Chương 5: Nước lên (2)

Trang cứng đơ người rồi thả lỏng thở phào ngay trong một câu trả lời của Nghĩa. Cô từ chỗ đứng tim rồi xụi lơ vì câu trả lời ngoài mong đợi ấy. Bạn ấy vừa nói yêu mình, thực ra mà nói, Trang hiểu, Nghĩa cũng hiểu là cả hai đứa đã dành tình cảm trên mức bạn bè cho nhau, chỉ là chưa nói ra bao giờ mà thôi.

– Yêu ……… như thế nào?

Được đà lấn tới, bàn tay thô ráp to bè rắn rỏi của Nghĩa đã úp lên bàn tay búp măng mũm mĩm của Trang rồi:

– Tớ cũng không biết nữa, chỉ biết là lúc nào tớ cũng muốn gặp Trang, lúc nào cũng muốn được nhìn thấy Trang, rồi khi không gặp nhau tớ lúc nào cũng nghĩ về Trang. Khi Trang cười tớ vui lắm, khi Trang buồn vì gặp chuyện gì đó là tớ buồn theo. Thế còn Trang?

Bàn tay nhỏ bé của mình được hơi ấm của bàn tay người khác phái phả vào, và người ấy lại chính là người trong mộng, là người mà phải gọi là mối tình đầu, mối tình thơ ấu thì có người con gái nào mà không rung động cơ chứ, nhất là người ấy vừa nói yêu mình. Trang thấy mình như bỗng hóa thành nàng công chúa trong chuyện cổ tích được chàng hoàng tử ngỏ lời cầu hôn. Cô bẽn lẽn:

– Tớ ……… cũng giống Nghĩa.

Và từ từ, đầu Nghĩa hướng về đầu Trang, đôi môi của Nghĩa trên đường đến với đôi môi mỏng kia thì từ từ hé ra một chút. Nụ hôn đầu đời chuẩn bị diễn ra thì bị ngừng lại bởi bàn tay nhỏ bé búp măng của người con gái ấp vào:

– Nghĩa ………….. đừng …………………

Rồi Trang vụt đứng dậy rồi nửa đi nửa chạy men theo triền đê xuống chân đê, chỗ bụi tre già. Không chần chừ Nghĩa cũng đuổi theo, cậu chạy xuống chân đê theo hình zích zắc, theo đà lao xuống, người Nghĩa va vào Trang. Cô mặc kệ để cái thân hình cao nhẳng gầy gò ấy ấp vào người mình.

Thế là nụ hôn đầu đời lúc này mới thực sự diễn ra, dưới chân đê, cạnh bụi tre già.

– “Chụt”, khi hai cái môi chạm nhau một cái thì lập tức rụt lại luôn, có lẽ đôi trẻ còn chưa biết hôn, chỉ là cái chạm phớt bên ngoài thôi. Chưa phải là những cú nút, cú cắn, cú nuốt, cú gặm, cú ngậm môi nhau. Nhưng có lẽ đó là nụ hôn sẽ khởi đầu cho một mối quan hệ mới, chuyển từ bạn sang là người yêu, đó là chuyển biến lớn lao đối với một con người.

Nụ hôn thứ 2 lâu hơn nụ hôn đầu một chút, môi trên chạm môi trên, môi dưới chạm môi dưới, cả hai chưa biết hé môi để trao cho nhau dòng nước tinh khiết, dòng nước thơm, dòng nước ngọt mà người đời vẫn gọi bằng một cái tên bỗ bã là … nước bọt.

– Chụt chụt …. Chít chít.

Tay Nghĩa vòng ra đằng sau lưng Trang và ghì chặt người yêu vào lòng mình, ấy thế nên đôi vυ" bồng bềnh vẫn đang kỳ lớn ấp vào ngực, hai chiếc áo mỏng không thể cản được những cảm nhận xá© ŧᏂịŧ. Vυ" ấp ngực, nó êm êm, nó mềm mềm, nó se se, nó tê tê.

Rời môi Trang ra, Nghĩa mạnh dạn đổi cách xưng hô:

– Trang ơi, anh yêu em!

Trăng trên trời và dòng sông Hồng thơ mộng hiền hòa chứng giám cho tình yêu của Trang và Nghĩa. Buổi hẹn đầu tiên là như thế.

———

Giờ đang là đêm của những ngày đầu tháng 7, mấy hôm nay trời mưa to lắm, mưa tầm tã hết ngày này qua ngày khác, nước con sông Hồng đã bắt đầu tràn vào sâm sấp mặt đường trong xóm Bãi rồi. Tiếng sét nổ đùm đùm kèm theo ánh sáng chói lòa như muốn cắt đôi bầu trời. Chiếc đèn dầu vẫn sáng trên bàn học của Nghĩa, cậu đang ôn nốt những bài Hóa nâng cao để chuẩn bị cho kỳ thi đại học chỉ vài ngày nữa là diễn ra, Nghĩa biết chắc là ở cách đây không xa, Trang, người yêu cậu cũng đang chăm chỉ miệt mài học tập. Hai đứa tự hứa với nhau là sẽ cùng nhau đỗ đại học để có một tương lai tốt đẹp hơn cuộc sống hiện tại.

Nói về đôi bạn một chút, từ cái nụ hôn đầu đời dưới chân đê hôm ấy, thỉnh thoảng hai đứa cũng trốn nhà buổi đêm ra gặp nhau, nhưng cả hai đều không dám đi quá giới hạn, hay nói đúng hơn là bọn chúng chưa ȶᏂασ nhau bao giờ. Mới chỉ dừng lại ở nụ hôn nồng nàn, có lần Nghĩa cũng to gan lớn mật mà bóρ ѵú một phát, nhưng ngay lập tức bị Trang tóm gọn và đánh cho một phát vào cái tay hư. Trang nói: “đỗ đại học rồi muốn gì thì Trang cho”. Vậy là Nghĩa đành nhịn thèm chỉ dám hôn thôi mà không dám làm gì khác.

Cô Tươi lấy cái thau nhôm và vài cái nồi để hứng nước mưa rỏ giọt gianh từ trên mái xuống. Mái nhà bằng proxi măng đã cũ rồi nên có nhiều lỗ thủng, cứ mỗi lần mưa thì ngoài trời nước 10 phần thì trong nhà cũng phải 1 – 2 phần. Cô Tươi còn có một mối lo khác trong lòng, không hiểu sao hôm nay cô nóng ruột vô chừng, lại gần con cô than thở:

– Sao bố anh lâu về thế nhỉ, mưa gió thế này không biết đường mà về sớm đi một tẹo.

Chuyện bố đi uống rượu rồi lướt khướt về nhà đã là chuyện hàng ngày, không có gì là lạ cả, nhưng hôm nay trời mưa to gió lớn thế này, mẹ lo cũng là chuyện thường tình. Nghĩa gấp sách vở vào rồi an ủi mẹ:

– Mẹ đừng lo quá, chắc tẹo là bố về.

Nhìn thằng con trai ngoan ngoãn, học hành lại giỏi giang, Tươi lấy đó như an ủi cho cuộc đời vất vả của mình.

– Uh, nhưng sao mẹ cứ thấy bồn chồn, mọi khi giờ này có say hay vẫn tỉnh thì cũng về rồi. Quán người ta cũng đóng cửa. Mà con ôn luyện đến đâu rồi?

Cả hai mẹ con đều ngóng ra phía cổng, ngóng tiếng chó nhà hàng xóm sủa để mong ông Bừng say về, ông có say suốt ngày đi chăng nữa, nhưng trong gia đình ông vẫn là trụ cột:

– Cũng chả biết thế nào cho đủ mẹ ạ.

– Mẹ chả biết chữ nào vào mới chữ nào. Anh cố gắng mà thi đỗ đại học, người ta bảo là chỉ có học hành cuộc đời mới khá lên được, không thì khổ cả đời như bố mẹ thôi con ạ. Mà anh cũng không được chủ quan, đỗ thủ khoa tốt nghiệp cấp III chưa chắc đã đỗ đại học đâu đấy.

Kết quả đợt thi tốt nghiệp cấp III vừa rồi quá là mĩ mãn, Nghĩa đậu thủ khoa còn Trang cũng chỉ kém Nghĩa có nửa điểm.

– Vâng, mà mẹ ơi, nước sắp lên rồi. Mai mẹ cho con đi bẻ ngô với nhé.

Nói đến đây, Nghĩa nghe tiếng thở dài của mẹ:

– Cha bố nhà trời mới chả đất. Năm nay nước lên sớm thế chứ không biết, ngô chưa vào bẹ đã phải bẻ rồi. Ngô non chắc là phải mang lên chợ huyện bán. Thôi cũng đành vậy, bán mẻ ngô này còn lấy tiền cho anh lên Hà Nội thi đại học nữa. Nếu anh học xong rồi thì mai đi bẻ ngô với mẹ cũng được.

– Vâng ạ.

Hai mẹ con thấp thỏm chờ bố, nhưng chờ mãi vẫn chưa thấy bố về. Sốt ruột quá, cô Tươi đành lên tiếng:

– Không được rồi Nghĩa ơi, mẹ lo bố mày gặp chuyện gì rồi. Phải đi tìm thôi.

Nói xong cô Tươi ra ngoài hiên lấy mảnh áo mưa rồi buộc túm hai đầu lại ở trên cổ, chụp cái nón vào thì thấy Nghĩa cũng đã khoác trên mình một manh áo mưa rách, đầu đội cái mũ cối, tay cầm cái đèn bão:

– Con đi cùng mẹ, có gì còn cõng bố về.

Vậy là hai mẹ con đội mưa đi tìm bố, trời vẫn mưa mỗi lúc một to, càng ngày càng đậm hạt, trên bầu trời thỉnh thoảng vẫn đì đυ.p tiếng sấm, những ánh chớp lóe lên rồi vụt tắt như soi đường cho hai con người nhỏ bé dưới trần thế đang chân trần dẵm lên nền đất đã nhão nhoét ra vì nước.

Hai mẹ con vào đến làng trong đê, cái quán cóc đầu chợ làng, nơi ông Bừng say vẫn uống rượu hàng ngày. Quán đã đóng cửa, cô Tươi gõ gõ vào những thanh gỗ ván là cửa:

– “Độp độp độp”, tiếng mưa to làm át cả tiếng gõ, gõ thêm hai ba lần nữa mới có một người đàn bà béo ục ịch kéo một thanh gỗ ra nói rất to vì tiếng mưa:

– Ai đấy?

Quệt nước mưa nhỏ tong tong qua lỗ thủng của cái nón rách, cô Tươi nói:

– Chồng em về lâu chưa chị?

– Cô Tươi à, Bừng nhà cô về lâu rồi mà. Hôm nay mưa to quán tôi đóng cửa sớm. Nó chưa về nhà à? Hôm nay nó uống say đấy, tôi bảo mãi nó mới chịu về.

Tiếng chị chủ quán nói mà Tươi nghe còn to hơn tiếng sấm sét ngoài trời, tim cô đập thật mạnh vì cảm giác bất an, chồng cô không ở đây, vậy ở đâu?

– Thôi em phải đi tìm anh Bừng đây. Chào chị.

Nói rồi hai mẹ con quay đi trong cái lắc đầu thương cảm của bà chủ quán.

Mưa lại càng to hơn nữa, gió mạnh làm nước như hắt vào người hai mẹ con, dáng họ liêu xiêu bám vào nhau để tiến về phía trước. Chiếc áo mưa mỏng manh, cái nón rách, cái mũ cối giờ đây hầu như chẳng có tác dụng gì, hai mẹ con ướt không còn một chút gì, ướt từ quần áo đến đầu tóc. Nhưng dường như họ không sợ trời mưa to, cái họ sợ là một thứ khác:

– “Phải đi tìm bố thôi, phải kiểm tra vệ đường, thể nào bố mày cũng nằm ở chỗ nào đó”, cô Tươi nói như hét lên, đôi mắt đảo đảo khắp nơi.

Rồi mẹ một bên đường, con một bên đường, họ không còn chọn đường mà đi nữa mà rúc vào sát vệ đường, chỗ nào có bụi, có bờ là họ bới ra xem có người nào nằm ở đó không? Quãng đường từ quán về nhà không xa, chỉ chừng hơn một cây số thôi nhưng vừa đi vừa tìm thế này mất rất nhiều thời gian.

Vượt qua đê, ở bên kia là lối đi xuống bãi, hai mẹ con vẫn mỗi người một bên đường, họ chui cả vào những ruộng ngô, men theo từng luống để tìm. Chui vào những bãi khoai ven đường.

Rồi thì có tiếng hét lên của mẹ:

– Nghĩa ơi!!!!!!!! Bố mày đây rồi. Trời ơi!!!!!!!!!! Nghĩa ơi. Nghĩa ơi.

Nghĩa nhanh chóng chạy về phía tiếng gọi của mẹ, là ở một đám ngô cao đến ngập đầu. Cuối cùng cậu cũng nhìn thấy bóng mẹ đang gần như gục xuống người bố mà lay gọi:

– Anh Bừng ơi, anh Bừng ơi.

– “Bố ơi!!!!! Bố ơi!!!!!!!!!”, Nghĩa cũng lay lay người mà gọi bố.

Nhưng ông Bừng nằm im bất động, không trả lời, có khi ông đã chết rồi cũng nên.

Nghĩa sờ sờ vào ngực bố, thấy vẫn còn ấm, còn mẹ thì như chẳng biết gì nữa, nỗi lo sợ chồng chết đã xâm chiếm mẹ mất rồi, mẹ khóc rống lên nhưng không ra tiếng, tay vẫn liên tục vỗ vỗ vào mặt chồng. Nghĩa biết rằng việc đầu tiên cần làm chính là phải đưa bố đi trạm xá, nghĩ vậy cậu nói thật to như để át tiếng mưa gió:

– Mẹ ơi bố vẫn còn sống. Con sờ thấy người vẫn còn ấm lắm. Phải đưa bố vào trạm xá thôi.

Giật mình tỉnh lại, cô Tươi chỉ còn biết gật gật cái đầu.

Nghĩa nhanh chóng túm sốc nách bố ngồi dậy rồi chìa lưng ra:

– Mẹ đỡ bố lên lưng con.

Người ngất khó bế lắm, vì người đuỗi ra như một cái giẻ rách nhúng nước. Hì hục một lúc cô Tươi mới đưa được ông Bừng lên lưng Nghĩa. Cũng may ông rượu chè suốt ngày nên người nhỏ thó gầy gò nhẹ hều, nên Nghĩa mới có thể cõng được. Mà không cõng được cũng phải cố thôi, giờ này Nghĩa làm gì còn lựa chọn nào nữa.

Chiếc đèn bão chỏng chơ đổ vật ra giữa luống ngô, nước mưa xối vào làm ánh sáng trong đèn vụt tắt.

Nghĩa cõng bố, mẹ chạy theo sau, vừa chạy mẹ vừa hét lên để ai nghe được thì nghe:

– Ối làng nước ơi, ối làng nước ơi, cứu chồng em với. Ối làng nước ơi, ối làng nước ơi, cứu chồng em với.

Cả xóm Bãi lục tục dậy, kẻ cầm đèn, kẻ đội áo mưa chạy theo tiếng kêu. Trời vẫn không ngừng trút nước. Tiếng sấm rền vang, ánh chớp xé toạc bầu trời.