Về vấn đề của Trần Nhật Duật, anh ta và cô Ngọc Châu kia sau đó có ngược nhau chín chín tám mươi mốt lần hay không thì cơ bản tôi cũng không quan tâm lắm.
Sau này có một ngày Mạc Đĩnh Chi hớt hải chạy sang Quân Hoa cung tìm tôi, báo rằng thầy sáu của cậu ta mất tích hai ngày rồi. Ban đầu tôi có hơi chưng hửng, sau hỏi lại mới biết hóa ra là cô Ngọc Châu vì chịu không nổi anh ta đày đọa, cứ thế ban đêm trèo tường trốn đi. Tôi à một tiếng có vẻ thông suốt, bèn bình tĩnh bảo nó:
- Cũng không có gì đáng lo ngại, chỉ là một hồi tình thú mà thôi!
Nhìn thấy vẻ mặt mờ mịt như đêm ba mươi của Mạc Đĩnh Chi, tôi lại cười gian trá nói:
- Sau này sẽ hiểu, sau này sẽ hiểu!
Mạc Đĩnh Chi cũng là kẻ thông minh, suy nghĩ một lát thì đỏ mặt, liền cũng từ giã trở về. Nghe nói hôm sau Trần Nhật Duật trở về tay không, cả người cũng gầy đi một vòng, sau đấy kẻ trầm mặc lại càng thêm trầm mặc. Bởi mới nói những người hay cứng miệng nội tâm thường yếu mềm.
Việc này làm tôi bỗng dưng nhớ tới mấy vở kịch hay được xem, nữ chính vốn là công chúa quyền quý của một nước lại nhìn trúng một vị vương gia nước lân cận, sau đấy mặc sự ngăn cản của người nhà bỏ trốn vào phủ của vị vương gia kia làm nô để được ngày đêm hầu cận. Rốt cuộc hoa rơi hữu ý nước chảy vô tình, sau một hồi ngược qua ngược lại, nữ chính bỏ trốn trở về nhà, lúc này nam chính bỗng phát hiện ra tình cảm của mình đã sớm sâu đậm, lại bắt đầu chuỗi ngày người chạy ta đuổi. Nếu theo diễn biến này thì lúc gặp lại cũng là đến đoạn phát hiện ra cô gái ấy là công chúa lá ngọc cành vàng đi, nhưng tiếc thay lúc này thì cô công chúa đã không còn yêu vương gia nữa, cô ấy đã định hôn ước với tướng quân rồi. Rồi cả ba người lại tiếp tục ngược nhau đến đầu rơi máu chảy, cuối cùng kết thúc vở kịch là cả ba chẳng một ai sống sót, làm người xem khóc lóc kịch liệt một phen. Tôi lại thở hắt ra một hơi, lẩm bẩm:
- Chắc là không có đâu.
Dù thế chính bản thân tôi cũng không yên tâm mà chạy đi nghe ngóng khắp các nước lân cận xem có cô công chúa nào tầm tuổi đó không, tra một vòng xong mới thở phào, làm gì có cô công chúa nào ở độ tuổi của chị ta mà chưa lấy chồng cơ chứ. Quả thật cùng chú sáu nhà mình trời sinh một đôi.
Sinh nhật của thằng nhóc Thuyên vừa qua, ngày hôm sau nó đã vui vẻ mời tôi sang bên chỗ chị Trinh có việc. Tôi cũng không thể giả vờ mắt điếc tai ngơ, bèn đau lòng lấy ra một cái nghiên mực hình rồng cuộn, một cái gác bút hình dãy núi bằng ngọc thạch làm quà tặng, dắt theo Quốc Chẩn cùng Thụy Hương sang cung Thúy Hoa.
Thằng nhóc Quốc Chẩn vốn tính chân thật, nhìn tôi một lát rồi tìm khắp người mình, cuối cùng lấy ra một cái bánh nướng còn cắn dỡ. Tôi e ngại nhìn nó, ấp úng nói:
- Hay là..thôi đi.
Thằng bé rưng rưng nhìn tôi:
- Cũng không thể đi tay không được mẹ ạ!
Được rồi, dù sao quý ở tấm lòng, thằng nhóc Thuyên tương lai muốn gì mà chả có. Nghĩ thế trong lòng bất giác thoải mái hơn, không chần chừ hai lớn một trẻ kéo nhau tới cung Thúy Hoa bên cạnh.
Đến nơi thì nội nhân đã đưa bọn chúng tôi thẳng đến phòng trong của chị Trinh, vừa mở cửa đã xộc lên mùi đàn hương lẫn với mùi thuốc đông y nhàn nhạt. Thằng nhóc Thuyên chạy ra đón, tôi ngó một vòng, thấy chị Trinh đang ngồi tựa trên ghế dài, còn phía bàn tròn cũng to lớn bóng dáng của chị Anh Nguyên. Mới trông qua liền thấy bất ngờ, chị Anh Nguyên hôm nay một thân áo dài, bụng to vượt mặt, nào còn bóng dáng của vị nữ tướng mặc giáp minh quang ngồi trên yên ngựa ngày xưa nữa.
Chị Anh Nguyên nhìn thấy tôi thì đôi mắt sáng lên, gọi tôi một tiếng, tôi bước đến bên cạnh chị, cau mày:
- Sao chị lại béo lên như thế?
Chị Anh Nguyên bỗng chốc mất hứng, trông chị ta giống như một quả bóng bị xẹp. Chị ta xụ mặt:
- Ngày trước không phải em cũng vậy sao?
Lúc này tôi mới gật gù, đúng là thế thật. Nhưng dù có béo hơn bình thường một chút nhưng so ra cũng không đến nỗi như chị ta bây giờ. Rốt cuộc tôi cũng không có nói thêm, chỉ sợ chị ta lại càng thêm bất mãn với mình, một cô gái tập võ như chị Anh Nguyên, không ngờ được nhà chồng cưng chiều ra cái bộ dạng này đây.
Nhắm chừng trước lúc tôi đến chị Anh Nguyên và chị Trinh cũng nói với nhau hết những gì cần nói rồi, nên lúc tôi sang bầu không khí tuy vui vẻ hòa thuận nhưng cũng không đến nỗi rôm rả. Tôi hỏi thăm chị Trinh một lát, thì thấy chị cười mỉm, thái độ hoan hỉ hơn ngày thường, chị nói với Anh Nguyên:
- Hôm nay đến đây cốt yếu để nói gì em quên rồi sao?
Chị Anh Nguyên giống như chực nhớ ra, trên mặt liền toát lên sự phấn khởi:
- Suýt chút nữa thì quên mất, em Tĩnh à, chị An Hoa đã sinh rồi, là một bé gái.
Trong lòng tôi bất ngờ, lại vô thức liếc thằng nhóc Thuyên một cái, ai ngờ nó đã cười hì hì với tôi, hớn hở nói:
- Con bé đó còn sinh cùng ngày tháng với con cơ! Đúng là trời sinh một đôi!
Nói xong vẫn còn há miệng cười tự đắc. Tôi dỡ trán, lớp trẻ bây giờ còn muốn tự định chung thân hay sao? Ai ngờ vừa ngẫm nghĩ xong đã nghe thằng con quý hóa của tôi mếu máo lên tiếng:
- Vậy còn con?
Chị Anh Nguyên được trận cười thỏa thích, vừa xoa xoa cái bụng béo tròn, vừa trêu:
- Con sao, không gấp không gấp, con còn nhỏ, cứ đợi bác gái của con sinh thêm một đứa nữa là được.
TruyenHDTôi hừ một tiếng, liếc xéo chị ta:
- Không cần nói đâu xa, em thấy bụng của chị tròn đẹp, đoán chắc là con gái. Tuy nói là không được lấy người ngoài họ, nhưng làm bé chắc là không sao. Vậy đi, cứ cưới con của chị vào cửa làm bé trước, sau đấy từ từ đợi con gái của anh ba lớn lên sau, tuy nói thϊếp không bằng thê, nhưng đợi con của chị sinh con dưỡng cái xong có địa vị trong nhà rồi thì vô cùng dễ ăn nói, nhiều khi có thể nâng lên ngang hàng. Chúng ta ba người một nhà lại thân càng thêm thân, đúng là vẹn cả đôi đường.
- Em.. em...
Chị Anh Nguyên trố mắt nghe tôi nói một hơi thì liên tục vuốt ngực, miệng chỉ biết kêu lên mấy tiếng. Tôi vội đi vuốt lưng chị ta, nhưng trong lòng thì cười thầm, chị Anh Nguyên trước giờ luôn dễ lừa gạt như vậy, chỉ cần nói động chạm một chút là chị ta liền như quả bóng hết hơi. Lúc này chị Trinh mới phì cười bảo:
- Được rồi đừng trêu chị Anh Nguyên của em nữa, kẻ không biết đùa ấy mà, cẩn thận chọc giận em ấy thì không tốt cho cái thai trong bụng đâu!
Mãi đến đây chị Anh Nguyên mới phát hiện mình bị lừa, tiện tay véo tôi một cái.
Nhưng cuối cùng mọi chuyện cũng không như tôi dự tính, chị Anh Nguyên lại sinh ra một đứa bé trai, chị dâu cả thì càng không kém cạnh. Tôi nhìn trẻ con trong phủ ngày một nhiều, nhưng lại toàn là con trai, lại có cảm giác mọi ánh mắt của mấy người trong phủ như muốn đổ dồn vào anh ba Quốc Tảng. Anh ta ban đầu lại giả vờ như không phát hiện ra, nhưng lâu ngày dài tháng rốt cuộc cũng chịu không nổi, mặt nhăn mày nhó quát:
- Mấy người dùng ánh mắt đói khát đó nhìn tôi làm cái gì, con bé Duyệt chỉ vừa mới sinh, đừng ai mơ tưởng tính toán lên người nó.
Tôi đột nhiên cảm thông cho anh ta, để một người vốn ít nói như Quốc Tảng phải cất lên tiếng kêu phản đối thì đủ hiểu vấn nạn này đã diễn biến mất kiểm soát đến mức nào. Tôi lại phải nhìn anh Quốc Tảng bằng một con mắt khác, rốt cuộc anh ta đến từng tuổi này cũng toát ra phong thái của kẻ làm cha. Sau đó nhìn những người đã lên chức cha còn lại thì bất chợt đau đầu: đúng là sinh con gái đối với sinh con trai chung quy vẫn có điểm khác biệt.
Tôi nghe chị An Hoa nói, cái tên Duyệt này anh ba phải vắt óc suy nghĩ rất lâu mới nghĩ ra, người nhiều chữ thường hay đắn đo chọn lựa giữa cái tốt và cái tốt hơn, anh ta trước giờ luôn là người cầu toàn. Một chữ Duyệt lấy trong câu "Thả tương nhất tiếu duyệt phùng niên"(Mừng vì mùa màng trong năm bội thu, luôn nở nụ cười) trong bài Đại nông tẩu ngâm của Thi Kiên Ngô thời Đường, ngay lúc thái ấp của anh ta được mùa to thì sinh ra con bé này, liền cứ vậy đặt một chữ Duyệt hàm ý mọi thứ vui vẻ hân hoan, cũng chỉ mong con bé luôn giữ trên môi nụ cười là được, sống một cuộc sống bình an. Bởi thế khi bọn người quyền quý này như hổ rình mồi, anh ta liền ngay lập tức xù lông nhím.
Sau lúc ấy đâu đó vừa hơn một năm thì lại tiếp tục sinh thêm một đứa con gái, lần này không cần suy nghĩ đã đặt ngay chữ Phùng kế tiếp sau chữ Duyệt khi trước, vừa hợp ngụ ý với no ấm đủ đầy, một cặp gái khiến mấy người trong nhà ghen tức đến đỏ mắt. Tôi lúc đó chỉ cảm thấy một điều, anh Quốc Tảng quả nhiên làm việc có hiệu quả.
Về việc này chị An Hoa còn đặc biệt biên thư gửi cho tôi bày tỏ sự lo lắng trong lòng mình. Dù sao người phụ nữ chỉ sinh con gái tính ra vẫn chưa có tiếng nói trong nhà, nếu như ở nhà khác nói không chừng đã lo lắng sốt vó mà đi cưới vợ lẽ, tôi cũng từng biết nhiều người tự tay cưới vợ lẽ cho chồng mình, thế mới được coi như là tròn đạo làm vợ. Cũng may anh tôi không giống những người đàn ông đó.
Các cụ ngày xưa có nói rằng, mùa đông thì trẻ con sẽ nhanh lớn, người già thì thường nhanh đi. Tết năm nay ở vương phủ mới mấy ngày đã nghe tin thái hậu ở hành cung bị bệnh nặng, tôi và chị Trinh liền tức tốc ngược vào Thiên Trường. Vừa ngồi trên xe vừa miên man suy nghĩ, hóa ra Trần Khâm năm nay vắng mặt là vì vậy.
Tôi ngồi chống cằm nhìn cảnh vật bên đường, ngày trước chị Trinh đổ bệnh, chí ít tuổi chị cũng còn trẻ có thể vượt qua, còn thái hậu năm nay tuổi sắp ngũ tuần, ít nhiều gì cũng là đáng lo lắng. Huống hồ tin tức đã truyền đến đây.
Tôi bất giác nhìn chị Trinh, chị Trinh cũng nhìn tôi, cả hai đều như có cùng suy nghĩ.
Vừa đến hành cung, chỉ thấy cảnh vật đìu hiu, xa giá vua cũng chỉ thổi cho nơi đây thêm tí màu sắc. Thiên Trường vốn không kém kinh đô là mấy, cũng là một chốn phồn hoa đô hội, nhưng lần này không biết có phải vì tâm trạng không tốt làm ảnh hưởng hay không. Trần Thì Kiến đã đợi chúng tôi ở cửa cung, vừa thấy bóng dáng đã từ xa bước đến. Tôi vừa theo anh ta vào trong, vừa hỏi dò:
- Thế nào rồi?
Anh ta lại trầm ngâm lắc đầu:
- Thầy thuốc nói chậm nhất là ba tháng, chỉ sợ không ổn.
Lòng bàn tay tôi rịn ra mồ hôi lạnh, tuy thời gian ở cùng người không nhiều, nhưng thái hậu vốn tính nhân từ khiêm tốn, lại hết lòng thương yêu chị em tôi. Bình thường người có nếp sống giản dị, lại ở xa hoàng cung nên mấy người chúng tôi sống thoải mái, chưa lúc nào phải rầu lo mấy chuyện mẹ chồng nàng dâu. Đừng nói là bậc mẫu nghi, cho dù là nhà bình thường thì quy củ chưa bao giờ làm người ta thôi khổ sở. Hôm nay nghe tin người lâm bệnh nặng, trong lòng không tránh khỏi buồn lo.
Tôi theo chị Trinh bước vào cung Trùng Quang, đã thấy Trần Khâm vừa bước trong phòng bệnh ra, vành mắt hơi đen, chắc là vừa qua một đêm không ngủ. Anh ta trông thấy mấy người bọn tôi thì có đôi chút thả lỏng, lại ra hiệu cho bọn tôi đi vào, chính mình thì chậm rãi ra ngồi trong ngôi đình dưới tán cây thạch lựu, tự rót một chén trà.
Tôi ngước nhìn mái ngói cong cong của cung Trùng Quang, thở dài lặng lẽ đi vào bên trong, Thượng hoàng vẫn như cũ thẳng lưng ngồi trên ghế cạnh giường, nhưng tôi lại cảm thấy người như già đi chục tuổi. Thượng hoàng cho mấy người bọn tôi đứng dậy, tôi có khuyên bảo người nên trở về nghỉ ngơi, ai ngờ người lại từ chối. Trên đôi mắt của người là nét trầm tĩnh như nước hồ thu, giống như buồn vui của đời người đều lướt qua trong mắt, cuối cùng đọng lại những ký ức rồi được niêm phong vĩnh viễn.
Trong lòng tôi lại ưu thương, liệu rằng đến khi tôi trong lúc sinh tử như thế, có ai bên song ngồi tựa hay không.
Sau này Trần Khâm kể với tôi, ngày trước vốn dĩ thái hậu và Thượng hoàng là không có khả năng, bởi một người là thái tử sắp lên kế vị, một người chỉ là con thứ, mà ông nội tôi còn vừa mới tạo phản bất thành. Trong tình huống đó, ấy vậy mà cả hai người lại dám sau lưng qua lại, rốt cuộc đến ngày thượng hoàng kế vị, lập bà làm phu nhân, rồi lại một bước lên làm hoàng hậu. Còn Trần Khâm, anh ta lại còn xuất hiện trước khi cha mẹ mình cưới nhau. Nói cách khác chính anh ta là kẻ giúp đỡ cho mối quan hệ của cha mẹ mình.
Tôi nghe xong không biết nên buồn hay vui, nhưng một mối tình trọn vẹn như vậy cho dù đến phút cuối cũng khiến cho người ta bồi hồi, và đương nhiên sẽ không bao giờ kết thúc.
Vào một ngày nồm của tháng hai, tôi tỉnh lại vào giữa trưa, lấy tay sờ soạng thì thấy bên cạnh trống trơn, có lẽ là Trần Khâm đã lên triều sớm. Sàn nhà ẩm ướt lành lạnh, nhưng có dấu vết được lau qua, chắc là Thụy Hương đã thường xuyên dòm ngó. Lại chậm chạp bước sang phòng Quốc Chẩn, cũng thấy mọi thứ ngăn nắp trống trải, mới sực nhớ ra là nó đã đi học rồi. Quân Hoa cung rộng lớn, thoắt cái cảm giác chỉ có một mình tôi.
Mấy hôm nay trời nồm, trong người cũng mệt mỏi, lại có chút đau lưng nhức khớp, thường xuyên ngủ một giấc từ tối tới tận trưa hôm sau. Từ lúc thái hậu đổ bệnh, Trần Khâm cứ cách năm bảy bữa lại xa giá đến Thiên Trường, ở một đêm rồi quay về chăm lo sự vụ. Phận làm con dâu như tôi vốn dĩ cũng nên thể hiện hiếu đạo, nhưng Trần Khâm vẫn một mực không cho đi, tôi nhìn dáng vẻ có phần tiều tụy của anh mấy ngày này, trong lòng khó chịu như bị kiến cắn.
Chính bản thân tôi cũng cảm thấy uể oải không có sức, lại nghĩ thôi, Trần Khâm chắc là có nhiều chuyện muốn nói với người, tôi cũng không cần phải ở đó cản trở.
Tôi khẽ gọi Thụy Hương, nhưng lên tiếng lại là một nô nhi ở bên ngoài, nó nhanh chân chạy vào thưa với tôi:
- Bẩm phu nhân, chị Thụy Hương đi rước cậu về rồi ạ!
Tôi thoáng kinh ngạc, lại nhìn trời vẫn còn sớm thì hỏi:
- Hôm nay có việc gì hay sao?
Con bé kia cúi đầu kính cẩn, đáp:
- Dạ, ở hành cung truyền tới tin thái hậu đã băng, nên chị Thụy Hương đi rước cậu về rồi. Do mấy hôm nay phu nhân không khỏe nên bọn em không dám gọi ạ!
Trên đầu tôi giống như có sấm giữa trời quang, đến lúc này tôi mới thấy bộ quần áo mà đứa hầu này mặc đã thay ra một màu trắng ngà, mà những loại rèm cửa hay đồ vật có màu sắc nổi bật cũng thay bằng những thứ màu đơn bạc. Bỗng chốc cả gian phòng trở nên tịch mịch vô cùng.
Trong ký ức tôi cũng không mấy khi gặp bà cô kiêm mẹ chồng này, những thứ về bà trong đầu không nhiều nên đáng ra tôi không đến mức phải đau lòng như cắt, nước mắt đầm đìa, nhưng chẳng hiểu sao lại cảm thấy vô cùng xúc động, thấy thương xót vì Trần Khâm còn trẻ đã mất mẹ, ngay lập tức đã khóc đến trước mắt mịt mù.
Lúc này chị Trinh ở bên ngoài bước vào, liền tiến đến đỡ lấy tôi, tôi gặp chị ta lại càng khóc thảm thiết, mà chính chị ta cũng vì trông thấy tôi khóc nên cũng khóc theo. Cho đến lúc Thụy Hương đưa Quốc Chẩn trở về, thì đầu óc tôi trở nên đau nhức, bỗng nhiên mơ mơ màng màng rồi ngất đi.
Đến lúc tỉnh lại thì trời đã sập tối, nhập nhèm mở mắt liền trông thấy chị Trinh ngồi bên giường, ánh nến leo lét nhảy nhót ở phía sau làm cái bóng in trên vách tường giống như đang nhảy múa. Tôi nhìn cái bóng đến phát ngốc, rồi chợt nhớ ra chuyện trưa nay, vội bắt lấy cánh tay chị, hỏi:
- Thái hậu sao rồi ạ?
Chị Trinh hình như đang nghĩ gì đó lung lắm, thấy tôi thình lình chộp lấy chị thì cũng giật mình. Lát sau chị mới trấn tĩnh, lườm tôi một cái, chậm chạp nói:
- Người băng rồi, trưa nay chị đã cho Quốc Chẩn và thằng bé Thuyên đi Thiên Trường với sự hộ tống của Thái sư, hiện giờ chắc cũng đã tới nơi.
Tôi thở hắt ra:
- Vậy còn chị?
Nét mặt chị Trinh bỗng phức tạp, như buồn mà cũng như vui. Tôi lại càng mờ mịt nhìn chị, mới nghe:
- Chị không đi nữa, em cũng không đi được, em có mang hơn một tháng rồi.
Đến lúc này tôi lại càng kinh ngạc, mới nhớ tới biểu hiện mệt mỏi mấy hôm nay của mình, hóa ra lý do là đây. Còn chị Trinh như thế, rốt cuộc là không biết nên vui hay buồn đây mà. Lại chợt nhớ tới dạo trước, ây chà, lúc tôi mang thai Quốc Chẩn thì chị Trinh cũng là kẻ thông báo cho tôi.
Thông thường đàn bà có mang sẽ không đến được mấy chỗ đám tang, nên tôi cũng yên ổn ở Quân Hoa cung chờ chồng con của mình quay trở lại. Đáng nói là một ngày hai buổi vẫn khóc lóc cho đến khi thϊếp đi, đến mức Thụy Hương phát cáu, nghiêm mặt nói với tôi:
- Nếu phu nhân cứ khóc như thế, đứa trẻ sinh ra ắt hẳn sẽ thích khóc cho xem.
Tôi cũng chẳng thể ngăn nỗi mình, nên từ khóc công khai, tôi âm thầm chuyển qua khóc một mình trên gối. Trước giờ phụ nữ mang thai thường hay đa sầu đa cảm, ai bảo đứa nhỏ này có vào thời điểm đau buồn này cơ chứ. Có điều sau chuyện đó, tôi bỗng dưng trở thành một tấm gương sáng của lòng hiếu thảo trong thiên hạ, trong lòng tôi thật sự là có buồn bã, và nó khuếch đại lên bởi cảm xúc của một người đàn bà mang thai, vào mắt của người khác lại càng chân thật, ẩn chứa tình cảm thắm thiết, cộng với vẻ mệt mỏi ngơ ngác mấy hôm nay lại càng rung động nhân tâm.
Buổi đêm ba ngày sau, đang ngủ thì thấy trên mí mắt ngưa ngứa, mệt mỏi tỉnh lại quả nhiên thấy Trần Khâm đứng nhìn tôi chằm chặp ở đầu giường, cánh tay vẫn giữ ở không trung chưa kịp thu lại. Ánh trăng xuyên qua khung cửa sổ, hắt lên tường bóng của bụi tầm xuân đang xào xạc múa reo.
Tôi ngay tức khắc hoảng hốt, lúc nhận ra Trần Khâm mới thở phào một hơi, mới ba ngày không gặp, trông anh ta gầy đi không ít. Lúc này Trần Khâm cũng phát hiện ra tôi đã tỉnh, bèn nói một câu không mặn không nhạt:
- Khóc đến nỗi mắt sưng như con ếch vậy!
Trong lòng tôi khó chịu, lại không kìm được mà khóc nấc lên. Trần Khâm bỗng trở nên luống cuống, vội ngồi xuống ôm lấy tôi vào trong ngực, giở khóc giở cười bảo:
- Sao lại biến thành con quỷ thích khóc thế này?
Tôi đấm vào ngực anh ta, lại xót xa:
- Chàng.. gầy đi nhiều quá!
Phía trên đỉnh đầu tôi truyền tới tiếng thở dài, thái hậu mất, không cần nghĩ cũng biết có lẽ mấy hôm nay anh ta sinh hoạt chẳng ra gì, khéo lại bỏ cả việc ăn ngủ, chẳng biết bọn nội hầu ở hành cung trông nom cái kiểu gì. Tôi vẫn vùi trong ngực Trần Khâm mà khóc rưng rức, chẳng biết là qua bao lâu, chỉ cảm thấy bàn tay đang vỗ trên lưng mình âm ấm mới thả lỏng mà ngủ thϊếp đi, còn Trần Khâm thì chẳng biết thức tới khi nào. Thế rốt cuộc lại trở thành anh ta phải dỗ dành an ủi tôi ngược trở lại.
Tháng ba thì Trần Khâm ra lệnh ân xá, xem như thay thái hậu tích đức. Sau đấy là cúng bốn mươi chín ngày.
Sau khi Thái hậu mất, Tuệ Trung thượng sĩ đã trở về viết một bài kệ ngắn để cầu siêu, sau đấy tôi nghe tin Thượng hoàng cũng lấy đạo hiệu là Vô Nhị Thượng Nhân rồi bắt đầu tu thiền ở chùa Tư Phúc, đoạn tình cảm của Thượng hoàng và Thái hậu khiến tôi ngưỡng mộ vô cùng. Tôi vốn định hỏi Trần Khâm rằng khi mình chết đi anh ta sẽ giống như Thượng hoàng chứ, sau đó nhìn thấy ánh mắt buồn thương của Trần Khâm thì suy nghĩ lại, thôi thôi, vẫn không nên nói mấy chuyện xui rủi này.
Tình trạng đó kéo dài đến hai tháng sau thì xem như hết hẳn, tôi cũng không còn cảm thấy mệt mỏi rã rời như trước nữa, dù vậy lần này vẫn cảm thấy rất khác so với lúc có mang con đầu lòng. Ví như lúc trước lúc có thai Quốc Chẩn cũng không nghén dữ dội như thế, ăn vào bao nhiêu lại nôn ra bấy nhiêu, tôi càng trở nên rầu rĩ, nhắm chừng vợ chồng liền tâm, Trần Khâm gầy đi, tôi cũng không thể nào mà béo lên được.
Có thai đứa thứ hai cũng không còn bỡ ngỡ như lần trước, ngoại trừ đứa nhỏ này không biết điều biết chuyện như Quốc Chẩn thì không có gì đáng nói. Thế nên mỗi lần thằng nhóc này bày đôi mắt sáng long lanh nhìn tôi, năn nỉ tôi sinh em gái cho nó thì tôi chỉ biết cười trừ, nhẹ giọng bảo:
- Mẹ e đứa em trai này còn mạnh mẽ hơn cả con nữa!
Những lúc đấy chỉ thấy thằng nhóc xụ mặt xuống buồn bã cả buổi, ấy vậy mà hôm sau nó lại khôi phục lại sự hào hứng, vẫn hưng trí bừng bừng. Tôi thở dài, còn nếu đứa bé này là con gái, hẳn sẽ là một đứa con gái hết sức đặc biệt.
Trần Khâm vẫn thường cười trêu tôi:
- Đặc biệt như em thì ta cũng đã thấy qua rồi, ta còn chưa nhìn thấy đứa bé gái nào như em của ngày xưa đâu.
Tôi đỏ mặt, trừng mắt nhìn anh ta, lúc này đứa ngốc trong bụng lại đạp mạnh một cái khiến tôi phải kêu lên, còn Trần Khâm thì cười đắc ý, liên tục xoa bụng tôi khen "con ngoan".Quả đúng chưa sinh ra đã biết là cái đồ phản bội, cha con cùng một giuộc với nhau. Nghĩ vậy, tôi lại càng thương yêu Quốc Chẩn.
Thời điểm này cả nước giống như bên trong chảo lửa, cùng đoàn kết một lòng chuẩn bị cho công cuộc chống giặc ngoại xâm. Giống y như cha tôi nói khi trước, thoạt đầu chịu nhiều thất bại như thế là do người dân thái bình lâu ngày nên không có kinh nghiệm đánh giặc, hiện tại nhìn thấy già trẻ lớn bé đều hăng hái một lòng, thuần thục hết thảy mọi sự thì cao hứng không thôi.
Trần Khâm bận đến đầu tắt mặt tối, nhưng những lúc rảnh rỗi vẫn đến thăm tôi, tiện thể kể cho tôi nghe mấy chuyện hay ho trong triều, đáng nói thì phải kể đến câu nói đầy khí thể của cha tôi để phản bác lại ý xin bổ sung tráng đinh trong dân vào trong quân cho đủ quân số. Lúc ấy cha tôi đã nói rằng: "Quân quý ở tinh nhuệ, không quý ở số đông. Dẫu đến một trăm vạn quân mà như Bồ Kiên thì cũng làm gì được?"
Tôi lại gật gù, cha tôi dùng chuyện đó làm ví dụ thật sự hàm súc. Bồ Kiên là một hoàng đế thời Tần, khi dẫn quân vào đánh nước Tấn đã huênh hoang tuyên bố: "Cứ như số quân của ta thì chỉ ném roi ngựa xuống sông cũng ngăn dòng nước lại được", sau đấy toàn quân chết trụi. Trong lòng tôi lấy làm đắc ý, những kẻ cầm quân đi chinh phạt từ cổ chí kim có kẻ nào mà không tự tin là mình sẽ dẹp sạch cỏ nước người đâu, đến khi ôm lấy thất bại mới biết sợ. Còn riêng Hốt Tất Liệt, quá tam ba bận, chẳng biết ông ta có nghe qua câu đó chưa.
Những lúc đó tôi lại xoa bụng đã nhô ra, thầm nghĩ đứa bé này nói không chừng sinh trong cuộc chiến, chỉ mong hết thảy bình an. Năm đó vua tôi phải rời kinh thành rong ruổi lên núi xuống biển, cũng may mấy đứa nhóc đã hiểu chuyện. Năm nay chẳng biết sẽ ra sao, từ đầu năm đã có tin từ phương Bắc gửi về, cho dù phản quân chống đối Hốt Tất Liệt nổi lên liên miên nhưng tin tức do thám cũng liên tục báo về rằng bọn chúng đã ráo riết sắm sửa quân đội ở các vùng phía Nam, rốt cuộc là cũng không thể tránh khỏi một hồi đao thương chồn ngựa đá.
Lại trong lúc trà dư tửu hậu nghe được một chuyện về Thoát Hoan, ngày trước cho dù là lúc ở Nguyên triều hay khi bị mất trí ở thành Bí Giang, tôi cũng mơ hồ chứng kiến được con đường tranh đấu để lên ngôi cao quyền lực của anh ta với Thái tử Chân Kim khi ấy. Nói ra thì Thoát Hoan đúng là một hoàng tử đến tên của mẹ mình cũng không được nhắc tới, mẹ anh ta mất sớm và anh ta tự bản thân mình dùng máu để leo lên được danh vị như ngày hôm nay.
Chân Kim là con trưởng của Hoàng hậu Sát Tất, sớm đã lập làm Thái tử. Thật ra Chân Kim ngự trên ngôi thái tử an ổn, gió thổi cũng không ngã, dưới anh ta còn có hai người em cùng mẹ nên vốn cũng không cần phải hoạnh họe tranh đoạt với Thoát Hoan làm gì. Tiếc là lòng nghi kỵ của anh ta quá lớn, thấy Thoát Hoan tuổi còn nhỏ đã tỏ ra thông tuệ, lại không có nhà mẹ làm chỗ dựa liền cứ thế lấn tới, làm khó dễ đủ điều. Rốt cục chó cùng rứt giậu, lại làm thức tỉnh con thú dữ bên trong Thoát Hoan, không may lại chính là một con hổ muốn làm bá chủ.
Thoát Hoan đánh tây dẹp đông một hồi thì tiếng nói cũng muốn ngang hàng với thái tử, mà đầu óc của anh ta còn âm hiểm hơn cả Chân Kim, ở bên cạnh Chân Kim cài vào không biết bao nhiêu gián điệp. Cuối cùng thì Chân Kim bị một người đàn bà bên gối bỏ thuốc chết dần chết mòn, mới năm trước đã ốm liệt giường một trận rồi bỏ mạng.
Có điều Thoát Hoan trăm tính vạn tính, nhưng không tính được lòng dạ của cha anh ta, Chân Kim chết đi, đừng nói là Thoát Hoan mà ngay cả hai người em cùng mẹ với Chân Kim cũng chẳng hề được lập làm thái tử, ngôi thái tử bị bỏ trống, để kìm lại đàm tiếu của các đại thần trong triều, liền ngay lập tức đưa con trai thứ ba của Chân Kim lên làm hoàng thái tôn. Đừng nói là Thoát Hoan, nếu là tôi cũng phải vừa kinh ngạc vừa phẫn nộ, thằng cháu của Thoát Hoan ấy vậy mà chỉ là con thứ, năm đó tuổi cũng chỉ qua hai mươi, chẳng những Thoát Hoan mà toàn bộ anh em của anh ta phải đỏ mắt mà ghen tỵ. Nhưng biết làm sao được, ông già Hốt Tất Liệt tuy đã ngoài bảy mươi nhưng vẫn minh mẫn thiện chiến, trừ khi ông ta chết bất đắc kỳ tử, nếu không bọn họ ngoài trừng mắt nhìn ra thì còn làm được gì.
Tôi bất đắc dĩ thở dài, Thoát Hoan trù tính không một lỗ hổng, làm sao tính được anh ta sẽ thất bại ở Đại Việt, vì thế làm khả năng chạm tới ngôi vị lại càng xa vời, thế nên lần này để lấy lại uy tín, có lẽ người dẫn quân sang sẽ lại tiếp tục lại là anh ta. Dù sao Thoát Hoan làm mật thám ở Đại Việt lâu như thế, cũng phải chịu trách nhiệm cho sự việc lần này, năm đó là do muốn đánh nhanh thắng nhanh nên tiến quân vào kinh thành trong gấp rút và chủ quan, thực tế Vạn Kiếp mới là nơi mà Thoát Hoan nắm chắc nhất.
Tôi nằm dài trên khán, tay cầm quyển thi từ vẫn còn chưa động vào chữ nào, ngẩn người nhìn lên xà nhà nghĩ ngợi về Thoát Hoan, vô thức nói nhỏ:
- Nói không chừng Thoát Hoan sẽ chọn Vạn Kiếp làm mục tiêu.
Trần Khâm đang ngồi đọc tấu gần đó, ấy vậy mà lại nghe lọt vào tai, liếc tôi:
- Xem ra em hiểu rất rõ con người hắn!
Tôi lại ừ một tiếng, bâng quơ đáp:
- Dù sao cũng đồng cam cộng khổ với nhau mấy năm trời.
Cái loại tình cảm khi con người ta lần đầu biết yêu đó cộng với việc cùng nhau vượt qua gian nan sinh tử chỉ cần nghĩ cũng biết là nó thiêng liêng đến cỡ nào, huống hồ là cái giống loài thích hoài niệm như là đàn ông. Hiện tại đã nắm trong tay sự giàu sang quyền lực, ăn toàn bào ngư vi cá cũng khó lòng mà quên được người cùng ta chia sẻ miếng cơm nắm muối mè, thế nên đàn ông khó lòng quên được mối tình đầu là vì thế.
Trần Khâm cũng không hề ngoại lệ, nếu ban đầu anh ta không hề thấy tôi có nét gì đó của người anh ta từng yêu thì cùng lắm đền bù thật nhiều của cải chứ chẳng cần thiết phải lao tâm lao lực nghĩ ra hết thảy cái bẫy để tôi nhảy vào, còn là cam tâm tình nguyện. Anh ta nói giảm nói tránh nhưng chính tôi cũng có thể cảm nhận được, cho dù anh ta cam đoan là yêu thương tôi vì tính cách thì sao, giả dụ một ngày cô nàng Tĩnh ở nơi mô nào đó thật sự quay về, ây chà, cũng khó mà nói trước chuyện gì sẽ xảy ra lắm.
Cố chấp và canh cánh trong lòng, thật ra lại là bản tính nguyên thủy của một người đàn ông.
Sắc mặt của Trần Khâm bỗng chốc đen như cái đít nồi. Lần này thực sự không trách được tôi, kể từ khi có thai đứa bé này, nó hành hạ tôi dở sống dở chết, đầu óc thì lúc nào cũng mệt mỏi ngẩn ngơ, cũng may mấy lần vọng văn vấn thiết đều nói đứa bé khỏe mạnh phát triển tốt nên tôi mới yên tâm phần nào.
Vốn dĩ cũng không nhận ra bất thường gì, đột nhiên nhóc con trong bụng đạp một cái làm tôi giật mình tỉnh lại, lại nhìn sang vẻ mặt không mấy vui vẻ của Trần Khâm mới biết mình lỡ lời, bèn cười cười lấy lòng:
- Không hẳn là thế, em chỉ đoán bừa thôi. – Lại lấy tay anh ta đặt lên bụng mình – Xem con của chúng ta đang chào chàng này, lần nào gặp chàng cũng mừng rỡ như thế cả!
Lúc này sắc mặt của Trần Khâm mới hơi hòa hoãn, tôi thầm thở phào. Cái đứa trẻ này quả là đồ phản bội, tôi vừa chọc giận cha nó một cái, là nó liền không nói hai lời trả đũa tôi, là ai mang nặng đẻ đau mi hả? Tôi nghĩ thế, đứa nhóc lại cựa quậy một hai cái rồi im bặt, để lại tôi tức tối trong lòng.
Trần Khâm xem tấu một lát lại quay sang đặt tay lên cái bụng tròn vo của tôi, cười cười:
- Ta vẫn chưa có con gái đầu lòng.
- Em cứ tưởng con trai càng nhiều là càng tốt.
Tôi trừng mắt nhìn anh ta, thôi bỏ đi, cái đứa này nghịch như quỷ, nếu là một đứa con gái thì không chừng tính nết chẳng khác gì chị Anh Nguyên, đấy là chị ta chỉ là con nuôi của cha tôi mà còn như thế, nếu như chị ta là công chúa chân chính thì chẳng biết còn ngông nghênh tới cỡ nào, khéo hai mắt lại đặt trên đỉnh đầu mất. Cái kiểu không sợ trời không sợ đất này mới thật sự đáng lo.
Tôi lại bất giác nghĩ tới An Tư thì đau lòng, từ trước đến nay việc mấy cô công chúa bị gả đi hòa thân không hề hiếm lạ, thời bình thì gả đến mấy vùng Tây Bắc cho tù trưởng để trấn áp, thời chiến thì gả đi để cầm chân địch như An Tư, tuy dùng mỹ nhân kế chẳng vẻ vang gì, nhưng chẳng phải nó đã xảy ra và áp dụng rất hiệu quả đó hay sao. Làm một hoàng tử ít ra sau này còn được phong vương tước, ban đất phong rồi làm bá chủ một vùng, chỉ cần không có lòng tham thì bình an sống một đời, con cháu vinh hiển.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, đó dù sao chỉ là số ít, ngoại trừ những vị bị gả đi không rõ sống chết, còn lại thì cũng đủ vinh quang, sống trong cảnh lá ngọc cành vàng, về bên nhà chồng càng không cần cúi đầu khúm núm. Thôi thôi, không nên nhọc lòng làm chi, con người ta ai cũng có số mệnh. Giống như làm công chúa ở trên tột cùng vinh quang, ăn cơm của bá tánh, dùng tiền của bá tánh, lại nhận sự tôn kính của bá tánh thì phải vì bá tánh mà ra sức, đó coi như là số phận, cũng là nghĩa vụ phải làm.
Nhưng nhìn cái bộ dạng của Trần Khâm, đúng là thèm con gái đến phát điên rồi. Còn cả thằng bé Quốc Chẩn và thằng nhóc Thuyên, cứ cách hai ngày là lại dắt nhau sang nhồi nhét mấy câu vô nghĩa vào tai tôi, than thở một thôi một hồi làm tôi phiền muốn chết, chỉ biết âm thầm mắng cha con liền tâm, đứa bé ở trong bụng nếu không là con gái thì cũng phải là con gái. Tôi suy nghĩ méo mó, rồi lại thấy không ổn, dứt khoát nằm xuống ngủ một giấc cho tịnh tâm.
Đến khi tỉnh lại đã thấy chị Trinh ngồi bên cạnh, tôi nhìn thần sắc chị tươi tỉnh hơn rất nhiều, lúc này mới cảm nhận được sự lợi hại của roi vọt, thằng nhóc Thuyên một lần bị đánh bán sống bán chết, cuối cùng cũng chịu trưởng thành. Thằng nhóc đó có vẻ cũng hiểu mình là nỗi lo của chị Trinh, rồi còn đóng góp một phần không nhỏ vào trận bệnh của chị ta năm ngoái nên đột nhiên giống như trưởng thành thêm năm mười tuổi.
Tôi vịn tay chị ngồi tựa lưng vào thành giường, cười khẽ:
- Chị Trinh gần đây sắc mặt tốt lắm, giống như trẻ ra chục tuổi vậy!
Chị ta liếc tôi, tuy vậy nhưng gò má lại có chút ửng hồng, càng ra vẻ xinh đẹp thuần thục. Nước da chị vốn trắng, lại còn quanh năm suốt tháng chỉ ở trong cung Thúy Hoa, sau một trận bệnh càng thêm nhợt nhạt. Lúc bình thường trông chị giống như trong suốt chạm vào sợ vỡ, hôm nay đã có sức sống hơn, tựa một đóa hoa trắng đến phát sáng.
Tôi vô thức nhìn cơ thể nặng nề mập mạp của mình, thôi bỏ đi, cái gì thì cũng có cái giá của nó.
Đúng như là tôi suy nghĩ, chốc lát chị Trinh đã cao hứng nói:
- Nếu thật là vậy thì cũng đáng mừng, có lẽ là do thằng bé Thuyên đã ra dáng hoàng thái tôn nên chị phần nào yên tâm. Quan gia...haizz...các cụ nói thương cho roi cho vọt quả không sai.
Tuy nói chị Trinh sức khỏe yếu ớt, nhưng không thể phủ nhận một phần do chị ta việc gì cũng ôm đồm vào mình. Con người ta nếu sống chỉ có trách nhiệm mà không có niềm vui, thì muốn sống lâu sống thọ khó như là mò trăng trên biển. Chị ta là con gái đầu lòng nhà vương tướng, không khỏi chịu cảnh quy củ khắt khe, trước lúc tôi sinh ra cho đến khi tôi gặp gỡ Trần Khâm, nói không chừng chị Trinh mới là kẻ được chọn nên duyên cùng với Thái tử.
Lớn lên một chút, chị Trinh bắt đầu ôm niềm hối hận với tôi, bởi tôi là người thay chị ta bị bắt đi khỏi người nhà, đỉnh điểm là khi chị bị gả cho Trần Khâm, trở thành người hàn gắn cho mối quan hệ của hai nhà ở đời kế tiếp. Nỗi dằn vặt, trách nhiệm không hề bớt đi mà ngày một nhiều, lại thêm trận bệnh năm đó khiến chị càng thêm suy sụp, chỉ đến lúc thằng nhóc Thuyên ra đời mới giúp chị thiết sống hơn. Ai ngờ thằng nhóc này lại đáng lo thế cơ chứ.
Tuy tôi không phải chị, không hiểu được những đắn đo của chị, nhưng từ những gì tôi trông thấy thì tôi vốn không đồng ý với chị ta lắm. Chị Trinh thật ra có thể vui vẻ mà sống, những gì đã qua tất cả chỉ là quá khứ, mau quên một chút thì đứa em gái bị bắt đi đó lành ít dữ nhiều, chỉ nên thỉnh thoảng mà đau lòng thôi chứ không cần phải canh cánh rồi tự mình làm lỡ dỡ. Riêng việc chị ta với Trần Khâm lại càng ngu ngốc hơn, tuy Trần Khâm lúc nào cũng nhung nhớ mối tình đầu, nhưng chị ta là vợ kết tóc, mặc dù không thể có kiểu tình yêu sét đánh hay nhớ mãi không quên, nhưng chí ít giữa hai vợ chồng đã có con cái, vốn dĩ có thể duy trì thế cục tương kính như tân, tốt đẹp hơn cũng là vui vẻ hài hòa. Huống hồ chị Trinh tính tình hiền lành khiêm tốn, nhân hậu có lễ, lại thêm bao năm qua có công quản lý thϊếp thất trong nhà, kính cẩn với bậc bề trên, ai cũng yêu mến.
Nếu tôi là Trần Khâm, chỉ cần chị Trinh đối với mình gần gũi cởi mở hơn một chút, lại hết lòng quan tâm chăm sóc, lạc quan ân cần thì tháng rộng năm dài sợ gì rừng xanh không có củi đốt. Giữa mối tình xa lắc xa lơ kia và người phụ nữ một dạ vì mình, bên nào nặng bên nào nhẹ chả lẽ Trần Khâm lại không định đoạt được hay sao?
Sau này nếu như may mắn đứa em là tôi trở về thì ván đã đóng thuyền, lúc ấy thì chỉ biết trách số phận trêu ngươi, lại tìm cho nó một nhà tốt gả vào. Phụ nữ ấy mà, nhà chồng mà đối tốt với chị ta một chút, chị ta liền quên bẵng đi thanh mai trúc mã của mình là ai, hết lòng hết dạ vì chồng, đến đó thì xem như mọi thứ hoàn mỹ. Đáng tiếc chị Trinh lại đối với Trần Khâm bằng một bộ mặt xa cách lạnh nhạt, lại cũng đáng tiếc vì tôi dùng cách này để quay về.
Vậy nên không biết phải dùng câu "là do chị Trinh và Trần Khâm duyên mỏng" hay là câu "do tôi và Trần Khâm duyên quá sâu" nữa.
Lại thêm vấn đề kế vị của thằng nhóc Thuyên. Về vấn đề này ở góc độ của tôi nhìn vào chỉ thấy rằng tiên đế năm ấy đoán trước được mình sắp băng, cùng lúc đó thằng cháu đích tôn vừa mới ra đời nên trong lúc cao hứng liền định cho nó làm trữ, thực tế là không cần quan tâm nó nghĩ gì, có muốn làm vua hay không. Ai ngờ chị Trinh xem đó là nghĩa vụ lớn nhất của cuộc đời, luôn tâm niệm thằng bé nhất định sẽ làm vua, rồi lại tự tạo gánh nặng cho mình, khi thấy thằng nhóc Thuyên không nên người thì liền rầu lo đến đổ bệnh. Suy nghĩ thông thoáng hơn một chút, Trần Khâm còn trẻ, tương lai con cái đầy nhà, tới lúc ấy cứ chọn ra đứa nào xuất sắc nhất là được. Dù sao di nguyện của tiên đế là một chuyện, an nguy của giang sơn xã tắc lại là một chuyện khác, thế chẳng lẽ cho dù thằng nhóc Thuyên hư đốn, tính tình tàn bạo, văn dốt võ nát cũng cố chấp lập nó làm vua hay sao?
Tôi thở dài, cũng may cũng may.
Thấy chị Trinh nhìn mình thẫn thờ, tôi chọn mấy câu tốt đẹp, bèn nói:
- Thằng nhóc ấy dạo này cả học vấn lẫn võ nghệ đều không thể chê vào đâu, nếu như không phải chỉ mới mười tuổi thì nhắm chừng đã cầm kiếm xông ra sa trường gϊếŧ địch như Trần Quốc Toản năm đó rồi.
Dường như đúng ý, chị Trinh bỗng bật cười đáp lời:
- Nhắc tới Trần Quốc Toản, hiện giờ em có thai không tiện, cậu ta đã khẩn cầu quan gia ban hôn, bây giờ đã định được ngày thành hôn rồi. Là tháng sau, tháng sau sẽ tới.
Tôi nhẩm tính, nếu là tháng sau, cái bụng mình vừa hơn tám tháng, đúng là bất tiện.
- Thông thường không phải đều tự mình cưới hỏi hay sao, cậu ta sao phải xin quan gia ban hôn nhỉ?
Chị Trinh đáp lời tôi:
- Em có điều không biết, cha mẹ Quốc Toản đều không ở đây, đương nhiên phải nhờ quan gia làm chủ. Lại thêm thân phận của cô vợ chưa cưới đó..à, có chút đặc biệt.
- Là...Triệu Ngọc Hoa? – Tôi hỏi.
Chị Trinh lại cười:
- Cô gái đó thân phận thấp thì không thấp, cao thì cũng không cao, lại còn không phải người dân Đại Việt, thế nên việc có thành hay không phải nhờ tới quan gia rồi.
Tôi hiểu ý chị, Triệu Ngọc Hoa đó là công chúa nước Tống, tuy hiện giờ nước Tống bị diệt, nhưng dù sao vẫn là kẻ ngoại bang, còn là kẻ ngoại bang ở tầng lớp đứng đầu, đừng quên anh trai của cô ta là Triệu Trung vẫn còn sống sờ sờ. Đội quân người Tống của Triệu Trung hiện giờ dưới danh nghĩa của Trần Nhật Duật, để ngăn miệng đời gièm pha, Trần Quốc Toản phải có được sự đồng ý của Trần Khâm.
Tôi không nén được vui vẻ, lại cảm khái:
- Chà, Trần Quốc Toản năm nay đang độ hai mươi, đúng là vừa đẹp.
Chị Trinh che miệng cười đầy ý tứ nhìn tôi.