- 🏠 Home
- Cổ Đại
- Xuyên Không
- Mỹ Nhân Đoàn Sủng Ham Ăn
- Chương 2: Hôn Thư
Mỹ Nhân Đoàn Sủng Ham Ăn
Chương 2: Hôn Thư
Tô Tâm Hòa ngoan ngoãn gật đầu, đi theo Tô Chí vào thư phòng.
Thư phòng của Tô phủ rất khác biệt, bên trong đa số là những bí quyết nấu ăn lâu đời và các công thức nấu ăn ngon từ khắp nơi. Lúc còn nhỏ, Tô Tâm Hòa rất thích ở đây, chỉ cần thấy được món gì thú vị ở trong sách là nàng sẽ lập tức vào bếp nấu thử. Tô Chí vốn xuất thân là một đầu bếp nên rất ủng hộ sự nghiệp đầu bếp của Tô Tâm Hòa.
Mãi đến hai năm trước, khi nhận được hôn thư của phủ Bình Nam Hầu, ông mới thấy khó xử.
Bình Nam Hầu nắm giữ một phần ba binh mã triều Tuyên, có thể tưởng tượng được địa vị hiển hách đến mức nào. Lý Thừa Doãn, thế tử của Bình Nam Hầu, thành danh khi còn trẻ thành, là nhân tài kiệt xuất. Nhưng đường đường là thế tử của Bình Nam Hầu, tại sao lại hỏi cưới nữ nhi của một đầu bếp?
Chuyện này bắt nguồn từ một sự việc cũ cách đây mười bốn năm.
Mười bốn năm trước, Đại Tuyên giao chiến với bộ tộc Ấp Nam, khi Bình Nam Hầu dẫn quân đi qua Lâm Châu thì bị bộ tộc Ấp Nam phục kích, hàng vạn binh sĩ bị vây hãm trong thành, chiến sự ở tiền tuyến bế tắc, lương thảo dần cạn kiệt. Rơi vào đường cùng, Bình Nam Hầu bắt đầu kêu gọi lương thực trong thành.
Lúc đầu, quan phủ và dân chúng vẫn còn đủ lương thực dư để tiếp tế cho quân binh, nhưng đến nửa tháng sau, trong thành bắt đầu bùng phát nạn đói.
Bình Nam Hầu đã trải qua hàng trăm trận chiến, biết rằng nếu cứ tiếp tục như vậy thì chỉ có hai lựa chọn:
Một là chờ quân triều đình tới chi viện, nhưng bây giờ quân triều đình đang bị tộc Tác Ta ở phía sau cầm chân, từ Bắc vào Nam phải mất ít nhất mười ngày, đến lúc đó người trong thành sẽ chết rải rác vì đói, vô cùng thê thảm.
Hai thì không cần phải nói, chính là mở cổng thành đầu hàng, nhưng quân Bình Nam là trụ cột của Đại Tuyên, nếu trụ cột gãy rồi thì vận mệnh của Đại Tuyên sẽ đi về đâu?
Bình Nam Hầu rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, suốt đêm lo lắng đến mức bạc trắng đầu.
Cũng chính vào lúc cùng đường mạt lộ ấy, có một nam tử đến cầu kiến Bình Nam Hầu, nói mình có cách giải quyết khó khăn của Lâm Châu.
Người này không ai khác chính là Tô Chí.
Nói ra cũng thật trùng hợp, mặc dù Tô Chí là một đầu bếp nhưng lại khá nhạy bén trong kinh doanh.
Khi đó, ông không chỉ mở tửu lâu Tô Ký mà còn bắt đầu buôn bán lương thực. Lúc hai đội quân đang giao chiến, tình cờ ông có một lượng lớn lương thực đang được vận chuyển ra ngoài thành, vì sợ bị quân địch cướp nên người hộ tống đã kịp thời giấu đi.
Vì cổng thành đã đóng nên Tô Chí mất liên lạc với người hộ tống, phải nhiều ngày sau, ông mới nhận được tin từ bồ câu đưa thư của người hộ tống và được biết được rằng lương thực đang ở ngoài thành, chỉ cách chỗ bọn họ nửa ngày đi bộ.
Đúng là ông trời không tuyệt đường người!
Bình Nam Hầu lập tức sai người hộ tống Tô Chí ra ngoài thành để lấy lương thực.
Sau khi bố trí kín đáo cẩn thận, một nhóm binh lính đã yểm hộ cho Tô Chí, gϊếŧ ra khỏi vòng vây, nhưng sao kỵ binh Ấp Nam có thể để họ đi dễ dàng như vậy? Tướng quân Hàn Trung dẫn và Tô Chí vừa chạy vừa trốn. Hai ngày trôi qua, sau khi chắc chắn đã thoát khỏi truy binh, bọn họ mới đến địa điểm đã hẹn trước để lấy lương thực
Vấn đề khó khăn tiếp theo sau khi lấy được lương thực là phải vận chuyển lương thực vào trong thành dưới mí mắt của kẻ địch.
Thế là Bình Nam Hầu ở trong thành, còn tướng quân Hàn Trung ở ngoài thành, cả hai diễn một màn dương đông kích tây. Lúc này cần Tô Chí nắm bắt thời cơ, chỉ huy binh sĩ đưa lương thực vào thành Lâm Châu.
Dựa vào mẻ lương thực này, Bình Nam Hầu cố gắng cầm cự được một thời gian, cuối cùng cũng đợi được viện binh đến.
Sau đó, quân tiếp viện và quân Bình Nam Hầu tấn công tộc Ấp Nam theo thế gọng kìm, gây thiệt hại nặng nề cho quân chủ lực của tộc Ấp Nam, nhờ đó đã giành được cho Đại Tuyên mấy năm yên bình.
Chỉ đáng tiếc, trong mấy ngày Tô Chí ra ngoài tìm lương thực, nữ nhi ba tuổi của ông đột nhiên đổ bệnh!
Đích thê của ông mất sớm, trong nhà chỉ có một nhũ mẫu và hai nha hoàn.
Ban đầu nhũ mẫu không biết sự nguy hiểm của căn bệnh, tưởng rằng đứa trẻ khóc vì đói nên trì hoãn việc chữa trị. Đợi đến khi Tô Chí quay về thì Tô Tâm Hòa mới ba tuổi đã bất tỉnh nhân sự.
Tô Chí lo lắng đến mức đi tìm danh y khắp thành, nhưng sau khi nhìn thấy triệu chứng của đứa trẻ, các đại phu đều nói rằng vô phương cứu chữa, chỉ có thể cam chịu số phận.
Sau lần quyên góp lương thực kia, Bình Nam Hầu rất kính trọng cách làm người của Tô Chí, sau khi biết chuyện này, ông càng cảm thấy áy náy hơn. Ông không những phái y quan của mình đến giúp đỡ mà còn hứa rằng nếu nữ nhi của Tô gia có thể khỏi bệnh, ông nhất định sẽ cùng Tô Chí kết thông gia, bồi thường thật tốt cho bọn họ.
Lúc đó tinh thần Tô Chí vô cùng sa sút, hàng ngày chỉ lo chăm sóc cho nữ nhi nên không hề để tâm đến chuyện này.
Trong mấy ngày đó, có mấy lần Tô Tâm Hòa hô hấp khó khăn, ngay cả Tô Chí cũng tưởng rằng nữ nhi sẽ không thể sống sót được, nhưng vào một đêm nọ, Tô Tâm Hòa đã bình phục một cách thần kỳ.
Sau đó, ông mới cẩn thận suy nghĩ về hôn ước, nhưng cũng chỉ cho rằng Bình Nam Hầu nói vậy là để an ủi mình, không thể coi là thật.
Suy cho cùng, phủ Bình Nam Hầu cũng là nhà quyền thế cao quý, cho dù ông có công quyên góp cho quân Bình Nam, nhưng cũng chỉ là một thường dân, sao có thể kết thông gia với phủ Bình Nam Hầu? Vì vậy, vấn đề này không còn được nhắc đến nữa.
Sau trận chiến Lâm Thành, dân chúng trong thành đều biết đến sự tích quyên góp lương thực của Tô Chí và hết lời ca ngợi ông. Cũng vì vậy mà công việc làm ăn của Tô Chí ngày càng phát triển. Đến khi Tô Tâm Hòa đến tuổi cập kê, Tô gia đã một trong những phú hộ giàu nhất ở Lâm Châu.
Nhiều trôi năm qua, Tô Chí đã đem chuyện hôn ước kết thông gia ném ra sau đầu, nhưng ông không ngờ rằng, ngay sau khi Tô Tâm Hòa bước sang tuổi cập kê, Bình Nam Hầu lại thực sự gửi hôn thư tới như đã hứa.
Tô Chí cảm thán rằng Bình Nam Hầu rất trọng lời hứa, nhưng ông cũng vì hôn sự của Tô Tâm Hòa mà lo lắng đến đổ mồ hôi hột.
Dù sao Lâm Châu và Kinh Thành cũng cách xa ngàn dặm, gả nữ nhi đến Kinh Thành xa lạ thì cũng thôi đi, nhưng còn phải gả cho thế tử của Bình Nam Hầu, Lý Thừa Doãn.
Trong lòng Tô Chí rõ như gương, Lý Thừa Doãn tuy tốt, nhưng thân phận của hắn với Tô Tâm Hòa quá khác biệt. Một hôn sự như vẫn sẽ khơi dậy sự ghen tị và chỉ trích.
Ông chỉ có một nữ nhi bảo bối này, ông thà gả nữ nhi đến một nhà bình thường còn hơn là để nàng ngày ngày bị đối xử tệ bạc trong Hầu phủ.
Lúc này, Tô Chí đang ngồi trước án, tách trà trong tay đã nguội nhưng vẫn chưa uống hết, ông thấp giọng hỏi: “Hòa nhi, con nói thật cho cha biết, con có muốn gả vào Hầu phủ không?"
Cho dù không cần dùng thuật đọc tâm, Tô Tâm Hòa cũng hiểu vì sao Tô Chí lại hỏi câu hỏi này.
Lần gửi hôn thư này là Bình Nam Hầu có ý tốt, nhưng một hôn sự tốt đẹp như vậy đã gây ra áp lực không nhỏ đối với Tô gia.
Sau khi nhận được hôn thư, Tô Chí cũng đã nghĩ tới việc đến Kinh Thành để tỏ lòng thành kính với Bình Nam Hầu và uyển chuyển từ chối ý tốt của ông ấy. Nhưng Bình Nam Hầu phải liên tục chiến đấu ở bên ngoài, sau này khi ngày kết hôn đến gần, rất khó để nhắc đến việc này.
Nói cách khác, nếu ông thực sự từ chối hôn sự với phủ Bình Nam Hầu thì sau này còn ai dám cưới Tô Tâm Hòa nữa?
- 🏠 Home
- Cổ Đại
- Xuyên Không
- Mỹ Nhân Đoàn Sủng Ham Ăn
- Chương 2: Hôn Thư