Chương 11: Tầm Nhìn Xa

Kỳ thi cuối học kỳ I sắp tới, dù đã là nửa đêm nhưng Triệu An Kỳ vẫn ngồi trên bàn làm việc soạn đề cương cho học sinh. Bỗng điện thoại đổ chuông, cậu không nhìn liền bắt máy.

"Alo?"

"Anh đây, em qua nhà anh được không?"

An Kỳ kẹp điện thoại vào vai, hai tay liên tục gõ vi tính.

"Xin lỗi anh Anh Khoa, mấy hôm nay em bận lắm. Sau khi xong việc chúng ta sẽ gặp nhau nhé."

Đầu dây bên kia thở dài cười trừ như thể đã quen với chuyện này.

"À, lại sắp đến kỳ thi rồi nhỉ. Có vẻ như anh lại đang làm phiền em mất rồi."

"Không sao đâu. Gặp anh sau nhé."

Cậu cúp máy, cúi đầu làm việc.

Triệu An Kỳ chán nản, nếu như không phải vì có hứng thú với cái ngành này thì cậu sẽ không bao giờ chịu thức khuya như vậy. Sáng sớm lại vội vã đến trường, lúc đi qua lớp của Nhật Minh, cậu nán lại.

"Lớp trưởng phát đề cho các bạn, ngày mai có tiết thầy chữa nhé. Nhật Minh đi học chưa?"

Đám học sinh đứa nào đứa nấy ngồi trong lớp ôn bài, có đứa thì tranh thủ giờ giải lao mà gục xuống bàn ngủ.

"Chưa ạ, nay bạn xin nghỉ."

Triệu An Kỳ không mấy quan tâm, cậu sớm đã quên đi mấy chuyện đó, gật đầu rồi đi.

Lên lớp thì bận chữa đề cương cho học sinh, về nhà thì lại bận soạn giáo án cho tiết học sắp tới, xuống phòng chờ thì lại nói chuyện với các đồng nghiệp. An Kỳ từ một người trầm tính ít nói, thế nhưng khi dấn thân vào cái nghề truyền đạt kiến thức cho thế hệ trẻ lại bắt buộc biến thành một người khác.

Bố mẹ vẫn khuyên anh nên từ bỏ bởi nó quá vất vả, nhưng Triệu An Kỳ một mực không nghe. Cậu thích cảm giác được đứng trên bục giảng, được trả lời câu hỏi cho học sinh. Dù có thức đêm và vùi đầu vào những trang giáo án thì An Kỳ vẫn vui vẻ chấp nhận.

Bởi cậu tự hào khi được trở thành người dạy dỗ những chủ nhân tương lai của đất nước. Nhưng...cậu không hề nghĩ tới trường hợp này.

"Em muốn thầy giảng lại câu 25, tại sao M và M" không đối xứng ạ?"

An Kỳ đã giải thích không biết bao nhiêu lần, nhưng tên nhóc Nhật Minh này giống như bị ốm khỏi liền biến thành đứa trẻ ngốc.

"Vì I không là trung điểm của M và M" mà nó là trung điểm của M và N. Em đọc lại định nghĩa đi."

Cậu ngán ngẩm, đến các học sinh khác cũng cảm thấy rất dễ hiểu, An Kỳ cảm thấy cậu nhóc đang làm khó mình.

"Còn nhiều bài, thầy không muốn em làm mất thời gian của các bạn. Một câu dễ như vậy em không hiểu có thể nhờ bạn giải thích."

Nguyễn Nhật Minh cứng họng, cậu hậm hừ giải các bài khác, bắt đầu không quan tâm tới giáo viên. Đương nhiên cậu hiểu, nhưng cậu không muốn cho An Kỳ tiếp tục bài giảng, để các học sinh khác mất buổi học.

Sau chuyện hôm trước, Nhật Minh luôn ấp ủ cho kế hoạch của mình. Còn hai tuần nữa là đến kỳ thi, có lẽ cuối tuần cậu sẽ hành động.

Với tư tưởng một đứa trẻ đang trong tuổi dậy thì, Nguyễn Nhật Minh luôn cảm thấy chuyện nhờ người khác, nhất là với một người gay như Triệu An Kỳ giúp bản thân giải quyết nhu cầu sinh lý là một điều nhục nhã và xấu hổ.

Nhưng có lẽ vì cậu nhóc này chưa từng được cảm nhận tình yêu một cách trọn vẹn, không hề biết cảm giác yêu đương là như thế nào. Cho nên không hề nhận ra bản thân mình đang dần đổi thay.

Về đến nhà, ném chiếc cặp sách lên ghế rồi lao đầu vào học. Dở tập đề cương vừa mới đi in, tuy chỉ là tài liệu có sẵn trên các trang mạng, nhưng bao nhiêu năm qua nhờ vào việc làm bài tập đến điên dại quên mất thời gian là cách Nhật Minh trở nên tiến bộ và nắm vững kiến thức.

Chỉ nhờ vào số tiền lương ít ỏi của bà nội từ việc làm tạp vụ trong một nhà hàng và số tiền trợ cấp hàng tháng thì Nguyễn Nhật Minh không có đủ tiền để đăng kí các khoá học. Cậu nhóc này còn làm gia sư cho tụi trẻ con trong khu, ban đầu khi mới đi dạy cậu chỉ lấy giá 100 nghìn cho một giờ. Nhưng khi những đứa trẻ bắt đầu tiến bộ và đạt kết quả tốt thì giờ đây đã là 200 nghìn một giờ.

Làm gia sư cho ba đứa nhóc cấp hai, mỗi tuần dạy 6 buổi chiều, mỗi buổi dạy 2 giờ. Trừ đi các chi phí in đề cương, mua vài đồ dùng học tập cần thiết giúp cho việc học có hiệu quả và nghỉ những ngày lễ, chuẩn bị trước 3 tuần cho kỳ thi thì thì một năm học cậu thu về gần 50 triệu, mỗi tháng khoảng từ 6 - 7 triệu. Nhưng đó chỉ là những tháng không vướng lịch thi, nếu có lịch thi thì một tháng cậu chỉ có 2 triệu.

Là một người có tầm nhìn xa, số tiền đó Nguyễn Nhật Minh tiết kiệm số tiền mà mình kiếm được để lo cho việc học đại học sau này. Cuối cùng thì tiền cũng chỉ đủ ăn uống, đóng học phí, và tiền điện nước tiền nhà. Cậu thiếu niên cố gắng giữ quần áo giày dép mới nhất có thể.

Nghĩ đến những điều đó Nhật Minh lại thêm động lực cho việc học, ngồi giải đề từ trưa đến chiều tối.