Cô ngây ngốc trải qua một kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, lúc bạn bè thân thích tụ họp, cô cũng không tránh khỏi việc bị hỏi đến Hứa Bằng Trình. Vào mùa đông năm tư, anh ta từng đến nhà Diệp Phi chúc Tết, đến cả bà ngoại cũng hỏi: “Anh bạn trẻ kia của cháu đâu, năm nay thằng bé có đến không?”
Mẹ Diệp Phi nói: “Mẹ quên rồi à, cậu ấy đã đi Mỹ rồi, ngày lễ bên đó không giống ở đây, bây giờ bên đó đã bắt đầu đi học rồi."
Bà ngoại như hiểu như không mà gật đầu: "Vậy à."
Cứ gặp phải những tình huống thế này, Diệp Phi không khỏi cảm thấy chán nản, cũng may Hứa Bằng Trình không gọi cho cô nữa, thỉnh thoảng trong lòng cô cũng bức bối, nhưng không đã còn bi thương hay tức giận nữa.
Diệp Phi cũng biết đạo lý tiếng lành không ai biết, tiếng xấu lại đồn xa. Có một số chuyện người trong gia đình không biết, nhưng có thể chuyện này đã lan truyền xôn xao trong vòng bạn học và bạn bè từ lâu.
Sau kỳ nghỉ đông, khi cô trở lại trường, cô luôn cảm thấy có một sự dò hỏi nào đó trong ánh mắt của những người xung quanh, khi mọi người nói về vấn đề tình cảm, bạn bè đều như muốn nói lại thôi, cẩn thận từng li từng tí. Diệp Phi không muốn bày tỏ lòng mình, cũng không muốn tìm bạn thân để than thở khóc lóc hay lên án Hứa Bằng Trình gì. Dạo bước trong khuôn viên quen thuộc, cô không tránh khỏi lại nhớ đến những tháng ngày gắn bó bên nhau trong quá khứ. Lòng cô đã không còn đau đớn dằn vặt như những ngày trước kỳ nghỉ, cũng không còn sự căm phẫn, uất hận đối với người kia, cô chỉ trở nên thẫn thờ, thi thoảng lại cáu kỉnh, không muốn khóc cũng chẳng muốn cười.
Vào đầu học kỳ mới, giáo sư Lữ hẹn gặp một vài nghiên cứu sinh để nhắc nhở mọi người xác định hướng nghiên cứu của bản thân, cũng như chuẩn bị cho luận văn tốt nghiệp năm tới, xây dựng chắc nền tảng và tích lũy kinh nghiệm. Trong lòng Diệp Phi vẫn đang mê mang, cô không ngừng gật đầu nhưng cũng chẳng nói gì.
Trong số mấy chàng trai cùng nhóm, có người chỉ biết bạn trai của Diệp Phi đang ở Mỹ mà không biết chuyện của hai người, sau khi rời khỏi văn phòng, cậu ta liền đi theo hỏi cô: "Diệp Phi, lúc trước cậu nói cậu muốn nghiên cứu về sự lão hóa của người già, có ý tưởng nào cụ thể hơn một chút không? Tớ cảm thấy phương hướng này cũng không tệ, muốn xin ra nước ngoài chắc cũng khá dễ nhỉ?"
"Không." Cô rầu rĩ đáp một câu.
“Không có ý tưởng
hay là không dễ?” Chàng trai cười, tự hỏi tự trả lời: “Tớ nghĩ công tác xã hội cũng không tệ, có điều Mỹ là một nước thuộc về kiểu giáo dục nghề nghiệp, việc xin hạng mục tiến sĩ cũng không dễ; hướng đi của nhân khẩu học(*) rất rộng, lại còn rất linh hoạt, thiên về xã hội hay kinh tế đều tương đối dễ xin học bổng. Cậu đã hỏi gia đình chưa, gần đây việc chọn lựa một chuyên ngành có liên quan sao rồi?"
(*)Nhân khẩu học là khoa học nghiên cứu thống kê về số cá thể 1 loài, đặc biệt là dân số loài người. Đây là một ngành khoa học chung có thể áp dụng cho bất cứ một quần thể dân số nào mà có sự thay đổi đổi theo thời gian và không gian. Nó bao gồm những nghiên cứu về kích thước, cấu trúc và sự phân bố của những quần thể dân số này, những thay đổi về không gian và thời gian để đáp ứng với sự sinh đẻ, di cư, già hóa và cái chết.
"Chưa hỏi, cũng chưa chắc là tớ sẽ xin học bổng."
"Cũng phải, cậu còn có đường lui, còn bọn tớ thì đâu có." Chàng trai nửa đùa nửa thật: "Dù cậu không xin được học bổng thì cũng có thể qua Mỹ, cứ để Hứa Bằng Trình nuôi cậu là được. Công việc của khoa điện tử bọn họ cũng kiếm được kha khá đấy."
Diệp Phi trừng cậu ta một cái.
Triệu Hiểu Đình đi cùng hai người rất thân với Diệp Phi, cô ấy quở trách: “Một thằng con trai như cậu lại đi theo hóng hớt cái gì, thăm dò xong rồi muốn xin cái nào thì xin cái đó đi.”
“Này, không phải tớ chỉ muốn trao đổi chút thôi sao, xem Diệp Phi có tin tức độc quyền nào không thôi!"
Triệu Hiểu Đình khoác vai Diệp Phi, tựa đầu vào cô, thì thầm nói: "Đừng nghe cậu ta nói. Chúng ta muốn xin thì xin, muốn làm cái gì thì làm cái đó, không liên quan gì đến bọn họ hết."
Diệp Phi bĩu môi, cười bất đắc dĩ: "Các cậu đều nghe hết rồi nhỉ."
Truyện được dịch và edit bởi Mộ Diệp Các, được đăng tải duy nhất tại truyenhdt.com. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là bản copy, thường bản copy sẽ không đầy đủ. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất, cũng như ủng hộ nhóm dịch để nhóm có động lực hơn nhé!
"Có nghe gì đâu, đều là mấy tin đồn nhảm thôi." Triệu Hiểu Đình nói: "Chỉ là tớ thấy trạng thái gần đây của cậu không ổn nên có chút lo lắng."
"Dạo này tớ vẫn bình thường." Diệp Phi xoa mặt: "Một khóc hai náo ba thắt cổ, tớ vẫn chưa làm cái nào cả."
"Tớ sợ cậu kìm nén đến trầm cảm."
"Không sao, tớ đã phát tiết xong rồi." Diệp Phi cố nở nụ cười: "Nhưng không chắc là tớ có thể vực dậy nhanh như thế được, để tớ điều chỉnh thêm một thời gian đã."
Sau bữa trưa, Diệp Phi cầm danh sách do giáo sư liệt kê đến thư viện, lúc đi ngang qua trung tâm hoạt động của sinh viên, mười mấy câu lạc bộ đang sắp xếp vị trí, hừng hực khí thế tuyên truyền tuyển người. Diệp Phi đã từng tham gia câu lạc bộ hoạt hình và hiệp hội cầu lông khi học hệ chính quy, sau khi tốt nghiệp, cô liền trở nên lười biếng, không còn thích những câu lạc bộ đông đúc. Nhưng cô không thể không giảm tốc độ khi gặp những dòng người đông đúc trên phố.
Một vài sinh viên trong trang phục truyền thống của Đông Nam Á đang đứng trước một cái bàn, có áo dài của Việt Nam, sarong từ Malaysia , kebaya từ Nyonya, bên trên tấm bảng có dòng chữ: "Hiệp hội giao lưu văn hóa Đông Nam Á". Diệp Phi vừa dừng lại, một tờ rơi đã bị nhét vào tay cô.
“Bạn là sinh viên Trung Quốc hay du học sinh?” Cô hỏi.
Các cô gái trông giống như sinh viên năm hai năm ba của hệ chính quy, họ cười khanh khách: "Đều có." Từ trong câu trả lời sôi nổi của mọi người, Diệp Phi biết được các du học sinh đã giành được sự ủng hộ của đại sứ quán các nước, tổ chức các hoạt động văn hóa theo định kỳ, tối nay sẽ có một buổi tọa đàm.
Tờ rơi được Diệp Phi để chồng lên danh sách. Cô ngồi trong phòng tự học của thư viện cả một buổi chiều, chọn bốn năm cuốn sách, trong đầu cô cứ luôn nghĩ đến chuyện có nên tiếp tục xin đi nước ngoài hay không. Theo sự đánh giá tình hình những bạn học cùng chuyên ngành với cô trước đây thì không dễ để xin được học bổng toàn phần, lúc trước Hứa Bằng Trình từng nói có xin được hay không cũng không sao, ít nhất vẫn có F2 để đảm bảo; nhưng Diệp Phi vẫn đăng ký học tiếng Anh để tham gia kỳ thi Toefl(*) và GRE(**). Cô muốn xin học bổng bằng chính sự nỗ lực của mình, như thế thì áp lực tài chính của cả hai mới giảm đi. Nếu thực sự không thể xin được học bổng, cô cũng không ngại ra nước ngoài với tư cách người nhà, dù sao như thế cũng tốt hơn là cách nhau nửa vòng trái đất. Thế nhưng bây giờ, động lực lớn nhất để đi Mỹ đã không còn nữa, thậm chí nơi đó đã trở thành nỗi đau trong lòng cô, nhưng mọi người xung quanh đều thấy cô đang tích cực chuẩn bị, nếu bây giờ từ bỏ thì có khác nào nhận thua? Thua cả về tình cảm lẫn tiền đồ.
(*) TOEFL (Test Of English as a Foreign Language), là bài kiểm tra tiếng Anh tiêu chuẩn nhằm đánh giá khả năng thông thạo trong 4 lĩnh vực nghe, nói, đọc, viết. Đây là bài kiểm tra năng lực tiếng Anh quốc tế của ETS (Viện khảo thí về giáo dục của Mỹ). Những điểm số thi TOEFL có giá trị trong 2 năm.
(**)The Graduate Record Examination (GRE) là bài kiểm tra tiêu chuẩn được sử dụng trong việc xét điều kiện nhập học sau đại học (Master hoặc PhD) ở các chuyên ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội (trừ Y, Dược, Luật) tại Mỹ. Chứng chỉ GRE được sử dụng để so sánh và đánh giá thành tích học tập của các thí sinh sau đại học bên cạnh bảng điểm đại học và các chứng chỉ liên quan khác. Bài thi có 2 dạng thức: GRE tổng quát (General Test) – là bài thi chung cho các bạn sinh viên muốn học sau đại học và GRE chuyên ngành (Subject Test) – là bài thi chuyên ngành trong 8 lĩnh vực (hóa học, sinh học, khoa học máy tính…)
Diệp Phi cứ mê mang suy nghĩ, đọc sách cũng chẳng vào được chữ nào, khi đang dọn dẹp đồ đạc thì cô tình cờ nhìn thấy tấm tờ rơi kia.
Không có nhiều người đến buổi đàm tọa cho lắm, không ít người trong số đó có vẻ là du học sinh. Diễn giả là một nhà nghiên cứu nói giọng Phúc Kiến, ông giảng từ lịch sử của Nam Dương, Trung Quốc đến tình hình quốc tế trong các giai đoạn khác nhau, chuyển biếи ŧɦái độ của chính phủ Indonesia với Trung Quốc, xen kẽ với một vài đặc điểm cấu thành tên gọi của người Indonesia gốc Hoa.
"Tôi sinh ra ở Jogyakarta (Nhật Nhã). Trần Gia Tuấn là tên tiếng Trung của tôi, nhưng tên trên hộ chiếu là Ahartani."
Cô nhớ lại câu nói của anh nhưng cô còn chẳng biết cách phát âm của tên của Indonesia chứ đừng nói gì đến cách viết .
Lúc này, nhà nghiên cứu tình cờ đưa ra một ví dụ: "Sử dụng thang âm thứ hai hoặc thứ ba trong tiếng Indonesia, giữ nguyên họ, chẳng hạn như Lâm đổi thành Halim, Salim; Trần, Mân Nam phát âm là Tan, đổi thành Hartani."
Trên màn hình chiếu, PPT hiển thị sự so sánh giữa tên tiếng Trung của người Indonesia và tên tiếng Indonesia, ở giữa có một dòng chữ lớn: "Trần Gia Thông".
Diệp Phi nhìn chằm chằm cái tên đó, cô nghiêng người về phía trước, tựa ngực vào bàn học, Trần Gia Thông, Hartani, hẳn là có liên quan đến quả sầu riêng đó. Nghĩ đến đây, cô bất giác mỉm cười.
Truyện được dịch và edit bởi Mộ Diệp Các, được đăng tải duy nhất tại truyenhdt.com. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là bản copy, thường bản copy sẽ không đầy đủ. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất, cũng như ủng hộ nhóm dịch để nhóm có động lực hơn nhé!
Trong phiên hỏi đáp, cô giơ tay: "Xin hỏi, những cái tên mà ngài đưa ra ví dụ lúc nãy đến từ đâu?"
"Một số tên là từ khảo sát mà chúng tôi đã phân phát cho các du học sinh Indonesia." Nhà nghiên cứu đẩy kính: "Một số khác là tin tức công khai trên mạng, chẳng hạn như Phòng Thương mại Trung Quốc - Indonesia,..."
Trong tiết mục vấn đáp có thưởng, Diệp Phi đã trả lời chính xác tên tiếng Trung của Jogyakarta là Nhật Nhã và giành được một miếng dán tủ lạnh, phía trên có in hình Borobudur(*). Khi cô ra ngoài, các sinh viên mặc lại trang phục sặc sỡ lại đang phát phiếu đăng ký. Cô bước tới nói: “Cho tôi một phiếu đi.”
(*) Borobudur, Barabodur hay Ba La Phù đồ là một ngôi đền Phật giáo có niên đại từ thế kỷ thứ 9 toạ lạc ở Magelang, miền trung Java, Indonesia, là một trong những ngôi đền cũng như di tích Phật giáo lớn nhất thế giới. Ngôi đền có chín tầng, xếp chồng lên nhau bao gồm sáu vuông, ba tròn và trên cùng là một mái tròn.
Cô có chút muốn nói với Trần Gia Tuấn về chuyện hôm nay nhưng không có cách nào để liên lạc trực tiếp với anh.
Vừa nghĩ ngợi vừa mở máy tính lên, cô liền nhìn thấy tin nhắn của Khắc Lạc Y: “KC sắp đến Trung Quốc!”
Trái tim Diệp Phi khẽ động, mắt cô sáng lên: “Anh ấy đến đây làm gì?”
Khắc Lạc Y đang online, cô ấy trả lời: “Tham gia triển lãm lặn với Ngài Vương."
"Cô có biết ở thành phố nào không?"
"Tôi đi hỏi xem. Có lẽ hai người có thể gặp nhau vào cuối tuần đấy."
Khắc lạc Y im lặng một lúc rồi tiếp tục gõ: "Ấy, tôi nhớ nhầm rồi... Tôi vừa hỏi Đao Ba, KC đi Hồng Kông.”
Diệp Phi suy nghĩ một hồi vẫn quyết định đính chính: “Hồng Kông là một phần của Trung Quốc.”
Khắc Lạc Y gửi một cái mặt cười: “Ok, vậy cô có đi xem triển lãm không?"
Diệp Phi khẽ cười bất lực: "Xa quá. Từ Bắc Kinh bay đến Hồng Kông có lẽ còn xa hơn từ chỗ mọi người đến đó."
"Thế sao, Trung Quốc lớn quá."
Diệp Phi vừa trò chuyện với Khắc Lạc Y vừa nhấp chuột vào trang cá nhân của cô ấy, cô ấy đã đăng vài tấm ảnh quảng cáo về Scuba Libre, Trần Gia Tuấn đứng cạnh biển quảng cáo, anh mặc một chiếc áo sơ mi trắng và quần tây đen, vai rộng eo hẹp, vóc dáng rắn rỏi, anh cởi hai cúc áo đầu tiên và xắn tay áo lên nửa cánh tay. Một tay anh chống lên cái bàn dài, tay kia tùy ý đút vào trong túi, khóe miệng hàm chứa ý cười như có như không.
Diệp Phi chợt hiểu ra tại sao trước đây cô cứ luôn cảm thấy anh khác với những người xung quanh. Ở trên biển, anh tùy ý, tự tại, quả quyết, khỏe khoắn, đến khi tới thành phố, thay đổi trang phục, anh lại trở nên tuấn tú, lịch lãm. Nếu không phải vì nước da quá ngăm đen, anh thực sự rất giống một doanh nhân ưu tú, điềm tĩnh.
Tối đó cô đã có một giấc mơ.
Bọn họ ngồi trên sân phơi trò chuyện vào buổi tối, anh nói hai năm nay mình quá bận, không có thời gian chụp ảnh, nếu có dịp thì anh cũng hy vọng mình có thể đi thăm thú đó đây.
Diệp Phi nói: “Có cơ hội thì đến Trung Quốc đi.”
Anh cười rồi nói gì đó. Gió biển nổi lên, sóng biển dâng trào, tiếng gió và tiếng sóng bao trùm lấy giấc mơ.
Hôm đó, cô đã ngủ rất ngon.