Nếu nàng không chết, ta hận nàng cả đời.
Nay nàng đã chết, ta liền hận nàng đời đời kiếp kiếp.
Sông Lưu Sa uốn lượn tới chân trời, nét cười của nàng dần thấm sâu vào lòng ta. Kỳ thật nàng muốn như vậy phải không? Lựa chọn giữa phụ thân và ta thật quá khó khăn, cho nên nàng lựa chọn tan thành cát bụi, để ta nhìn thấy nàng dần dần nhạt nhòa trong gió, từ đây, trọn đời khó quên.
Đường đi Tây Thiên rất trắc trở, ta gánh hành lý, bên tai lúc nào cũng như nghe được tiếng cười của nàng: Đồ ngốc, đi chậm quá.
Sư phụ nói, dùng dấu chân chậm rãi đo đạc đường dài, tâm mới có thể trở nên thông tuệ tỉ mỉ,(11)
cho đến khi thành phật.
Sư phụ không biết, khoảnh khắc nàng tan biến trước mắt ta, ta đã đánh mất tâm mình.
– Hoàn –
Chú thích:
(1)
Tây Thiên lộ, vong tình lộ: Đường đi Tây Thiên cũng là con đường quên đi tình ái.
(2)
Nếu trời có tình, trời đã già: Nguyên văn là ‘Thiên nhược hữu tình thiên diệc lão’, thành ngữ, nếu ông trời có tình cảm, cũng sẽ vì âu sầu mà già cả. Hình dung cảm xúc bi thương mãnh liệt.
Xuất xứ:
1 – Lý Hạ thời Đường [Kim Đồng tiên nhân từ hán ca]: “Suy lan tống khách hàm dương đạo, thiên nhược hữu tình thiên diệc lão.”
2 – Âu Dương Tu thời Tốn [Giảm tự mộc lan hoa]: “Thương li hoài bão, thiên nhược hữu tình thiên diệc lão.”
(3)
Tâm lộ: con đường trong lòng.
(4)
Bỉ dực song phi: kề vai sát cánh.
(5)
Ngự đệ: em của vua.
(6)
Hoàng tường ngự ngõa: tạm dịch là tường vua ngói chúa
(7)
Thương hải tang điền: cuộc đời bể dâu, biến đổi lớn lao trong cuộc đời.
(8)
Tịnh đàn: Đàn tế lễ.
(9)
Thiên thượng, vân gian, nhãn tiền, tâm đầu: Trên trời, giữa mây, trước mắt, trong lòng.
(10) Nguyên văn: “Thượng cùng bích lạc hạ hoàng tuyền, lưỡng xử mang mang giai bất kiến” trích từ Trường hận ca của Bạch Cư Dị.
Giải thích: Bầu trời – trên trời cao, chỉ thiên cung; Hoàng tuyền – dòng suối dưới đất, chỉ âm phủ. So sánh trên trời dưới đất, nơi nơi đều tìm kiếm nhưng mờ mịt không thấy.
(11) Nguyên văn: “Dụng cước ấn khứ trượng lượng mạn mạn trường lộ, tâm lộ tài hội uyển diên miên mật”.
*
P/S:
Về phần ngôi kể của Tôn Ngộ Không, mình vẫn để là ta-ngươi, vì thực ra, Tôn Ngộ Không vẫn mang nhiều tư duy của một con khỉ mà.