Giản Thanh cầm tập hồ sơ bệnh án trên tay, sững người tại chỗ.
Tay chân mềm mại của cô gái này dán chặt vào người cô, cánh tay tựa như dây leo gắt gao bám trụ.
Khi được bao bọc trong nhiệt độ cơ thể xa lạ, Giản Thanh ngẩn ra vài giây trước khi vươn tay ôm lấy eo Lộc Ẩm Khê.
Lộc Ẩm Khê ôm cô thật chặt, như muốn khảm chặt nỗi nhớ nhung đến tận xương cốt vào người, xen lẫn sự thương cảm và xót xa. Nàng muốn ôm cô vào lòng và bảo vệ cô thật tốt, không muốn bất kỳ ai có thể làm tổn thương cô thêm nữa.
Giả Thanh yên lặng ôm lấy Lộc Ẩm Khê, hôn lên vành tai nàng. Tuy cô không nói gì, nhưng ánh mắt đã dần dần dịu lại.
Ngày càng có nhiều ánh mắt từ khắp nơi nhìn về đây.
Ở đây, những cái ôm đầy kích động như vậy cũng không có gì hiếm lạ.
Mỗi ngày đều có người yêu, người thân, bạn bè lạc nhau một khoảng thời gian dài đến đây để gặp gỡ rồi khóc vì ít ra sau thảm họa này, mọi người vẫn còn sống.
Sau khi ôm một hồi, Giản Thanh lo lắng rằng cô đang mặc áo blouse trắng không quá sạch sẽ nên đẩy nhẹ Lộc Ẩm Khê ra, nắm lấy tay nàng đưa đến phòng khám nội khoa.
Mọi người ở đây đều rất vội vã, sau khi kiểm tra phòng xong liền phải ngay lập tức trở về phòng khám để khám chữa bệnh.
Hầu hết các khoa đều đến đây để khám bệnh.
Điều kiện vệ sinh ở khu vực thảm họa rất kém, thường có nhiều người bị đầy bụng, tiêu chảy, nôn mửa, ngứa da và những bệnh nhân từ tiền tuyến chuyển đến, điều kiện mổ cấp cứu trước kia không được tốt nên sau ca mổ đã xảy ra một số biến chứng; Một số người vừa được đào ra khỏi đống đổ nát còn xuất hiện hội chứng vùi lấp.
Khi không có bệnh nhân đến, Giản Thanh phải tranh thủ thời gian để viết bệnh án.
Ở đây không có bác sĩ nội trú, nghiên cứu sinh, thực tập sinh, cũng không có hệ thống bệnh án điện tử nên cô phải tự tay viết bệnh án.
Lộc Ẩm Khê ngồi bên cạnh Giản Thanh, đồng hành cùng cô.
Giản Thanh mở ngăn kéo ra rồi lấy một gói kẹo bơ sữa, sau đó nhét vào tay Lộc Ẩm Khê một vài viên kẹo.
Ở bệnh viện dã chiến có rất nhiều trẻ em đến khám chữa bệnh nên cô và các tình nguyện viên đã đề nghị viện trợ hai thùng kẹo sữa phòng khi trẻ con khóc thì sẽ lấy vài viên ra dỗ chúng.
"Em không phải là con nít nữa." Tuy Lộc Ẩm Khê lẩm bẩm câu nói này nhưng vẫn bóc vỏ ra, cho viên kẹo vào miệng rồi thẳng thừng đánh giá Giản Thanh.
Cô trở nên đen và gầy hơn một chút, cằm cũng nhọn ra.
Mái tóc dài đen nhánh trước đây dài đến tận thắt lưng, nhưng bây giờ đã bị cắt đi, chỉ dài ngang vai rồi được cô buộc thành đuôi ngựa. Cô cũng để mặt mộc, không bôi bất cứ thứ gì lên mặt.
Tất cả nữ tình nguyện ở đây đều để mặt mộc, còn có một số người vừa về từ vùng thảm họa, mặt xám mày tro.
Trong thời tiết oi bức như hiện tại, chiếc áo blouse trắng của cô đã được thay bằng áo tay ngắn.
Chiếc áo blouse trắng mà cô từng mang theo khi khởi hành đã được mặc liên tục trong 15 ngày.
Khi đó không có vật tư, không có nước nên mọi người không ai giặt giũ được. Ngày ngày đào bới cứu người, mồ hôi túa ra dính vào quần áo rồi lại để quần áo khô tự nhiên, ban đêm dư chấn lại tiếp tục, mọi người đều phải mặc lại áo blouse để ngủ. Sau mười lăm ngày, áo blouse trắng hôi đến mức không thể mặc được nữa.
Đội ngũ y tế muốn vứt bỏ, nhưng viện bảo tàng đã cử người đến thu hồi lại.
Những người trong bảo tàng cho biết, đây không phải là áo bẩn mà là chiến bào, có giá trị kỷ niệm cao, họ muốn để người dân vùng thiên tai luôn nhớ đến những chiếc áo blouse trắng này.
Trên cánh tay trần và cổ của cô có một vài vết máu nhạt. Lộc Ẩm Khê đưa tay ra, nhẹ nhàng vuốt ve vết thương của cô: "Chị có đau không?"
Giản Thanh nói:"Không đau."
"Chị có bị thương ở đâu không?"
Giản Thanh lắc đầu:"Không có, em đừng lo."
Lộc Ẩm Khê nhìn cô, khẽ vâng một tiếng. Một lúc sau, nàng bước ra khỏi lều, ngồi xổm trên mặt đất, yên lặng rơi lệ.
Giản Thanh viết hồ sơ bệnh án ở bàn làm việc. Sau khi viết xong vài bản, cô bước ra khỏi lều, chưa kịp chuẩn bị gì liền thấy đứa nhóc này khóc đến mức hốc mắt đỏ hoe.
Cô cũng ngồi xổm xuống, chọc chọc vào trán Lộc Ẩm Khê, hỏi:"Sao em lại biến thành con thỏ rồi?"
Lộc Ẩm Khê hít hít mũi, rũ mi mắt, im lặng không nói gì.
Nàng cảm thấy đau lòng vì Giản Thanh.
Giản Thanh lại trở về giai đoạn ít nói như trước.
Trên mặt không có biểu cảm gì, cả người im lặng đến ảm đạm, tối tăm, vô hồn.
Trông cô có vẻ rất mệt.
Lại càng rất khổ sở.
Giản Thanh cúi đầu xuống, tựa vào trán Lộc Ẩm Khê, nhẹ nhàng hỏi: "Bộ dạng hiện tại của tôi khiến em lo lắng à?"
Lộc Ẩm Khê khẽ vâng một tiếng.
Giản Thanh im lặng một lúc, sau đó lại an ủi đứa trẻ trước mặt:"Em đừng sợ, cũng đừng lo lắng quá."
Cô không yếu ớt đến như vậy, cô chỉ cần thời gian bình tâm lại.
Hãy cho cô một chút thời gian, cô sẽ dần dần trở lại như xưa.
Lộc Ẩm Khê ôm cổ cô rồi tiến lại gần hôn lên trán cô, sau đó đứng dậy nói:"Em phải đi dạy học rồi! Bây giờ em đang là giáo viên mỹ thuật tạm thời cho học sinh tiểu học. 45 phút nữa là đến giờ tan học, em sẽ lại đến đây tìm chị."
Nàng vốn là tình nguyện viên được giao nhiệm vụ nấu ăn trong căng tin của bệnh viện dã chiến. Một ngày nọ, nàng thấy một vài đứa trẻ ngồi ngơ ngác ở một góc, vì vậy nàng đã đến trò chuyện và vẽ những con vật để làm các em ấy vui. Người thư ký đi ngang qua đã nhìn thấy tất cả và sắp xếp cho nàng đến một trường học tạm thời để dạy mỹ thuật.
Có một nhóm học sinh tiểu học đã đi học lại sau trận động đất, một số học sinh mất bố mẹ và người nhà, một số học sinh nhìn thấy xác chết của các bạn và ngồi trong lớp với vẻ mặt vô cảm, không giao tiếp với người khác.
Bất kỳ ai có kiến
thức về y tế đều có thể đánh giá rằng các em ấy cần can thiệp tâm lý sau thảm họa càng sớm càng tốt.
Các chuyên gia sức khỏe tâm thần trên khắp cả nước đổ xô đến vùng thiên tai để can thiệp tâm lý cho những người còn sống sót. Sinh viên đại học chuyên ngành tâm lý học ở các trường cao đẳng và đại học lớn cũng đã đăng ký làʍ ŧìиɦ nguyện viên, trò chuyện với người lớn và chơi trò chơi với trẻ em.
Nhảy dây, đại bàng bắt gà con, nhảy lò cò. Lộc Ẩm Khê cũng rủ rê bọn trẻ chơi đi chơi lại nhiều lần những trò chơi quen thuộc với tuổi thơ này.
Chơi cùng trẻ nhỏ, vẽ tranh cùng chúng nhưng đồng thời vẫn giữ khoảng cách thích hợp để ngăn những đứa trẻ đó vì thiếu thốn tình thương mà trở nên ỷ lại vào nàng.
Nàng không ở đây lâu nên không thể thiết lập mối quan hệ sâu sắc với những đứa trẻ này để tránh gây tổn thương tâm lý thứ cấp cho chúng khi nàng rời đi.
Điều này cũng giống như việc đến thăm các viện phúc lợi và trại trẻ mồ côi thông thường. Chỉ có thể tỏ ra thiện ý nhưng đừng bao giờ hình thành sự lệ thuộc tình cảm cho người khác vì đến khi rời đi, hai người lưu luyến ôm nhau khóc một hồi to, điều này không đại diện cho trường hợp cảm động mà chỉ chứng tỏ sự thiếu chuyên nghiệp của bản thân.
*
Sau giờ học, Lộc Ẩm Khê đến khoa nội của bệnh viện dã chiến để tìm Giản Thanh và cùng nhau ăn trưa.
Khu vực này là nơi tái định cư cho các nạn nhân, có một chính quyền tạm thời, một trường học tạm thời và một bệnh viện dã chiến. Tất cả các nạn nhân đều sống trong lều với gia đình của mình. Chính phủ cung cấp thực phẩm miễn phí trong một khoảng thời gian nhất định hàng ngày.
Thỉnh thoảng có nạn nhân phàn nàn thức ăn không đủ ngon, không có thịt hoặc quá ít thịt.
Có căng tin đặc biệt cho bệnh viện dã chiến và bộ đội đóng quân, tất cả đều là vật liệu chuyển từ hậu phương hoặc lương thực tiếp tế của bộ đội. Ngoài ra còn có gạo và rau được những người nông dân chở bằng xe ba bánh đến, họ nói rằng họ đã tự tay trồng vì họ không thể để Quân giải phóng và các bác sĩ ở đây chịu đói được.
Giản Thanh phải ăn lương khô và mì gói trong nửa tháng. Bây giờ ngay cả khi ăn cơm trắng và rau xanh thôi thì cũng đã khiến cô cảm thấy ngon miệng.
Người già và trẻ em có thể lấy thêm một quả trứng luộc. Người đầu bếp già ở nhà ăn nhìn thấy Lộc Ẩm Khê từng làʍ ŧìиɦ nguyện ở đây vài ngày trước liền đưa cho nàng một quả trứng, nói:"Cô bé ăn để bồi bổ thân thể đi."
Lộc Ẩm Khê mỉm cười nhận lấy, bóc vỏ trứng rồi đưa đến khay đồ ăn của Giản Thanh:"Chị ăn đi, bồi bổ dinh dưỡng."
Giản Thanh nhớ trước đây ở căng tin bệnh viện, Lộc Ẩm Khê rất thích gắp thịt gà xé trong khay của cô. Trương Dược nhìn thấy còn trêu chọc rằng đây không phải là thời đại thảm họa nên cần gì tranh nhau vài miếng thịt, nếu thích thì cứ đến nhà ăn mà xin thêm một ít. Hắn còn nói trông hai người không khác gì một cặp tình lữ ngọt ngào cả.
Bây giờ quốc nạn đang thật sự ập đến, vật dụng thiếu thốn, cô gái trước mặt đều dành những thứ tốt đẹp nhất cho cô.
Cô dùng đũa sạch tách quả trứng luộc đã bóc vỏ ra làm đôi, nói: "Mỗi người một nửa."
Vào ban đêm, Lộc Ẩm Khê nghỉ ngơi trong lều của Giản Thanh.
Lều ở bệnh viện dã chiến có giường và chăn ga gối đệm rất êm ái.
Khi ở tiền tuyến, túi ngủ của họ bị nước mưa làm ướt sũng và bị dư chấn vùi dưới đống đổ nát. Lúc đó đường bị tắc, không chuyển vật tư vào được, vào những ngày không mưa, bọn họ thường nằm lăn ra đất để ngủ, khi nào mưa thì mới dám chui vào túi ngủ để tránh mưa.
Bây giờ Giản Thanh đã có thể ôm lấy Lộc Ẩm Khê vào lòng để tiến vào giấc ngủ. Lộc Ẩm Khê sợ nóng nên không muốn cô ôm, nàng giãy dụa hai lần nhưng không thành nên đành phải để cô ôm.
Nàng sờ sờ phần da thịt lành lạnh trên cánh tay cô, rất thoải mái.
Giản Thanh nhướng mi, liếc nhìn nàng. Sau đó bắt lấy bàn tay không an phận của nàng lại nhét vào trong chăn, nói:"Tôi buồn ngủ lắm rồi, em đừng quậy nữa."
Nàng vâng một tiếng, ngoan ngoãn không làm phiền Giản Thanh nữa.
Nửa đêm, vòng tay đang ôm chặt nàng bỗng nhiên dùng sức khiến nàng bừng tỉnh, quay người lại, vuốt ve khuôn mặt Giản Thanh, chạm vào ấn đường đang cau lại của cô.
Nàng vuốt nhẹ nơi đó, sau đó lén hôn lên lông mày của Giản Thanh, chờ vòng tay siết chặt dần buông lỏng sức lực.
Lộc Ẩm Khê bị đánh thức hai ba lần như vậy suốt cả đêm. Ngày hôm sau tỉnh dậy, hai mắt nàng hằn lên quầng thâm nhàn nhạt.
Giản Thanh không biết nguyên do nên chọc chọc vào quầng thâm mắt của nàng rồi hỏi:"Sao lại biến thành gấu trúc nữa rồi?"
Lộc Ẩm Khê nhìn cô, hừ nhẹ một tiếng. Nàng không nói lời nào mà tiến về phía học sinh để chơi đùa cùng chúng.
Các bác sĩ ở các bệnh viện dã chiến cũng được cử về vùng quê để khám bệnh theo từng đợt.
Một số người dân ở vùng nông thôn không muốn sống trong các khu định cư của nạn dân tại thành phố. Họ sống bên đống đổ nát vào ban đêm và bận rộn thu hoạch mùa màng vào ban ngày.
Nhiều người đã chết trong trận động đất, nhưng những người còn sống vẫn phải tiếp tục sinh tồn. Họ vẫn nghĩ về đất canh tác của mình và không muốn rời bỏ mảnh đất mà họ từng phụ thuộc vào.
Bác sĩ đành vác hòm thuốc về quê để chữa bệnh, nhân tiện làm một số công tác giáo dục sức khỏe phòng chống dịch, chống sốc tâm lý.
Giản Thanh rời đi lúc sáu giờ sáng và trở về lúc chín giờ tối.
Sau khi trở về, cô còn phải bàn giao công việc. Sau khi quan sát một vòng bệnh nhân, cô gọi Lộc Ẩm Khê vào lều.
Lộc Ẩm Khê cười khanh khách, hỏi cô:"Chị muốn làm gì thế? Chị hái trộm hoa dại ở nông thôn để tặng cho em à?"
Giản Thanh lắc đầu, lấy thỏi son từ trong túi ra đặt vào lòng bàn tay của Lộc Ẩm Khê: "Tôi vừa mua nó ở trung tâm thương mại."
Mọi người ở đây đều mặt xám mày tro, để mặt mộc, không có tâm trạng để trang điểm.
Nhưng cô gái nhỏ của cô rất thích làm đẹp.
Lộc Ẩm Khê cầm lấy thỏi son, quơ qua quơ lại dưới ánh đèn trong lều.
Đèn ở đây khá mờ, không sáng như ở bệnh khu hay phòng phẫu thuật.
Lộc Ẩm Khê đứng dưới ánh đèn, cười nói:" Em đã không sử dụng cái này trong nhiều ngày ... Cũng được đi, tối nay em sẽ lén thoa một lần vậy." Nàng vặn nắp thỏi son đỏ ra rồi đưa cho Giản Thanh:"Chị bôi giúp em đi."
Giản Thanh cầm lấy thỏi son, nâng cằm Lộc Ẩm Khê lên, ánh mắt dừng trên đôi môi đỏ mọng của nàng.
Khóe môi hiện lên ý cười, cánh môi mềm mại đầy đặn, viền môi mịn màng, dáng môi xinh đẹp, tô điểm trên làn da trắng nõn, tựa như đóa hoa mỏng manh nở rộ trong nền tuyết trắng.
Cô chậm rãi tô son dọc theo đỉnh môi đến viền môi trên. Lộc Ẩm Khê mím mím môi, Giản Thanh ôm lấy mặt nàng rồi nhìn chằm chằm vào đôi môi của nàng.
Son môi vừa định tô xuống môi dưới nhưng Giản Thanh lại đột ngột dừng lại. Cô chuyển hướng bôi son lên môi dưới của mình, sau đó cúi đầu xuống áp sát vào nàng, nghiêng người, hôn lên môi của Lộc Ẩm Khê.
--------
Lời editor: Các bạn đọc xong vui lòng ủng hộ mình bằng nút VOTE, xin chân thành cảm ơn các bạn rất nhiều.