Type: Oanh
Lúc rời khỏi sân trường, mắt Hứa Thấm vẫn rưng rưng lệ.
Khi ấy, mặt trời đã lên cao, tia nắng vàng dịu soi tỏ khắp vùng đất, phủ một lớp mong manh lên sân trường mờ sáng mùa đông. Nhóm học sinh tốp năm tốp ba đeo cặp sách tíu tít đi vàotrường rồi tản ra khắp nơi, đặt chân lên từng bậc thang, khắp hành lang, mỗi lớp học.
Chúng mặc đồng phục, gương mặt trẻ trung dồi dào sức sống. Hứa Thấm nghĩ, năm đó cô và Tống Diệm chắc hẳn cũng mang nét mặt ngây ngô và thuần khuyết như thế. Cho đến giờ khắc này, cô mới nhận thức sâu sắc được rằng mười năm qua có ý nghĩa là gì.
Biết anh vào năm mười lăm tuổi, cô vẫn là thiếu nữ nhút nhát, anh vẫn là thiếu niên hiếu động. Mười tám tuổi chia tay, cô chỉ là đứa trẻ yếu đuối, anh vẫn là chàng trai đơn thuần. Hôm nay, bàn tay thời gian vội vàng lướt qua, mười năm như một cái chớp mắt, cô đã thêm chín chắn và trầm tĩnh,cậu thiếu niên hôm nào lại giống như sau một đêm lại trở thành người đàn ông vóc nguồi đáng tin cậy, bả vai rộng lớn gánh vác cả đất trời. Đó chính là người đàn ông của cô.
Mắt Hứa Thấm ươn ướt. cô vội chớp chớp mắt, hít mũi mấy cái để điều chỉnh cảm xúc, cúi đầu xuống nhìn thấy chiếc nhẫn sáng lấp lánh trên ngón áp út, nụ cười không sao vơi đi được.
Tống Diệm bỏ tay vào túi quần đi bên cạnh, thỉnh thoảng liếc sang cô. Từ lúc ra khỏi lớp học, cô vẫn mang dáng vẻ này, chốc chốc nhìn chiếc nhẫ, lát lát lại cười khúc khích. Quả thật chiếc nhẫn đeo trên tay cô rất đẹp, tay cô vừa trắng vừa mịn, chiếc nhẫn càng thêm phần lung linh. Ngày ấy đi chọn nhẫn, anh vừa nhìn đã nhấm ngay chiếc này, khi đó còn nghĩ cô đeo lên chắc hẳn rất đẹp. Quả nhiên là thế!
Hai người bước xuống bậc thềm, chạm mặt nhóm học sinh đang ùa vào. Có không ít ánh mắt tò mò hướng về phía họ. Có đứa học sinh nghịch ngợm, chạy len qua lỗ hổng giữa hai người. Có đứa thì lịch sự nhìn ra họ là một đôi nên khựng lại, đi vòng qua bên.
Tống Diệm thấy cô vẫn còn cười ngốc nghếch bèn trêu chọc: “Thích đến thế cơ à? Em cứ nhìn nó mãi, chẳng chịu dời mắt.”
Hứa Thấm ngẩng đầu nhìn anh, đôi mắt đẹp đẽ trong veo: “Thích vô cùng. Thích đến mức m muốn đeo cả đời, cả đời đều không nỡ tháo ra.”
Gió thổi xào xạc qua rặng tre, dệt nên am thanh rộn ràng mơn man đến tận đáy lòng Tống Diệm. Anh giải thích với cô: “Đây là nhẫn cầu hôn. Chờ đến lúc chính thức kết hôn sẽ có một cặp nhẫn, thích hợp đeo vào ngày thường hơn.”
Hứa Thấm kéo bàn tay anh đang bỏ trong túi ra xem. Móng tay anh được cắt tỉa gọn gàng, ngón tay thon dài xương xương, đeo nhẫn nhất định sẽ rất đẹp. Mà chiếc nhẫn chính là lời tuyên bố anh là hoa đã có chủ, chỉ nghĩ đến thế thôi cô đã vô cùng phấn khích rồi.
“Em sợ đến khi anh đeo nhẫn cưới rồi, ngược lại càng trêu hoa ghẹo nguyệt hơn thì có.” Dù thích là thế nhưng cô vẫn cứ phái cứng miệng mới chịu.
Anh bĩu môi cười: “Ong bướm bên cạnh anh còn thiếu sao?”
Hứa Thấm nghe thấy thế càng hứng trí bừng bừng: “Mấy năm qua, có nhiều người theo đuổi anh không?” Nghĩ đến lúc trước anh từng nói nếu mọi cô gái anh cứu đều đòi lấy thân báo đáp thì anh đã chết vì kiệt sức rồi, cô lại tò mò hỏi: “Người muốn lấy thân báo đáp anh nhiều không vậy?”
“Nhiều.” Anh trả lời đương nhiên. “Không phải em cũng là một trong số đó sao?”
“Vậy sao anh không chọn mấy người trong số đó đi, chọn em làm gì?” Hứa Thấm vô cùng vui sướиɠ nhưng vẫn cứ già mồm.
“Tại anh mù.” Anh tỏ vẻ bất lực.
Hứa Thấm lườm anh rồi lại nhìn chiếc nhẫn: “Sao anh biết kích cỡ ngón tay em, may mà vừa.”
“Nói nhảm. Từ đầu tới chân của em, có chỗ nào anh không biết, hả?” Anh nói với giọng thật đáng đánh đòn.
Hứa Thẩm mỉm cười, gương mặt ửng hồng, chợt nảy sinh mấy câu hỏi kỳ quái: “Lúc không có em, anh đã ngủ với cô nào khác chưa?”
“Chưa từng.” Anh trả lời dứt khoác.
Cô hỏi dồn: “Vậy anh giải quyết nhu cầu thế nào?”
Tống Diệm hờ hững nhìn cô, thấy cô hào hứng đến mức hổi mấy câu không tài nào hiểu nổi, anh không đáp lời, chỉ đưa tay lên khẽ vuốt tóc cô, ánh mắt đầy ẩn ý. Cô sững sờ phút chốc mới kịp hiểu ra, bèn đỏ mặt gạt phăng tay anh đi. Anh bật cười sang sảng.
“Không phải có nhiều người muốn lấy thân báo anh đáp lắm sao?” Cô vẫn còn cố cứng miệng.
“Không thích.” Anh vẫn kiệm lời như thế.
Cô không hỏi nữa.
Mải trò chuyện, bất giác anh và cô đã đi đến sân thể dục. Vài chiếc lá rời mình khỏi cành cây, bên kia tường rào là con đường lớn. Mười ba năm trước, chính tại nơi này, cô vừa ra khỏi cổng trường chưa đến năm mươi mét đã bị anh chặn lại. Cậu thiếu niên hất cằm vênh váo: “Cưng tên Hứa Thấm đúng không? Anh thích cưng rồi đấy!” Vừa nhìn đã thích, không dời
mắt đi được nữa.
Hai người vừa ra khỏi cổng trường thì đã đến giờ ăn sáng. Tống Diệm dẫn Hứa Thấm đến một quán nhỏ gần đó. Quán xá nơi đây vẫn như xưa, không nhuốm màu già cỗi như ngôi trường, chắc hẳn đã được sửa sang, nhưng thực đơn vẫn là mấy món cũ, đầu ắp kỷ niệm.
Hằng năm, có quá nhiều học sinh mới nhập học và học sinh cũ tốt nghiệp, bà chủ đã sớm không nhận ra Hứa Thấm là ai, nhưng lại nhận ra Tống Diệm. Lúc bưng hai bát mì lên, bà còn vui vẻ chào hỏi.
Hứa Thấm ngạc nhiên: “Anh đúng là nhân vật làm mưa làm gió đấy! Bao nhiêu năm rồi mà bà chủ vẫm còn nhớ.”
Tống Diệm cười cười, không giải thích, rút đũa ra lau sạch rồi mới đưa cho cô. Cô không biết sau khi tốt nghiệp, tháng nào anh cũng đến đây một lần, ngoại trừ thời gian đi lính, còn lại chưa từng gián đoạn.
Đang ăn giữa chừng, di động của Hứa Thấm bỗng đổ chuông. Cô nhìn thoáng qua, sắc mặt khẽ biến đổi.
Tống Diệm ngước mắt lên, nhìn thấy màn hình hiển thị tên người gọi đến là “Bố”. Lúc này, có rất đông học sinh đang ùa đến mua bữa sáng, khung cảnh ồn ào, nhốn nháo vô cùng.
Anh nói: “Chỗ này ồn ào, em ra ngoài nghe đi.”
“Vâng.” Hứa Thấm vòng qua đám đông học sinh, đi ra ngoài nghe điện thoại. Không đến một phút sau, cô đã trở lại, khó xử nói với Tống Diệm: “Bố bảo em qua đó một chuyến, có chuyện muốn nói với em.”
“Ừ. Em xong việc thì gọi cho anh.” Anh không tỏ thái độ gì khác thương.
“Vâng.” Hứa Thấm nói xong, vẫn còn ngồi thất thần.
“Em nghĩ gì vậy?” Tống Diệm vẫn luôn để ý từng biểu cảm của cô.
Hứa Thấm không đành lòng. “Anh vì em mới xin nghĩ phép, vậy mà em lại để anh một mình.”
Tống Diệm khẽ cười, hiếm khi nói bằng giọng điệu ngả ngớn thời niên thiếu: “Vậy em nghĩ kỹ xem nên bồi thường cho anh thế nào đi.”
Cô hỏi nghiêm túc: “Bằng cách nào bây giờ? Em cũng đã đồng ý lấy anh rồi mà.”
Anh nhìn cô chốc lát, không đùa nữa, tiễn cô: “Không có gì, em yên tâm đi đi.”
Trên đường đi, ngẫm nghĩ một hồi, Hứa Thấm mới hiểu ra từ “bồi thường” của anh là có ý gì, không khỏi ngẩng đầu lên nhìn trời, thở dài một hơi.
***
Địa điểm gặp mặt là một quán trà Hồng Kông ở Bát Yên Kiều. Thời điểm này, có rất nhiều người đang ăn sáng, nhưng tiến vào khu phòng riêng lại yên tĩnh hơn nhiều. Hứa Thấm vừa bước vào quán đã có mấy phần mất tự nhiên, càng đi càng thấp thỏm, nhớ đến điều gì đó bèn chạm tay lên chiếc nhẫn trên ngón áp út, bấy giờ mới an tâm hơn một chút.
Đẩy cửa phòng ra, chỉ có mình Mạnh Hoài Cẩn bên trong, cô ngồi thoáng thở phào.
Trên bàn đặt vài món điểm tâm tinh tế, đợi Hứa Thấm ngồi xuống, Mạnh Hoài Cẩn mở lời: “Ăn sáng đi, bố gọi cho con đấy.”
Khi nãy, Hứa Thấm đã ăn lưng lửng dạ, nhưng nhìn gương mặt tiều tụy của Mạnh Hoài Cẩn, cô vẫn không đành lòng cự tuyệt, bèn cầm đũa lên gắp viên há cảo tôm lấy lệ.
Trên đường đến đây, cô có xem qua tin tức. Cảnh sát đã giải quyết xong vụ án của Mạnh Yến Thần. Vì chứng cứ hết sức rõ ràng, đám sinh viên cũng công kkhai xin lỗi nên gió bỗng đổi chiều, mọi người lập tức quay sang chỉ trích Diệp Tử bằng đủ ngôn từ nhục mạ khó nghe, còn yêu cầu cảnh sát phải nghiêm trị làm gương.
Hứa Thấm chú ý đến nick “Người trong cuộc”. Người này không ngừng làm tiết lộ các thối hư tật xấu của Diệp Tử như ham tiền, nịnh bợ, làm gái bồi bàn, bắt cá hai tay, thảo mai...Xem ra Phó Văn Anh đã quyết tâm muốn hủy diệt Diệp Tử rồi. Từ trước đến giờ, bà không cho phép người khác khiêu chiến quyền uy của mình. Nhất là lần này, con trai bị vu oan, tất nhiên bà sẽ nghĩ mọi cách trả thù, khiến đối phương sống dở chết dở.
Hứa Thấm bất chợt nhớ đến thời cấp hai, trong lớp có một bạn cười nhạo giọng phổ thông của cô. Phó Văn Anh biết chuyện liển lập tức đến trường gội cô giáo và phụ huynh cô bạn kia ra nói chuyện. Không biết học đã nói gì, chỉ biết sau đó, mỗi lần cô bạn kia gặp cô liền nhượng bộ không ít.
Ân nghĩa của Mạnh gia, cô vẫn luôn ghi nhớ. Nhưng cô không thể bỏ qua lỗi lầm họ đã gây ra với Tống Diệm được. Cô phần nào thấy hối hận vì đã đến đây gặp Mạnh Hoài Cẩn mà không suy xét trước sau. Cô thật sự không thích cảm giác mâu thuẫn khi bị xé thành hai nữa như thế này.
Mạnh Hoài Cẩn nhấm nháp tách trà, thỉnh thoảng gắp thức ăn cho cô. Cô chỉ biết chăm chú vào ăn, từ đầu đến cuối không nói tiếng nào.
Ông đành mở lời: “Chuyện Yến Thần vẫn phải nhờ đến con.”
“Là chuyện nên làm.” Hứa Thấm đáp máy móc.
Cô vẫn có chút kháng cự, từ lúc vào cửa đến giờ không chịu nhìn thẳng ông lấy một lần, nói năng cũng nhát gừng.
Mạnh Hoài Cẩn muốn khuyên cô làm lành với Phó Văn Anh, định giở chiêu bài tình cảm trước: “Thấm Thấm, mặc dù lờ bố nói con có thể không tin, nhưng nếu hôm nay người xảy ra chuyện là con, mẹ con cũng sẽ làm tất cả.”
Hứa Thấm không lên tiếng, lẳng lặng ăn từng miếng một.
“Cũng giống như vậy...” Mạnh Hoài Cẩn ngập ngừng, tự cảm thấy khá xấu hổ khi mở miệng đề cập tới chuyện tiếp theo. “Nếu năm đó, người không nghe lời là Yến Thần, bà ấy cũng sẽ làm như thế. Bố thừa nhận, bố mẹ không phải bậc phụ huynh tốt. Nếu đặt tình cảm cảu con cái và lợi ích của gia đình lên bàn cân, chắc chắn bố mẹ sẽ nghiêng về sau. Nhưng bố vẫn muốn nói với con rằng, bất kể bố hay là mẹ con đều không phân biệt đối xử giữa con và Yến Thần.”
“Con tin.” Hứa Thấm cúi đầu, nhẹ giọng nói: “Nhưng nếu Mạnh Yến Thần đau khổ, mẹ sẽ đau lòng. Còn con đau khổ, mẹ có đau lòng không?”
Mạnh Hoài Cẩn thảng thốt.
Hứa Thấm cố chấp không chịu ngẩng đầu. “Nếu đau lòng thì đau lòng như đối với Mạnh Yến Thần hay như đối với anh họ? Mẹ hỏi con tại sao có thể vì một người đàn ông mà phản bội lại bố mẹ. Nhưng lúc vùi dập người con yêu nhất, mẹ có từng nghĩ đén cảm nhận của con không? Nếu nghĩ đến cảnh con khóc quặn thắt vì đau khổ, liệu mẹ có đắn do chút nào không?” Ngón tay cô nắm chặt chiếc đũa, tuy vẻ mặt bình thản nhưng giọt nước mắt lại lăn dài trên gò má. “Nếu đổi lại là Mạnh Yến Thần, lúc làm những chuyện này, ít nhiều mẹ cũng sẽ có cảm giác bất an.
Cho nên…chẳng qua mẹ không quan tâm con như vậy mà thôi.
“Cũng có thể là lõi ở con. Đôi khi con nghĩ, nếu mình hoạt bát hơn, đáng yêu hơn, quảng giao giỏi hơn một chút, có lẽ con sẽ gần gũi với bố mẹ hơn chăng. Nhưng…rõ ràng Mạnh Yến Thần cũng ít nói mà! Tại sao mẹ lại cười với anh ấy mà hiếm khi cười với con? Cười thật sựu ấy. Tại sao vào ngày sinh nhật, mẹ ôm anh ấy nhưng không ôm con? Con cũng rất muốn mẹ cười với con, cũng muốn mẹ ôm con như vậy.”
Cô cúi đầu, lấy mu bàn tay lau nước mắt, không nói thêm lời nào nữa.
Gương mặt Mạnh Hoài Cẩn lúc trắng lúc đỏ, bất lực vãn hồi: “vì lúc mẹ con sinh Mạnh Yến Thần quá cực khổ nên cũng thiên vị nó một chút.”
“Con biết. Dù sao mãi đến năm mười tuổi, con mới bước chân vào nhà mình, yêu cầu như vậy cũng quá đáng rồi. Con có thể hiểu, nhưng mà…Bố, con không thể vượt qua vụ việc Tống Diệm được. Con không có cách nào tha thứ.”
“Thấm Thấm!” Mạnh Hoài Cẩn sốt ruột. “Trong cuộc sống dù ít dù nhiều cũng có lúc va chạm mà. Người nhà dẫu ra sao vẫn sẽ gắn kết với nhau cả đời. Sao có thể dễ dàng đoạn tuyệt được? Gặp chuyện vẫn có thể bàn bạc tìm cách giải quyết mà...”
“Giải quyết thế nào?” Hứa Thấm ngẩng dầu nhìn ông, ánh mắt quyết liệt, giọng nói cũng lạnh hơn vài phần: “Trả lại trong sạch và tương lai cho anh ấy sao?”
Mạnh Hoài Cẩn giật mình: “Việc này...”
“Bố có nghĩ đến tính cách không chịu khuất nhục của Tống Diệm, dù cho ông trời có đè đầu anh ấy, anh ấy cũng sẽ phản kháng không. Nhưng anh ấy chưa từng làm lớn chuyện này. Mạnh gia có không ít đối thủ, nhưng anh ấy chưa hề tiết lộ một chữ làm ảnh hưởng đến gia đình mình. Là anh ấy đã buông tha cho bố mẹ. Bố mẹ còn muốn anh ấy phải thế nào nữa? Bảo anh ấy vì con mà gọi hai người một tiếng bố mẹ, còn ngồi chung bàn ăn một bữa cơm nữa à?”
Lần này, đến lượt Mạnh Hoài Cẩn im bặt.
“Dĩ nhiên, dù thế nào, bố mẹ cũng sẽ không đồng ý cho con kết hôn với anh ấy, cũng giống như con sẽ không bao giờ tha thứ cho những gì bố mẹ đã gây ra với anh ấy vậy. Những xung đột này không phải chỉ ngồi lại với nhau ăn vài ba bữa cơm là có thể giải quyết được. Bố, con thật sự rất mệt, không muốn đối mặt với mấy chuyện này, cũng không muốn phải tiếp tục rơi lệ nữa. Xin bố sau này đừng nhắc lại trước mặt con. Về phần người nhà...” Cô cười nhạt. “Tất cả cứ sống cuộc sống của mình đi. Có việc thì gặp mặt, không có việc thì đừng cưỡng cầu.”
Mạnh Hoài Cẩn nhíu chặt ấn đường nhưng vẫn không chịu từ bỏ. Có điều lo lắng tiếp tục khuyên nhủ sẽ phản tác dụng nên ông vội vã kết thúc: “Không nói nữa thì thôi. Chuyện đã qua không đề cập lại nữa. Ngày tháng còn dài, từ từ sẽ đâu vào đấy. Bố vẫn cho rằng giữa người nhà với nhau, không có khoảng cách nào là không vượt qua được cả.”
Hứa Thấm không đáp lời, vẻ mặt bình thản, hiển nhiên không còn muốn nói nhiều về vấn đề “ gia đình” và “làm hòa” nữa rồi.
Mạnh Hoài Cẩn thấy thế đành chuyển đề tài: “Con quyết tâm kết hôn với Tống Diệm à?”
“Anh ấy đã là chồng sắp cưới của con rồi.” Cô thông báo với giọng kiên quyết.
Mạnh Hoài Cẩn sửng sốt, muốn khuyên bảo đôi lời, nhưng cuối cùng chỉ thốt ra câu hỏi: “Thấm Thấm, dù gì kết hôn cũng không thể không có nhà gái, đúng không?”
Hứa Thấm khẽ cắn môi.
“Nếu sau này bị ức hϊếp, phải về nhà tìm bố mẹ đấy.” Ông tiếp tục lấy tình cảm gia đình ra làm chiêu bài dụ dỗ.
“Anh ấy sẽ không ức hϊếp con đâu.” Cô quả quyết khẳng định.
Mạnh Hoài Cẩn định nói tiếp, nhưng khi thấy chiếc nhẫn trên tay Hứa Thấm, ông không khỏi quan sát kỹ lưỡng hơn. Viên kim cương kia không nhỏ, kiểu dáng kinh điển của cửa hàng trang sức nổi tiếng. E rằng thằng nhóc kia đã dốc hết tất cả, thật sự không nỡ để con bé phải chịu một chút tủi thân nào rồi.
Mạnh Hoài Cẩn như mất đi khả năng ngôn ngữ. Những năm qua, ông sống an ổn trong cảnh giàu sang, gia đình hạnh phúc, con cái nghe lời. Ông cũng nhận định mình rất tuân thủ quy tắc của gia đình. Người ông tiếp xúc trong công việc, cuộc sống cũng tương tự, ngay cả đám nhân viên trẻ dưới quyền của ông cũng phải tính toán kỹ lượng khi kết hôn. Bên anh ra xe, bên tôi sửa nhà. Nhà em sính lễ, nhà tôi mới mua ba bộ trang sức bằng vàng.
Lúc nhà gái ra sính lễ, nghĩ tiền dùng vào việc mua nhà, không thể mua xe, vì nhà sẽ tăng giá, còn xe sẽ rớt giá. Nhà trai thì sao, suy nghĩ đến việc tốn nhiều tiền sửa sang nhà cửa, nên nhẫn kim cương mua nhỏ một chút, sửa xong nhà mình còn ở được, kim cương lớn chỉ để đeo trên tay phụ nữ thì có ích gì. Thời buổi này, ông hiếm thấy ai treo hết cả tấm lòng cho người khác như thế. Nghe đã thấy nguy hiểm và ngốc nghếch, khiến cuộc sống trở nên mạo hiểm và bất an. Nhưng vì sao tình cờ phát hiện đều này, trong ông lại như sống lại luồng sức mạnh tuổi trẻ, như thể thật sự cảm nhận được dòng máu nóng đang trào dâng, như được sống lại một lần nữa?
Ông nghĩ có lẽ mình già thật rồi. Già rồi nên nhát gan, lại tiếc rẻ không muốn cho đi, cứ thế ôm rịt của cải của mình vào lòng, chỉ sợ người khác cướp mất. Bởi vậy mà ông đã quên mất niềm vui và hạnh phúc khi trao hết tất cả những gì bản thân có được cho người mình yêu vào cái thời tuổi trẻ sôi nỗi là như thế nào.
Hứa Thấm dùng xong bữa ăn này với Mạnh Hoài Cẩn mà vẫn không giải quyết được bất cứ điều gì. Trái lại lúc rời đi, Mạnh Hoài Cẩn có nói nếu cô tạm thời không muốn về nhà gặp bố mẹ thì không về cũng được. Ông còn nói thêm: “Bố mẹ hẹn con ra ngoài ăn cơm có được không?”
Hứa Thấm trầm mặc.
Mạnh Hoài Cẩn thở dài, biết là mọi chuyện không thể gấp gáp được, khẽ vỗ vai cô dặn dò: “Có chuyện gì nhớ tìm bố mẹ.” Nói xong, ông mới rời đi.
Trên đường xe cộ, người qua kẻ lại như nêm. Hứa Thấm đi bộ dọc theo đường một lúc lâu, để gió lạnh thanh tẩy đầu óc. Ngẩng đầu nhìn lên bầu trời, hiện giờ vẫn còn sáng sủa. Cô liền gọi cho Tống Diệm. Nghe thấy tiếng chuông đổ, tâm trạng cô mới dần dần được thả lỏng.
“A lô, Hứa Thấm à?” Anh bắt máy gần như ngay lập tức, đầu bên kia có tiếng gió thổi ào ạt.
“Anh đang ở đâu thế?” Giọng cô dịu dàng.
“Trong đội tạm thời có việc, anh phải về trước.” Anh hơi áy náy. “Hôm nay không thể ở lại với em rồi.”
Cô sửng sốt, có phần hụt hẫng nhưng nhanh chóng bình thường trở lại, khe khẽ dặn dò anh: “Vậy anh làm việc tốt nhé.”
“Đừng buồn.” Anh dỗ dành.
Cô thoáng chốc cười rộ: “Không sao đâu, em chờ anh về mà.”