầu tìm một người để đổ lỗi. Và không ai khác đó chính là Tôi. Đơn giản vì bà ấy biết tôi cũng đang muốn nghỉ, giờ đây nếu mọi tội lỗi đều đổ hết lên tôi thì bà ấy sẽ là người chị tốt trong đám nhân viên. Sẽ là người chủ tốt, còn đâu những chuyện như tiền nong bị giữ hay không cho về là bà ấy sẽ nói với nhân viên rằng:
- Tất cả đều là do anh chúng mày xúi chị.
Có thể các bạn sẽ suy nghĩ, nhân viên nó biết ai tốt ai xấu nói như vậy ai nó tin. Nhưng các bạn đã nhầm, không phải tự nhiên ông bà ta có câu:
" Không nghe ca ve kể chuyện. Không nghe thằng nghiện trình bày."
Chúng nó tâm sự thì là tâm sự thật nhưng miệng nhân viên luôn là con dao hai lưỡi. Nghe để hiểu, để đồng cảm về một kiếp người chứ đừng bao giờ đặt niềm tin vào đó. Chính vì vậy mọi người có để ý rằng chưa bao giờ tôi tâm sự hay chửi sau lưng những người khác với đám nhân viên. Bởi vì ở với chúng nó gần hai năm, bản chất nhân viên như thế nào không thể không biết. Thương đấy, bảo vệ đấy nhưng đám nhân viên nó biết ở quán tôi chỉ là người đứng thứ hai. Những chuyện bọn nó kêu với tôi nhưng tuyệt nhiên không bao giờ dám ý kiến với bà chị. Biết vậy nên tôi cũng chỉ giữ ở mức bình thường.
Tôi thì mới ở đây chưa được bao lâu, nhưng những người hàng xóm xung quanh hay chủ những nhà nghỉ họ đều kể cho tôi nghe những câu chuyện quá khứ không mấy tốt đẹp của bà chị đối với những lớp nhân viên từ nhiều năm trước hay với cả cái thằng quản lý trước đây đã bị đuổi đi vì nghiện đá, sau này thằng đó cưới một đứa nhân viên của quán làm vợ. Cũng do một lần tình cờ sang nhà nghỉ ngồi nói chuyện thì tôi có nói với ông chủ nhà nghỉ:
- Sắp tới cháu không làm nữa rồi thì tiền phòng như nào thì chú nói với chị cháu nhé.
Ông chủ nhà nghỉ không lấy làm ngạc nhiên nói với tôi:
- Sao không chịu nổi nữa à...? Hay bị đuổi việc.?
Tôi cười trêu lại:
- Làm ăn đói kém không có khách bị đuổi là đúng rồi.
Ông chủ nhà nghỉ bắt đầu tâm sự với tôi:
- Nghỉ là đúng rồi, cái nghề này không làm lâu được đâu mày ơi. Bao nhiêu lớp nhân viên ở đây đến rồi đi tao có thấy đứa nào ra hồn đâu. Thấy mày cũng nhanh nhẹn, thật thà chú kể cho mày cái này.
Tôi ngồi lắng nghe ông chủ nhà nghỉ, không hiểu câu chuyện ông ấy sắp kể là gì. Ông chủ nhà nghỉ bắt đầu:
- Nói ra tao cũng chẳng sợ vì tao là người ở đây. Không thích dây dưa thôi chứ không phải sợ. Chứ con chị mày ác lắm, mấy năm trước đợt mày còn chưa vào đây đấy. Ăn chơi, tiền nong của đám nhân viên lấy hết đi tiêu. Suốt ngày bay nhảy. Mọi việc cũng giao hết cho cái thằng ngày trước cũng trông quán đấy. Xong dần dần cho thằng đấy chơi đá thì nó mới nghiện. Không chú tâm đến quán xá như đợt mày làm đâu. Đợt đấy chồng nó còn phải đi cai nghiện đá. Thằng trông quán nghiện có biết gì đâu. Nhân viên thì ngủ hết cả loạt, bọn nhân viên hồi đấy toàn bọn xinh gái mà không phải dân tộc. Làm không thấy trả tiền chúng nó mới chán dần, con nào sang đây chẳng kêu. Cuối cùng chị mày đuổi thằng kia đi, xong nói với nhân viên là thăng kia nó tiêu hết tiền nên không có tiền trả. Từ đấy phải hơn một năm sau quán mày không có đứa nhân viên nào. Đéo ai nó dám đến làm, sau này quán bà Thơm bà ấy cho một đứa hình như là cho cái Hoa hay sao đấy. Từ con Hoa nó mới kéo bạn nó về. Thế mới có nhân viên mà làm, chứ trước nhân viên ở đây nó nghe tên quán mày nó đã không muốn làm rồi.
Tôi há hốc mồm ngạc nhiên, vì mọi chuyện tôi nghe được lại không phải như thế. Ông chủ nhà nghỉ nhìn tôi nói:
- Không tin à, mày cứ sang quán nước bên kia đường mà hỏi xem. Ở đây người ta không muốn dây chứ không ai người ta ưa. Vì quán mày suốt ngày đánh nhau mà đánh người ta lần nào cũng vỡ đầu chảy máu. Khách nó đi chơi nó mất tiền, nhân viên cậy chủ đầu gấu lắm con láo lắm. Tao làm nhà nghỉ tao lạ gì, chúng nó chửi khách xơi xơi. Chẳng qua tao không muốn nói. Từ ngày mày làm ít đánh nhau, mà có cũng chỉ xích mích qua lại. Trước cả một lũ đập đá, nó cứ kéo nhau vào đây chục thằng, khách sợ vãi cả mật. Thanh niên như mày không nên dây vào cái nghề này. Mất chất mà đến lúc có chuyện gì nó đẩy mày chịu hết. Chú quý mày chú mới nói, mày cứ nghĩ mà xem, đợt rồi đấy công an nó vào tận quán mà mày có biết đâu. Còn con chị mày đã đi từ bao giờ. Đừng nghĩ ngoài mặt tốt mà trong lòng đã tốt. Tao năm nay làm cái nhà nghỉ này còn trước khi nó mở quán. Chẳng đứa nào thọ được với cái nghề nuôi phò này đâu. Rồi trả giá hết...
Tôi như được vỡ ra nhiều điều, nhìn ông chủ nhà nghỉ tôi còn thấy biết ơn. Quả thật có quý thì người ta mới nói. Còn không ghét họ cứ mặc kệ, cũng chẳng liên quan gì đến họ. Tôi hỏi:
- Vậy mà cháu nghe bảo thằng kia nghiện đá rồi bỏ bê công việc lấy tiền bỏ đi. Còn dắt cả nhân viên đi...
Ông chủ nhà nghỉ cười:
- Thế mà mày cũng tin, mày thấy khách đấy. Thằng nào chơi xong không trả tiền có mấy trăm thôi nó còn đánh cho vào viện. Thằng kia tiêu hết tiền nhân viên cả trăm triệu mày nghĩ nó tha. Chẳng qua chính nó không muốn trả tiền cho nhân viên nên đổ hết cho thằng kia. Thế là xong, ai biết đấy là đâu. Vậy tao mới bảo ác, đợt đấy cũng như này này, nhân viên tự nấu lấy mà ăn. Nó chỉ tiền với chơi thôi...Bao năm công an nó không sờ đến cứ nghĩ ô to, cửa lớn không ai dám động. Vậy nên bây giờ bị đập quán ai người ta cũng bảo đúng.
Ông chủ nhà nghỉ tiếp:
- Còn đừng nghĩ nó bảo nhận rồi nó lo cho. Vào đó ngồi chỉ thiệt mình thôi, nhẹ thì đi 2 năm nặng 5-7 năm. Không ai nó lo cho đâu, tao thấy nhiều rồi. Tiền thì chủ hưởng còn đâu tội ai bị bắt người đấy chịu. Lo cái mo vào mặt, số mày vẫn còn may đấy. Nhân viên nó lại không khai mày, với lại mày ở đây tuy làm quán nhưng cũng chẳng ai biết mày là ai. Thế nên công an nó cũng không muốn sờ, bắt mày lấy đâu ra tiền. Vậy nên đừng cái gì cũng nhận, dại lắm con ạ. Nghỉ được cứ nghỉ, kẻo để đến lúc nó đuổi thì mang tiếng.
Sau buổi nói chuyện hôm đó tôi cũng lân la đi hỏi chuyện một vài người xung quanh. Họ không ưa bà chị tôi thôi chứ tôi thì vẫn chào hỏi người ta bình thường. Tuy ít nói nhưng quan niệm của tôi làm trái pháp luật thì càng phải nhẹ nhàng, lấy lòng, sống ôn hoà với những người xung quanh. Chẳng bao giờ tôi to tiếng với hàng xóm. Vậy nên khi tôi hỏi chuyện người ta cũng nói thật. Thế là những cái tốt đẹp trước đây bị dân xung quanh họ bóc dần lộ ra gần hết. Từ đó thái độ của tôi với bà chị cũng dần thay đổi, thay đổi để xem xem lời người ta nói có đúng không, thay đổi để xem bà ấy sẽ sống như thế nào.
Và rồi cho đến một hôm, tối ngày hôm trước khách khứa cũng tàm tạm, thu nhập đâu tổng cộng tất tần tật là tôi cầm về 11tr, tiền nhà nghỉ, tiền mượn quán khác đã thanh toán xong. 11tr đó là tiền của quán với tiền nhân viên. Ngày nào cũng thế, tiền nong tính toán xong xuôi khớp sổ, khớp số vé cuả nhân viên tôi mới đi ngủ. Trưa hôm sau bà ấy xuống lấy tiền, tôi đưa 11tr lẻ mấy chục bảo:
- Đây là tiền hôm qua, nợ nần của mấy quán hôm trước thì trưa hôm qua em đưa chị hết rồi nhé.
Bà ấy gật đầu mở sổ ra xem không nói năng gì rồi đi về. Thế quái nào tối đó mấy anh em đang ngồi thì bà ấy đi xe xuống. Thấy tôi ngồi đó bà ấy cau mặt mắng tôi:
- Tiền nong hôm qua cậu còn thiếu đấy nhé.
Tôi ngớ người ra, đám nhân viên nhìn tôi không chớp mắt. Cái đm, chuyện gì đang xảy ra vậy. Tôi hỏi:
- Thiếu là thiếu thế nào, nhân viên tưng đây vé, vé nhà, vé mượn, tiền nhà nghỉ...Sổ khớp từng đồng, chị xem lại đi. Cả năm nay chưa bao giờ em tính thiếu một xu đâu.
Bà ấy lấy quyển sổ rồi mở ra mồm nói:
- Đây nhé, trưa cậu bảo tiền nợ quán khác người ta trả rồi. Thì phải là 13tr vì hôm trước quán con Loan còn nợ 2tr. Cậu thiếu của chị 2tr.
Vãi *** chim yến, tôi nói lại:
- Chị lãng tai à, em nói tiền nợ hôm trước thì trưa hôm qua em đưa chị rồi. Hôm qua chị cầm 10tr5 là có cả tiền con mụ Loan trả 2tr. Còn quán không có khách chỉ làm được có 8tr5 thôi. Em bảo hôm nay trả bao giờ...
Vẫn không chịu tin bà ấy nói như ép tôi phải nhận:
- Sáng rõ ràng cậu nói hôm nay nó trả.
Định chơi tôi à, nhưng xin lỗi tôi đéo phải thằng ngu. Tôi giữ bình tĩnh đáp:
- Thế giờ chị bảo con mụ Loan trả tiền em hôm nay phải không. Em thiếu của chị 2tr phải không.? Ok, đơn giản, giờ em gọi cho con mụ Loan hỏi nó trả tiền em hôm nay hay sáng hôm qua là biết. Sáng qua nó cầm 2tr lên trả thì trưa chị xuống em đưa chị 10tr5, sổ hôm qua vẫn còn. Không tin cứ cộng lại, nhân viên đi bao nhiêu vé sao chúng nó không biết. Không ai ngu mà ghi thêm vé để mất tiền cả.
Bà ấy gắt:
- Ừ gọi đi.
Không sai làm sao phải sợ, tôi bấm máy gọi con mụ Loan bật loa ngoài tôi hỏi:
- A lo, chị Loan à. Chị đưa em 2tr nợ cũ chưa nhỉ..?
Mụ Loan giãy nảy lên trong điện thoại:
- Ơ cái thằng này, sáng qua chị lên đưa mày ngay cửa quán rồi đây. Thằng điên, lấy tiền rồi giờ còn hỏi tao đập chết giờ.
Cả quán đều nghe thấy, tôi tắt máy nhìn bà chị xem bà ấy phản ứng ra làm sao:
- Chị nghe rõ rồi chứ, không tin thì tự chị gọi lại hỏi.
Ấy thế mà bà ấy cũng gọi cho mụ Loan thật:
- Loan à mày đưa thằng em chị 2tr là hôm qua hay hôm nay.
Mụ Loan trả lời:
- Sáng qua em đưa nó rồi đây. Hai chị em nhà này sao đấy.
Máy lại được tắt, không nói năng gì bà ấy đứng phắt dậy đi ra ngoài mồm vẫn cố lẩm bẩm:
- Tiền nong toàn linh tinh.
Tôi nghe thấy nhưng nhịn không nói gì, bà ấy đi về tôi cũng ra ngoài đứng hút thuốc. Đám nhân viên đứa hiểu đứa không, riêng tôi thì nghĩ:
" Thôi thì đến lúc này rút chân ra là hợp lý."
Còn làm chắc ngày mai không phải là 2tr mà sẽ là 20tr rồi tháng sau sẽ là 200tr. Rồi vài tháng sau sẽ là Sộ Khám. Làm ăn mà, khi mà đồng tiền nó cao hơn niềm tin thì khó sống lắm. Trên hết là cái cách mà bà ấy đối xử với tôi nó quá tầm thường.
Đặt ví dụ tôi có lấy của bà ấy 2tr thật đi chăng nữa nhưng nếu thật sự là người tốt thì bà ấy sẽ giải quyết theo hướng khác. Gọi tôi vào nói chuyện riêng, phân tích là cậu thiếu tiền của chị. Hay sao lại thiếu như này, như này...Đằng này trước mặt đám nhân viên bà ấy bảo tôi đưa thiếu tiền. Khác gì nói với nhân viên là tôi ăn cắp. Thế mà đã có lúc tôi nghĩ nếu có chuyện gì tôi sẽ nhận và bà ấy sẽ lo liệu cho tôi.
Giờ đây chỉ có 2tr mà còn xảy ra cớ sự như này thì liệu rằng khi tôi vào phòng giam đọc từng cái logo, đọc từng cái hướng dẫn sử dụng của gói dầu gội thì ai lo cho tôi ra ngoài. Nghĩ lại thấy mình ngu quá ngu, và khi nhận ra cái ngu mà không chịu sửa thì thành Đại Ngu. Thế nên, tôi thay đổi hoàn toàn suy nghĩ. Tối đó mặc kệ nhân viên đi làm cứ đi, khách vào cứ vào tôi đéo thèm tiếp. Lúc về tiền tôi cũng đéo cầm, tôi nói với cái Hoa:
- Tí tự đóng cửa rồi đi ngủ. Em cầm tiền mai đưa cho chị. Anh không dây nữa, mai anh gọi nói chuyện với bà ấy là anh không làm nữa.
Đúng ra tôi định làm đến khi bà ấy tìm được người thay thế. Nhưng giờ tôi cảm thấy còn làm ngày nào bản thân mình còn nguy hiểm ngày ấy. Tôi nghe được tin cái án sau này bà ấy mới chỉ chạy được tại ngoại chứ chưa xử. Ở lại biết đâu kẻ thế thân lại là tôi. Trưa hôm sau ngồi bên nhà tôi đợi bà chị xuống rồi nói chuyện. Chờ cái Hoa đưa tiền xong chắc bà ấy cũng đoán được ý định của tôi là gì. Bà ấy nói:
- Có gì cậu cứ nói thẳng.
Tôi nói luôn:
- Em xin nghỉ không làm nữa, trước em cũng nói với chị rồi. Nay thuê được nhà em cũng đang tính làm cái khác. Mà gần đây chị em mình làm với nhau cũng không hợp. Nói như vụ tiền nong hôm qua, tính em nó điên, em ghét nhất trong đời ai bảo em trộm cắp. Khi mà chị đã không tin tưởng em thì thôi càng làm càng thêm nghi ngờ khó sống. Vậy nên chị xem có thằng nào trông được thì bảo nó trông. Em nghỉ thôi.
Tôi nói trước mặt cả đám nhân viên như vậy, bà chị giận tím mặt vì không nghĩ tôi lại dám bỏ ngang như vậy. Trước giờ bà ấy vẫn là nhất, chỉ có bà ấy đuổi người khác chứ chưa ai lại phá ngang như tôi. Nếu là người khác có lẽ ăn chửi tối mặt nhưng tôi không sai, tôi nói những gì mình nghĩ. Chẳng lẽ nói toẹt ra nữa thì khác gì nhổ vào mặt nhau. Lại là họ hàng nên bà ấy cố nhịn, giữ chút sĩ diện bà ấy nói:
- Ừ, nếu không thích làm thì cậu cứ nghỉ đi. Chị tìm người khác.
Tôi gật đầu vâng dạ rồi đi thẳng về nhà, kết thúc cái Nghề Nuôi Gái trong gần hai năm qua. Đắng cay ngọt bùi, chứng kiến cảnh tủi nhục của đám nhân viên. Chứng kiến cái mưu mô trong một xã hội khác. Nhìn thấy những cái độc ác trong cách đối xử giữa con người với con người. Quá nhiều kinh nghiệm để tôi phải nhìn lại bản chất của cái gọi là Xã Hội. Nhiều người nhìn vào nghĩ sung sướиɠ, công việc nhàn hạ, tiền nhiều nhưng không ai biết thực chất nằm sâu bên trong nó như thế nào. Đối với chủ và nhân viên đơn giản chỉ có hai từ Lợi Dụng. Cái gọi là Tình Người là một điều xa xỉ.
Tuy đã rút chân ra khỏi cái vũng bùn đen đầy mưu mô tính toán ấy. Ban đầu tôi cũng nghĩ vậy là xong nhưng cái câu mà hầu như ai cũng nói khi nhìn những người làm trong cái nghề này:
" Cái Nghiệp nó Vận hết vào người."
Trước đây tôi không tin, tôi còn nghĩ mình làm đúng, đối xử tốt với nhân viên thì Nghiệp ở đâu. Nhưng không, cho dù tốt hay xấu, một khi đã nhúng chàm thì có nghĩa đã dính Nghiệp. Chỉ là nặng hay nhẹ, sớm hay muộn mà thôi. Khi viết đến chap này chắc chắn nhiều bạn cũng đã biết sau khi nghỉ Nghề Nuôi Gái thì bản thân tôi đang bị cái Nghiệp nó Vận vào Người như thế nào.
Nhưng dù là hiện tại đã mất hết, mất sạch chưa kể còn phải mổ nọ mổ kia nhưng cái quan trọng là tôi vẫn ở đây viết truyện cho các bạn đọc. Vẫn có những người bạn quen trên facebook giúp đỡ tôi khi khó khăn. Vẫn có người chia sẻ những chuyện buồn vui. Vậy là đủ, nhìn lại thì tiếc nhưng nhìn đi tôi vẫn cảm thấy bản thân mình mat mắn. Biết đâu nếu không rút chân ra sớm thì giờ đây có lẽ trên mặt báo lại có tin Tú Ông môi giới mại da^ʍ giá 4tr một nhát như hot gơn nào đó. Vậy thì làm gì có Nghề Nuôi Gai chap 31.
Chăc chắn sẽ có người nói rằng: " Gớm nhiều người nó làm nghề này vẫn sống tốt lại còn giàu."
Vậy hả, tôi không quan tâm và cũng không cần phải lấy họ ra so sánh với mình. Tôi chỉ biết rằng gần 2 năm làm cái nghề này tôi thấy chẳng ai làm chủ mà không phải đánh đổi một thứ gì đó quý giá. Đừng nhìn vào vẻ bề ngoài mà nghĩ đơn giản:
" Có thể bạn nằm giường chiếu hẹp, đắp chăn cũ nhưng bạn ngủ ngon. Còn kẻ ở nhà to ngủ giường rộng, đắp chăn mới nhưng cả đêm vắt tay lên trán vẫn không ngủ đươc."
Cảm ơn tất cả mọi người đã đồng hành với mình đến chap truyện cuối cùng. Hi vọng bộ truyện Nghề Nuoi Gái sẽ giúp các bạn nhận ra cái mình muốn thấy. Cảm ơn..!