- 🏠 Home
- Đam Mỹ
- Cổ Đại
- Nam Xấu Khó Gả
- Chương 56: Sinh thần vui vẻ
Nam Xấu Khó Gả
Chương 56: Sinh thần vui vẻ
Editor: demcodon
Tụ Tiên Cư vốn là tiệm lâu năm, danh tiếng ở phủ Quảng Ninh vô cùng tốt, buôn bán thịnh vượng, đã trải qua ba thế hệ, căn cơ củng cố, vốn dĩ không có người có thể lay động.
Tổ phụ (ông nội) Trần Hưng có tay nấu thức ăn ngon, năm đó chính một tay ông sáng lập ra Tụ Tiên Cư. Phụ thân Trần Hưng mặc dù tay nghề không bằng tổ phụ, nhưng cũng là người hiểu biết rộng rãi, là người làm ăn rất bổn phận. Chờ đến thế hệ Trần Hưng này, bởi vì trong nhà chỉ có một mình y là con trai trưởng, được tổ mẫu (bà nội) yêu thương nên khó tránh khỏi quá nuông chiều. Trần Hưng từ nhỏ đã tính tình lớn và nóng nảy, tay nghề nấu ăn không học được ngược lại học một thói hư tật xấu ăn chơi trác táng.
Ban đầu còn có bậc phụ thúc (cha chú) quản thúc Trần Hưng còn không dám làm càn. Từ khi phụ thân qua đời Tụ Tiên Cư do y tiếp quản, Trần Hưng bắt đầu buông tay ra chân tha hồ gây sức ép, cửa tiệm không chịu kinh doanh cho tốt lại một lòng nhớ thương bàng môn tả đạo, nhìn thấy nhà nào buôn bán tốt thì trong lòng tức giận sôi sục, nhất định phải chèn ép nhà người ta mới được.
Buôn bán nào có thể làm như vậy? Không làm tốt công việc đã tốt muốn tốt hơn, ngược lại một lòng nghĩ dựa vào hại người mà thắng?
Những khách hàng mặc dù không quan tâm chuyện bọn họ cạnh tranh buôn bán. Nhưng đến Tụ Tiên Cư ăn cơm là muốn ăn được nguyên nước nguyên vị đặc sắc trong tiệm ăn này. Tâm tư Trần Hưng toàn dùng ở trong việc hại người nào còn có lòng thanh thản nghiên cứu món. Tụ Tiên Cư mấy năm gần đây buôn bán ngày càng kém, chính là bởi vì món ăn của bọn họ chưa từng có thay đổi; hơn nữa hương vị cũng không ngon bằng lúc trước, ai còn cứ đến mắc mưu chứ.
Tình cảnh Tụ Tiên Cư vốn có chút bấp bênh, Trần Hưng còn không nghĩ chỉnh đốn gia nghiệp cho tốt ngược lại vì muốn chèn ép Thực Cẩm lâu suy sụp mà ác ý xuống giá món ăn; không chỉ như thế, cuối cùng vì không muốn mệt chết còn dứt khoát bắt đầu xuống tay trên đồ ăn.
Phí tổn một món đồ ăn đã định chết, y xuống giá quá tàn nhẫn. Trong khoảng thời gian ngắn mặc dù thấy hiệu quả làm cho các khách hàng chen chúc tới, ở mặt ngoài nhìn như buôn bán rất náo nhiệt. Nhưng sổ sách này không thể tính, tính có thể làm cho thịt người đau chết. Thật đúng như Tiểu Mễ nói, Trần Hưng thuần túy là thâm hụt tiền muốn thét to, không chỉ kiếm không được tiền ngược lại còn mất công rối tinh rối mù.
Điều này sao có thể được, quang cảnh mới một tháng mà Trần Hưng đã không chống đỡ nổi. Từ trong nhà bù năm trăm lượng bạc vào sổ sách Tụ Tiên Cư mới miễn cưỡng chống đỡ thêm nửa tháng. Chỗ Phương Vân Tuyên mỗi ngày một món ăn mới, vừa rẻ hương vị lại ngon, còn có miễn phí tặng kèm điểm tâm. Lợi nhuận mặc dù mỏng nhưng so với Trần Hưng bù tiền như vậy mạnh hơn nhiều.
Trần Hưng mắt thấy Thực Cẩm lâu buôn bán dần dần có khởi sắc, khách đến đông như mây, chậm rãi đã khôi phục được dáng vẻ ban đầu. Trong lòng y vừa vội vừa tức, lửa bốc lên tận đỉnh đầu. Bây giờ y bị giá xuống đến không xuống được nữa, Tụ Tiên Cư xuống giá các món ăn. Nếu muốn sửa về giá gốc thì không phải chuyện dễ dàng có thể làm được. Nếu y ép chết Thực Cẩm lâu thì trên phố này chỉ còn lại một tửu lâu nhà y, y tăng giá cũng không đến mức bị khách hàng trách móc. Nhưng hiện tại y nếu không những không ép chết Thực Cẩm lâu ngược lại còn làm cho Phương Vân Tuyên lại trở nên nổi bật. Lúc này Trần Hưng nếu như đưa tất cả món ăn về giá gốc gốc thử hỏi còn có khách hàng nào sẽ đến tiệm y ăn cơm chứ? Tụ Tiên Cư của y cũng đừng mở, dứt khoát đóng cửa cho rồi.
Đây không phải tự vả mặt sao? Không chỉ có khoảng thời gian trước làm chuyên không công, còn nói với tất cả người trong phủ Quảng Ninh là Trần Hưng y thua.
Trần Hưng thật sự là nóng nảy, mắt thấy tiền bù ngày càng nhiều. Mỗi một người vào Tụ Tiên Cư ăn cơm thì y phải bù thêm một phần tiền vào, còn kéo dài như vậy thật phải bù đến táng gia bại sản.
Trần Hưng không có bản lĩnh như Phương Vân Tuyên có thể mỗi ngày nghĩ ra món mới, không có cách nào y đành phải đưa ra chủ ý từ nơi khác. Khi mỗi ngày mua thức ăn đặc biệt kêu người mua chút đồ ăn rẻ về cho đủ số, thịt dùng đầu thừa đuôi thẹo. Vốn dĩ nên dùng thịt lưng sửa lại dùng thịt bụng. Vốn dĩ nên dùng thịt bụng thì sửa lại dùng da heo. Rau dưa cũng như thế, rau dưa tươi cũng đều từ bỏ. Mỗi ngày buổi chiều đến chợ thu mua rau dưa khô vàng héo úa và đống cá tôm chết của những nhà bán còn dư lại.
Kể từ đó phí tổn giảm xuống, nhưng lại làm ra đồ ăn hương vị không thể ăn.
Khách hàng đi tửu lâu ăn cơm, ăn chính là tay nghề đầu bếp và bản thân đồ ăn mới mẻ. Hiện giờ Tụ Tiên Cư, tay nghề đua với Phương Vân Tuyên ngay cả món mới mẻ cũng giảm xuống, đây không phải là tự tìm xui xẻo sao?
Mới mấy ngày các khách hàng đã ăn thấy không đúng, đồ ăn tươi và đồ ăn hư cũ ăn một lần thì biết được hương vị. Vô luận là hương vị hay màu sắc đều không lừa được người.
Các khách hàng đâu thèm quan tâm ngươi có nỗi khổ gì, tửu lâu bán đồ ăn không ngon thì không đến nữa là được, ai đi lý luận với ngươi. Có người tính tình không tốt ở trước mặt mọi người xốc bàn tử mắng chửi người. Trần Hưng cũng không phải người dễ chọc, cứng rắn nói khách hàng cố ý bới lông tìm vết, ngược lại còn dạy dỗ khách hàng một trận ném ra Tụ Tiên Cư.
Mở cửa tiệm chú trọng bề ngoài đối xử với khách hàng như thượng đế, còn ngang ngược không thể trêu vào chúng ta trốn là được.
Từ đó về sau Tụ Tiên Cư buôn bán ngày giảm đi, qua nửa tháng tình huống càng đảo ngược lớn. Mỗi ngày trong Tụ Tiên Cư không có người hỏi thăm, mà Thực Cẩm lâu buôn bán lại náo nhiệt còn hơn lúc trước.
Trần Hưg giận từ trong lòng, càng nhìn càng hận. Loại người như y vĩnh viễn cũng nghĩ không ra là chính mình chọn chuyện hại người trước, luôn sẽ đem trách nhiệm và sai lầm đổ lên trên đầu người khác, giống như y mới là người bị khi dễ.
Trần Hưng hận Phương Vân Tuyên đến nghiến răng nghiến lợi, âm thầm điều binh khiển tướng ở trong Tụ Tiên Cư, muốn dùng biện pháp ác độc hơn đi ám hại Phương Vân Tuyên.
* * *
Trần Hưng muốn ám hại Phương Vân Tuyên như thế nào tạm thời không nhắc tới, lại nhìn Phương Vân Tuyên bên này.
Thực Cẩm lâu khôi phục buôn bán lại như lúc ban đầu, thậm chí còn tốt hơn trước. Phương Vân Tuyên cuối cùng cũng thở phào nhẹ nhõm, không dám chậm trễ lại sửa món mới thành mười ngày đẩy ra một món, còn lại ưu đãi vẫn như cũ. Mỗi ngày có một món chỉ nửa giá, mỗi bàn khách đều tặng kèm một món điểm tâm ngon miệng.
Phải nói lần này chuyển bại thành thắng thì điểm tâm Phương Vân Tuyên làm chính là lập công lớn.
Món ăn có thay đổi đa dạng như thế nào cũng không tránh khỏi chiên xào nấu nướng. Nguyên liệu nấu ăn thay đổi toàn dựa vào tài nghệ tinh vi của đầu bếp. Mà điểm tâm, ngoài tài nghệ tinh vi còn phải nhìn tâm tư đầu bếp có đủ tinh xảo hay không.
Điểm tâm có ngọt có mặn, như chưng như chiên, tay nghề cũng hay thay đổi, xoa, niết, quét, cuốn, vo, ép khuông, lăn dính, khắc, làm ra tạo hình cũng trăm cách đa dạng, so với nấu ăn còn khéo léo hơn.
Khác không nói, chỉ nói một loại: bánh trà tuyết nén.
Món điểm tâm này là dùng đường trắng, nước, cháo chín thêm dầu mè bôi ngoài vỏ, lại dùng mật ong và mứt cắt nhuyễn làm thành nhân. Vỏ ngoài bọc nhân bỏ vào trong khuôn đúc chế bằng gỗ hình dạng nén bạc, ép thật chặt một cái khái. Khi lấy điểm tâm ra giống như nén bạc, màu trắng như tuyết, hương vị thanh mùi cam lạnh. Quan trọng nhất chính là nhìn là vui mừng, khi để trong đĩa bưng ra thật giống như bưng ra một đĩa nén bạc.
Món ăn như vậy ai nhìn không thích. Một món điểm tâm này làm cho Phương Vân Tuyên cướp lại không ít khách hàng quen. Các khách hàng thích Phương Vân Tuyên càng thêm dụng tâm, dứt khoát chia ra một người trong bọn tiểu nhị chuyên tấn công nấu món chính, làm cho những điểm tâm này càng tinh tế hơn, cũng coi như làm cho Thực Cẩm lâu lại thêm một loại đặc sắc.
* * *
Ngày mười sáu tháng chín hôm đó chính là sinh thần Đỗ Ích Sơn. Liên tiếp mấy tháng bận đến đầu óc choáng váng, mấy ngày nay Phương Vân Tuyên mang tất cả thể xác và tinh thần dồn vào trong Thực Cẩm lâu. Vốn dĩ còn nghĩ khi đến sinh thần Đỗ Ích Sơn tổ chức sinh thần cho y. Nhưng mà bắt đầu bận rộn chuyện sinh thần này đã bị Phương Vân Tuyên hoàn toàn quên ra sau đầu.
Đỗ Ích Sơn cũng không nhắc nhở, mấy ngày này Phương Vân Tuyên sốt ruột vì việc buôn bán của Thực Cẩm lâu. Y nhìn ở trong mắt, cũng rất đau lòng.
Trong xương Phương Vân Tuyên rất tự tôn và kiêu ngạo. Cho rằng một người đàn ông phải có sự nghiệp của mình, phải sống đội trời đạp đất, không thể dựa vào người khác. Điểm này Đỗ Ích Sơn cảm thấy kính nể. Nếu là người khác thì y còn sẽ vỗ bàn tay trầm trồ khen ngợi, kêu một tiếng: Thật là một hán tử.
Nhưng người này đổi thành Phương Vân Tuyên thì Đỗ Ích Sơn kêu không ra. Y nhìn Phương Vân Tuyên vất vả, nhìn hắn bận rộn đến mức mỗi ngày ngay cả cơm cũng không rảnh ăn, nhìn hắn vì nghĩ ra một món ăn mới chân mày luôn nhíu chặt lại, lo lắng đến cả người đều gầy một vòng lớn. Đỗ Ích Sơn chỉ cảm thấy đau lòng.
Sinh thần gì đó đều không quan trọng, hai người bọn họ còn có thời gian cả đời ở bên nhau, còn có vô số sinh thần có thể cùng trải qua, thật sự không cần để ý nửa thứ xem nhẹ lúc này đây.
Trong lòng Đỗ Ích Sơn đều hiểu được, đạo lý cũng rõ ràng. Nhưng đến ngày sinh thần hôm nay Phương Vân Tuyên vẫn là một bộ dáng mờ mịt vô tri, y không khỏi có chút mất mát.
Đám người lão Lục từ sớm đã hành lễ với Đỗ Ích Sơn, chúc mừng y sinh thần vui vẻ.
Tri phủ Quảng Ninh - Mã Thành An cũng tới tự mình chúc mừng còn đưa một phần lễ thọ*. Một trăm phần mì sợi bạc và năm trăm quả đào mừng thọ. Thường là thương nhân có lui tới mua bán với Đỗ Ích Sơn cũng đều liên tục đưa lễ thọ đến.
(*Lễ thọ: quà sinh nhật.)
Hồi Vân sơn trang của Đỗ Ích Sơn mở tiệc chiêu đãi các vị quan khách đến chúc mừng. Lão Lục hỏi đến Phương Vân Tuyên, Đỗ Ích Sơn cười khổ một tiếng thở dài nói: “Đừng nói cho hắn biết, Thực Cẩm lâu buôn bán vừa mới có khởi sắc. Lúc này rời đi không có người lo liệu, sinh thần cũng không phải chuyện lớn, vẫn là đừng cho hắn chạy hai bên.”
Giọng điệu Đỗ Ích Sơn cô đơn, lão Lục chỗ nào nhìn không ra chứ, không khỏi cũng trách Phương Vân Tuyên quá qua loa. Một người cẩn thận chu đáo như vậy tại sao lại không để bụng đến Đỗ Ích Sơn chứ.
Phương Vân Tuyên cả ngày đều bận việc ở trong Thực Cẩm lâu, đến buổi tối mới có thời gian thở một hơi.
Trong đại đường chỉ có hai tiểu nhị đang lau bàn. Phương Vân Tuyên ngồi ở trên ghế, thỉnh thoảng xoa hai cái trên vai. Sau lưng đột nhiên có một đôi tay nhỏ bé thò qua, nắm chặt thành nắm đấm đấm ở trên lưng Phương Vân Tuyên, còn hỏi: “Phụ thân, còn mệt không?”
Nam ca nhi đến học đường mấy tháng nay nhận biết không ít chữ, tính tình cũng càng thêm đôn hậu ổn trọng; nhìn thấy phụ thân cả ngày bận rộn, từ học đường trở về không phải hỗ trợ làm việc thì chính là giúp Phương Vân Tuyên xoa eo đấm lưng, thật sự tri kỷ.
Phương Vân Tuyên ôm lấy Nam ca nhi, cả người mệt mỏi đều vơi không ít. Hắn cười nói: “Phụ thân không mệt, phụ thân nhìn thấy Nam ca nhi thì không mệt.”
Nam ca nhi cười cong mặt mày, dựa vào trong ngực Phương Vân Tuyên nói liên miên những chuyện thú vị trong học đường.
“Phu tử* nói, ôn cũ biết mới. Một lát Nam ca nhi còn phải viết một trăm chữ to, sau đó lại học thuộc Thiên Tự Văn…”
(*Phu tử: thầy giáo.)
Hai phụ tử đang nói chuyện, Nam ca nhi đột nhiên nhớ tới cái gì sờ soạng ở trong ống tay áo một hồi mới lấy ra một tờ giấy Tuyên Thành viết chữ to đưa cho Phương Vân Tuyên. Đầu nhỏ loạng choạng đắc ý nói: “Đây là lễ thọ Nam ca nhi đưa cho Đỗ thúc thúc. Phụ thân, ngài xem, con cố ý học viết chữ thọ từ phu tử, tổng cộng một trăm chữ.”
Phương Vân Tuyên như gặp sét đánh, trong đầu một chút đã ngốc, cuống quít hỏi: “Hôm nay là mười sáu tháng chín?”
Bọn tiểu nhị đều cười đáp: “Sư phụ làm sao vậy, hôm qua ngài mới phát tiền công cho chúng con, một tháng kết một lần. Hôm qua là mười lăm, hôm nay không phải là mười sáu sao?”
Cả người Phương Vân Tuyên đều luống cuống buông Nam ca nhi ra, kêu bọn tiểu nhị giúp chăm sóc bé. Ngay cả xiêm y cũng không đổi đã bỏ chạy ra khỏi Thực Cẩm lâu, chạy thẳng đến ngoài thành.
- 🏠 Home
- Đam Mỹ
- Cổ Đại
- Nam Xấu Khó Gả
- Chương 56: Sinh thần vui vẻ