- 🏠 Home
- Việt Nam
- Lịch Sử
- Nào Hay Xuân Mênh Mông
- Chương 39: Da^ʍ Đàm Có Hỗn Loạn
Nào Hay Xuân Mênh Mông
Chương 39: Da^ʍ Đàm Có Hỗn Loạn
Tôi thϊếp đi một lát thì bỗng nghe tiếng gà gáy, mở mắt ra đã thấy Đặng phi nhìn mình chằm chằm thì mới hay là trời đã sáng. Tôi nhìn vẻ mặt phòng bị của chị ta, lại phát hiện ra tờ giấy kia đã bị giấu đi, quả nhiên là có gian trá.
Mặc dù không biết tên hòa thượng này là người của ai nhưng anh ta đã vô tình để tôi biết một bí mật động trời. Tôi khoanh tay ngồi tựa vào thành giường, mặt hất về phía tên hòa thượng đang ngồi ủ rũ, nói:
"Nhìn gì, tôi vừa cứu chị một mạng đấy!"
Đặng phi có chút sợ sệt nhìn tôi, lắp bắp hỏi:
"Chuyện này là sao?"
"Đợi đông đủ rồi nói."
Đúng là chuyện gì cũng có nhân quả của nó, có nhiều chuyện không nhắc thì thôi, cứ hễ nhắc lại là khiến người ta không nén nổi một tiếng thở dài. Hoà thượng trẻ tuổi tuy đang quỳ dưới đất nhưng gương mặt rất sáng sủa, lại có một loại khí chất không phải của một kẻ tầm thường. Anh ta trừng mắt nhìn mấy người chúng tôi, uất hận nói:
"Ngày xưa nếu như ông tổ ta không bị phế truất, kẻ bất tài lên làm vua thì họ Lý làm sao suy vong đến mức để họ Trần các người chiếm đoạt? Vậy mà tên Thủ Độ gian ác còn đuổi cùng gϊếŧ tận, lừa gạt hơn ba trăm tôn thất họ Lý ta chôn sống, kẻ như các người thì có tư cách gì ngồi lên ngai vàng? Một người mà ngay cả những người vô tội còn nhẫn tâm sát hại thì lấy tư cách gì để tạo phúc cho muôn dân? Tôi không những muốn gϊếŧ đám các người, mà còn muốn gϊếŧ hết đám vua tôi của các người nữa!"
Dông dài một hồi thì ra kẻ này là đời sau của Lý Long Xưởng, hơn trăm năm trước từng là thái tử nhà Lý nhưng do ăn chơi phóng đãng nên bị phế. Anh ta chê trách Long Cán là kẻ bất tài nhưng chưa thể biết khi ông tổ của anh ta thực sự lên làm vua thì vận mệnh của nhà Lý sẽ đi về đâu.
Tôi thở dài, trên thế gian này chữ nếu như mà thực hiện được thì lịch sử trăm ngàn năm nay không có nhiều chuyện hối tiếc như vậy rồi. Cho dù là Long Xưởng hay là Long Cán làm vua, đạo lý có thịnh ắt có suy của một triều đại vẫn sẽ xảy ra nếu như bọn họ mắc sai lầm.
Tư tưởng lấy dân làm gốc của cha tôi cũng là vì mục đích đó, từ thuở xa xưa đến nay kẻ cầm quyền khi đã đi lên tới đỉnh cao của quyền lực thường sẽ quên đi nguyện vọng của người dân. Họ quên đi rằng dân là nước, vua là thuyền, chỉ có nước mới có thể đẩy thuyền, họ cũng dần quên gốc gác của mình là từ đâu mà ra.
Giống như họ Trần của tôi cũng bắt nguồn từ nghề chài lưới, nhờ sinh được người tài mà dần đi vào con đường làm quan, sau nhờ nhà Lý mất lòng dân mà được lên năm quyền. Cũng may Trần Khâm là một minh quân chuyên tâm chăm lo xã tắc, dân chúng ấm no thái bình. Tôi không biết trăm năm sau nữa họ Trần có đi vào vết xe đổ của họ Lý hay không, nhưng nếu tôi còn sống trên dương gian này tôi nhất định sẽ không để xảy ra chuyện đó.
Chỉ tiếc Thủ Độ suy tính trăm đường cho mục đích không chừa lại hậu họa lại bỏ sót một con cờ tưởng như nhỏ nhoi mà suýt làm ra một chuyện kinh hoàng.
Lần này Thái hậu chút nữa là gặp chuyện không hay. Tôi nhìn gương mặt người cũng hoảng sợ không ít, nhưng dường như chứa cảm giác ưu thương nhiều hơn, có lẽ cũng có chút đồng cảm với hòa thượng trẻ.
Hòa thượng trẻ bị áp giải lên thuyền rồng đem về xử lý, Thanh Vân nắm tay áo tôi run rẩy hỏi:
"Vậy là anh ta định bỏ thuốc mê rồi gϊếŧ hết chúng ta hả chị?"
Tôi gật đầu, cũng may là tôi không ăn phải thức ăn có thuốc. Tôi sực nhớ ra một chuyện, nhìn thấy Đặng phi đã đi trước một đoạn liền hỏi Thanh Vân và chị Trinh:
"Hai người có nghe về chuyện chùa Khai Quốc này có bảo vật trấn quốc không? Đêm qua lúc bắt nghịch tặc em phát hiện hình như có người sai Đặng phi trộm về, chẳng biết là có trộm được hay không?"
Thanh Vân lắc đầu tỏ ý không biết còn chị Trinh lại nói:
"Lúc nhỏ chị có nghe qua, nghe nói là Tuệ Trung Thượng Sĩ đi vân du vô tình tìm được, có được nó là có được giang sơn. Nhưng bây giờ lâu quá rồi chị cũng không nhớ rõ nữa, cũng chưa ai biết là nó có thật không."
Tôi thấy mấy loại chuyện có chút liêu trai thế này chỉ nên tin nửa phần thôi, không biết kẻ sai khiến Đặng phi có đầu óc như thế nào hoặc là kẻ đó biết được gì nên mới có niềm tin mãnh liệt như vậy, chứ không thì sai người như chị ta làm việc quả là mạo hiểm làm sao.
Chúng tôi lên thuyền rồng trở về cung, hai hàng thuyền phu ngồi hai bên mạn xuôi mái chèo đi thẳng. Tôi tạm gác lại nỗi lo âu ngồi chống cằm nhìn ánh nước, không hiểu sao lại nhớ ngày Quốc Tảng đuổi theo tôi vào cung. Hôm ấy không biết anh ta có thuận lợi đánh đuổi được đám người đó không, có bị thương chỗ nào không nhỉ? Cũng đã khá lâu rồi tôi không có tin tức anh ta mà có lẽ anh ta cũng chẳng muốn nhìn thấy tôi nữa.
Bây giờ nghĩ lại đã không còn đau lòng, chỉ có cảm giác buồn man mác mà thôi.
Mãi nghĩ đến khi thuyền đi đến giữa dòng, lúc này phía đuôi thuyền bỗng truyền tới tiếng đánh nhau. Tôi ngó ra sau thì thấy mấy người phu chèo thuyền không biết vì nguyên nhân gì mà náo loạn xô đẩy, kết quả con thuyền không ngừng tròng trành, đã có mấy người rơi tỏm xuống hồ.
Tôi hốt hoảng hô hoán mọi người nằm xuống đừng để mất thăng bằng rồi nhanh chân chạy đến tóm lại kẻ cầm đầu gây sự, chưa kịp khống chế hắn thì phía bên kia Đặng phi và Thanh Vân cũng cùng số phận rơi xuống cùng nhau. Tôi kêu trời, thầm nghĩ những chuyện phiền phức như vượt hồ đi chùa cầu phúc thế này về sau nên miễn giảm thì hơn.
Cũng may Thanh Vân biết bơi nên tự lo được cho mình, về phần Đặng phi tôi dùng mái chèo thả xuống, chị ta dù hoảng loạn cũng vớ được mái chèo được tôi lôi vào mạn thuyền. Thật là một chuyến thập tử nhất sinh, suýt chút là Đặng phi đã chìm xuống làm mồi cho cá.
Lúc ổn định lại cuộc hỗn loạn thì tên hòa thượng bị trói đã phóng xuống nước lủi mất, tôi không biết tại sao anh ta tự cởi trói được, hoặc có kẻ nhân lúc biến cố đã cởi trói cho anh ta. Nhưng thôi, giữa mênh mông nước với nước này anh ta giữ được mạng thì đó cũng do phước phần họ Lý của anh ta để lại.
Còn kẻ gây ra náo loạn cũng đã cắn lưỡi tự sát, chuyện đến đây cũng coi như xong.
Lần này trở về ngoài ý muốn xảy ra quá nhiều chuyện, thái hậu chỉ dặn bọn tôi mấy điều chẳng hạn như tận tâm chăm sóc quan gia, chẳng hạn như cố gắng sinh thêm một vài đứa cháu cho bà.
Thái hậu nói bản thân đã già, giang sơn xã tắc này không đủ sức gánh vác nữa, để lại cho lớp trẻ bọn tôi bộc lộ tài năng. Tôi nhìn người phụ nữ chưa bước tới bốn mươi dung mạo đoan trang kiều diễm trước mặt, nếu chỉ nghe mà không nhìn khéo còn tưởng bà già thật ấy chứ.
Ngày mồng bốn thượng hoàng và thái hậu trở về hành cung Thiên Trường, Trần Khâm thở phào nhẹ nhõm. Tôi nhìn cơn mưa xối xả trút xuống, thầm nghĩ mùa mưa cũng tới rồi.
Đời người có một số chuyện phải quy về hai từ duyên phận. Giống như suốt một năm qua tôi chưa từng một lần gặp gỡ Đặng cung phi, nhưng sau lần gặp ở chùa Khai quốc, thì rất nhanh lại gặp chị ta một lần nữa.
Nhưng có một số loại duyên phận là do tự mình tạo ra, giống như khi vừa mắt một anh chàng đẹp trai mà lại không tìm cách để gặp gỡ anh ta thêm một lần nữa thì quá tệ, cũng giống như phát hiện ra Đặng cung phi có điều mờ ám mà lại không tìm cách theo dõi chị ta thì là lỗi của tôi.
Chuyện mấy hôm trước ở chùa Khai quốc nói ra khiến Trần Khâm cũng rơi vào mờ mịt, về bảo vật trấn quốc thì chỉ được đồn đại trong tông thất nên có khả năng kẻ đó là người họ Trần. Có điều Tuệ Trung thượng sĩ từ lâu đã đi du ngoạn tung tích thoắt ẩn thoắt hiện, mà Trần Khâm cũng không mấy quan tâm tới thứ đó nên từ lâu nó đã dần bị lãng quên. Tôi lại càng cảm thấy khả năng cao là trò bịp rồi.
Được hôm Trần Khâm bị Phạm Ngũ Lão và Trần Thì Kiến quấn lấy đến tối mịt ở cung Quan Triều, tôi leo lên nóc tẩm cung của Đặng cung phi giở một viên ngói trên nhìn xuống, mất nửa canh giờ nhìn chị ta ngẩn người gói vào mở ra một mảnh giấy mấy bận rồi đốt đi.
Trong lòng tôi tiếc rằng tại sao mình lại đi chọn vị trí không mấy thuận lợi này để theo dõi, chẳng biết mảnh giấy kia viết cái gì, liệu có phải là bước tiếp theo của kế hoạch tạo phản hay không, liệu rằng kẻ đó còn sai khiến Đặng phi làm điều gì quá đáng hơn thế nữa.
Đặng phi đốt xong mảnh giấy rồi bắt đầu tháo tóc rửa mặt đi ngủ. Tôi ngáp ngắn ngáp dài, thầm nghĩ không biết Trần Khâm đã xong việc chưa. Từ lúc anh ta nghe tôi kể lại sự việc ở chùa Khai Quốc đã ngay lập tức cho người đi lùng bắt kẻ thủ ác kia, mặc dù tôi cũng cảm thấy nên tha cho kẻ đó một mạng, dù sao thì gia quyến anh ta cũng bị chết oan không ít. Trần Khâm lại nói kẻ có lòng dạ thù hằn và hành động ác độc nhắm vào phụ nữ vô tội như vậy để lại e là nuôi một mầm họa về sau, dù sao sống phải thấy người, chết phải thấy xác.
Điều đáng nói là Trần Khâm được dịp lại không hề cho tôi ra khỏi cung Quân Hoa, tôi nói với anh ta lần này thật ra chỉ là vô tình bị liên lụy, bọn chúng vốn không nhắm vào tôi, nếu như muốn nhắm vào tôi thì cho dù là cung Quan Triều của anh bọn chúng cũng có thể mò đến.
Trần Khâm dứt khoát nói:
"Thế thì dọn tới cung Quan Triều."
Tôi nhìn anh ta như nhìn thấy vong, phần phước này tôi không dám nhận, chỉ e cả Cấm Thành này sẽ nhìn tôi bằng nửa con mắt mất. Thay vì cho tôi dọn tới cung Quan Triều thì cho Đặng cung phi dọn tới để chị ta bị kèm cặp suốt mười hai canh giờ rồi không thể liên lạc được với người đứng sau còn có ý nghĩa hơn.
Tôi lắc đầu, Trần Khâm lại nói:
"Vậy từ nay yên ổn ở đây đi, tôi cử thêm người bảo vệ em."
Tôi thở dài, anh ta hẳn là nên cử thêm người theo động tĩnh của Đặng cung phi bên kia thay vì bảo vệ tôi đấy. Bởi thế cho nên đến hôm nay tôi mới thừa cơ lúc anh ta bận bịu lén lút đến chỗ của Đặng cung phi, chỉ còn không tới một tháng nữa e là đến lúc để Đặng cung phi chủ động nói ra thì sẽ không kịp.
Bên dưới Đặng cung phi đã lên giường đi ngủ, đã đến lúc tôi cũng nên trở về.
"Ai đó"?
Tôi giật bắn cả người, thầm nghĩ không lẽ chị ta phát hiện ra mình rồi?
Cùng lúc đó một bóng đen từ sau tấm màn đối diện giường ngủ của chị ta phóng ra, lao thẳng ra cửa chạy mất. Tôi từ nóc nhà nhảy xuống tức tốc đuổi theo cái bóng kia, đuổi đến bờ tường thì hết đường, kẻ đó quay lại tấn công tôi.
Đánh nhau một hồi cân tài cân sức, những chiêu thức của kẻ này xuất ra giống như là tôi có thể đoán trước được, ngược lại kẻ đó dường như cũng biết được là tôi đang nghĩ gì. Trong đầu tôi lập tức nghĩ tới khả năng lần trước Trần Nhật Duật nói, đám người của Trịnh Giác Duy cùng tôi giống như là có liên quan. Chẳng lẽ kẻ này cũng là một trong những kẻ đi theo Trịnh Giác Duy hoặc kẻ chủ mưu đứng sau Trịnh Giác Duy?
Đầu tôi đột nhiên choáng váng, lúc tôi nghĩ là mình xong đời rồi thì kẻ đó lại không ra tay tiếp nữa, nhân lúc tôi sơ hở lủi mất. Tôi khó hiểu nhìn bóng hắn biến mất trong màn đêm, chẳng hiểu tại sao lại tha cho tôi.
- 🏠 Home
- Việt Nam
- Lịch Sử
- Nào Hay Xuân Mênh Mông
- Chương 39: Da^ʍ Đàm Có Hỗn Loạn