Chương 4: Thất nghiệp

Mùa đông năm ấy, kinh tế trong nước chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường. Sự chuyển dịch kinh tế đã mang đến cho xã hội không ít khó khăn. Các nhà máy đóng cửa, công nhân thất nghiệp, biết bao nhiêu gia đình vì thế mà mất đi nguồn thu nhập. Biết bao tập đoàn đã bị lãng quên và vứt bỏ, các thành phố công nghiệp thời sơ khai đã mất đi ánh hào quang của nó, trọng tâm kinh tế dần chuyển về các thành phố ven biển.

Nhà máy nơi Trần Nghiêu làm việc cũng sa thải hàng loại công nhân.

Vốn dĩ hắn chỉ cần dựa vào người cha làm giám đốc của mình thì hắn có thể sống thoải mái vô tư lự nhưng ai ngờ rằng, hai cha con bọn họ vậy mà đều trở thành thành viên của hội người thất nghiệp, quả thực cuộc sống là những vở kịch kịch tính.

Cha Trần Nghiêu còn được nhận tiền lương hưu và tiền trợ cấp, nửa đời sau còn có thể sống an nhàn. Nhưng con trai hắn thì lại không được tốt như vậy, trước giờ cha hắn đối với hắn đều là hận sắt không thể thành thép, từ đó trở đi cha hắn cũng không cho hắn tiền nữa, bắt hắn phải ra ngoài tim việc nuôi sống bản thân.

Trần Nghiêu vốn dĩ tính khí bướng bỉnh, đến giờ cũng không thèm trở về nhà, ở bên ngoài lang thang lêu lổng.

Không còn hào quang của tên công tử nhà giàu nữa, những anh em thường ngày vẫn đi theo sau hắn từng người từng người biến mất, người về quê, người đi tìm việc khác, cuộc sống ép buộc họ đường ai nấy đi, tất cả không thể giống như trước đây sống lêu lổng, vô tư vô lo nữa rồi.

Trần Nghiêu thất nghiệp, trở thành một người không có thu nhập, trong khoảng thời gian ấy mọi thứ chi tiêu đều do Chu Mi đưa tiền. Ban đầu, hắn vẫn còn chút tiền tiết kiệm, còn có thể sống tiêu diêu tự tại, chi tiêu phóng khoáng, nhưng chẳng mấy chốc tiền cũng cạn túi, trong ví không còn một xu một cắc.

Thu nhập của Chu Mi vốn cũng không cao, lại phải gánh thêm chi phí của một người nữa, cuộc sống bắt đầu trở nên khó khăn. Vậy nên một ngày hai bữa bỗng biến thành một ngày một bữa, ăn bữa trưa thì nhịn bữa tối dần trở thành tình trạng thường thấy của cả hai.

Thời gian huy hoàng không còn nữa, Trần Nghiêu đành phải bán đi con xe máy cũ, cũng chắc được bao nhiêu tiền, đều đưa cả cho Chu Mi, bởi tiền mà ở trong tay hắn thì chẳng mấy chốc cũng hết, vẫn nên đưa tiền cho vỡ giữ thì tốt hơn.

Từ dạo ấy, hai người không còn đi trượt băng cũng chẳng có tiền để đi ăn đồ nướng, Chu Mi vẫn làm công việc gội đầu tại tiệm cắt tóc ấy, thuận tiện học lỏm cách cắt tóc, còn Trần Nghiêu, hắn cũng không ngừng đi tìm công việc để làm.

Chạng vạng tối hôm ấy, gió hiu hiu thổi, hai người tụ tập trước một sap hàng nhỏ, xung quanh vất vưởng một mùi hương kì lạ, bọn họ ngồi đối diện nhau, ăn bữa cơm đầu tiên trong ngày.

Trong suốt quãng thời gian gần đây, những gì họ ăn đều là một tô mì trắng, nước lèo trong vắt không một có lấy một miếng thịt, bên trên rải ít rau cải xanh, tô không lớn lắm nhưng đầy đặn. Hai người gọi một tô mì trắng thêm hai phần mì, chẳng vì lãng mạn gì chỉ là nó rẻ hơn mua hai tô mì trắng.

Một tô mì, hai đôi đũa, một đôi tình nhân.

Trần Nghiêu ngước lên nhìn Chu Mi đang cúi đầu ăn trước mặt mình, lòng rối như tơ vò, trong lòng chua chát. Một cảm giác thất vọng xen lẫn tội lỗi ập đến, bóp chặt lấy hắn, liệu có ai ngờ một người từng muốn gì được nấy như hắn vậy mà lại để người phụ nữ của mình ăn những thứ như này cơ chứ.

"Chu Mi", hắn kêu tên cô.

"Sao thế?", cô ngẩng đầu lên nhìn hắn.

Hắn nhìn vào mắt cô, trong đó vẫn giống như trước đây, sáng lấp lánh vô cùng, giống như lần đầu tiên bọn họ gặp nhau vậy. Từ đầu đến cuối, ánh mắt ấy đều không hề thay đổi dù cho cho hắn có tiền hay không, dù cho hắn có làm công việc gì.

"Anh nhất định sẽ tìm được việc thôi, chúng ta không thể cứ sống như này mãi được." Hắn nhìn cô, hứa hẹn từng câu từng chữ.

"Thật tốt." Cô nhìn hắn cười.

Trước đây vì Trần Nghiêu luôn mắt cao hơn đầu, ánh mắt cao nhưng vốn liếng thì không có, cứ nghĩ đến công việc đó vất vả thì lại tự nhủ có thể tìm được công việc nào đó nhàn hạ hơn. Cứ thế hắn chẳng tìm được công việc nào cả. Nhưng bây giờ thì khác rồi, chỉ cần có việc thì việc gì hắn cũng làm- hắn muốn kiếm tiền.

Hắn muốn để cho vợ mình có thể một mình ăn một tô mì, còn phải có thêm hai miếng thịt nữa.

Hắn hành động rất nhanh, chẳng mấy đã tìm được một công việc mới.

Lúc ấy, trong thị trấn của bọn họ đang chuẩn bị xây dựng đường sắt, cần rất nhiều người, Trần Nghiêu được người ta giới thiệu đến làm công nhân đường sắt.

Vào thời điểm đó, vật liệu xây dựng và sắt thép đều được vận chuyển bằng sức người, bằng đôi vai của những người công nhân, công việc hoàn toàn thủ công. Tấm xi măng đổ dài vài mét nặng đến nỗi mấy người khiêng cũng khó khăn. Sau khi cõng cả ngày, vai hắn vừa trầy xước vừa sưng đỏ.

Trần Nghiêu từ nhỏ đến lớn đâu phải chịu khổ như thế bao giờ, nhưng mà cuộc sống ấy à, ép hắn không thể không tiếp tục làm.

Ngoài việc khuân vác vật liệu và xi măng, trong công trường có việc, hắn đều làm, như thể hắn không biết đau, không tiếc mạng.

Bao ăn bao ở, mỗi ngày 20 tệ.

Số tiền đó đối với Trần Nghiêu mà nói đã là rất tốt rồi.