Tỷ thí võ công, cả ba bị phạt
Ai mê luyện võ, Thanh Ngân chỉ thích thi thơ
Sau khi cảm thấy trong người đã khỏe, Tiểu Tâm thay quần áo ra ngoài nhà xem người đang xây cầu qua vách đá, và để tâm tìm Thùy Trang và Thùy Vân. Trước nhà, khoảng hơn hai chục người đang bận rộn vác cây, xẻ gỗ, nối dây. Một vài người trong toán vẫy tay chào Tiểu Tâm, nhưng họ không ngừng tay làm việc, và cũng không ai hỏi han gì nên không lấy gì làm hứng thú. Tiểu Tâm bèn Bỏ đi lang thang ra phía sau nhà để quang lãm cảnh sắc chung quanh. Phía sau nhà là một vườn hoa rộng, muôn hồng ngàn tía, có những bụi hoa được trồng trên mặt đất, có những bụi hoa trồng trên chậu đặt trên những tảng đá cao. Thấp thoáng sau các rặng hoa gần thác nước, Thùy Trang và Thùy Vân đang cùng nhau luyện kiếm. Chưa học qua võ nghệ, không hiểu kiếm pháp của hai cô gái luyện tập là kiếm pháp gì, thoáng trông nó thật nhẹ nhàng, lả lướt. Tiểu Tâm tiến đến gần, lên tiếng làm quen:
- Chào hai cô.. Thùy Trang và Thùy Vân, kiếm pháp của hai cô...làm cho tôi mở rộng thêm tầm mắt.
Thùy Trang và Thùy Vân ngưng luyện tập, cúi đầu chào Tiểu Tâm:
- Chào sư thúc, kính mời sư.. thúc..chỉ giáo cho chúng điệt nhi..
Đưa mắt ra hiệu cho em, như đã sắp đặt sẵn, hai cô bé múa kiếm lại tấn công Tiểu Tâm. Đã từng dùng mê tung bộ để trốn thoát kẻ thù nhiều lần, không biết mê tung bộ của mình có thể tránh được sự tấn công của hai cô bé hay không, nhưng đó chỉ là lối duy nhất!
Kiếm pháp của Thùy Trang và Thùy Vân sử dụng là Việt nữ kiếm pháp. Việt nữ kiếm pháp do một người con gái nước Việt thời chiến quốc sáng chế ra. Khi Việt vương Câu Tiễn cần dùng người luyện tập kiếm pháp cho quân đội để chống với quân Ngô, Phạm Lãi đã đi thỉnh Việt Nữ là một đại cao thủ, vô địch kiếm pháp của nước Việt đến dạy cho quân sĩ. Việt Nữ nhận lời Phạm Lãi và đã sáng chế một môn kiếm pháp dũng mãnh dùng để xung trận dạy cho tướng sĩ nước Việt. Nhờ môn kiếm pháp này quân Việt đã phá tan quân Ngô của Phù Sai. Môn kiếm pháp này đã truyền sang Tàu từ đó, và Việt nữ kiếm pháp này đã trở thành một môn kiếm học căn bản của nhiều võ phái Trung Nguyên.
Trong thời gian gặp gỡ và làm việc chung với nhau, Việt Nữ thầm yêu Phạm Lãi, nhưng Phạm Lãi lại yêu Tây Thi, và khi nước Ngô bị diệt, Phạm Lãi đưa Tây Thi đi ẩn cư, thì Việt Nữ cũng tuyệt vọng rồi tuyệt tích giang hồ. Thời gian Việt nữ xuất hiện giúp cho quân Việt, nhiều kiếm thủ Trung Nguyên đến xin tỉ thí đều bị nàng đánh thua một cách dễ dàng. Lúc bấy giờ tại Thiên Sơn, miền Tây Trung Quốc, có một kiếm thủ rèn luyện kiếm pháp đến độ cây lá đều có thể dùng làm kiếm, nhưng sơ suất trong việc rèn luyện nội công nên thân thể, mặt mũi mọc đầy lông lá, vì thế được gọi là Thiên Sơn Hầu Nhân. Thiên Sơn Hầu Nhân có thể coi là thiên hạ vô địch kiếm pháp tại trung nguyên thời bấy giờ. Nghe tiếng Việt Nữ, Thiên Sơn Hầu Nhân lặn lội từ Thiên Sơn đến Cối Kê để xin tỉ thí, cả hai đều dùng lá trúc bên đàng làm kiếm tỉ thí với nhau, là hai tuyệt đại cao thủ kiếm pháp, trong một chiêu họ đã phân tThanh Ngâng bại. Bị bại, Thiên Sơn Hầu Nhân tức giận về Thiên Động ẩn luyện để tìm Việt Nữ so tài trở lại, nhưng ông ta không bao giờ gặp được Việt Nữ nữa, và khi không còn biết đâu tìm kiếm Việt Nữ, ông ta mới trở về Thiên Sơn lập nên phái Thiên Sơn, và Thiên Sơn Kiếm Pháp là thái sơn bắc đẩu của trung nguyên. Vào đời Tống Thái Tông, nhờ được sự yểm trợ của phái Thiên Sơn, Triệu Bảo Cát đã đánh chiếm được đất Linh Châu, con là Nguyên Hạo, đệ tử của phái này đã đánh lấy được 18 châu ở Hà Tây, lập nên nước Tây Hạ, và nhà Tống hàng năm phải đem vàng bạc sang tiến cống. Cho mãi đến cuối đời nhà Tống, những kỳ nhân, dị sĩ võ học trên chốn giang hồ tại Trung nguyên đều là người của phái này. Do việc để đệ tử tham chánh, nắm giữ binh quyền nước Tây Hạ, khi Thành Cát Tư Hãn quật khởi, Mông Cổ đem binh diệt Tây Hạ, tận diệt quân tướng nước này, phái Thiên Sơn từ đó mới bị suy sụp.
Việt Nữ thất vọng trong tình trường, trốn lánh nhân gian đã làm cho những tinh túy của công phu võ học đệ nhất kim cổ cũng bị chôn vùi. Môn Việt Nữ kiếm truyền ở Trung Quốc chỉ là một số chiêu thức thô thiển, dũng mãnh dạy cho binh tướng của Câu Tiễn Việt Vương, thì trái lại, môn Việt Nữ Kiếm Thùy Trang và Thùy Vân, nguyên là do một người tì nữ của Việt Nữ truyền lại, và sau này Lý Bất Nhiễm học được rồi truyền thụ cho con gái. Dù cũng chỉ là một phần trong võ học của Việt Nữ nhưng kiếm pháp này cao diệu hơn nhiều, đường kiếm lả lướt, chậm nhưng mà nhanh, trong nhu có cương, trong cương có nhu. Luyện tập được cao diệu môn kiếm pháp này cũng trở thành danh gia kiếm thuật.
Thùy Trang và Thùy Vân đã sử dụng được hầu hết các đường kiếm của Việt Nữ, nhưng mới luyện tập và nội công chưa có căn bản vững chắc, trong khi Tiểu Tâm sử dụng mê tung bộ đã thuần thục và đã có căn bản gần sáu năm luyện tập nhất dương công nên tai mắt linh mẫn, vì thế Tiểu Tâm đã khéo léo xuyên qua xuyên lại trên hai đường kiếm. Lúc đầu bị tấn công, Tiểu Tâm tức giận và sợ hãi, muốn quát mắng hai cô bé để họ dừng tay, nhưng từ phản ứng một cách bắt buộc, phản xạ tự nhiên tránh né được các đường kiếm, Tiểu Tâm trở nên tự tin và bình tĩnh, xuyên đông, né tây. Lúc đầu hai cô bé cũng định buột Tiểu Tâm phải ra tay đấu với mình, nhưng Tiểu Tâm đã dễ dàng tránh né, coi kiếm pháp của mình như không có, tính háo tThanh Ngâng của trẻ con đã nổi lên, càng lúc hai cô bé càng ra chiêu ác liệt hơn. Sau nhà vắng vẻ, trận chiến không ai can ngăn, từ thử thách trở thành một trận chiến ác liệt, có thể gây thương tích. Hai cô bé mặt mày ửng đỏ, mồ hôi lấm tấm thân áo. Tiểu Tâm cũng càng lúc hơi thở càng cấp bách hơn. Một đàng mặc sức tấn công, một đàng chỉ biết tránh né không biết làm sao đánh trả để kết thúc. Trong tình thế nan giải kéo dài đó, một tráng sĩ trong đoàn người xây cầu qua thạch nhai, lại thác nước để tìm nước uống nhìn thấy, và thấy đây không phải buổi tỉ võ luyện tập thông thường và biết hai cô bé là con của Phạm Minh, anh ta không biết phải làm sao nên đến báo với người trưởng toán.
Phái Mai Sơn là võ phái do Kỳ Tửu thành lập, ông chỉ thu có bốn người học trò. Võ công của Kỳ Tửu uyên bác, luyện tập võ công của phái Mai Sơn, căn bản là luyện tập nội công, có căn bản nội công vững chắc mới có thể luyện tập nổi Mai Sơn quyền, Mai Sơn kiếm và thủ pháp ám khí. Vì thế khi Kỳ Tửu truyền ngôi chưởng môn cho Phạm Minh, Thần Quyền Phạm Minh cũng chỉ mới tuyển lựa thâu được ba đệ tử. Võ trường đang có tới mấy trăm người đang học tập võ nghệ không phải là đệ tử của Mai Sơn. Võ Trường là cơ sở huấn luyện nhân sự của tổ chức Phục Lý do Phạm Minh lãnh đạo. Vì Phạm Minh chưởng môn phái Mai Sơn, nên võ trường đã được quyết định xây dựng ở đây, những người đến đây được huấn luyện võ nghệ hầu hết là những người thương mến nhà Lý. Trước đây họ có thể là những thư sinh đọc sách, con cháu của quan lại nhà Lý, những thanh niên có chí quật cường muốn tận trung với tiền Triều, những người huấn luyện võ nghệ, thì ngoài anh em Phạm Minh, họ mời những danh thủ khắp nơi cùng chí hướng về dạy cho võ sinh. Võ trường tùy theo thể chất của từng người mà dạy cho các môn võ học. Trong võ trường chia ra làm nhiều khu, có khu tập luyện quyền cước, có khu luyện tập đao kiếm, bắn cung, khinh thân, côn pháp, thương pháp.. Võ trường mới xây dựng, nên các khu chia phiên nhau trông coi đôn đốc các công tác xây dựng. Những ngày đến phiên phải đi xây cất, võ sinh của khu tới phiên sẽ phải ngưng việc luyện tập để lo công tác. Truyện "Nam Thiên Đại Hiệp "
Toán người đang xây dựng chiếc cầu qua thạch nhai trước nhà Phạm Minh hôm ấy là những võ sinh của khu kiếm pháp vì thế khi được báo cáo hai con của Phạm Minh đang sử dụng kiếm pháp đấu với Tiểu Tâm, họ đổ xô đến xem, người trưởng toán cũng chỉ là một võ sinh lớn tuổi được chỉ định nên anh ta cũng đứng xem. Mỗi khi thấy những đường kiếm ngoạn mục họ vỗ tay tán thưởng. Sự ồn ào sau nhà làm Tiểu Thanh và Tiểu Mai chú ý họ chạy ra xem và báo với Đoàn phu nhân.
Phu nhân nhìn thấy hai đứa bé đang vây đánh con mình hốt hoảng:
- Thùy Trang! Thùy Vân! Tiểu Tâm không biết võ nghệ, các con đừng làm hại nó.
Thùy Vân thấy Đoàn phu nhân hoảng hốt, tức thì ngừng kiếm. Trái lại Thùy Trang tiếp tục tấn công vừa mếu máo trong hơi thở:
- Thanh Ngân biết võ nghệ, nhưng khinh thường không chịu tỉ thí với các con, con phải buột Thanh Ngân ra tay mới được.
Không biết sao hơn, phu nhân bảo Tiểu Tâm:
- Tiểu Tâm! Con phải chạy tránh đi mới được, nếu không sẽ bị nguy hiểm đấy.
Tiểu Tâm đã tránh né hai đường kiếm liên tay tấn công, bây giờ chỉ còn có Thùy Trang, cảm thấy áp lực đã giảm đi phân nửa. Cậu ta tự tin là Thùy Trang không làm gì được mình nên trả lời mẹ:
- Mẫu thân cứ yên trí đi, mấy đường kiếm tập luyện chưa đến nơi đến chốn của cô bé này chẳng gây nguy hiểm gì cho con đâu. Cứ để mặc cho cô bé múa may cho vui mắt.
Lời nói khinh bạc của Tiểu Tâm càng làm cho Thùy Trang tức giận, cô bé tuông trào nước mắt, đâm chém càng hung hãn hơn, nhưng đường kiếm càng lúc càng rối loạn.
Mê tung bộ pháp, là một nôm bộ pháp do nghiên cứu các nôm võ học rồi biến chế ra các thế tránh né. Khi kiếm pháp của Thùy Trang và Thùy Vân còn sử dụng đúng chiêu thức, mê tung bộ có hiệu dụng để tránh đỡ, nhưng khi Thùy Trang đâm đánh bất kể chiêu thức, Tiểu Tâm lại trở nên khổ sở. Nếu Thùy Trang cứ tiếp tục tấn công Tiểu Tâm trong tình trạng này, trước sau gì cậu cũng bị thương. Đoàn phu nhân không luyện tập võ công, nhưng yếu quyết mê tung bộ bà hiểu rõ, bà cảm thấy con bà sẽ nguy hiểm với lối đánh của Thùy Trang. Không biết làm sao để ngăn lại trận đấu, bà hướng về những tráng sĩ của võ trường cầu cứu:
- Các anh làm sao tìm cách tách rời hai đứa chúng nó ra được không. Giúp mau lên kẻo nguy hiểm.
Những tráng sĩ có mặt đều là những người mới lên võ trường thụ huấn kiếm pháp, người trưởng toán là Nguyễn Dụ cũng vậy, nghe Đoàn phu nhân cầu cứu, anh ta không biết sao, dù sợ hãi kiếm pháp của Thùy Trang nhưng rồi cũng vâng dạ, tìm một khúc cây định nhảy vào can thiệp.
Nguyễn Dụ chưa kịp ra tay, thì Lý Thùy Dung từ thạch thất của Kỳ tửu về đến nhà, nghe sau nhà có tiếng hô hoán, bà ra xem và thấy cớ sự, phi thân nhảy ra nắm tay Thùy Trang giằng lại.
Thùy Trang thấy có mẹ, òa lên khóc:
- Tên Tiểu Tâm...này ức hϊếp các con
Thùy Dung đưa mắt nhìn Tiểu Tâm dò hỏi. Tiểu Tâm chào Thùy Dung rồi nán nén hơi thở kể rõ cớ sự. Thùy Dung quát hỏi Thùy Vân có phải vậy không, cô bé òa lên khóc:
- Con và chị Thùy Trang chỉ muốn tìm hiểu võ công của tiểu s..ư th.. úc, nhưng Thanh Ngân khinh thường, không coi kiếm pháp của các con ra chi, nên..
Nghe Thùy Vân trả lời, Thùy Dung đã hiểu mọi việc, bà tức giận hai đứa con gái, nghiêm giọng:
- Hai con phải quỳ ở đây suốt ngày và suốt đêm nay cho mẹ. Các con đã hiếu tThanh Ngâng, không kể tôn ti, mẹ không thể không trừng phạt các con được.
Thùy Trang và Thùy Vân quét mắt căm ghét nhìn Tiểu Tâm rồi riu ríu nghe theo lời mẹ quỳ gối xuống đất.
Tiểu Tâm định lên tiếng năn nỉ Thùy Dung tha lỗi cho hai cô bé để họ khỏi tức giận mình thêm, thì Đoàn phu nhân cũng đến nơi ra lệnh cho Tiểu Tâm:
- Con cũng phải quỳ ở đây suốt ngày và suốt đêm với Thùy Trang và Thùy Vân. Con chỉ biết có mê tung bộ, nhưng đã sính cường mới gây nên cớ sự.
Định lên tiếng biện bạch, thì Đoàn phu nhân nghiêm giọng:
- Con có nghe lệnh của mẹ hay không?
Không còn biết sao hơn, Tiểu Tâm phải quỳ xuống bên cạnh hai cô bé.
Thấy Đoàn phu nhân phạt Tiểu Tâm, Lý Thùy Dung định lên tiếng can ngăn, thì Đoàn phu nhân nắm tay kéo đi, nói nhỏ vào tai:
- Để chúng nó quỳ chung, tạo cơ hội cho chúng nó chuyện vãn với nhau, nếu không chúng nó lại ghét nhau thêm.
Khi Đoàn phu nhân và Lý Thùy Dung vô nhà, những người xây cầu cũng lục tục trở lại chỗ làm, bên thác nước nhỏ chỉ còn ba đứa nhỏ quỳ gối bên nhau.
Thùy Dung dạy con nghiêm khắc, đã phạt hai đứa con mình nhiều lần để buộc chúng phải chăm chỉ luyện tập võ nghệ, nhưng cũng chưa bao giờ phạt chúng phải quỳ lâu như vậy. Đối với Tiểu Tâm, vì hai mẹ con lúc nào cũng sống trong đe dọa, rày đây mai đó, mẹ con quấn quýt bên nhau, nên cậu chưa bao giờ bị phạt quỳ. Hình phạt làm cho Tiểu Tâm cảm thấy ghét hai cô bé hơn. Ngược lại, hai cô bé đối với Tiểu Tâm cũng vậy. Khi mọi người đi hết, chúng xoay lưng lại nhau. Nước chảy rào rạt, gió núi mơn man không làm chúng vơi đi căm tức.
Đàn bà con gái, dù ở tuổi nào, cái miệng cũng không thể ở không. Những hạt cát nhỏ dưới chân càng châm chích đau hai cái đầu gối, càng thúc đẩy hai cái miệng xinh xắn của hai cô bé phải thốt ra những lời châm chích. Cái miệng của cô bé Thùy Trang bắt đầu lên tiếng bâng quơ:
- Thùy Vân nè! Hai cái chân nhảy đông, nhảy tây kia, một ngày nào đó tỷ tỷ phải cầm kiếm đâm cho chảy máu từ trên xuống dưới mới được. Mới đã giận mình bị phạt lần này. Vân muội có nghĩ như vậy không?
Thùy Vân cười hinh hích:
- Tỷ tỷ đâm nó chảy máu rồi, thì tiểu muội đâm thêm làm chi, tiểu muội trói hai cái chân đó lại, lấy muối xát vào những vết đâm của tỷ tỷ để cho nó đau thêm, la trời, la đất, kêu cha, kêu mẹ để trả thù bị mẫu thân phạt bữa nay, tiểu muội thấy thích hơn.
Những lời châm chích của hai cô bé làm Tiểu Tâm thêm giận và tìm trong đầu cách trả đũa, châm chích lại hai cô bé. Trong khi Tiểu Tâm tìm lời trả đũa, thì Thùy Trang tiếp tục châm chọc:
- Thùy Vân nè! Chị em mình có nên kêu một hạt muối là sư thúc không nhỉ?
- Mình có Lê sư thúc, Vũ sư thúc, Mạc sư thúc, ai ai cũng là anh hùng hào kiệt, võ công phi phàm, một hạt muối mà chúng ta cũng kêu là sư thúc thì thật là xúc phạm với các vị sư thúc.
Thùy Trang làm bộ thở dài thật ảo não:
- Không hiểu sao mẫu thân lại bắt mình gọi một hạt muối là sư thúc mới bực mình chứ. Mẫu thân buộc như vậy thì muội muội làm sao?
- Muội sẽ gọi hạt muối là s..u c.. ú..c.
Thùy Vân chu môi, thè lưỡi lập lại tiếng sư cúc đơ đớ nhiều lần và hai cô bé cùng phá ra cười.
Thùy Trang lại nói:
- Tâm là Tâm, tiểu là nhỏ vậy Tiểu Tâm là gì muội muội nhỉ?
- Tiểu Tâm là tâm địa nhỏ nhen, là người có tâm địa nhỏ nhen, tiểu tâm hay kẻ tiểu nhân muội muội nghĩ cũng đồng nghĩa như nhau mà thôi.
Giận quá Tiểu Tâm đứng rột dậy, lắp bắp:
- Ta không quỳ nữa! Ta phải đi kiếm Phạm tẩu tẩu để nói các ngươi sỉ nhục ta mới được. Hai con nhỏ này, chúng bay thật quá quắc!
Tiểu Tâm định bỏ đi, hăm mét với Thùy Dung làm cho hai cô bé lo sợ bị phạt nặng nề hơn. Hai cô đưa mắt nhìn nhau lo ngại, nhưng Thùy Trang nhanh trí:
- Vân muội nè! Chúng ta quỳ ở đây có thác nước, có vách đá, có cỏ cây, có bông hoa làm chứng, mình có nói chi đâu phải không? Kẻ tiểu tâm đặt ra chuyện này chuyện nọ để mẫu thân phạt mình thêm thì phải làm thế nào Vân muội nhỉ?
Nghe Thùy Trang nói, Tiểu Tâm dù giận nhưng cũng nghĩ lại, nếu gặp Thùy Dung kể những lời hai cô bé mới nói, nhưng chúng cứ chối đi thì ai tin ai. Hơn nữa mẫu thân đã bắt mình quỳ mà lại đứng dậy, chưa được cho phép cũng sẽ làm mẫu thân mất mặt với Thùy Dung. Nghĩ vậy, Tiểu Tâm quỳ xuống trở lại và nói:
- Ta bịt hai lỗ tai ta lại, các ngươi muốn nói gì thì nói.
Vừa nói, Tiểu Tâm dơ hai tay lên bịt lỗ tai lại. Xoay lại thấy Tiểu Tâm bịt tai, hai cô bé vui sướиɠ cười khúc khích với nhau. Hai cô tiếp tục chuyện trò, nhưng Tiểu Tâm bịt tai thật chặt, không còn nghe chúng nói với nhau những gì nữa. Thế là Tiểu Tâm chẳng những phải quỳ hai gối, mà hai tay cũng như bị phạt, phải dơ lên, lấy sức bịt chặt hai lỗ tai của mình.
Thời gian âm thầm trôi, mặt trời đã khuất sau lưng núi, bóng núi ngã xuống làm cho Tiểu Tâm cảm thấy dễ chịu hơn với sức nóng, nhưng đôi đầu gối thì càng lúc càng ê ẩm và hai tay cũng quá mỏi mệt. Tiểu Tâm buông hai tay xuống để nghỉ, thì nghe hai cô bé sau lưng hớt hải:
- Rắn! rắn! con rắn!
Hai cô bé đứng dậy theo bản năng, nhưng run sợ, không biết phải làm sao. Bản năng đàn ông không cho phép Tiểu Tâm suy nghĩ gì hơn, cậu ta đứng dậy, kéo hai cô bé ra phía sau lưng mình, ngầm ý bảo vệ, và nhìn về phía trước. Cách vài thước trước mặt cậu, một con rắn con nhỏ xíu đang chậm rãi trườn mình trên đất. Con gái là con gái, họ có thể tranh đua với nam nhân về võ công, về kiến thức, về miệng lưỡi, nhưng họ cũng có những cái sợ mà nam nhân không có. Không phải họ chỉ sợ đến tái mặt, run rẩy trước một con rắn nhỏ mà ngay cả một con giun, một con sâu, một con ván đôi khi cũng làm họ sợ đến khủng khϊếp. Tiểu Tâm nhìn thấy con rắn, bật cười, bảo hai cô bé: - Đừng sợ! đừng sợ, ta sẽ đuổi con rắn đi ngay tức khắc.
Vừa nói, Tiểu Tâm cúi xuống lượm một lưỡi kiếm, tiến về phía con rắn. Cậu không cần phải cầm kiếm chém rắn, cậu đập sóng kiếm xuống mặt đá, nghe tiếng động, con rắn quay đầu chuồn lẹ vào bụi cây bên vách đá.
Quay lại, Tiểu Tâm bảo hai cô bé:
- Con rắn đã đi rồi, hai ngươi khỏi phải sợ nữa.
Thùy Trang mấp máy môi định nói điều gì, nhưng ngần ngại, thì Thùy Vân mau mắn:
- Cảm ơn sư thúc.
Giọng nói Thùy Vân cảm động, thành thật và không chút gì chế ngạo Tiểu Tâm. Tuổi trẻ mau hờn giận nhưng cũng mau nguôi, sau khi làm nghĩa cửu che chở cho hai cô bé, Tiểu Tâm không thấy giận hờn họ nữa, và nghe giọng Thùy Vân, Tiểu Tâm chụp lấy cơ hội làm quen:
- Ta cùng trang lứa với các ngươi, được làm bạn với các ngươi cũng quý hóa lắm rồi, ta đâu có muốn các ngươi kêu ta sư thúc, sư thiếc gì đâu, chỉ tại..
Thùy Trang:
- Chỉ tại sao?
- Tại phụ thân ta là bạn của Kỳ tửu lão gia, và đó cũng là điều mà chính ta mới biết đêm qua mà thôi. Vì phụ thân ta là bạn của lão gia nên mọi người bắt các ngươi kêu ta là sư thúc, thúc thúc. Ta đâu xứng đáng làm sư thúc, thúc thúc các ngươi.
Tiểu Tâm vừa trả lời, vừa quỳ gối xuống đất trở lại, vô tình hai cô bé lại quỳ xuống hai bên Tiểu Tâm.
Thùy Trang:
- Sáng nay ngủ dậy mẫu thân ta dặn phải kêu ngươi bằng sư thúc, thấy ngươi chỉ bằng tuổi chúng ta mà phải kêu ngươi bằng sư thúc, ghét ngươi quá, nên muốn tỉ thí với ngươi, nhưng ngươi..ngươi..
- Ta thật sự chưa biết võ công, ta chỉ biết được bộ pháp tránh né mà thôi. Ta không phải khinh các ngươi như các ngươi nghĩ đâu.
Thùy Vân:
- Phụ thân ngươi là bạn của thái sư phụ, sao ngươi lại không biết võ công được? Phụ thân ngươi giờ ở đâu? Có sắp đến đây hay không?
Nghe Thùy Vân hỏi, biết hai cô bé chưa được Lý Thùy Dung nói gì về mình, Tiểu Tâm từ từ thuật lại cuộc đời mình cho hai cô bé nghe.
Xúc cảm là đàn bà, con gái. Cuộc đời đau thương của Tiểu Tâm từ từ được thuật lại làm hai cô bé lúc thương cảm, lúc giận dữ, lúc phẫn nộ theo lời tự thuật. Kết thúc, Tiểu Tâm bảo chỉ vì vô tình mà Tiểu Tâm mới đến phái Mai Sơn, vô tình mới biết Kỳ Tửu lão gia là bạn của phụ thân, và yêu cầu hai cô bé cứ coi mình như một người bạn mới quen:
- Các ngươi không cần phải gọi ta là sư thúc, thúc thúc, ta còn nhỏ như các ngươi, ta không muốn làm các ngươi phải khó chịu.
Thùy Vân bồng bột:
- Chắc ngươi lớn hơn ta, ta kêu ngươi là Đoàn đại ca vậy nhé.
Thùy Trang thận trọng:
- Mẫu thân, phụ thân, thái sư phụ và các vị sư thúc sẽ đánh mắng chúng ta nếu kêu Đoàn...Đoàn..đại ca như vậy. Phùng sư ca chỉ nhỏ hơn Mạc sư thúc có hai tuổi cũng phải kêu Mạc sư thúc là sư thúc. Chúng ta không thể kêu Đoàn..đại..ca là đại ca được. Truyện "Nam Thiên Đại Hiệp "
Ngẫm nghĩ, Thùy Vân điều đình:
- Hay là thế này, trước mặt các vị chúng tôi kêu Đoàn đại ca là sư thúc hay thúc thúc, nhưng khi không có các vị thì kêu là Đoàn ca ca vậy.
- Không có các vị các ngươi cứ gọi ta là Chính Tâm. Ta tên là Đoàn Chính Tâm, mẫu thân ta gọi ta là thằng Tâm nhỏ nên quen miệng. Ta gọi các ngươi là Thùy Trang, Thùy Vân, không cần phải ca ca, muội muội gì cả. Như vậy các ngươi có bằng lòng không?
Thùy Trang:
- À! Gọi ngươi là Chính Tâm nghe nó hay ho hơn nhiều. Tiểu Tâm, Tiểu Tâm, nghe nó làm sao ấy. Nhưng mà ngươi có tiểu tâm hay không?
- Ngươi lại nói móc ta! Nếu ta tiểu tâm thì ta đã tiếp tục bịt chặt hai lỗ tai, nãy giờ đã không nói chuyện với các ngươi nữa.
Thùy Trang hối hận:
- Chúng ta thật có lỗi với ngươi, ngươi không để tâm như vậy, chúng ta cảm ơn ngươi rất nhiều. À, này, bộ pháp tránh né của ngươi rất hiệu dụng, ngươi có chịu chỉ dạy lại cho chị em ta hay không?
- Phạm đại ca võ công cực kỳ uyên thâm, bác đại. Các ngươi học hết võ công của phụ mẫu các ngươi, thì có cần phải tránh né, co đầu rụt cổ làm chi. Nhưng nếu ngươi muốn thì hôm nào rảnh rỗi ta sẽ chỉ lại cho các ngươi.
- Nếu ngươi chỉ ta cách tránh né, thì ta cũng sẽ chỉ lại ngươi kiếm pháp của chúng ta ngươi có chịu không?
- Ta không có môn phái nên việc chỉ lại các ngươi những gì ta biết không ai nói gì cả. Nhưng nếu ta học kiếm pháp của các ngươi thì sẽ có nhiều phiền phức, vì ta biết với các danh môn chính phái, võ công không thể truyền cho người chưa làm lễ bái sư, nhập môn. Chẳng lẽ ngươi muốn ta kêu ngươi là sư phụ? Thùy Trang sư phụ, Thùy Vân sư phụ hay kính thưa..nhị vị..sư phụ hay sao?
Nghe Chính Tâm kêu mình sư phụ. Hai cô bé cùng phá ra cười. Khi ba đứa bé từ đánh nhau đến làm quen vui vẻ với nhau, thì trời cũng đã về chiều. Giận thì không biết đói, nhưng hết giận, cười vui thì cơn đói lại kéo đến. Cả ngày ba đứa chưa ăn uống gì. Sau khi cười rũ, Thùy Vân rờ bụng:
- Ta đói quá!
Thùy Trang:
- Ta cũng vậy, quỳ đến sáng mai chắc ta sẽ chết vì đói mất!
Chính Tâm hỏi:
- Mẫu thân ngươi phạt sẽ không cho ăn uống hay sao?
- Ừ! Khi bị phạt, mẫu thân cũng phạt chúng ta nhịn đói. Nhưng từ trước đến giờ mẫu thân ta chỉ phạt vài giờ là nhiều. Chưa bao giờ phạt lâu như thế này cả.
- Ta xin lỗi các ngươi, vì sự có mặt của ta mà các ngươi bị phạt, bị đói. Nhưng ta tin rằng mẫu thân của các ngươi sẽ không tiết kiệm với ta một bữa cơm chiều đâu.
Đúng như dự đoán của Chính Tâm, Tiểu Thanh từ trong nhà mang ra một đĩa bánh bao nhân thịt có ba cái còn bốc hơi, và bình nước:
- Phạm phu nhân bảo mời Đoàn thúc dùng tạm mấy chiếc bánh bao.
- Còn Thùy Trang và Thùy Vân?
- Tiểu tỳ và Đoàn phu nhân có xin cho hai vị tiểu thư nhưng Phạm phu nhân còn giận nên..
- Vâng, được rồi, cho ta gởi lời cảm ơn Phạm tẩu tẩu, hai cô bé đã dùng gươm đâm chém ta thì phải bỏ đói thêm một đêm nữa mới được.
Chính Tâm vừa nói vừa liếc mắt nhìn hai cô bé chọc ghẹo. Hai cô cong cớn, biểu môi, nhưng biết Chính Tâm chỉ chọc phá mà thôi.
Tiểu Thanh đi khỏi, Chính Tâm cầm một cái đưa lên miệng thổi, hít hà:
- Thơm ngon quá, chưa ăn đã biết ngon, không hiểu hai vị tiểu nữ kiệt của phái Mai Sơn có chia bớt với ta hay không? Nếu không thì ta phải bội thực mà chết mất!
Thùy Trang:
- Ngươi làm bộ làm tịch quá, ta có đói chết cũng chẳng thèm ăn bánh của ngươi đâu.
- Ta đang quỳ với các ngươi, ta đến đây cũng chẳng đem theo bột gạo, cũng chẳng đem theo thịt thà gì cả, thì làm gì bánh này là bánh của ta được. Đây là bánh của mẫu thân ngươi. Một mình ta thì làm sao ăn hết ba cái bánh to tổ bố này được. Chúng ta có ba người, mẫu thân ngươi đem ra ba cái bánh, không nói cũng biết mẫu thân ngươi dù phạt nhưng trong lòng cũng sợ các ngươi đói khát lắm đấy, ngươi không ăn thì thật là phụ lòng thương yêu của mẫu thân ngươi.
Tiểu Tâm, cầm một chiếc đưa cho Thùy Trang:
- Ngươi hãy ăn cái bánh này đi, còn cái kia là của Thùy Vân. Con gái đừng nhịn đói lâu, các ngươi nhịn đói thì không lớn, mai sau phụ thân và phụ mẫu của ngươi không thể gã chồng các ngươi được đâu.
Nghe Chính Tâm nói đến chồng con hai cô bé giẫy nẩy, cùng đưa tay đấm vào vai Chính Tâm. Bất ngờ, Chính Tâm ngã bổ về phía trước, cái bánh cầm trong tay, rơi ra lăn lóc trên mặt đá. Chính Tâm nhoài người theo chụp lại, nhưng chiếc bánh cũng đã lăn được mấy vòng, dính đầy đất cát. Thấy chiếc bánh của Chính Tâm đã bị dơ, Thùy Vân nói:
- Ngươi ném nó đi, ngươi ăn chiếc bánh của ta, ta và chị Thùy Trang cùng chia nhau.
Chính Tâm lấy tay phủi đất cát, rồi cẩn thận bóc lớp dơ Bỏ đi, vừa làm vừa nói:
- Hạt thóc hạt gạo là vật của trời, Bỏ đi sẽ mang tội. Các ngươi đấm ta làm chiếc bánh bị dơ, ta phải bỏ đi một phần các ngươi bù lại cho ta mỗi người một miếng nhỏ là được rồi.
Chính Tâm dơ tay ra chờ đợi. Thùy Trang và Thùy Vân bẻ chiếc bánh của mình, mỗi người một ít đưa cho Chính Tâm, Thanh Ngân bỏ vào miệng nhai ngon lành, khen lấy khen để để làm hai cô bé vui lòng. Bị đói suốt ngày, khi thấy Chính Tâm vừa nhai vừa khen bánh ngon, hai cô bé không còn làm nũng, e dè, bắt bẻ gì nữa, đưa bánh lên miệng nhai ngấu nghiến. Bị phạt quỳ bên nhau, nhưng cả ba càng lúc càng cảm thấy vui vui trong tình bạn mới.
Trăng đêm đã bắt đầu nhô lên chân trời, Thùy Vân sau khi được ăn no, lại lo đến ngủ:
- Đêm nay làm sao mình ngủ đây?
- Bị mẫu thân phạt quỳ, thì làm sao ngủ được! Thùy Trang trả lời em, nếu muốn ngủ ngươi phải quỳ mà ngủ. Nhưng quỳ làm sao ngủ được.
Thùy Trang lại hỏi Chính Tâm:
- Chính Tâm có biết nhiều chuyện cổ tích không?
- Chi vậy?
- Nếu biết chuyện cổ tích, kể cho chúng ta nghe, thì có thể khỏi buồn ngủ được.
- Những lúc ta không chạy trốn kẻ thù thì mẫu thân ta bắt ta học viết, đọc sách thánh hiền, học làm thơ, học y, học dược, mẫu thân ta chưa bao giờ kể chuyện cổ tích cho ta nghe, nhưng những gì ta học được nếu ta nói ra thì sẽ làm cho các ngươi buồn ngủ thêm mà thôi. Mỗi khi học ta cũng buồn ngủ, mẫu thân ta đã thường xuyên la rầy ta về việc nầy.
- Ngươi không thích học những thứ đó sao?
- Học thì ta phải học, mẹ ta bắt ta phải học, nhưng ta chỉ mong có võ công thật cao, trở nên vô địch trong thiên hạ, không ai dám coi thường ta mà thôi.
Thùy Trang nói:
- Ngươi thật là trái ngược với Thanh Ngưu, Thanh Ngân lại chẳng thích học võ nghệ mà chỉ thích ê a các câu chữ nghĩa, Khổng Tử viết, Mạnh Tử viết..
- Thanh Ngưu là ai vậy?
- Thanh Ngân có tên như con gái là Lê Thanh Ngân, con trai của Lê lão bá, mới đến đây vài tháng, nhưng ta và chị Thùy Trang, gọi Thanh Ngân là thanh ngưu, là con trâu xanh vì Thanh Ngân ngu quá, chẳng chịu học võ nghệ.
Thùy Vân:
- Nếu có tên Thanh Ngưu ở đây thì hay quá nhỉ. Trong đầu Thanh Ngân không biết có bao nhiêu chuyện cổ tích, Thanh Ngân kể suốt đêm cũng không hết chuyện.
Chính Tâm hỏi:
- Lê lão bá làm gì trong võ trường? Thanh Ngưu có lớn lắm không?
- Lê lão bá là một thợ rèn tên tuổi ở Thăng Long, cha ta đã tốn bao phen triệu thỉnh mới đến vũ trường để chế luyện đao kiếm. Thanh Ngân cũng bằng tuổi chúng ta. Ngươi có mẹ mà không có cha, thì Thanh Ngân lại có cha mà không có mẹ. Cha ta muốn thu nhận Thanh Ngân làm đệ tử, Lê lão bá rất mừng rỡ về việc này, thì tên Thanh Ngân lại không chịu và nói nếu ép Thanh Ngân học võ thì Thanh Ngân sẽ trốn đi. Thanh Ngân dở điên, dở khùng như vậy nên cha ta cũng giận mà không thèm nói đến Thanh Ngân nữa.
Chính Tâm:
- Trời! được phụ thân ngươi, vô địch thần quyền, chưởng môn phái Mai Sơn thu nhận làm đệ tử mà từ chối, các ngươi gọi Thanh Ngân là thanh ngưu thật là đúng lắm. Thanh Ngân rõ là một tên ngu ngốc. Truyện "Nam Thiên Đại Hiệp "
Thùy Vân:
- Thanh Ngân không phải ngu ngốc như ngươi tưởng đâu. Tổ tiên nhà Thanh Ngân xuất xứ từ vùng Kinh Bắc, là vị trạng nguyên danh tiếng của nước ta, về sau có tội với triều đình, nên con cháu không thể tiếp nối sự nghiệp quan trường, phải làm các nghề vi tiện mà sinh sống, nhưng ai cũng có tài lương đống, Lê lão bá cũng vậy, ông là người bạn tâm giao của cha ta, hai người luận bàn thế sự rất tương đắc. Đối với Thanh Ngân cha ta nói Thanh Ngân thông minh phi thường, sách vở cầm qua tay là thuộc, thắp đuốc tìm trong thiên hạ khó có ai như Thanh Ngân, chỉ có điều Thanh Ngân chỉ chuộng văn mà không thích võ thế thôi.
Nghe Thùy Vân tán tụng Thanh Ngân, Chính Tâm tự ái:
- Hừ! Là con trai, nam nhi đại trượng phu phải có một thân võ công dương danh thiên hạ, chứ ngâm thơ vịnh phú có ích gì chứ? Thi Kiếm lão nhân gia, thi đàn một gánh, kiếm pháp tuyệt trần, như vậy mới là văn võ toàn tài, xứng đáng là bậc đại anh hùng, đại hào kiệt, chứ còn chỉ thích chữ nghĩa, văn chương thì được ích gì? Ai khen Thanh Ngân thông minh, nhưng nghe lời nói của ngươi, ta vẫn thấy Thanh Ngân dở khùng dở điên đúng hơn là thông minh.
Thùy Trang:
- Đấy là những gì mà chúng ta nghe cha ta nói về Thanh Ngân mà thôi, ta cũng nghĩ Thanh Ngân dở điên dở khùng nên mới gọi Thanh Ngân là thanh ngưu. Nhưng ta vẫn thấy Thanh Ngân thông minh, bài Việt Nữ kiếm pháp của ta Thanh Ngân nhìn qua mấy lần là thuộc lòng chiêu thức.
Chúng ta rủ Thanh Ngân đi xem các vị sư phụ dạy đao kiếm côn quyền ở các khu võ trường, những chiêu thức nào chúng ta thấy hay, muốn học mà không nhớ nổi, thì chúng ta lại phải nhờ đến cái đầu của Thanh Ngân.
Nghe Thùy Trang nói, Chính Tâm không còn chú ý đến Thanh Ngân, mà muốn tìm hiểu thêm về việc luyện tập võ nghệ trong võ trường:
- Võ công được truyền dạy trong võ trường là võ công gì? Có cao thâm lắm không?
- Các vị sư phụ phụ trách các môn võ công đều là những danh thủ tên tuổi trên giang hồ, nhưng vì thời gian giới hạn cho khóa sinh là 3 năm, sau ba năm họ phải trở về nguyên quán để chiêu tập dân đinh tụ nghĩa, xây dựng cơ sở phù Lý nên các sị sư phụ, thái sư phụ, phụ thân ta cùng các vị sư thúc đã cùng nhau nghiên cứu những môn võ công đặc biệt, bỏ bớt những chiêu thức đòi hỏi phải có nội công hay khinh công cao siêu mới thi triển nổi để huấn luyện họ. Trong thời gian luyện tập khóa sinh tùy theo căn cơ mà được truyền thụ riêng một phần võ công khác cao hơn. Theo lời phụ thân ta, những võ sinh sau khi mãn khóa, dù chưa phải là những cao thủ võ lâm, nhưng cũng đã có căn bản võ học vững chắc, trở về nguyên quán họ tiếp tục chuyên cần luyện tập, và các vị sư phụ chia nhau thường xuyên đến thăm viếng, chỉ bảo thêm thì với với thời gian họ cũng có thể trở thành những võ lâm cao thủ.
- Chúng ta đến xem họ luyện võ có gì trở ngại không?
- Các vị sư phụ đều biết chúng ta là con cháu trong võ trường nên chẳng ai quan tâm lo ngại gì. Ngươi có muốn học võ bằng cách xuống xem họ tập võ không?
- Các vị lão gia hứa sẽ dạy võ cho ta nhưng không biết bao giờ. Nếu không có gì trở ngại, khó khăn thì ta cũng sẽ bắt chước các ngươi luyện tập lần hồi trước để... hà! hà! tỉ thí với các ngươi cho vui.
- Đêm nay chúng ta bị phạt không ngủ được, ngày mai có lẽ..mệt quá không xuống võ trường được. Ngày mốt, ngày kia gì đó, khi nào mẹ ta mắc bận không dạy võ cho chúng ta được, thì chị em ta sẽ đưa ngươi xuống võ trường xem luyện võ.
- Ta rất nôn nóng được học hỏi võ công. Ừ! Chỉ có cách này ta mới mau rút ngắn ngày tháng được. Các ngươi giúp ta, ta sẽ cảm ơn các ngươi rất nhiều.
Thùy Vân định lên tiếng nói mấy lần nhưng đều bị Thùy Trang mau miệng hơn, dành nói chuyện mãi với Chính Tâm, bây giờ cô ta mới lên tiếng được:
- Ngươi muốn học môn võ công gì?
- Kiếm pháp. Ta thấy Thi Kiếm lão nhân gia thi triển kiếm pháp của ông thật là cao diệu, vì thế ta muốn học kiếm pháp.
Thùy Trang:
- Ngươi chọn như vậy thì hay lắm, vì chị em ta cũng đang học kiếm pháp, ngươi cũng thích kiếm pháp thì ba chúng ta mới có thể tỉ thí với nhau. Đặng Dương sư phụ xuất thân từ phái Bắc Sơn với môn Bắc Minh kiếm pháp rất cao thâm là người phụ trách dạy kiếm, ông ta rất khó tánh, nhưng chúng ta đến coi ông ta dạy võ có lẽ cũng không đến nỗi bị trách phạt đâu.
Câu chuyện qua lại của mấy đứa bé đến đây thì đã khuya, trăng lêи đỉиɦ đầu. Nhờ chuyện trò chúng mới thấy hình phạt không còn khổ sở, và cũng không thấy buồn ngủ.
Ở trong nhà, Lý Thùy Dung và Đoàn phu nhân, cả hai đều lâu ngày không có bạn gái tâm sự. Tuy thứ bậc có ngăn cách trong lối xưng hô, nhưng tuổi tác không chênh lệch nhau nên họ tâm đầu ý hiệp, liên tục với những câu chuyện không bao giờ dứt. Sau bữa cơm chiều và nghe Tiểu Thanh thuật sơ tình hình của mấy đứa trẻ, cả hai nhìn nhau vui vẻ vì biết các đứa con của mình đã làm thân được, và họ bàn với nhau không để chúng thức suốt đêm ngoài sương gió. Khi Thùy Trang vừa hứa dẫn Chính Tâm xuống võ trường học kiếm pháp, thì hai bà cũng từ trong nhà mở cửa bước ra. Thùy Vân trong lúc ấy tình cờ ngước mắt nhìn vô nhà, thấy được, ngắt tay Chính Tâm và ra dấu cho Thùy Trang. Cả ba, sửa bộ quỳ ngay ngắn và im hơi lặng tiếng.
Thùy Dung và Đoàn phu nhân thong thả đến nơi. Chính Tâm nhanh nhẩu:
- Kính chào mẫu thân và Phạm tẩu.
Thùy Dung:
- Thật khuất tất Đoàn đệ, vì mấy đứa bé của chị mà Đoàn đệ cũng bị Đoàn bá mẫu phạt lây. Đoàn đệ có buồn giận tẩu tẩu lắm không?
- Tiểu đệ nào dám buồn giận mẫu thân và tẩu tẩu. Ngay cả Thùy Trang và Thùy Vân cũng vậy, tiểu đệ chẳng những không giận hờn gì mà còn rất vui mừng được biết hai cô.. điệt nữ thông minh và giỏi võ công như vậy.
- Đoàn đệ khéo nói lắm. Hai đứa con ngỗ nghịch của chị có thêm một vị tiểu sư thúc như Đoàn đệ sẽ học hỏi được nhiều điều lợi ích về sau này.
- Phạm tẩu khen quá lời..
Thùy Dung quay sang các con:
- Các con đã biết lỗi của mình chưa?
- Thưa mẫu thân, các con biết lỗi của mình và các con có nói chuyện với tiểu sư thúc và cũng mến tiểu sư thúc lắm.
- Như vậy các con ngoan lắm. Bây giờ các con xin lỗi tiểu sư thúc và cảm ơn thái bá mẫu và tiểu sư thúc. Mẹ không muốn tiểu sư thúc mới lên phái Mai Sơn mà bị phạt nên tha lỗi cho các con. Các con không phải quỳ cho hết đêm nay.
Cả hai cô bé nghe Thùy Dung nói vui mừng khôn tả:
- Đa tạ thái bá mẫu, đa tạ mẫu thân, đa tạ tiểu sư thúc, các con không dám tái phạm lỗi lầm nữa.
Đoàn phu nhân:
- Tiểu Tâm! Con cũng đã thấy lỗi của con rồi chứ?
- Thưa mẫu thân, vâng ạ.
- Mẫu thân tha lỗi cho con, con đứng dậy để Thùy Trang và Thùy Vân cũng có thể đứng dậy vô nhà.
Nghe Đoàn phu nhân nói, các cô cậu đưa mắt nhìn nhau vui thích, ánh mắt của các cô cậu không qua khỏi nhãn quan của Lý Thùy Dung và Đoàn phu nhân. Nhất là Đoàn phu nhân bà cảm thấy an ủi vô cùng. Bà thấy rõ nếu mấy đứa con Thùy Dung không thích Chính Tâm, con bà, thì những ngày tháng bà sống tạm ở Mai Sơn này sẽ không biết bao nhiêu chuyện buồn phiền.
Sau khi được tha tội, Thùy Trang và Thùy Dung nắm tay mẹ, Tiểu Tâm nắm tay Đoàn phu nhân dung dăng dung dẻ vào nhà, như không có chuyện gì đã xảy ra. Trong khi đi, Chính Tâm bảo nhỏ với Đoàn phu nhân:
- Từ nay mẹ gọi con là Chính Tâm, đừng gọi con là tiểu Tâm nữa, mấy đứa chế nhạo con.
Đoàn phu nhân nghe vậy mỉm cười:
- Con cũng đã lớn rồi, vâng, mẹ sẽ gọi con là Chính Tâm.
Dù mẹ con Chính Tâm nói nhỏ vào tai nhau, nhưng Thùy Dung là một cao thủ võ lâm nên không qua khỏi tai bà:
- Đoàn đệ sớm muộn gì cũng sẽ được sư phụ và hai vị sư thúc truyền dạy tuyệt kỹ. Đoàn đệ tuy còn nhỏ nhưng vai vế rất lớn. Từ nay Đoàn bá mẫu cũng nên gọi Đoàn đệ là Chính Tâm mới được. Tẩu tẩu cũng có tin này cho Đoàn đệ, vì có sự thay đổi trong chương trình xuất sơn của sư phụ và Nguyễn sư thúc, sáng nay Mạc sư đệ phải tháp tùng với sư phụ, và Vũ sư đệ phải tháp tùng với Nguyễn sư thúc nên Mạc sư đệ không kịp từ giã tiểu sư đệ. Thanh Ngân nThanh Ngân lời xin lỗi và từ giã sư đệ.
- Ồ! Mạc đại ca đã đi rồi sao? Thật là buồn vì tiểu đệ không thể đưa tiễn anh.
- Nguyễn sư thúc đến Chiêm Thành, chuyến đi này hơi lâu, còn sư phụ và Mạc đệ chỉ đến Tam Điệp sơn để tham dự buổi hợp mặt của các môn phái nên trở về rất mau. Một vài tháng sau Đoàn đệ và Mạc sư đệ lại có thể gặp nhau.
Sau khi vô nhà, Chính Tâm và hai cô bé được cho ăn thêm cháo gà rừng trước khi đi ngủ. Đêm đó Chính Tâm ngủ rất ngon giấc.
Trong thời gian căn nhà xây cất cho Đoàn phu nhân chưa xong, Lý Thùy Dung thường ở nhà nên ba đứa bé không có dịp xuống võ trường. Sau khi chiếc cầu gỗ bắt qua thạch nhai hoàn tất, Thùy Dung, Đoàn phu nhân hàng ngày qua bên khu nhà trồng hoa, đặt kiểng và mấy đứa bé cũng phải lo giúp mẹ. Với bàn tay khéo léo của Đoàn phu nhân và Lý Thùy Dung, căn nhà nhỏ hai phòng ngủ và một phòng khách vừa cất xong, Đoàn phu nhân và Chính Tâm có thể dọn vào để ở thì khuôn viên đã đâu vào đó. Ngày về nhà mới Đoàn phu nhân và Chính Tâm vô cùng cảm động, bức tranh đại thọ Đoàn Minh vẽ tặng Kỳ Tửu treo trên khách sảnh thạch thất đã được chuyển đến và treo trong phòng khách của căn nhà từ lúc nào.
Thần quyền Phạm Minh cũng trao cho phu nhân bức thư của Kỳ Tửu tỏ ý tặng lại bức tranh, là kỷ vật duy nhất còn lại của Đoàn thần y cho phu nhân để phu nhân giữ làm kỷ niệm, chúc Đoàn phu nhân và Chính Tâm có thể sống những ngày tháng bình an, vui vẻ ở Mai Sơn