Đã gần một tháng không ăn cơm ở nhà.
Cho dù là cơm hộp, hamburger, tiệm cơm quán rượu lớn nhỏ, bữa ăn tây tinh xảo cũng đã ăn đến mức ngán tận cổ. Một đống người làm thêm giờ thường ráng mở to đôi mắt ti hý, cầm hộp cơm từ bên ngoài đưa vào. Tất cả mọi người đều chán ngấy, ai cũng không tự chủ được phải hỏi một câu quen thuộc: Bữa nay chúng ta ăn cái gì?
Trưa hôm nay chỉ có nửa giờ để nghỉ ngơi, bình thường ta là người lười nhất, nnhưng vẫn lái xe mô tô nhỏ về nhà trong ánh mặt trời nóng, mồ hôi đầm đìa bước vào nhà, đã qua giờ cơm. Để túi xuống đi tới trước bàn cơm nhìn một vòng, mẹ không làm gì ngon, trời cực nóng cho nên chỉ làm chút cháo trắng rau dưa.
Ta uống liền một lúc hết chén cháo, trong lòng thoải mái, bình thản đứng lên.
Mẹ oán trách: Trở về nhà ăn cơm cũng không báo trước để mẹ làm thêm món ăn.""
""Như vậy là được rồi ạ, mất công phải bày vẽ thêm."" Ta thỏa mãn.
Trở lại công ty, đồng nghiệp hỏi ta buổi trưa đã ăn gì, ta nói về nhà ăn cháo.
""Phơi mặt hai mươi phút dưới ánh mặt trời về nhà ăn chén cháo?""
""Ngày mai ta cũng sẽ về.""
Cho dù là thức ăn ngon như thế nào, thì ăn nhiều cũng sẽ ngấy.
Chỉ có thức ăn mẹ làm, cho dù phải ăn cả đời cũng không cảm thấy ngán.
Bà chị thích nhất là nấu ăn.
Đặc biệt thích bắt chước các món ăn trong tiệm cơm. Cảm thấy món nào ngon sẽ về nhà học làm, chỉ như thế thôi nhưng cũng giống đến bảy tám phần.
Chị thích nhất món rau trộn mẹ làm. Mỗi lần về nhà ăn cơm, mẹ sẽ làm thêm hai ba phần. Cho dù tất cả là món chay, chị cũng rất vui vẻ ăn hết.
Chị cũng đã thủ học mẹ cách làm món rau trộn rất nhiều lần, cũng đã được ăn thử rất nhiều lần khi sang nhà chị ăn cơm nhưng vẫn không phải là hương vị mẹ làm.
Cho dù chị ấy tự hào về tài nấu nướng của mình tới mức nào, rau trộn cũng làm ngon hơn mẹ rất nhiều nhưng khi về đến nhà, vẫn là muốn ăn món mẹ làm.
Chị ấy vẫn thường nói với mẹ: Con đã làm theo lời mẹ nói nhưng sao lại không giống nhau?""
Mẹ sẽ trả lời:"" Mẹ cũng bắt chước bà ngoại, cũng là giống bà, nhưng không giống nhau.""
Ta nghĩ trong món rau trộn mẹ làm, có một loại gia vị khác, đó là tình mẫu tử.
Mẹ là người Tứ Xuyên, làm món ăn rất ngon, cũng đa dạng. Bất cứ một người khách nào tới chơi, ở lại dùng cơm cũng phải khen không dứt.
Bên ngoại mẹ cũng có anh chị em, cuộc sống gia đình tuy tạm ổn nhưng chưa được coi là khá giả, có khi còn thê thảm hơn một chút. Đáng lẽ ở tuổi này, bà ngoại nên tận hưởng cuộc sống ahnh5 phúc an nhàn.
Nhưng mỗi khi mẹ trở về thăm người thân, bà ngoại luôn tự mình sắp xếp thức ăn, một ngày ba bữa, nguyên liệu cũng phải tự mình đi mua, cho dù mẹ có nói thế nào đi nữa thì bà cũng không chịu.
Khách quan mà nói, mùi vị món ăn mẹ và bà ngoại làm có sự khác biệt kha lớn. Nói thẳng ra thì là mẹ làm còn ngon hơn.
Nhưng khi ngồi bên bàn ăn cơm, nhất định mẹ sẽ nói:""Món ăn bà làm thật ngon.""
Bình thường khi nấu cơm, mẹ sẽ chọn những món mà chồng cùng con thích để làm. Bà ngoại cũng vậy, không để tâm đến khẩu vị của mình, chỉ làm những món mẹ thích ăn nhất.
Mẹ luôn biết con mình thích ăn gì.
Ở trước mặt mẹ, con sẽ luôn là trẻ con. Cho dù những đứa con ấy có trở thành cha mẹ hay không.
Cha lớn lên ở làng chài ven biển. Ông nội lúc còn trẻ mất tích ngoài biển lớn mênh mông, bà nội tự mình nuôi mấy đứa trẻ lớn lên, giúp cha vào đại học, trở thành sinh viên đại học đầu tiên trong thôn. Bà nội còn chưa kịp hưởng phúc đã qua đời lúc ta còn nhỏ. Vì vậy cha chỉ có thể về tảo mộ ông bà hàng năm vào dịp thanh minh.
Mặc dù chưa bao giờ khen nhưng cha đã ăn cơm mẹ nấu quá nửa đời. Lúc chị em ta làm con luôn chê này ngại kia, ăn uống không tốt. Chỉ cần mẹ về nhà mẹ để thăm người thân, cha sẽ gầy xọp hẳn.
Mỗi lần đến dịp thanh minh, trước đó một đêm cha sẽ nhớ về hương vị ngọt ngào lúc bà nội làm tương hải sản, cá muối, tô cháo nhỏ lúc ăn cơm. Giống như thể hương vị ngon nhất trên đời chỉ có những món đó.
Mẹ không hợp với bà nội, vì vậy khi cha nhớ về những món ăn đó thì chỉ hừ nhẹ. Trong mắt mẹ, những thức ăn của làng chài khó ăn hơn nhiều so với những món ăn Tứ Xuyên vang danh thiên hạ.
Khi còn bé, thường chảy nước miếng khi nhìn cha say mê nhớ lại, trong lòng luôn tưởng tượng đến lúc được thưởng thức món ăn ngon kia. Cho đến một ngày, được thưởng thức ở nhà cô xong, ảo tưởng về món ăn ngon lập tức biến mất, không dám thử lần nữa.
Ta không có cách nào gắp được con cua và tôm nhỏ nằm lẫn lộn trong cái hũ tương hải sản tỏa ra mùi hôi đó rồi nói ""Rất ngon"" được. Trong khi cha ta cùng cô của ta ăn không kịp, luôn miệng nói ngon thì bọn ta đã bỏ đũa không dám nhìn nữa.
Lúc ấy, đối với cha mà nói, những món ăn đó ngon hơn những món mẹ làm khiến bọn ta vảm thấy khó tin. Bọn ta chỉ có thể kết luận một câu, món ăn bà nội làm còn không bằng một nữa mẹ.
Bà nội không biết chữ, sẽ không nói đạo lý gì lớn lao, chỉ biết chăm chỉ nuôi con khôn lớn, không để cho chúng đói bụng.
Khắc sâu trong trí chớ của cha ta nhất là hình ảnh bà nội khom người đào sa trùng bên bờ biển. đó là loại thức ăn có dinh dưỡng nhất trong thông. Đối với người mà nói, hương vị của những thứ đồ ăn này không nằm ở bản thân thức ăn mà là ở mẹ người.
Đã không còn cách nào để thưởng thức được mùi vị của mẹ nữa, cha tiếc nuối.
Bởi vì bà nội không có số hưởng phúc.
Một đồng nghiệp đến nhà ta ăn cơm mấy lần, luôn khen mẹ ta tay nghề tốt như thế nào, khiến mẹ vui suốt.
Bình thường cùng nhau ăn cơm ở bên ngoài, cũng nói tới tay nghề của mẹ hắn mấy lần, oán trách việc mẹ hắn không biết nấu ăn, làm thức ăn không ngon, sau đó hâm mộ tay nghề tuyệt hảo của mẹ ta, nói bọn ta thật có phúc.
Hắn cũng ít khi được về nhà ăn bữa cơm,công việc khiến hắn phải luôn chạy bên ngoài, không có thời gian mời khách.
Hôm đó có cơ hội dùng bữa ở nhà hắn, rốt cuộc cũng biết được tay nghề của mẹ hắn, quả thực là không biết nói gì. Một khối thịt ba chỉ lớn được luộc, chấm tương ăn, rau cỏ lẫn lộn nấu canh, cá nấu cũng còn mùi tanh.... .......
Mấy đồng nghiệp giữ ý tứ chỉ dám ăn một chút đã nói no rồi.
Ăn xong mọi người nhìn hắn khâm phục: Đứa con ngoan! Không phải nói mẹ hắn làm món ăn không ngon sao? Đang bới chén thứ 2 kìa! Dám ăn hết nữa chứ? Không phải khó ăn sao?
Ngày thường, nếu không phải là ba bữa dồn làm một sẽ không thấy hắn như thế này!
Như vậy có thể thấy được, cho dù là tay nghề của mẹ như thế nào, cho dù mẹ làm gì, mỗi người cũng sẽ tự tìm kiếm mùi vị duy nhất của mẹ.
Đó là từ miếng sữa đầu tiên chúng ta bú, sẽ được đặt trong tâm, trong tiềm thức. Thậm chí còn sớm hơn nữa, lúc còn là thai nhi chúng ta đã khắc sâu tậm tâm khảm, chảy trong máu chúng ta rồi.
Con nít làm thế nào để phân biệt được ai là mẹ mình? Chính là từ mùi vị ngọt lành kia.
Mùi của mẹ đối với con mà nói đều là độc nhất vô nhị. Ai cũng không thể bắt chước được.
Có lẽ bình thường chúng ta không để ý, chẳng qua là nhu cầu của bản thân, chưa bao giờ thực tâm chú ý.
Mùi của mẹ, thật ra là một loại hạnh phúc.