Chương 34: Đồng hương

Người ngoài nhìn vào thấy anh thật bình thản, lạnh lùng với mọi thứ xung quanh nhưng ai biết mọi thứ trong anh đang cào xé với nhau. Nhìn cái cách mà cô nói chuyện với bố mẹ càng khẳng định cô yêu họ bao nhiêu. Đúng chỉ có anh không biết được tình cảm gia đình là như thế nào. Anh không thể cảm nhận được ngày trước từng có nhưng giờ thì...

Lã Thanh vui vẻ đi tắm rửa rồi quay về giường, bỗng định nằm xuống lại bật dậy ngắm mình trong gương. Vuốt nhẹ mái tóc dài rồi chạm vào khuôn mặt xinh xắn của mình bất giác nhớ đến Nguyễn Hoàng cô lại mỉm cười. Cô chưa bao giờ để ý quá mức bình thường với một người khác giới như vậy đặc biệt còn quan tâm tới đối phương sẽ nói gì với mình. Cô không thể ngủ nổi vì chuyện diễn ra hôm nay làm cô thấy vui hẳn: " Em đàn rất hay!". Câu nói của anh cứ lởn vởn trong đầu cô. Cô trong mắt anh lúc đàn trông như nào nhỉ, có cuốn hút như mọi người nói không. Haiz đến cả phương thức liên lạc cô cũng chả có nói gì đến hỏi anh, lướt qua kệ sách cô muốn tìm một cuốn sách để đọc trước khi ngủ.

- Đồi gió hú, cây cam ngọt của tôi, 150 bài văn hay...không phải.

Thanh cứ tìm các cuốn sách khác nhưng không có sách nào về tình yêu. Giờ cô nhận ra bản thân thật khô khan, rồi quyết định đi ngủ.

Tại New York.

Trại cô nhi viện nơi Lã Thanh ba năm trước đã đến đây cùng gia đình được tu sửa, xây dựng lại rất nhiều. Những đứa trẻ năm đó giờ đã lớn hơn không biết chúng còn nhớ đến người chị đã đến đây cho chúng rất nhiều quà không.

- Anh Potter anh lại đến rồi!

Bọn trẻ con háo hức thấy bóng dáng quen thuộc bỏ dở quyển sách đang đọc chạy ùa lại.( Ở đây mình sẽ viết tiếng Việt thôi nhé khỏi phải vừa viết tiếng Anh vừa tiếng Việt sẽ rối không).

Các em nhớ anh đến vậy rồi sao?

Nhìn bọn trẻ ngày một lớn khôn anh thấy rất vui vì sự quan tâm, che chở của Mục sư cũng chính là người đã nuôi nấng anh từ lúc còn nhỏ. Anh cho chúng quà rồi đi gặp Mục sư.

Thưa Cha con đến rồi ạ? Cha vẫn khỏe chứ?

Anh đang ngồi tại Thánh đường, Mục sư cũng ngồi ở đó vẻ trầm ngâm.

Con có muốn biết mẹ mình là ai không?

Mục sư nhìn lên giữa nhà thờ chỉ có để một cây Thập tự giá biểu tượng Chúa nhận tội. Potter bất ngờ nhìn ông với câu hỏi này nhưng anh còn đắn đo.

Con cũng cần biết cội nguồn nơi mình sinh ra chứ?

Nói xong ông lấy trong tay đưa ra cho anh một tấm ảnh đã cũ không màu. Trong bức ảnh là một người phụ nữ châu Á cười rất tươi nhưng chỉ đứng một mình, lật ra sau có ghi cụ thể thông tin của người phụ nữ. Đôi mắt của anh đã cay xè, tay run run khi cầm bức ảnh đó.

Nhưng sao họ từ bỏ con?

Ta chỉ là người che chở cho con chứ không phải là người từ bỏ con. Vậy nên con muốn biết câu trả lời hãy đi tìm sự thật! Dù ta mang danh một Mục sư theo giáo lý mà nói " Tin con người do Thiên Chúa tạo dựng theo cách riêng và có phần hồn và phần xác " nhưng không tự nhiên mà con được sinh ra.

Ông rất yêu quý cậu vì ngoan ngoãn, thông minh. Dù trước mặt tỏ ra là một người không cần tình thương nhưng càng làm như vậy ông càng đau lòng. Nhớ ba năm trước họ gặp gia đình người Việt Nam đó cũng là đồng hương của Potter. Ánh mắt của anh không hề che dấu khát khao về cội nguồn và gia đình của mình.

Cảm ơn Cha đã lo lắng cho con, nhưng con cần suy nghĩ.



Mục sư nhìn anh và mỉm cười rồi nhìn lên Thánh giá và nói:

Hãy dạy cho trẻ thơ con đường nó phải theo,

Để khi trở về già, nó cũng không lìa khỏi đó. Amen!

Amen!

Mỗi lần Cha nói luôn làm anh phải suy nghĩ những câu nói mà Chúa dạy, kể cả lúc tạm biệt gia đình đó. Anh cảm nhận Cha có thể nhìn được thế giới xoay chuyển như nào hoặc đó là sự nhìn nhận khách quan của người ngoài hoặc anh không theo đạo nên không hiểu.

Ở một chung cư của New York.

Ngọc Nhi hay con từ từ về Việt Nam. Sao con vội quyết định như vậy?

Mẹ à, không phải về Việt Nam sẽ tốt hơn sao ở đây mấy năm con chán lắm rồi. Học thì con đã học xong. Con cũng đã 19-20 tuổi rồi.

Hai mẹ con chưa dừng cuộc nói chuyện ở đó. Thanh Lam không muốn về đó một tí nào. Cô không muốn vướng vào ân oán của Phan Hải và nhà họ Lã. Cô sợ con gái bị lợi dụng như chính cô ngày xưa.

Con về đó con quen ai chưa? Mẹ sẽ không đi.

Lam nói vậy để dập tắt ý định của con gái nhưng đứa con ngang bướng này đâu chịu bởi cô đã có người để dựa vào. Nhớ lại mấy hôm trước cô đang ở nhà có người ấn chuông, ra mở cửa là một người đàn ông trung niên tay chống chiếc gậy ăn mặc rất bình thường. Ánh mắt hiền lành nhìn cô.

Bác hỏi đây có phải nhà của mẹ cháu tên Thanh Lam không?

Ngọc Nhi bất ngờ vì người đàn ông này nói tiếng Việt Nam mà còn biết tên mẹ cô nữa. Cô cũng gật đầu cho là đúng.

Cháu lớn nhanh rồi nhỉ, mẹ cháu đâu?

Mẹ cháu đi làm rồi ạ?

Cho bác vào nhà được không?

Ngọc Nhi cũng đồng ý cho một người không quen biết này vào nhà. Cô rót nước mời ông. Phan Hải nhìn căn nhà một lượt.

Cháu và mẹ sống vẫn tốt chứ? Mấy năm nay chả thấy liên lạc gì cho bác.

Vẫn tốt ạ. Mẹ với bác có quan hệ gì không ạ tại cháu thấy mẹ không nhắc đến ai về họ hàng hết.

Phan Hải bật cười vì cách đề phòng của Thanh Lam.



Haiz, bác từ Việt Nam sang đây để tìm hai mẹ con. Thế cháu muốn về Việt Nam không? Dù gì ở quê hương vẫn sẽ tốt hơn là ở nơi đất khách quê người.

Nhi nghe xong sững sờ không thể tin nổi ông ta có tiền bay từ Việt Nam đến đây mà trên người mặc quần áo cũng chả tên hàng hiệu gì. Ban đầu cô tưởng ông ta là người vô gia cư ở Mỹ tìm tận đây nhờ mẹ cô giúp ai ngờ.

Về Việt Nam ạ? Nhưng...

Về Việt Nam với trình độ học của cháu có thể vào nhiều trường Đại học top đầu trong nước. Còn về chi phí cháu không cần lo. Cháu cứ về nói với mẹ, nếu mẹ vẫn không đồng ý tức là vẫn còn giận bác. Haiz ta về đây.

Phan Hải luôn biết cách nhồi nhét những thứ sai lệch với người ngu ngốc, ngây thơ. Ông ta đã bắt đầu cho kế hoạch của mình. Mấy năm nay liên lạc cho cô ta không được chứng tỏ đang né tránh ông nhưng ông nào dễ dàng tha cho được nên quyết tâm tìm đến tận đây. Vừa hay ông cũng sang đây gặp một bác sĩ quen biết nhiều năm nhưng định cư ở Mỹ được một thời gian.

Tôi đến bệnh viện gặp ông nhé!

Lôi điện thoại ra gọi cho bác sĩ đó, Cảnh chạy lại mở cửa xe cho ông.

Cậu đưa tôi đến gặp bác sĩ Jon đi!

Vâng.

Trên đường lái xe, Cảnh suy nghĩ nãy ông chủ nói gì với Thanh Lam mà không cho cậu lên cùng thật sự anh vẫn không biết ông nghĩ gì.

Tại bệnh viện lớn của Thành phố New York.

Bệnh viện thật rộng, các y bác sĩ đi đi lại lại không ngừng. Những tiếng xe cấp cứu cứ kêu liên tục, tiếng ồn ào của bao nhiêu con người. Phan Hải hơi choáng, cứ đến bệnh viện là ông thường bị như vậy dù đã cố gắng thích nghi nhưng vẫn không khỏi được như bạn mắc chứng say xe chỉ cần nhắc đến, thấy nó, đứng trước mặt thì cũng đủ say rồi. Phan Hải choáng nhẹ, mọi thứ như chong chóng, hỗn loạn, ông nghiêng người có vẻ định ngã xuống thì một cánh tay rắn chắc, dáng người cao lớn nhanh tay đỡ ông. Phan Hải cứ nghĩ Cảnh đã đi đỗ xe xong nên mới đến đỡ kịp ông, giọng trấn an.

Tôi không sao, cậu đỗ xe cũng nhanh nhỉ?

Thì một một giọng nói là lạ hỏi ông.

Ông không sao chứ?

Potter nghe người đàn ông nói tiếng Việt nên anh cũng hỏi lại bằng tiếng Việt. Anh không nghĩ ở New York này cũng gặp nhiều người Việt Nam. Ngước nhìn thấy một chàng trai trẻ, cao ráo trên nghe mặc một chiếc áo blouse trắng, chắc cũng là bác sĩ ở đây. Khuôn mặt tuấn tú, sáng lạn. Ông bất giác mỉm cười.

Cảm ơn cậu nhiều.

Ông chắc có vẻ mệt nên ông cần đến chỗ nào để tôi dẫn ông.

Được dù gì cùng là đồng hương, cho tôi đến gặp bác sĩ Jon khoa thần kinh.

Nghe đến đây, Potter bất ngờ nhưng vẫn dìu ông đến đó.