Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Mùa Hè Rực Rỡ Của Anh Và Em

Chương 2

« Chương TrướcChương Tiếp »
Về lý do chuyển trường, Tề Kiến cũng chỉ nghe chủ nhiệm Đinh nói gia đình cô xảy ra chuyện, nên phải chuyển trường một thời gian. Liên quan đến chuyện cá nhân, Tề Kiến cũng không dễ hỏi.

Ông cười nói: “Thầy nghe chủ nhiệm Đinh nói em từ tiểu học vẫn luôn học trường quốc tế đúng không? Dù sao trường quốc tế cũng khác với trường bình thường, ban đầu sẽ khó thích ứng, em nên chuẩn bị tâm lý trước đi.”

“Điều quan trọng của năm hai cao trung là phải có nền tảng vững chắc để giai đoạn gấp rút của năm cuối không bị trì hoãn. Về phần học tập và cuộc sống, nếu có khó khăn gì, em có thể đến tìm thầy.”

Khương Di cười khẽ: “Em cảm ơn thầy.”

“Không có gì, thầy chính là thích những học sinh ngoan ngoãn và hiểu biết như em, không giống như đám nghịch tử trong lớp khiến thầy đau đầu.”, Tề Kiến xoa xoa cốc trà, cầm tờ thông tin của Khương Di lên xem, kinh hãi nói, “Bạn học Khương Di hóa ra còn từng tham gia cuộc thi Người dẫn chương trình thành phố Bắc Kinh. Thảo nào nhìn em có vẻ quen quen, hóa ra là từng lên TV.”

Cuộc thi Người dẫn chương trình thành phố Bắc Kinh được chia ra thành nhóm thanh thiếu niên và nhóm người lớn, tổ chức hơn mười năm nay, xếp hạng vẫn luôn rất tốt.

Làn da Khương Di có chút ửng đỏ, “Từ mấy năm trước rồi ạ.”

Tề Kiến cũng nói: “Nếu em dự định học đại học ở Trung Quốc, có thể cân nhắc kỳ thi nghệ thuật.”

Dù sao cô cũng có một bản lý lịch đẹp, Tề Kiến nhìn thoáng qua cũng có thể nhìn ra bản lý lịch của cô gái trẻ đầy tài năng, như thể được thiết kế dành riêng cho sinh viên nghệ thuật. Hơn nữa, sinh viên nghệ thuật có điểm văn hóa khá thấp nên nếu có ngành học yêu thích cũng là một lựa chọn tốt.

Khương Di mím môi, “Em chưa nghĩ tới.”

Tề Kiến: “Được rồi, em cứ thong thả mà nghĩ. Thầy thấy điểm của em lúc còn học ở khoa quốc tế Minh Tín đều là A. Lúc đầu sẽ khó khăn nhưng sau này sẽ ổn thôi. Sau này chúng ta cùng nhau cố gắng nhé?”

Tề Kiến là kiểu giáo viên rất hay nói nhảm, học sinh còn đặt biệt danh cho ông là Đường Tăng, Tề Kiến đúng là rất xứng với danh xưng này.



Ông là giáo viên vật lý, sau đó suốt hai mươi phút vẫn luôn miệng giảng cho Khương Di về các phương pháp học vật lý, đồng thời còn giới thiệu cho cô mấy bộ sách tham khảo. thấy thời gian cũng đã muộn, ông nói: “Em đừng lo, học sinh trong lớp đều rất sẵn lòng giúp đỡ người khác. Ví dụ như lớp 2 năm hai có một em từng học sinh không ít lần giảng bài cho các bạn cùng lớp, chờ khai giảng em có thể nhờ bạn ấy giúp đỡ nhiều hơn.”

Nói đến chuyện này, Khương Di nhìn thấy trên mặt Tề Kiến có chút tự mãn.

“Đứa trẻ đó cũng rất lịch sự và khiêm tốn. Còn từng đạt huy chương vàng trong Cúp sáng tạo cuộc thi Vật lý quốc gia tháng 3 năm nay.”

Nói đến đây, Khương Di có chút ấn tượng, cô dừng lại, ánh mắt hơi lóe lên, “Tên cậu ấy là…Chu Úc Đinh?”

Tề Kiến kích động vỗ đùi, “Là em ấy, em quen em ấy sao?”

Khương Di lắc đầu, “Em từng nghe nói qua.”

Cúp sáng tạo cuộc thi Vật lý là một cuộc thi nổi tiếng, hàng năm có rất nhiều trường đều dốc toàn lực chuẩn bị cho cuộc thi, trường cao trung Minh Tín từng nhiều năm liền đạt giải nhất, nhưng năm nay lại bị một con ngựa ô cướp mất hào quang.

Vào tháng 3 năm nay, các giáo viên và học sinh của Minh Tín đã trở về tay trắng, cái tên Chu Úc Đinh đã tự nhiên lan truyền trong trường cao trung Minh Tín. Ngay cả những người như Khương Di, và những người không quan tâm đến các cuộc thi cũng ít nhiều nghe đến tên cậu.

Một số người còn can tâm tình nguyện sùng bái vị đại thần này, cũng có người nói cậu giả vờ, ba phút trước khi thi đấu còn có người thấy cậu chơi điện tử, lúc người khác còn đang liệt kê công thức, cậu còn không động bút đã đưa ra được đáp án.

Nói tóm lại là rất thần thánh.

Thấy cô có vẻ tò mò, Tề Kiến cũng không giấu giếm, ông trực tiếp lấy điện thoại ra: “Thầy có ảnh của em ấy đây, để thầy cho em xem.”

Trước khi Khương Di kịp từ chối, Tề Kiến đã đưa màn hình điện thoại đang sáng vào tay cô. Cảnh tượng này kỳ lạ đến không giải thích được, giống như ông đang giới thiệu một cuộc hẹn hò giấu mặt.

Cô vô thức nhìn xuống màn hình.



Bức ảnh có lẽ là được chụp lén, trên màn hình là hình ảnh thiếu niên nằm ngửa giữa đống sách vở, bộ đồng phục học sinh xanh trắng kéo khóa lên tận trên đầu, cổ áo dựng đứng lên, tóc màu đen hơi dày, bồng bềnh mềm mại, giống như một con mèo rừng Na Uy.

Vai của thiếu niên rộng và thẳng, lưng gầy nhưng không có vẻ yếu ớt, cách một cái màn hình điện thoại vẫn cảm thấy được sự bướng bỉnh.

Khương Di nhìn kỹ hơn, nhỏ giọng thì thào: “Thầy, cái này…không thấy mặt.”

“A?”, Tề Kiến nhận lấy điện thoại di động, híp mắt lại, lẩm bẩm, “A? Vậy để thầy tìm tấm khác.”

Trầm mặc một hồi, ông hừ lạnh một tiếng, “Lúc trước nhất định là thằng nhóc lén kiểm tra điện thoại của ta, vậy mà lại xóa hết ảnh đi.”

Đã như vậy, ngược lại phải trì hoãn thêm thời gian. Tề Kiến lại cùng cô nói về quy định của trường, đến khi sắc trời cũng không còn sớm, Khương Di liền đứng dậy tạm biệt.

Mùa hè ngày dài, đi ra khỏi cổng trường cao trung, đã là lúc hoàng hôn xuống, đèn đường sáng trưng, sáng chói như mặt trời, khiến người ta có chút chói mắt. Khương Di đeo cặp sách, đi bộ về nhà, dọc theo con đường quan sát thành phố.

Ba ngày trước, ấn tượng của cô về Lam Thành là gần biển, mùa hè có bão, mặt trời chói chang. Hiện tại đi bộ trên con đường này, cảm giác chân thật vô cùng.

Khu phố nơi Khương Di sống tên là Cẩm Thượng Vân Đinh, từ trường đến nhà không đến một cây, nên cô cũng không nhờ chú Thúc đến đón, mà định nhân cơ hội này làm quen với khu vực xung quanh.

Sau khi ra khỏi cổng trường đi thẳng 200m rồi rẽ trái là đến hẻm Lựu.

Hẻm Lựu rộng chừng bốn mét, hai bên đường là khu dân cư cũ xây từ những năm 1970, 1980. Những tòa nhà 6 tầng san sát nhau, những khoảng trống được giăng dây điện chằng chịt.

Trước khi đến Lam Thành, Khương Di đã đọc tin tức trên Internet, trong vài năm qua, Lam Thành đã được quy hoạch và xây dựng lại, phá bỏ rất nhiều nơi, nhưng nhiều con hẻm cũ vẫn được giữ nguyên, nghe nói họ có kế hoạch bảo tồn và dự định biến chúng thành những khu dân cư đặc trưng. Dãy phố này có khá nhiều hàng quán nhưng vì đã muộn nên giờ này cũng ít người qua lại.
« Chương TrướcChương Tiếp »