- 🏠 Home
- Văn Học Việt Nam
- Nắng Đồng Bằng
- Chương 2
Nắng Đồng Bằng
Chương 2
Linh giụi mắt thức dậy. Sáng trăng hay sáng trời? Cả khu rừng bàng bạc trắng. Không thấy những bóng cây đổ dài ẩn hiện? Sắp sáng rồi? Tiếng máy bay B.52 ầm ù như từ lòng đất vọng lên, nặng nề rung chuyển.
Biết rõ là sẽ không ngủ thêm được nữa, muỗi cũng vào đầy mùng bọc rồi, anh ngồi dậy, tuột xuống. Mái tăng căng ra. Một dòng nước chảy vào võng. Mưa đã tạnh. Còn lại những giọt nước mồ côi uể oải gõ vào những tấm tăng báo hiệu sắp dứt cái giai điệu dầm dề suốt một ngày một đêm qua.
Bếp tiểu đoàn bộ đang đỏ lửa. Linh vốc nước ở chỗ trũng mái tăng, vã vã lên mặt, rồi thò tay vào bồng, móc một nhúm gạo cho vào ống bơ, đi xuống bếp. Cô gái tóc che nửa má hồi chiều, đang lúi húi múc nước trong bể ni lông ra, vo gạo xào xạo. Nồi nước đặt trên ba cái cọc gỗ đang sôi. Linh ngồi xuống, hơ cái lon lên ngọn lửa, hỏi sẽ sàng:
- Nấu cơm hả chị Năm?
- Dạ…
Tiếng “dạ” Nam Bộ ngọt làm sao! Anh mỉm cười. Mùi gạo rang thơm lừng. Cô gái rải đều gạo vào nồi:
- Sớm vượt sông hả anh?
- Chị lội được không?
- Dạ được.
Chị cúi xuống thổi. Ngọn lửa bùng to. Khuôn mặt ấy ngẩng lên: hai con mắt chứa hết lửa trong bếp, rung rinh. Đôi gò má chị ửng hồng. Nhưng sao bên má trái có vệt nám bằng hai ngón tay? Nhọ chăng? Không, màu phơn phớt hồng như một mảnh lá vυ" sữa. Chả lẽ lại do luồng lửa hậu B.40 táp vào? Có lẽ đúng… Linh chợt hiểu: đi giữa hàng quân cứ thấy cô gái xoã một bên tóc che má như làm duyên. Hèn chi…
Ngoảnh lại đυ.ng ánh mắt tò mò của anh, chị thoắt lúng túng, định đưa tay gỡ lọn tóc trên trán xuống. Nghĩ thế nào chị lại để mặc, mắt hơi nheo lại và cái miệng xinh xinh mím chặt, vẻ bất cần: “Đó! Mặt mũi tôi thế đó! Chả việc gì phải giấu”.
Gạo trong lon cháy khét lẹt, khói mù. Linh vội đứng dậy, lần về võng. Mắt quáng lửa, anh đá vào gốc cây. Cái bi đông Mỹ trên tay rơi đánh “bịch”! Một tiếng cười khúc khích vang lên ở đằng sau:
- Đặc công gì mà lại đi thử sức với gốc cây… Linh phát ngượng và nhấc cao chân hơn.
Tới một cái bàn ken bằng cành cây róc vỏ ọp ẹp, xiêu vẹo, anh đổ gạo cháy ra ca i-nốc rồi tưới nước sôi vào. Từ đáy ca, âm thanh xèo xèo rộn rạo bay lên. Linh đập đập vào mấy cái lưng võng mắc chồng chéo trên miệng hầm:
- Dậy! Dậy! Cà phê, cà phê! Đường đâu, Tùng?
Tiểu đội trưởng Tùng, người nhỏ nhắn, tung màn ngồi dậy.
Một lát sau, hai ba bóng người đã xúm xít ngồi chụm đầu nhấp nháp cái thứ nước gạo cháy có cái màu đậm đặc như cà phê. Người lính Giải phóng gọi dài ra là “cà phê lúa”. Giữa bàn, ngọn đèn dầu nhỏ xíu chế bằng vỏ M.79 và đuôi cối 61 ly đang cháy ngúng nguẩy. Đó là những ngọn đèn treo toòng teng bên hông người chiến sĩ đi khắp mọi nơi. Thấp dưới kia, bên suối nhỏ, bóng Năm Thúy đi đi lại lại bên bếp lửa bập bùng.
Ghé miệng bát sắt nhắp một ngụm, những giọt nước đăng đắng, ngọt lờ lợ chảy xuống cổ ấm ran cả ngực, Linh chợt thấy bâng khuâng… Biết ngày nào mới được uống một ly cà phê Hà Nội đây?
Một anh chàng có cái tên ngồ ngộ: Lang, Ma Hồ Lang, đi từ trong rừng ra, tay xách con cheo bụng thon, ức nở như chú ngựa non.
Cậu ta ném mấy sợi dây dù bẫy lên nắp bồng rồi xách con thịt xuống bếp. Mắt mọi người sáng lên: Thế là sáng nay có chất tươi rồi!
Hầm bên, có tiếng chính trị viên Cầu van vỉ: “Này! Này, đừng làm bậy, ông! Đυ.ng con gì cũng bắn! Đây không xa địch đâu!”.
Tiếng tiểu đoàn trưởng Sáu Hoá cười khùng khục, rồi tiếng đóng khóa an toàn cái rốp!
Linh bật cười. Lại vẫn cái ông Sáu Hoá quỷ quái ấy. Thật nghịch hơn cả liên lạc. Sống với những người chỉ huy như vậy, thú thật! Nhưng… Anh rứt con vắt ở bắp chân, hơ lên ngọn lửa. Con vắt no máu bóng nhẫy màu sim chín, cuộn tròn lại, nở phình ra mỏng tang rồi nổ cái bụp! Linh nhìn mãi vào ngọn lửa ấy… Những ngày tới đây không biết sẽ sống như thế nào?
Tiếng thằng “hai thân” đột ngột xuất hiện u u như vừa ngụp ở dưới sông lên. Linh nhìn nhanh xuống bếp. Thúy vừa kịp hớp một ngụm nước trong bát, phun giụi lửa. Linh phẩy tay tắt đèn. Bóng tối ở rừng còn thăm thẳm giá lạnh hơn cái tối trong hang. Dưới kia vẳng nghe rì rầm tiếng sóng mơn man với gió.
“Cô cán sự dân quân quận đội này có bản lãnh đấy!” - Anh thầm nghĩ. Hương bây giờ chắc đã đi lấy chồng? Đêm chia tay gần năm năm về trước, vừa thương lại vừa muốn dò xét sự thủy chung của người yêu, Linh cố nói một câu dối lòng:
- Xa xôi lắm Hương ạ! Chả biết bao giờ về, và có thể không bao giờ về nữa… Thôi, quên anh đi! Anh không muốn mang sự chờ đợi mỏng manh của em vào chiến trường…
Hương đã ngồi lặng đi thật lâu, rồi nói như một lời thề:
- Em đợi… Mai này anh về, dù có què cụt chân tay, em vẫn đợi! Em sẽ làm lụng nuôi anh suốt đời…
Vậy mà… Lòng dạ con gái chẳng biết thế nào?…
OV.10 quần xa. Lửa lại rụt rè bùng lên. Có tiếng cành khô gãy phía sau. Kiêu, trợ lý tác chiến, với cái dáng cao lớn, đi tới:
- Cẩn thận lửa nghe hông?
Cái giọng dân thành thị nghe sang sang. Linh không nhìn lên:
- Làm chút chát, ông?
- Chơi sang dữ! - Kiêu sà vào.
Trước ánh đèn lay lắt, khuôn mặt sáng láng của Kiêu có tọp đi, nhưng vẫn đẹp đẽ, gọn gàng. Sống mũi cao, hơi nhọn nhọn phía dưới. Cặp mắt tinh ranh hay liếc xéo. Cái miệng cười nói có duyên nhưng nếp môi trên mỏng quá. Kiêu cười xởi lởi:
- Sao? Mấy cậu, đi xuống khó ngủ hả? Ráng ngủ mai mốt còn chịu đựng chớ! Căng đó! Trước mình đã nằm vùng ở đó. Chà! Phải nói là…
Linh thấy khó chịu. Cái thằng! Thấy mặt là thấy lời… Chuyện đó ai còn lạ gì?
Linh và Kiêu cùng ở tiểu đoàn bộ. Linh ở trung đội điều nghiên trinh sát, nhưng ít khi nói chuyện với Kiêu. Cũng là do tính cách, mặc dù vóc dáng, mặt mũi hai người tạng như nhau. Có lần Sáu Hoá đã phải kêu lên: “Chu cha! Hai thằng mầy mà giả bộ sĩ quan ngụy thì hết sẩy!”…
- Mấy cậu đã thấy “cá rô” chưa? Phải xuống sâu mới đυ.ng nó. Nó có thể đứng im phăng phắc, chúc đuôi xuống quạt gió. Cây cỡ nào cũng chịu không nổi. Đã có lần mình suýt toi mạng vì nó đó… - Kiêu vẫn sôi nổi.
Linh dợm đứng dậy. “Lúc này mà đi kiếm cá về cho bếp thì hay hơn đấy, anh bạn ạ!” - Linh cố kìm lại cảm giác bực bội đang làm anh ngứa ngáy trong cổ họng.
Kiêu vốn có biệt tài kể chuyện dí dỏm, hấp dẫn. Với dáng dấp khá lịch sự, điển trai, ăn nói trôi chảy, trong những lần hội hè hay đón tiếp văn công, văn nghệ, Sáu Hoá đều đẩy Kiêu ra đỡ đòn. Ngoài cái tài triển khai thông minh mọi ý đồ tác chiến, mọi kế hoạch huấn luyện xuống các đại đội, Kiêu còn là một tay sành sỏi, tháo vát trong việc cải thiện sinh hoạt cho đơn vị. Dân thành thị mà bắt cá, săn thịt, cả tiểu đoàn không ai theo kịp. Dừng chân ở bất cứ khúc suối nông sâu nào, mặc cho anh em lăn ra đào hầm, Kiêu cứ beng béc lảng đi. Nhoáng một cái, đã thấy trở về với một, hai ký cá trên tay. Đang nằm, thấy trời mưa rả rích là nhổm dậy. Ra tới cửa lán mới quay lại buông xõng: “Bắc bếp đi! Nghe tiếng nổ ra mà khiêng về!”. Quả thật, chưa lần nào thấy Kiêu về không. Sáu Hoá có vẻ khoái người trợ lý tháo vát của mình lắm.
-... Xuống cái địa bàn vừa bị địch hủy diệt ấy, thú thực mình rất lo không hiểu tiểu đoàn mình có bám trụ được không?…
Linh đứng dậy thật:
- Tất cả cuốn võng! Chuẩn bị ăn cơm. Ăn rau tàu bay thôi, lạc để chiều nấu canh.
Kiêu cũng ngáp dài, đứng dậy đi xuống bếp. Anh ta lại đá vào gốc cây cái “bốp”. Lại vẫn tiếng cười khúc khích lúc nãy. “Trước đây anh ta đã từng là một đại đội trưởng nổi tiếng”. Linh thoáng thấy lo cho mình. Tới đây, trong những thử thách hiểm nghèo liệu mình có vấp ngã hay không? Cho dù mình đã có mấy năm đánh đấm ra trò. Cho dù có những lần trước kẻ thù tàn độc, trước những hoàn cảnh khắc nghiệt, đói thiếu, bệnh tật, tưởng đã làm mình quỵ ngã không đủ sức gượng dậy được… Từ cái khởi điểm tâm tư: “Đã là chiến sĩ, phải là người lính thực thụ cầm súng ngoài chiến trường”, tới cái điều giản đơn: “Hãy biết sống ngay những khi cuộc sống tưởng như không chịu nổi nữa”, đâu có phải dễ dàng gì? Dãi dầu năm tháng, đổi bằng máu xương. Có những lúc thấy rằng: chết còn dễ chịu hơn khổ. Nhưng anh đã cắn răng lại mà sống...
Chính lòng tự trọng, trách nhiệm của người cầm súng và nghị lực đã được tôi rèn đã vực anh dậy được. Có lẽ còn vì huyết thống cách mạng của gia đình, sức ấm của đồng đội đưa đẩy anh đi hết trận này đến trận khác. Lý tưởng, động cơ chân chính lặn mất rồi ư? Không. Phải chăng nó lắng xuống và tan thành máu? Trước mỗi cuộc đọ sức, có người lính nào bày cái lý tưởng trừu tượng ra mà ngắm nghía, mà vuốt ve rồi ôm cả cái mớ xô bồ đó lao vào đồn giặc đâu? Hoạ chăng đó chỉ là hoài cảm khô cứng, nghèo nàn của những người ngoài cuộc quen nhìn vào cái thực tiễn ngồn ngộn mà thi vị, mà mơ mộng hóa đó thôi. Đã có lần Linh tranh luận to tiếng với chính trị viên Cầu về điều này như vậy.
Kể từ trận sốt rét đầu tiên ở cuối đường dây, cùng với năm tháng, thể lực hiếm có của Linh đã sút đi nhiều. Và sức bay bổng của tâm hồn anh cũng đằm xuống, cụ thể, góc cạnh hơn. Một cái gì như sự khắc khổ, từng trải đã toát ra từ nơi vóc dáng anh, con mắt anh - Con mắt giàu ước mơ, ấy vậy, sau mỗi cam go, Linh xúc động nhận thấy rằng: chính đôi cánh ước mơ thuở học trò đó đã nâng, đã gọi anh dậy, mách cho anh biết hy vọng. Ôi! Những ngày dài gian khổ, nhất là những ngày bọn Mỹ điên cuồng phản kích này, nếu héo hon hy vọng mà chỉ quẫy trong cái bít bùng gúc goắc của hiện tại thì bàn tay còn làm sao mà cầm nổi súng nữa?
Vào tới chiến trường với cặp mắt trũng sâu vì đuối sức, Linh kịp dự tổng tiến công đợt hai. Cả trung đoàn anh hầu như bị xóa phiên hiệu trên cầu Bình Lợi. Chỉ lọt lại một nhóm nhỏ vào tới nội đô. Kế anh, người cuối cùng đã ngã xuống chân đài phát thanh Sài Gòn. Điều kỳ diệu nhất là anh vẫn còn sống…
Nhưng mai đây, vùng đồng bằng xa lạ dưới kia có phải là mảnh đất cuối cùng mình đi tới không? Kết thúc cuộc sống ở đó chăng? Linh hơi nao nao… Những đơn vị lớn vừa ngược lên biên giới xa xôi kia là nghĩa thế nào? Chiến bại phải không? Anh không tin tình hình xấu nhanh đến thế được.
Trời hưng hửng sáng. Những vệt nắng nhạt bị dứt đứt giữa chừng, không xuống nổi tới mặt đất. Bình minh trong rừng cứ ngỡ hoàng hôn. Một con sóc chuyền cành kêu gù gù trong cổ. Tiếng chim hót buổi sớm nghe thanh thoát và trong trẻo quá! Linh đu lên một cành bứa, làm mấy động tác kéo tay. Tiện đà, anh trèo luôn lên ngọn. Con sông, nước đang lớn, ăm ắp đôi bờ một màu trắng sữa. Bên kia sông, liên hoàn một dải rừng chồi lá thấp. Và thật xa dưới nữa, cả màu xanh hiện ra bao la. Đồng bằng đó ư? Linh bàng hoàng. Một cái gì xốn xang cứ dâng lên trong đầu, váng vất. Đồng bằng… Đồng bằng! Bao nhiêu năm rồi. Dòng sông kia, nếu được bình yên bơi qua bơi lại vài vòng, rồi thong dong tới nhà máy, tới trường học thì thú biết bao! Anh tụt xuống, chạy ra bờ sông vục mặt xuống nước. Lạnh tới rùng mình. Anh ngẩng lên và thấy bầu trời l*иg lộng, nắng chan hòa, có những vạt mây đỏ ngọn. Anh lại thấy mình sung sức, tráng kiện, sẵn sàng đón nhận hết thảy, ngay cả cái chết. Thế đó! Trong đêm tối trầm mặc thấy mình cô đơn, yếu đuối, mọi suy tư cứ quẩn quanh rối rắm. Nắng lên nhìn rõ cảnh vật, đứng giữa đồng đội, mọi sự lại thanh thản rõ ràng làm sao!
Một mảnh giấy trắng vương trên đám cỏ tranh. Linh nhặt lên.
“Các bạn cán binh cộng sản bắc Việt! Các bạn đang ở trong một tình trạng vô cùng bi đát. Quân lực Việt Nam cộng hòa”.
Linh cười gọn một tiếng, lấy chân nhấn tờ truyền đơn xuống bùn: “Chúng mày cứ im lặng mà thả B.52 thấy có lý hơn!”. Anh bước lên.
Có tiếng chân chạy mạnh. Linh quay sang. Tùng đang mắm môi mắm lợi dang tay đập phành phạch vào cái màn cuộn tròn đặt trên thân cây đổ.
- Gì thế?
- Gϊếŧ muỗi!
Linh phì cười. Anh ngồi xuống cạnh nồi cơm tỏa mùi hôi mốc chỉ đủ cho hai người ăn khỏe. Bên cạnh là chậu rau tàu bay muối, xanh lè một thứ nước sánh quẹo. Pháo từ một cái chốt bên kia sông bắt đầu khạc nhổ tứ tung.
Cả tiểu đoàn vẫn còn náu ở bìa rừng. Riêng trung đội Linh đang vật lộn với dòng nước chảy cuồn cuộn. Những lưng trần nhô lên ngụp xuống vàng rực trong nắng, trong sóng đỏ của thượng nguồn con sông cuối mùa mưa.
Linh mắm môi kéo căng đầu sợi dây mây néo vào một gốc săng lẻ cụt ngọn… ít phút sau, vắt ngang qua mặt nước rộng gần trăm mét, những sợi mây rừng to bằng cổ tay óng vàng nối nhau thẳng căng, nảy nảy trên sóng.
Nhìn gần chục con người đang trườn nhẹ vào bờ, mặt mày tươi tỉnh, Linh phảng phất tự hào. Vẫn gầy, vẫn xanh đó, nhưng còn dẻo dai lắm. ừ! Nếu trung đội còn đủ cả hai mươi bốn người cùng nhau kéo xuống đồng bằng kỳ này thì hay biết mấy! Thôi, chỉ mong tới nơi đừng sơ sẩy một anh nào là tốt lắm rồi!
Bờ bên kia, tiểu đoàn trưởng Sáu Hoá cũng ở trần trùng trục, đang kiểm tra đường dây. Cái thân hình loắt choắt như thiếu niên của anh đang đu lên sợi mây nhún nhảy nom thật vui mắt. Anh Sáu vẫn vậy. Tác phong như lính, việc gì cũng lao ào ào. Trước hoàn cảnh nào cũng có thể nhộn tếu được.
Hồi còn là tiểu đội trưởng, một lần Linh đi nghiên cứu chiến trường cùng với anh. Tới lưng chừng dốc, đυ.ng Mỹ phục. (Thằng Mỹ dạo ấy còn khờ. Nằm phục, ta tới sát mũi mới kéo quy-lát đánh rốp! Người chậm chân nhất cũng nhảy được). Sau khi đẩy lại một trái B.40, Sáu Hoá dắt anh em chạy tới đỉnh dốc còn quay lại gào to: “Ê, A-mê-ri-cơn! Ăn cái con c… ông đây nè!”, rồi mới chịu cắt rừng tìm đường khác tới mục tiêu.
Dạo ở hậu cứ, cả tiểu đoàn đi lấy gạo chỉ có Sáu Hóa ở nhà thảo phương án tác chiến. Nửa đêm, đoàn lấy gạo trên đường về, bỗng một loạt tiểu liên cực nhanh Mỹ nổ ré lên, cắt ngang đội hình. Bỏ mẹ! Mỹ phục! Phục gần “cứ” quá! Tiểu đoàn vội quay lại cắt vòng đường khác, để rớt lại mấy cái bồng gạo của vài anh hốt hoảng. Tới cửa cứ, đã thấy đồng chí tiểu đoàn trưởng đang đứng sừng sững, tay chống nẹ có vẻ chững chạc lắm, trên mặt đầy nét nghiêm nghị phiền muộn, một bên mép cứ nháy lia. Nhưng… đằng sau anh lại thấy lấp ló mấy cái bồng gạo đêm qua. Chính trị viên Cầu, với cái quần rách bươm vì gai quào, không nói không rằng, cầm nòng AR.15 đưa lên mũi ngửi, rồi trợn mắt quay lại. Sáu Hóa phá lên cười sặc sụa…
Ngay những khi lẽ ra phải nghiêm túc nhất như họp chi bộ, thậm chí họp đảng ủy, anh vẫn vậy. Chỉ được mấy phút đầu nhíu mắt nhíu mày ra vẻ đàng hoàng lắm, sau lại dần dần lỉnh xuống hàng ghế sau, và nếu nội dung không có gì quan trọng là anh gục đầu ngủ gật liền. Chủ tọa nhắc, anh cười hiền khô, rồi sửa chữa bằng cách bứt lá ngoáy vào tai, vào cổ người ngồi trên… Đối với anh, đánh giỏi là chủ yếu, mọi việc khác để “ông Cầu ổng lo”. Có những lần anh Cầu đi họp xa, phải thay quyền bí thư đảng ủy ở nhà, Sáu Hóa gầy tọp đi. Không ngày nào là không gọi điện hỏi xem đã về chưa. Bí quá, anh chạy xuống quân nhu xoay một gói thuốc thơm rồi rụt rè nhét vào tay anh chính trị viên phó vốn nghiện thuốc nặng, môi thâm sì, nói với cặp mắt van lơn: “Ông ngon lành, ông làm giùm mình chút xíu. Có lẽ mình sắp có… điện gọi đi khảo sát”. Và chỉ cần anh chính trị phó ậm ừ, là anh chạy bắn đi rồi, có gọi lại cũng không kịp. Ngược lại với người thủ trưởng quân sự, anh thủ trưởng chính trị người Nghệ An lại rất chặt chẽ. Đúng mực từ tiếng nói tới tác phong. Nhưng đành chịu, không làm sao sửa được cái tính nết của đồng cấp cả. Nhăn nhó chán rồi cũng phải phì cười theo. Buồn cười! Họ lại khăng khít với nhau như vợ chồng son. Đi đâu xa, anh Cầu cũng nhét bồng mang về cho bạn lít rượu đế cực ngon. Sáu Hóa nhậu rượu nổi tiếng toàn binh chủng. ở công trường 5 bộ binh đóng bên cạnh, có một ông tham mưu người Cà Mau cũng nức tiếng “Nhậu thần sầu”, có nhã ý mời Sáu Hóa qua chơi. Trên bàn đã để sẵn hai chai lít. Chủ nhà đưa mắt nhìn qua loa cái dáng nhỏ con của đối thủ, rồi bình thản cắm hai cọng hành vào hai bên mép, hút gọn lít rượu. Tới Sáu Hóa, anh xoa xoa tay vẻ kính nể lắm, rồi e dè hốt đĩa mì xào bỏ vào lít rượu đã đổ ra thau. Bất thần anh bưng thau mì trộn rượu và, húp một hơi sạch trơn như húp hủ tiếu. Ông tham mưu bỗng nấc lên, bụm miệng, chạy ra ngoài…
- Rồi chưa? Có tiếng xe bay không? - Tiếng Sáu Hóa vọng sang ầm ĩ, tay chân đập nước bùm bùm, vẻ khoái chí lắm.
Lại tiếng ông Cầu kỳ kèo:
- La lớn thế ông? Chúng thả ghi âm đó! Sáu Hóa ngoan ngoãn lội vào bờ.
Linh giơ mũ khua một vòng trên đầu. Sáu Hóa đáp lại. Bộ đội bắt đầu vượt sông.
Từng tổ ba người ôm đồ khệ nệ xuống mí nước. Toàn bộ đồ đoàn người lính gói kín trong ni lông. Bọc đồ thả xuống nước nổi lềnh phềnh thành phao. Súng giá lên trên, tay phải ôm phao kẹp thêm một cành đùng đình xòe tán, tay trái bám chặt dây song, họ lần qua.
Nắng vẫn chói chang. Lũ réo ầm ầm. Nhìn mặt sông thấy chóng mặt. Một chấm đen bằng con nhặng o o trên đầu. Họ bám dây ghìm người lại. Nom như những lùm cây giập giờn. Và nếu như có địch mặt đất bò ra, họ vừa bơi vừa nhả đạn được ngay. Dưới sức níu của những cánh tay, sợi mây căng như dây cung nửa chìm nửa nổi.
Linh chỉ huy trung đội làm nhiệm vụ bảo đảm và cấp cứu các tình huống xấu. Trời xanh ngăn ngắt. Bọn “đầm già” chắc không ngờ ở đoạn sông vắng vẻ này đang xảy ra một cuộc chuyển quân công khai giữa nắng gió - một lưỡi dao êm re đang lách sát vào mạng sườn chúng. Chúng còn quần ở nơi nào tít tắp. Trông xa chúng giống như những con chuồn chuồn chao lên, lặn xuống.
Đại đội thứ nhất đã sang hết, đang vận động vào bìa rừng. Đại đội thứ hai đang vật lộn với sóng nước. Những ánh thép súng chói ngời dưới nắng. Sợi mây l*иg lên hụp xuống. Có vài người bị nước cuốn đi nhưng rồi cũng táp được vào bờ. Có khẩu súng bị chìm. Mọi người chỉ còn biết đứng ngẩn ngơ. Làm sao mò được? Từng tổ vẫn lao qua.
Đám người bên kia sông đã vơi đi. Chú Tư và Thúy ra khỏi bìa rừng. Có một tổ đi theo yểm trợ. Chú Tư là bí thư xã ở một vùng nào đó sâu lắm, nơi Thúy công tác. Hai chú cháu đi bồi dưỡng ở “Rờ” về. Tiện đường, ráp luôn vào đơn vị cùng xuôi. Nói cho đúng, chứ Tư chưa già nếu không có mái tóc sớm điểm bạc. Chú ít nói. ít nói luôn cả với Thúy. Những giờ giải lao giữa đường, chú thường vấn thuốc hút trầm ngâm, những nếp nhăn trên trán hằn sâu khắc khổ. Đôi lúc Linh bắt gặp chú nhè nhẹ thở dài. Cũng tội nghiệp, tuổi cao
sức yếu lặn lội trở về. Bên dòng nước chảy ào ào, tấm thân gầy guộc của chú như nhắn với Linh: “ở dưới đó không phải dễ sống lắm đâu. Nếu mấy anh có dịp”. Linh chớp mắt… Thúy vẫn để nguyên cả bộ bà ba đen thả người xuống nước. ở xa không thấy rõ mặt, nhưng xem động tác, cô gái có vẻ phấn chấn lắm. Thành thạo nữa.
Hai người đã cùng đi với đoàn ba ngày rồi. Nhưng chưa lần nào Linh được nhìn thật rõ khuôn mặt cô gái. Anh luôn luôn đi trước mở đường. Nghe anh em kháo với nhau thì biết cô gái người Bình Dương. Mặt mũi “sạch sẽ” dễ coi. Tiếng nói êm như ru. Đặc biệt đôi mắt như biết nói biết cười. Đôi mắt!… ừ! Đôi mắt… Có lẽ thế…
Phía trước Thúy, gần giữa dòng, không hiểu do lơ đãng hay yếu sức, anh Cầu để tuột túi đồ. Trong lúc quýnh quáng, anh nhao người theo định nắm lại. Thế là trôi luôn. Cũng may Linh đã phóng ra, lôi được vào bờ. Nhìn bạn đang run bắn. Sáu Hoá cứ cười rũ ra.
Giữa hàng quân đang từng bước nhích gần vùng nóng bỏng, dáng hình cô gái gợi nhớ, đánh thức dậy những cái gì sâu kín mềm mại nhất trong tâm tư mỗi người lính. Nó làm mát mẻ, tươi tắn cả hàng quân. Và lúc này, hình ảnh ấy đang điểm một dấu son tươi rói vào khúc sông âm u những vạt rừng đại ngàn.
Thúy đã ra tới giữa dòng. Tươi tỉnh. Hàm răng cười lóa nắng. Sao giống miệng cười của cô gái gặp trên Trường Sơn năm xưa thế?… Đoàn của Linh hành quân song song với một đoàn dân chính. Ngày nào cũng vậy, bọn Linh cứ tới chỗ giải lao, thì đoàn kia lại vượt lên. Có cô gái bên đó, mỗi lần đi qua hàng quân lại cười. Cười thật tươi. Tươi đến nỗi ai cũng tưởng cái cười ấy dành riêng cho mình. Linh thì không tin thế, nhưng nghe phong thanh cô gái ấy là đồng hương, anh càng nôn nao gặp gỡ mỗi buổi hành quân.
Trong rừng già triền miên, một nữ bác sĩ trẻ tuổi người Thủ đô, cũng ba lô con cóc, súng thắt ngang hông, hai bắp chân thon thả sáng cả đường mòn, cùng giong ruổi hành quân xa, sao nó mang một vẻ đẹp là lạ quyến rũ đến thế!…
Thấy đồng đội cứ dần dần thay nhau nằm lại trạm xá dọc đường vì sốt rét, Linh ngạc nhiên không hiểu. Anh vẫn đi hăm hở và suốt dọc đường nêu kỷ lục không té ngã một lần nào. Bạn bè nhìn anh leo dốc trơn nhãy với hai cái ba lô trên vai mà lắc đầu. Nhưng rồi cái “nghĩa vụ” đó cũng đến với anh trong một giờ giải lao. Tự dưng ăn miếng cơm vắt thấy đắng chát. Đầu óc váng vất, chân tay oải ra như sau một lần chạy thi.
“Nó” chăng? Anh nghi ngờ và thích thú chờ đợi xem “nó” ra làm sao. Mình mà lại sốt à? Vô lý! Cũng có thể, nhưng chắc cũng chỉ chơi bời thôi. Chân bước cứ nặng dần… Sao không thấy mồ hôi tuôn ra như hôm qua? Anh nhìn xuống: cánh tay đang nổi da gà. Anh bật cười, vẫn bước những bước dài. Chính “nó”! Nhưng ăn thua gì?… Những hàng cây bỗng chao nghiêng, quay cuồng trước mắt anh. Đường gì mà tròng trành như thuyền vậy?… Anh như bị đập mặt xuống nước… Chính cái lúc thỉu đi dưới gốc cây, anh kịp nhìn thấy cô gái. Cái miệng không thấy cười nữa, và đôi mắt nhìn anh như có nước…
Ngày hôm sau, Linh hoàn toàn là một người khác. Ban đầu còn mang được ba lô, được súng. Sau chỉ còn thắt được cái bình toong, cục cơm vắt. Cuối cùng phải chống một gậy, rồi hai tay hai gậy… Tiểu đoàn quyết định anh nằm lại, Linh cắn môi lắc đầu. Miếng ăn chưa vào tới bụng đã ói ra. Anh súc miệng ăn nữa. Cứ vậy anh lẻo khoẻo đi như mê… Và khi tỉnh táo trở lại thì anh không thấy cô gái ấy đâu nữa. Nghe nói cô đã cùng với người yêu rẽ ngang về một miền đất nào đó ở Nam Trung Bộ…
Tổ yểm trợ đã dìu chú Tư vào tới bờ. Năm Thúy còn đang nhấp nhô giữa những đợt sóng. Mái tóc ướt bết lấy khuôn mặt bầu bầu xinh xắn. Bờ bên, đại đội cuối cùng tiến ra sông…
Bỗng Linh lạnh người. Từ phía trên, một cây gỗ to, đen trùi trũi như con trâu điên, lao ầm ầm xuống. Nó chồm lên quật xuống, nước réo vù vù hai bên sườn. Chết! Dây mây không chịu nổi rồi! Cách sợi dây mươi sải tay, cây gỗ hơi lạng vào bờ. Trước nó là một tảng đá ngầm hơi nhú lên. Linh nín thở. Chỉ cần tảng đá hích nó vào một tí thôi…
Ră…ă…ắc! Cây gỗ húc sạt một miếng đá rồi văng ngang ra giữa dòng. Gặp sợi dây chặn ngang đầu, nó hơi nhổng đít lên, bật lại lấy đà, húc tới. Sợi dây mỏng manh căng chằng chằng, rung bần bật. Cách đầu cây gỗ một sải tay, cái đầu cô gái cứ muốn bứt ra xa…
Kiêu chạy loay hoay quanh gốc cây săng lẻ, hét the thé;
- Đứt! Đứt mất thôi! Ai cứu… Ai ra cứu…
Linh lao xuống dốc trong khi có mấy người chạy xuống dưới chặn hậu. Bỗng anh khựng lại. Tùng ở đâu đã đâm đầu nhảy xuống nước. Anh đã bám được vào dây song, cái đầu có mái tóc mềm của anh cũng đang nhô lên hụp xuống theo từng con sóng… Sắp tới được chỗ Thúy thì cây gỗ lại húc mạnh. Tùng tuột tay văng ra. Anh cố rướn người trở lại, nhưng sóng đã trào lên, đẩy anh ra xa. Tùng bất lực lái người vào bờ. Sợi mây vẫn nghiến vào gốc cây ken két.
Đột nhiên, ngay trên đầu, chiếc L.19 như nương theo đám mây nào trôi đến, hiện ra bất thần. Nó đang dừng lại “bói”. Có lẽ đã bắt được mồi, nó chúi hẫng xuống, dừng lại “bói” nữa. Mọi người đã núp cả vào chỗ kín. Chỉ còn cô gái yếu đuối với cây gỗ trùng trục cứ nhổng đít giụi đầu điên cuồng vào sợi mây. Nút buộc tuột dần… tuột dần… Ai cũng rõ số phận cô gái đang được định đoạt trong giây phút. Sợi dây đứt, lũ sẽ cuốn con người bé nhỏ ấy đi biệt tăm. Chậm hơn, chỉ cần một trái rốc-két của con “đầm già”… Đằng nào cũng vậy!
Con “đầm già” đang siết vòng bay, mỗi lúc một thấp. Đôi cánh đen sì của nó lượn vè vè như đôi cánh tử thần sắp chụp lên đầu nạn nhân. Miệng nó đang lo le lưỡi lửa… Phải diệt thằng này trước! Linh thấy phừng phừng trong đầu. Anh bật ngửa xuống bùn, giương AK lên…
- Linh! Muốn chết hả? - Tiếng Sáu Hoá quát lạc giọng.
Linh nhả lại nấc cò. Chỉ cần một phát súng nổ thôi là phản lực cánh bằng của nó sẽ ào tới quào nát khúc sông này ngay. Uất người!… Giữa sông, cô gái đang ngửa mặt đợi chờ mặc cho sóng cứ trào qua đầu từng đợt. Làn tóc đen lúc mất lúc hiện vật vờ trên mặt nước.
Không kịp nhìn thấy Sáu Hóa đang lăn tròn xuống sông, Linh lao người vào dòng lũ. Chỉ cần ba hơi lặn ngắn, anh đã trồi lên trước mặt Thúy - một khuôn mặt cắt không còn giọt máu, cái miệng nhỏ cứ há ra ngậm lại, mắt nhắm nghiền. Phía sau Thúy một sải tay, bộ mặt Sáu Hóa với cái miệng rộng mím chặt, cũng đang cố sáp tới. Linh phẩy tay ra hiệu bảo anh lui vào, rồi đánh mạnh vào cổ tay cô gái. Thúy bật kêu đau đớn. Bàn tay dăn dúm bám cứng lấy sợi mây như bị điện hút rời ra. Cái bọc ni lông cũng rời ra, trôi băng băng…
Không chần chờ, Linh ngụp xuống, dùng tay nâng mạnh đầu cô gái lên khỏi mặt nước. Dòng lũ chỉ chờ có vậy, vội khoái trá chồm lên cuốn siết lấy hai con người, réo như sôi. Ngay lúc đó, chiếc L.19 nghiêng cánh chúi xuống. Cảo… Đùng!… Trái rốc-két tung sóng chỗ hai người vừa rời đi, để lại một vệt khói trắng xiên xiên.
Dưới dòng lũ, Linh vận toàn lực lái người vào bờ. Những dẻ xương sườn vặn mạnh tưởng gãy vụn. Thớ thịt ở lưng ở vai như có ai xé sần sật. Sức nặng của Thúy cứ mỗi lúc níu anh xuống sâu hơn. Cánh tay anh chùng dần. Có giây phút cả người anh hẫng đi.
Linh giãy mạnh đôi chân… Chả lẽ lại bỏ xác ở đây? Anh ngật cổ nhô lên, khuôn mặt Thúy nhợt nhạt chìm xuống… Chỉ cần bỏ tay ra là sẽ vào được bờ. Một hơi lặn thôi. Còn hơn chết cả hai. Sóng phủ trùm lên ngực Thúy. Thân hình mỏng manh của cô gái bỗng mềm oặt như không còn sức sống… Linh ngụp đầu xuống, khuôn mặt Thúy lại nâng lên. Anh siết chặt tay. Dòng nước như đặc cứng lại ép chặt, ép chặt vào thân thể anh… Có một cái gì nổ bung trong đầu. Mắt Linh tối lại…
Cuối khúc sông, chiếc “đầm già” cứ đắc chí rượt theo cái bọc ni lông đang dập dềnh mà phóng nốt những trái đạn cuối cùng.
- 🏠 Home
- Văn Học Việt Nam
- Nắng Đồng Bằng
- Chương 2