Chương 61

Type: Oanh

Sớm mùa đông, trời vừa hửng sáng, trên con đường ngoài trường trung học số Ba phía nam thành phố yên tĩnh không một bóng người. Hơn sáu giờ sáng, quán ăn đối diện trường học vẫn chưa mở cửa, bóng dáng những hàng xe rong cũng chưa xuất hiện. Sương mù giăng lối, hàng cây hai bên đường trơ trụi, chỉ có vài chú chim sẻ đang nhảy tung tăng, khiến cành cây khẽ ay động rồi trở về với vẻ an tĩnh.

Tống Diệm nắm tay Hứa Thấm bước đi trên con đường, làn khói thở ra mỏng manh như sợi bông lượn lờ, tan đi trong gió. Đồn công an Bát Yên Kiều gần trường cấp ba của họ, hai người men theo con đường vắng đi đến đây.

Cổng trường im ắng, bác bảo vệ còn chưa thức dậy. Tống Diệm dẫn Hứa Thấm đi lên lề đường, đến sát chân tường.

Hứa Thấm bám bờ tường, bò lên. Tống Diệm nâng người cô, giúp cô chầm chậm trèo qua, hành lang lóng ngóng, mãi mới sang được đến bên kia bức tường, lúc xuống càng khó hơn.

“Cẩn thẩn!” Tống Diệm khẽ nhắc.

“Vâng!” Hứa Thấm từ từ dời trọng tâm, ôm lấy cột nhỏ rồi tuột xuống như con gấu mèo.

Cô thở phào nhẹ nhõm, mới leo lên leo xuống có một lúc thôi mà đầu đã mướt mồ hôi rồi. Cô đang định giúp Tống Diệm một tay thì đã thấy ở phía bên kia, anh lùi về sau vài bước, đột nhiên tăng tốc phóng đến, nhảy phốc lên, chỉ cần hai, ba bước đạp tường rào đã có thể tung ngườ bay qua phía bên này.

Hứa Thấm tròn mắt kinh ngạc.

Tống Diệm phủi phủi bụi bám trên tay, nhìn cô: “Sao thế?”

Cô lập tức lắc đầu.

Bỗng dưng nhớ lại ngày xưa, anh và đám anh em vay bên dưới, ngước đầu chỉ điểm, giúp đỡ đắ chân tay lóng ngóng là cô trèo trường. Đợi cô từ từ trợt xuống dưới, cả đám mới ào ào như gió thổi lá cây, hết người này đến người kia nhanh nhẹn nhảy qua.

Anh vỗ bụi trên quần áo mình, gọi cô: “Nghĩ gì vậy?”

“Nhớ lại hồi cấp ba.” Hứa Thấm kéo tay anh. “Đám Phong Tử còn liên lạc với anh không?”

“Tháng trước mới gặp nhau, lúc nghĩ bệnh sau vụ động đất ấy.”

“Bây giờ họ thế nào rồi?”

“Đều sống rất tốt.” Tống Diệm đáp.

Hứa Thấm mím môi không hỏi nữa. Quay đầu lại nhìn, cô phát hiện sân trường không khác gì mười năm trước. Đình đá, sân thể dục, bậc thang, rừng trúc, tòa nhà dạy học vẫn hệt như trong ký của cô. Điều duy nhất thay đổi là nơi đây cũng đã in dấu thời gian ròi.

Vòng qua rừng trúc đi lên bậc thang, bước vào tòa nhà dạy học, cảm giác xưa cũ càng rõ ràng hơn bao giờ hết: Sơn trên tay vịn bong tróc, cầu thang nứt toác, tường bám đầy bụi bặm loang lổ. Màu sơn xanh lục nơi góc tường đã phai nhạt, ngay cả không khí cũng tràn ngập mùi ẩm mốc.

Hứa Thấm nghĩ, mười năm không quay lại, chỉ có một mình nó ở đây trả qua bao năm tháng. Lớp họ nằm trên tầng bốn, Hứa Thấm nhoài người qua cửa sổ ngó vào trong. Bàn ghế xô lệch, trên bảng vẫn còn đề bài môn Hóa.

Hứa Thấm còn đang mãi nhìn ngắm thì Tống Diệm đã cạy cửa sổ, nhảy vào lớp, mở cửa lớn cho cô.

Mắt Hứa Thấm sáng ngời, cô nhanh nhẹn xông vào, ngắm nghía xung quang một lúc lâu mới cảm khái: “Sao em có cảm giác lớp học nhỏ lại vậy nhỉ? Bàn ghế cũng thật nhỏ.” Cô tìm đến ngồi xuống bàn đầu tiên, hưng phấn nhìn quanh quất.

“Còn nhớ chỗ của em không?” Anh mỉm cười.

“Nhiều năm như vậy ròi, sao em nhớ được? Với lại, hình như từng đổi chỗ ngồi nữa.” Cô ngẫm nghĩ một hồi, chịu không tài nào nhớ nỗi.

Tống Diệm đi đến chiếc bàn hàng thứ hai tổ một, ngồi vào vị trí gần cửa sổ: “Thời điểm tựu trường năm lớp Mười, em ngồi ở đây.”

Nói xong, anh nhìn ra cửa sổ. Phương đông đã lộ ánh bình minh. Vườn trường loáng thoáng truyền đến tiếng chim hót, nhưng sân trường vẫn còn yên tĩnh. Tất cả đều quá đỗi bình yên.

Cô đến gần, mè nheo: “Để em ngồi một chút.”

Anh đứng dậy, nhảy qua lối đi. Hứa Thấm bước vào chỗ anh vừa ngồi, nhìn quanh một lượt như đang nhớ lại điều gì đó. “Ồ, có chút ấn tượng, trước kia em từng ngồi ở đây.” Cô quay đầu, hào hứng chỉ: “Em nhớ chỗ anh ở phía đằng sau thì phải.”

Tống Diệm mỉm cười đi đến hàng cuối cùng của tổ hai, kéo ghế ngồi xuống. Anh nhìn về phía Hứa Thấm. Cô cung cười rạng rỡ rồi quay đầu nhìn ra cửa sổ.

Kể từ khi bước vào trường, Hứa Thấm trở nên vui vẻ hẳn. Chắc hẳn với cô, những năm tháng dưới mái trường này cũng như là dòng ký ức tươi đẹp nhất. Tống Diệm không khỏi cong khóe môi. Anh ngồi ở vị trí trước đây của mình, nhìn cô chăm chú.

Trong lúc lơ đãng, kỷ niệm như ùa về trước mắt. Những năm tháng trung học, anh luôn nhìn cô từ đằng xa, tiết nào cũng thế, như thể nhìn mãi không chán. Rõ ràng tính cách anh rất hiếu động, nhưng lại có thể thầm lặng dõi theo cô không ngừng nghĩ. Cũng chính trên lối đi chật hẹp này, cô ôm cặp sách, cúi đầu bước ngang qua tầm mắt anh, cùng lúc đó tiến thẳng vào trái tim anh.

Tại sao anh lại thích cô cơ chứ? Chỉ là thích, thế thôi.

Thích vẻ yếu đuối, ẫn nhẫn của cô khi bị bắt nạt.

Thích vẻ vô đơn, đáng thương khi bị xa lánh.

Thích cô ngoan ngoãn đi đến nắm lấy góc áo anh, lệ thuộc vào anh, như thể cả thế giới này chỉ anh mới có thể bảo vệ được cho cô, để cô nương tựa.

Như thể chỉ khi ở đây, anh mới chân thực tồn tại trên thế giớ này. Giống như trước khi biết cô, anh chưa từng “thật sự tồn tại” vậy.

Khi còn bé, Tống Diệm chỉ có bố, không có mẹ. Trong ký ức ủa anh, bố là người đàn ông anh tuân nhưng nát rượu, bạo lực. Mỗi lần say sưa, ông liền đánh anh tơi tả, mắng chửi mẹ anh bằng những từ ngữ tục tĩu. Nhưng khi tỉnh lại, ông ôm anh nghẹn ngào khóc lóc nói lời xin lỗi.

Tống Diệm

chưa bao giờ hận ông. Trong tiềm thức của một đứa trẻ như anh luôn chia rõ nhân quả. Anh biết, bố anh bị vợ vứt bỏ, sự tự tôn đàn ông bị người ta dẫm đạp, giày xéo.

Anh cũng hiểu mấy lời người lớn hay thậm thụt nói với nhau, biết mẹ mình đi làm nhân tình cho nhà giàu, nên dù bố anh say rượu có thô bạo thế nào, anh cũng chưa từng hận ông. Anh chỉ cảm thấy ông thật đáng thương mà thôi.

Hai cha con cứ sống như thế cho đến một buổi năm Tống Diệm bảy tuổi, bố say rượu về nhà, vấp ngã, đầu đạp vào tảng đá. Hôm sau, Tống Diệm tỉnh dậy, mở cửa định ra ngoài thì nhìn thấy ông. Lúc này, thân thể người cha đáng thương của anh đã cứng đờ.

Tiểu Tống DIệm lay ông, gọi mấy tiếng liền nhưng ông không trả lời, là không thể trả lời. Thằng bé nhỏ xíu băng qua đoạn đường xa tít tắp đến gõ cửa nhà cậu mình: “Bố con chết ròi. Cậu mau giúp con với, con kéo không nỗi.”

Sau đó, anh được cậu đón đi, bị che giấu khỏi tất cả những ân oán từ đời bố mẹ mình. Nhưng dù giấu thế nào đi nữa, đứa trẻ cũng sẽ tìm mọi cách nghe lén. Hóa ra mẹ anh đã sớm sinh một đứa trẻ khác, có điều đứa trẻ kia từ nhỏ đã phải nhận vợ cả làm mẹ, chưa bao giờ gặp mặt bà, cũng không biết đến sự tồn tại của bà. Nhưng dù bị đối xử như thế, bà cũng không chịu trở về mà vẫn ngoan ngoãn ở trong căn biệt thự người đàn ông kia chu cấp như chim hoàng yến bị nhốt trong l*иg.

Lúc mười tuổi, Tống Diệm đã lén đi tìm mẹ. Anh thu thập từng mẩu tin dù nhỏ nhất, tìm đến tận ngôi biệt thự kia. Lúc đến nơi, căn nhà trống vắng. Anh ở bên ngoài đợi mãi, đến khi sắp ngủ gặt mới chợt nghe thấy tiếng xe ô tô.

Lần đầu tiên anh nhìn thấy mẹ mình. Bà xinh đẹp, mặn mà hơn trong hình rất nhiều. Bà tựa và ngực người đàn ông xa lạ voiwis tư thái yểu điệu, thướt tha, mặc anh đứng ven đường như một đứa trẻ lưu lạc.

Hai người đó đi ngang qua mà không hề chú ý đến anh. Song, người phụ nữ bất giác quay đầu, liếc nhìn anh thoáng chốc rồi khuất bóng trong căn nhà bề thế.

Không biết vì sao nhưng anh dám chắc rằng bà biết anh là ai. Thế nhưng bà không hề nhìn anh thêm một lần.

Anh quay người bỏ đi, còn nhỏ một bãi nước bọt vào chiếc xe kia, về sau không còn đi tìm bà ta lần nào nữa.

Mãi sau này, suốt những năm tháng dài đằng đẵng, Tống Diệm luôn cảm thấy mình là kể có cũng được không có cũng chẳng sao, hệt như người cha bỏ đi của anh vậy. Không đúng, anh còn đáng thương hơn vả bố mình. Ít nhất anh vẫn cần bố, nhưng bố lại không cần anh. Mẹ anh thì...đừng nhắc đến làm gì.

Cho dù đến thời niên thiếu nỗi loạn, bởi vì vẻ bề ngoài điển trai mà được rất nhiều bạn gái vây quanh, cảm giác “cô độc”, “bị bỏ rơi” và “không ai cần” vẫn đeo bám anh. Anh chán ghét sâu sắc nhưng sauy nghĩ ấy. Với tính kiêu ngạo, coi trời bằng vung của mình, anh tuyệt đối không thừa nhận bản thân lại yếu đuối đến thế. Bố anh cũng là một người đàn ông vô cùng đẹp trai, nhưng kết quả thì sao chứ?Anh sợ mình cũng sẽ như vậy. Rốt cuộc, anh chẳng có gì cả.

Mãi cho đến một ngày, anh tình cờ nhìn qua cửa sổ, thấy một cô bé gầy gò, ôm cặp sách bước vào lớp, nhút nhát đi ngang qua anh. Kể từ đó, trong lòng anh như có một tia sáng soi chiếu.

Nếu như nói thời điểm anh nhấc bút viết hai chứ “Tống Diệm” to đùng lên áo khoác đồng phục đưa cho cô mặc chẳng qua chỉ là đơn phương tuyên bố sự bảo vệ và chiếm hữu cô, vậy thì khi cô trả lại chiếc áo đồng phục đã phai chữ cho anh, bảo anh viết lại tên mình lần nữa, cô đã chính thức thừa nhận sự bảo vệ và chinh phục của anh rồi. Chính trong khoảng khắc ấy, anh bị cô trói buộc. Mối quan hệ giữa hai người đã trở thành song phương. Cũng kẻ từ lúc ấy, tia sáng yếu ớt chiếu rọi cõi lòng anh ngày một bành trướng, đến khi không thể khống chế được nữa.

“Tống Diệm, em sợ ngã.” Anh phải đỡ em đấy.

“Tống Diệm, em trèo không nỗi nữa.” Anh cõng em với.

“Tống Diệm, em lạnh.” Anh ôm em đi nào.

“Tống Diệm, em buồn.” Anh hãy đến dỗ dành em.

“Tống Diệm, thằng kia sờ tay em.” Anh đi đáng nó đi.

“Tống Diệm, một mình em không được đâu.” Phải có anh ở bên mới được.

“Tống Diệm, anh phải nhanh lên, dẫn em trốn đi.” Em chỉ muốn ở cùng với anh thôi, những người khác đều khôn được.

“Tống Diệm...”

Cô đổi đủ cách hành hạ, như thể trong lòng đang thiếu hụt gì đó, không ngừng muốn anh chứng minh bằng hành động, chứng minh tầm quan trọng của cô đối với anh cũng được, hay chứng minh anh yêu cô cũng tốt. Dường như cô không hề biết thỏa mãn, không ngừng đòi hỏi ở anh. Còn anh lại hoàn toàn hưởng thụ, lần lượt đáp ứng cô, cho cô hết thảy những gì cô muốn. Cô càng lệ thuộc vào anh, càng gần anh, anh lại chìm đắm trong đó, không tài nào thoát khỏi.

Cô thể hiện một mặt không ai biết trước mặt anh, một mặt chỉ mình anh được hưởng thụ. Chỉ có anh mới có thể khiến cô vui vẻ, khiến cô buông thả, mà sự thật này lại khiến anh thỏa mãn và yên bình đên lạ.

Hai đứa trẻ với hoàn cảnh sống và tính cách hoàn thoàn đối lập, vậy mà bù trừ cho nhau, gắn bó với nhau, không thể tách rời suốt ba năm. Khoảng trống trong snh từng chút từng chút được lấp đầy. Cho đến ngày chia tay hôm đó, lại một lần nữa, trái tim anh như bị khoét rỗng một mảng, chẳng khác nào con ác mộng bố mẹ đã gây ra cho anh từ thuở thơ bé lại tái diễn một lần nữa.

Suy nghĩ mông lung của Tống Diệm lập tức ngừng lại. Anh quay về thực tại, rủ mắt nhìn vết khắc trên bàn học, khẽ nhếch môi. Thời gian chia xa đã qua không cần nhắc lại, may mà con đường dù gian khổ nhấp ngô, nhưng cuối cùng họ cũng đã đoàn tụ.

Anh cảm giác được gì đó liền ngước nhìn sang. Đầu bên kia phòng học, Hứa Thấm đang nằm nhoài trên bàn, mỉm cười nhìn anh, ánh mắt sáng lấp lánh: “Anh đang ngẩn ngơ gì thế? Em ngắm anh lâu lắm rồi đấy!”

Nụ cười của cô có thể dễ dàng xoa dịu đi tất cả.

“Ừ.” Anh vuốt mũi. “Đang suy nghĩ chuyện công việc đấy mà.” Anh nói dối, nhanh chống chuyển đề tài. “Sau khi tốt nghiệp, em có trở về trường không?”

Hứa Thấm lắc đầu: “Còn anh?”

Anh cười nhưng không đáp. Đã về rất nhiều lần, mỗi lần đều nhân lúc sáng sớm hoặc ban đêm, hoặc nghĩ hè, nghĩ Tết anh đều chọn thời điểm có thể tránh né đám học trò. Sân trường rộng thênh thang chỉ có một mình anh dạo bước. Nhìn cỏ cây trêm sân khô héo, úa tàn, nhìn vách tường tòa nhà dạy học dần dần loang lổ, nhìn những viên gạch lát trên bậc cầu thang chầm chậm nứt thành từng vết...

Hơn mười năm qua, với anh, trường học là một tòa thành im ắng và quạnh quẽ, nhưng bên trong lại chứa đựng vô số ký ức của anh và cô. Nó lặng lẽ già đi cùng năm tháng, nhưng không tài hề bị lu mờ, ngày qua ngày cố chấp chờ đợi người lạc mất ký ức trở về tìm lại.

Một tia nắng xuyên qua tầng mây, rọi lên mái tóc mượt như tơ của Hứa Thấm. Cô nheo mắt nhìn sang, đưa tay che đi ánh sáng: “A, mặt trời mọc rồi.”

Cô băn khoăn hỏi anh: “Có phải chúng ta nên đi rồi không? Lát nữa, học sinh sẽ đến đấy!”

“Chơi thêm vài phút nữa.” Tống Diệm đứng dậy đi đến bục giảng, cầm khăn lau sạch một góc bảng đen.

Hứa Thấm tò mò đi theo: “Anh làm gì vậy? Viết chữ à?”

“Ừ.” Anh lấy một viên phấn, quay sang viết lên bảng.

Hứa Thấm rướn cổ xem thử, vừa mới nhìn thấy một chữ Hứa đã bị Tống Diệm đưa tay che kín mắt: “Qua bên kia viết đi!”

“Đồ kep kiệt.” Hứa Thấm “hừ” một tiếng, cố ý giữ khoảng cách với anh, cầm lấy khăn đi lau góc bảng khác.

Lau xong, cô vỗ bụi trên tay rồi cũng tìm lấy một viên phấn. Giây phút cô chạm vào đáy hộp, cả người cô như sững lại. Cô không dám tin vào mắt mình, chậm rãi cúi đầu để nhìn cho kỹ hơn. Thứ cô chạm vừa chạm vào không phải viên phấn mà là một chiếc nhẫn màu bạc. Bụi phấn li ti không ch được ánh sáng lấp lánh từ nó.

Não như ngừng hoạt động, cô không thốt lên được âm thanh nào, chr có tiếng hít thở khe khẽ trong ánh nắng vàng ươm.

Mặt trời lên cao, ánh sáng soi qua cửa sổ trải đầy phòng học mười năm trước. Năm đó, chính tại đây, cậu thiếu niên ngồi cuois lớp nhếch môi nhìn cô thiếu nữ ngồi bên khung cửa sổ.

Trái tim Hứa Thấm đập rộn rã, cô sững sờ quay đầu lại nhìn Tống Diệm. Anh không bị phân tâm, vẫn châm chú viết cẩn thận từng chữ lên bảng. Kết thúc nét chữ cuối cùng, viên phấn trắng tiếp tục in lên một dấu chấm tròn viên mãn.

Trên bảng viết: “Hứa Thấm, lấy anh đi.”

Tống Diệm đặt phấn xuống, nghiêng đầu nhìn sang cô rất đỗi chân thành, hồi lâu mới chậm rãi nở nụ cười như đã trải qua trăm sông nghìn núi: “Hứa Thấm, cho anh một gia đình đi!”