Chương 50: Móc cống (1)

Ấy vậy mà chuyện “chim chuột” của Nghĩa và Cẩm Tú trong đêm ấy không bị Thủy Tiên phát hiện. Buổi sáng hôm sau, mới 6 giờ mà Nghĩa đã đánh thức Cẩm Tú để về, Cẩm Tú uể oải không muốn dậy vì hai người kết thúc trận làʍ t̠ìиɦ lúc 2 giờ sáng, lại còn “tâm sự” thêm cả tiếng đồng hồ nữa mới ngủ hẳn. Nghĩa nói là phải về đi làm vì có hẹn với một khách quen. Cẩm Tú gạ Nghĩa bỏ việc vì cô muốn ngủ thêm là một phần, phần nữa cũng không muốn Nghĩa phải vất vả, trước khác, nhưng giờ Nghĩa đã trở thành bạn trai của Cẩm Tú, mà Cẩm Tú thì thiếu nhiều thứ lắm, mỗi tiền là không thiếu thôi. Nhưng Nghĩa kiên quyết từ chối. Không còn cách nào khác, Cẩm Tú đành miễn cưỡng ngồi dậy mặc quần áo rồi đèo Nghĩa về.

Trên đường về, hai người bàn nhau cách nói dối Thủy Tiên vì thể nào Thủy Tiên cũng nghi ngờ hai người đi cùng nhau do xe đạp của Nghĩa vẫn ở nhà Cẩm Tú. Nghĩa xuống xe cách chợ lao động một đoạn rồi đi bộ tiếp, còn Cẩm Tú về nhà.

Vừa về đến nhà thì đã thấy Thủy Tiên lù lù ở hiên, cô đã mặc quần áo chỉnh tề, chắc là chuẩn bị đi học. Vừa nhìn thấy mẹ về, xem chừng vẫn khỏe mành, Thủy Tiên thở phào một cái rồi ngó ra sau xe tìm tên làm vườn đáng ghét đâu nhưng không thấy ai, cô nghi ngờ hỏi mẹ:

– Mẹ đi đâu sao cả đêm không về, cũng không điện thoại về làm con lo mẹ bị làm sao.

Nhìn thấy con, Cẩm Tú lại nhớ đến bức thư của người chồng bội bạc mà mình nhận được vẫn nằm trong túi xách, cô buồn buồn thương con:

– Mẹ qua nhà bạn rồi ngủ ở đấy.

Nhìn ánh mắt buồn của mẹ, Thủy Tiên đoán chắc mẹ gặp phải chuyện gì đấy:

– Mẹ, có chuyện gì phải không?

Vừa đẩy xe máy vào trong sân, Cẩm Tú vừa nói với con:

– Con sắp phải đi học chưa? Nếu chưa thì vào đây mẹ nói chuyện.

– Con chưa. Có việc hả mẹ? À mà sao xe của Nghĩa lại ở đây hả mẹ?

Thủy Tiên hỏi luôn sợ tí nữa lại không nhớ mà hỏi, nghi vấn trong lòng cô rằng mẹ và Nghĩa đi với nhau vẫn không dứt ra được.

Cẩm Tú giật nẩy mình như kiểu sự việc đêm qua đã bị phát hiện, nhưng cũng may đã chuẩn bị từ trước nên cô nhanh chóng lấy lại tinh thần:

– Mẹ không biết, hôm qua từ cửa hàng mẹ đi luôn không về nhà. Sao có chuyện gì thế?

Vậy là không moi thông tin gì được từ mẹ, cũng không dám nói nhiều sợ mẹ nghi chuyện mình có quan tâm đến Nghĩa, Thủy Tiên đánh trống lảng:

– Không ạ …….. không có chuyện gì. Thế mẹ định bảo con cái gì.

Cẩm Tú đút hẳn xe vào trong gara, cô dự định sau khi nói chuyện với con thì ở nhà ngủ luôn, người uể oải lắm rồi, không kể vừa mới tỉnh rượu lại còn một trận kịch chiến với bạn trai nữa. Cô đi ra hiên nhà chỗ Thủy Tiên đang đứng rồi ngồi hẳn xuống, lấy trong túi xách ra một tờ giấy gập làm tư nhầu nát:

– Con đọc đi.

Vừa đón tờ giấy của mẹ, Thủy Tiên vừa hỏi:

– Thư của ai đấy mẹ?

– Con đọc thì biết.

Thủy Tiên ngồi xuống rồi đọc. Cũng như mẹ, cô chuyển từ trạng thái vui mừng sang im lặng không nói gì. Cô đủ lớn để hiểu nội dung bức thư, để hiểu rằng từ nay mẹ con cô vĩnh viễn không còn được gặp lại bố nữa, mà nếu có gặp thì cũng coi như là gia đình tan nát rồi. Bảy tuổi Thủy Tiên đã sống cùng mẹ, đã qua cái giai đoạn cô nhớ bố và mong bố rồi. Biết được sự tình, Thủy Tiên chỉ có hơi chút buồn, đặc biệt là buồn cho mẹ. Gấp lại bức thư đưa trả lại mẹ, Thủy Tiên ngồi sát vào rồi gục đầu vào vai mẹ:

– Mẹ có sao không?

Cẩm Tú thở dài một cái, cô vuốt mái tóc con trai của con rồi nói:

– Hôm qua, mẹ nhận được bức thư này, mẹ buồn lắm, rồi mẹ uống rượu đến nỗi say không biết gì. Mẹ hận bố con vì đã phụ lòng của mẹ con mình. Nhưng người mẹ thương nhất là con, con từ nhỏ đã không được bố chăm sóc, nay về sau cũng thế. Còn mẹ thì thế nào cũng được, mẹ cũng quen rồi.

Hai mẹ con im lặng một lúc để tiêu hóa nỗi buồn, tiếng chim ríu rít truyền cành vọng về, đầu giờ sáng nên thời tiết vẫn còn lạnh lắm, một lúc sau thì Thủy Tiên mới đứng dậy, cũng đến giờ cô phải đi học:

– Con chả buồn. Có mẹ là đủ rồi.

Nói xong Thủy Tiên lên xe nổ máy phóng vụt đi. Cẩm Tú thở phào, cô nhẹ bẫng người không biết là vì con gái không nghi ngờ gì chuyện cô đêm qua của cô hay là vì câu trả lời “có mẹ là đủ rồi” nữa.

——-

Lại nói về Nghĩa, vì có hẹn với một khách ở chợ lao động nên cậu bắt buộc phải chia tay sớm với Cẩm Tú để về, chứ nếu không có hẹn trước thì khả năng lớn là cậu sẽ ở lại, trước là để cho Cẩm Tú được ngủ thêm một lúc nữa, sau là làm thêm “nháy”, vì với sức trai tráng của cậu, lại lần đầu tiên được làʍ t̠ìиɦ thì làm thêm 1 nhát hoặc vài nhát nữa cũng chưa đã cơn thèm, nhất là với một người đẹp như cô Cẩm Tú.

Cũng vừa kịp thời gian, có một nhóm khoảng 5 người đàn ông ở chợ vừa thấy Nghĩa đến thì nháo lên:

– May quá chú mày đến kịp, bọn anh lại tưởng mày bận việc gì định gọi người khác thế vào.

Việc ngày hôm nay là móc cống, nói ra từ móc cống nghe nó ghê ghê thế nào ấy, chứ thực ra phải dùng từ chuyên môn là: khơi thông dòng nước ngầm. Một khách thuê đã đặt hàng nhóm 5 người ở chợ lao động từ hôm trước rồi, hẹn hôm nay cả 5 người này tự đến điểm hẹn chỗ đại học Bách Khoa làm việc. Nghĩa trả lời một người đàn ông vừa mới hỏi mình:

– Vâng, em có việc lên ra muộn tẹo, anh cho em đi nhờ xe nhé.

Bận việc gì còn lâu Nghĩa mới nói. Người thanh niên cười hề hề:

– Uh, chú lên xe anh đèo. Nhanh lên làm không muộn mất người ta lại gọi thợ khác bây giờ.

– Vâng.

Vậy là cả đoàn 5 người đàn ông trên 4 chiếc xe đạp lũ lượt phi đến khu đại học Bách Khoa. Từ chỗ chân cầu Chương Dương đến đại học Bách Khoa cũng khá là xa, chắc phải 4 – 5 cây số chứ không ít, Nghĩa ngồi nhờ xe của một anh trong nhóm, còn 3 người kia thì mỗi người một xe.

Gần nửa tiếng sau thì đến nơi, đoàn xe vừa đỗ ngay cạnh một cái nắp cống đã được cậy bung lên vứt chỏng trơ sang một bên, ở cạnh lỗ cỗng có đặt một hàng rào để người đi đường biết mà tránh ra. Người đàn ông mặc một bộ quần áo đồng phục, trên ngực áo ghi rõ đơn vị làm việc của anh ta là: “Công ty thoát nước Hà Nội” nhìn thấy đám người ở chợ lao động đến thì đứng dậy, khuôn mặt có chút không hài lòng vì sự chậm chễ hơn so với lịch hẹn:

– Đã hẹn là 7 phải có mặt rồi, sao giờ này mới đến?

Anh thanh niên đèo Nghĩa có vẻ là trưởng nhóm cười xuề xòa, hai tay đan vào nhau cầu hòa nói với người đàn ông thuê mình:

– Anh thông cảm cho, đầu giờ sáng đường đông quá, chúng em lại không thạo đường lên khu này nên đến muộn tẹo.

Trách thì trách vậy thôi, nhưng người đàn ông công ty thoát nước cũng không kì kèo nhiều. Gọi được người làm công việc này cũng không phải là dễ dàng gì, rất ít người nhận làm việc móc cống, nhất là vào mùa đông lạnh giá như thế này.

– Thôi không nói nhiều nữa, làm đi. Việc như thế này. Hôm nay phải thông đoạn cống từ đầu này đến cuối phố, có tất cả khoảng 15 cái hố ga, móc hết bùn rác lên trên đường rồi xúc lên xe chở đi. Giá cả như hôm trước thỏa thuận rồi, nếu làm qua trưa thì tôi cho thêm mỗi người một xuất cơm trưa.

Nói về việc móc cống, việc này là thuộc trách nhiệm của những công nhân công ty thoát nước, nhưng vì công việc nặng nhọc và bẩn thỉu quá nên họ thường thuê ngoài và giao khoán lại cho những người lao động kiểu như Nghĩa, thậm chí họ phải bù tiền túi ra để trả công cho đám thợ.

Nói thêm về hệ thống cống thoát nước ở trên đường phố Hà Nội, hệ thống thoát nước được chia thành các trục chính, phụ và các nhánh. Các nhánh thoát nước là hệ thống cống nhỏ từ trong ngõ thu hồi nước thải từ các hộ dân chảy ra hệ thống cống phụ. Cống phụ là hệ thống cống nằm trên các trục đường, ngoài chức năng thu hồi nước thải ở trong các nhánh cống ra còn có chức năng thoát nước mưa ở trên đường. Từ các hệ thống cống phụ này mới đổ ra hệ thống thoát nước chính, là các hệ thống cống nước rất to, điểm cuối của các hệ thống thoát nước chính theo quy định là phải trung chuyển qua một trung tâm xử lý nước thải rồi mới đổ ra sông, nhưng thực tế mà nói, đến 90% nước thải của toàn thành phố đều đổ trực tiếp ra sông, hồ gần nhất mà chưa qua xử lý.

Tiền công đã thỏa thuận từ trước rồi nên mọi người cũng không thắc mắc nhiều, so với công của các việc khác thì cũng không phải là cao lắm, nhưng mọi người vẫn làm vì việc móc cống rất đều, nếu có sức làm thì có khi 1 tháng phải có đến 15 ngày đi móc cống. Các hố ga đã được mở sẵn rồi, chỉ việc chui xuống móc rác và bùn lên là xong thôi. Đồ nghề làm việc là của công ty thoát nước để sẵn ở miệng cống, gồm có một cái xô để xúc bùn, 1 cái cào 3 răng dùng để vớt rác, một cái cuốc khum khum đặc chế để múc bùn và 1 cái xẻng.

Nghĩa lần đầu tiên đi móc cống nên còn bỡ ngỡ chưa biết làm thế nào, ở mỗi hố ga lại chỉ có thể 1 người làm vì không gian làm việc rất bé, chỉ vừa một người nhảy xuống mà thôi. Cậu hỏi anh trưởng nhóm:

– Làm như thế nào hả anh?

Anh trưởng nhóm biết Nghĩa chưa làm cái này bao giờ nên hướng dẫn:

– Trước tiên chú dùng cái cào 3 răng này để hớt rác lên. Khi rác đã hớt xong thì nhảy xuống dùng cuốc móc bùn cho vào cái xô này rồi đổ lên trên mặt đường. Cứ thế đến khi nào trong hố ga không còn bùn và rác nữa là được. Dễ như ăn kẹo ấy mà, chỉ là ………. hơi bẩn tí thôi. Chịu khó.

– Vâng ạ.

Sau đó anh trưởng nhóm phân đều mỗi người phụ trách 3 hố ga. Ai làm xong sớm nghỉ sớm.

Nghĩa bắt tay vào công việc luôn, ở bước đầu thì việc cũng dễ dàng rồi. Chỉ việc đứng ở trên miệng hố thò cái cào xuống lôi rác lên. Đủ các loại rác trên đời này, từ chai nhựa, túi ni lông, bao tải rách .v.v. thượng vàng hạ cám linh tinh đủ thứ tập trung về các hố ga này. Đứng trên miệng cống, mùi hôi thối, mùi xú uế, mùi aimoniac nồng nặc mà mỗi lần thò mặt xuống chỉ được có một chốc lại phải ngẩng mặt lên trời để thở.

Gần nửa tiếng đồng hồ mới móc được các loại rác to ở trong một hố ga lên hết, giờ đến phần bùn, lại các loại rác thải nhỏ, đất, cát chìm xuống đáy nên không thể dùng cào mà móc lên được, phải nhảy xuống dùng cuốc múc từng chút một cho vào xô, khi đầy xô thì đưa lên miệng cống đổ ra đường.

Đo độ sâu bằng cái cuốc, Nghĩa nhảy xuống, nước cống đen ngòm bốc lên mùi kinh khủng ngập đến thắt lưng. Duy nhất đầu Nghĩa nhô lên khỏi mặt đường, ở đoạn lưng chừng hố ga là hai đường ống nước 1 vào 1 ra.