Chương 25

Thoắt cái Gạo đã tròn một tuổi, hôm đó tôi cũng chẳng làm gì, chỉ cùng với mẹ, Nguyên và cái Tâm ngồi quây quần bên mâm cơm đơn giản hát chúc mừng con, mãi tới lúc ăn xong thì anh Hoàng mới tới.

Anh đưa cho tôi cái bánh kem và hộp quà nhỏ. Tôi ngớ người :

-Sao anh biết hôm nay sinh nhật Gạo ?

Anh Hoàng cười :

-Có lần anh hỏi em rồi mà, em quên à ?

Tôi cũng không nhớ mình đã nói với anh lúc nào nhưng nghĩ là mình quên nên không hỏi lại. Lúc mở ra thì thấy mặt trên của bánh được gắn thêm một trái tim nhỏ l*иg vào trong hai trái tim to. Tôi nhìn anh thắc mắc :

-Sao thế này anh nhỉ ? Hay có khi người ta đưa nhầm cho anh ?

-Nhầm đâu ? Tên của Gạo đúng rồi đây thôi?

-Em tưởng bánh cho trẻ con họ hay làm hình con thú mà nhỉ, ở đây em lại thấy hình trái tim cơ ?

Anh Hoàng chỉ nhìn tôi cười cười :

-Thì biết đâu đấy.

Tối đó mọi người ở lại tới tận khuya mới về, lúc mẹ con tôi lên giường cả rồi chẳng biết bên ngoài có gì mà con cún cứ sủa mãi, tôi nạt mấy lần không được nên kệ nó, mẹ con tôi ôm nhau ngủ ngon lành để mặc cho nó sủa tới gần sáng mới thôi.

Hôm chị Hân gọi điện mời đám cưới tôi vui không tả được, lúc này mới nhận ra mình đã tồi tệ như thế nào, chỉ vì muốn quên đi một người mà đành lòng quên luôn cả những những người khác trong đoạn ký ức ngày đó. Tôi đã lặng lẽ rời đi, lặng lẽ sinh con mà không cho ai biết.

Chị Hân ca cho tôi một sàng cuối cùng chốt lại :

-Tao không biết, nếu mày không vào đám cưới tao thì coi như sau này tao không quen mày nữa.

Tôi bỉu môi :

-Chị cứ nói thế cho nó ghê gớm lên ấy chứ em có vào hay không thì sau này chị cũng có anh bác sĩ đẹp trai kia rồi, cần gì tới em nữa.

-Kệ mày, tao gọi cho thằng Nguyên rồi, hôm đó hai đứa mày phải vào với tao. Mà này nghe nói tiệm may của mày giờ lớn nhất huyện rồi hả ?

Chưa kịp trả lời thì chị đã ngắt :

-Mà thôi, để hôm nào vào gặp nhau rồi kể cho nó sướиɠ.

Gạo còn nhỏ xíu, tôi không đành lòng xa con nhưng không đi thì tôi biết nói sao giờ, không có ai trong đó biết tôi đã sinh con cả. Sau cùng mẹ khuyên tôi :

-Con cứ đi đi, người ta có ơn với mình thì phải biết nhớ. Để mẹ đưa thằng bé về dưới nhà mấy bữa sẵn cai sữa cho nó luôn.

Cái Tâm ngồi bên nhanh nhảu :

-Đúng rồi đấy bác ạ, chị ấy nhìn đầy đặn thế kia mà nặn mãi mới ra được giọt sữa, mỗi lần thấy thằng Gạo gồng hết sức để mυ"ŧ mà cháu tội tội là, nhưng cháu nói chị ấy không nghe.

Tôi đánh cho Tâm một cái, nó đưa tay xoa xoa rồi nói tiếp :

-Chẳng đúng thế còn gì, thằng bé cũng đi cả ngày ở trường, chị cai luôn đi cho nó để nó ăn còn no hơn ấy, cứ cho nó mυ"ŧ mυ"ŧ rồi lại lười ăn ra.

Trước hôm vào đám cưới Hân tôi ra chợ mua thêm mấy thứ làm quà cho mọi người trong đó. Vừa ra tới cổng chợ lại gặp cô Hai, cô níu tay tôi lại nói :

-Nghi ơi, mấy bữa nay cô cứ định xuống gặp cháu nhưng bận quá, hôm nay sẵn gặp cháu ở đây cô nói luôn, cháu xem giờ vật giá leo thang, cái gì cũng đắt đỏ cả, cô biết hoàn cảnh của cháu mẹ con nuôi nhau nhưng mà cô cũng có cái khó của cô.

-Dạ ý cô là sao ạ ?

Cô Hai cởi nón ra nhìn tôi ngạc nhiên :

-Ơ. Hôm bữa cô nói với thằng Nguyên rồi, nó không nói lại cho mày à ? Bữa cô nhắn nó là sang tháng trả thêm tiền nhà cho cô rồi mà?

Tôi thở dài nhìn cô :

-Cô ơi, từ lúc cháu thuê nhà tới nay cô đã lên tiền nhà mấy lần rồi đó ạ, cháu quen chỗ đó rồi nên không muốn chuyển nhưng thật sự là giá cô cho cháu thuê đã cao hơn mấy chỗ khác rồi đó, hơn nữa đồ cháu may chủ yếu cho học sinh với mấy cô mấy dì trong chợ, cũng toàn người quen cả nên cháu có lên đồng nào đâu, cô xem lại cho cháu với.

Cô chủ nhà này cũng biết làm giá gớm, thấy tôi may vá được nên suốt ngày kiếm chuyện để lên giá chứ thật ra những chỗ khác thì không có giá đó đâu, tại tôi ở quen rồi không muốn phải chuyển chỗ nên thành ra cứ cố mãi. Tôi chỉ nói có thế ai ngờ cô ấy làm ầm lên :

-Mày có lên giá hay không thì kệ mày, giờ giá thị trường thế, nhà tao cũng phải ăn cơm chứ có hít không khí mà sống được đâu, mày nhắm không ở được thì sang tháng trả mặt bằng cho tao, tao cho người khác thuê.

-Ơ, cô nói thế mà nghe được à, giờ còn mấy ngày nữa là hết tháng, cô muốn cháu dọn đi thì cũng phải thư thư cho cháu để cháu tìm chỗ mới đã chứ.

-Tao không thư thiếc gì nữa hết, sang tháng một là mày trả thêm tiền, hai là tao lấy lại nhà.

Lúc này đang đứng giữa chợ biết bao nhiêu là người, tôi không muốn cãi nhau nên xuống giọng năn nỉ :

-Vâng ạ, qua tuần cháu có việc phải vào Đồng Nai ít bữa, sau khi cháu về thì cô cháu mình nói tiếp cô nhé.

Tới bến xe vừa xách lỉnh kỉnh hành lý xuống thì nghe tiếng gọi:

-Nghi. Nghi. Chị đây.

Tôi đưa mắt nhìn xung quanh, một lát sau thấy chị Hân lao nhanh tới trước mặt:

-Chị đây.

Tôi vừa ngạc nhiên nhìn chị :

-Sao chị ở đây?

-Chị đi đón mày.

Tôi leo lên xe chị rồi mới sực nhớ ra, liền chồm người về phía trước hỏi:

-Ủa, chị, sao chị biết em vào giờ này?

-Thằng Nguyên nói.

Nguyên mới được điều ra chi nhánh mới ở ngoài Hà Nội nên thành ra chỉ mỗi mình tôi vào.

Đi thêm một đoạn nữa chị quay đầu lại hỏi tôi:

-Thấy khác không? Khung cảnh ấy.



-Khác chứ ạ, gần hai năm rồi còn gì.

-Còn thấy khác thì được, tao cứ sợ mày vẫn thấy i như cảnh cũ thì mệt.

Phải, hai năm rồi, mọi thứ đã thay đổi, hai năm chứ có phải hai tháng hai ngày đâu, tôi cũng đã gửi lại đoạn tình cảm đau đớn ở đây từ ngày đó rồi, không hoài niệm, không tiếc nuối, chỉ là hôm nay lại đi trên con ngày ấy, vẫn mùi hoa sữa ngọt ngào quen thuộc đó thì trong lòng không khỏi trào lên một cảm xúc khó tả, một thứ cảm giác hoang hoải không thể gọi tên cứ len lỏi trong lòng, tôi nặng nề hít một hơi dài.

-Sao thế? – Hân hỏi.

-Không ạ. Chị ơi em đói quá, tìm cái gì ăn đi chị.

-Ừ, chị cũng đang tính rủ mày đây. Quán cũ nhé.

-Vâng.

Chúng tôi vào lại quán ngày trước hay ghé, Hân chẳng cần hỏi tôi ăn gì mà quay sang dặn phục vụ luôn:

-Hai suất cơm chiên cá mặn và hai ly chanh sả nhé.

Tôi cười, mãi tới tận hai năm sau mới được nghe lại cái câu quen thuộc ngày đó chị hay kêu.

Tôi đưa mắt nhìn ra ngoài, lúc này trời sắp tối, dưới sông thuyền bắt đầu lên đèn, những bóng đèn le lói lúc xa lúc gần chao đảo theo từng đợt sóng, tôi không nhìn chị, chỉ cất giọng đều đều nói:

-Ở đây mùa này mát mẻ chị nhỉ, ngoài quê em giờ có khi còn nóng như đổ lửa ấy.

-Hâm. Mày đang ngồi bên bờ sông lại chả mát, quán này có bao giờ nóng đâu.

Tôi phì cười, lâu lắm mới nghe lại cái giọng ngoa ngoa của chị, chị như sực nhớ gì đập bàn một cái rồi nói :

-Này, mấy hôm trước chồng cũ của mày nhập viện chỗ chị đấy, lão ấy bị tai nạn nhưng chỉ bị nhẹ thôi, giờ về rồi.

Lúc nghe chị Hân nói chồng cũ tôi bị tai nạn, tôi theo bản năng giật mình một cái, nhưng sau đó lại nghe nói Thành bị nhẹ nên lén lút thở phào, vì sợ chị Hân thấy nên tôi cố tỏ ra bình thản, tay vẫn chầm chậm khuấy cà phê.

-Không muốn hỏi gì à?

-Không ạ. Bọn em kết thúc rồi, em có cuộc sống của em, anh ấy có cuộc sống của anh ấy, em có hỏi hay có biết thì cũng thế thôi.

-Ừ. Thế giờ về đâu?

Tôi cười:

-Chị cho em về nhà cô Lâm đi, chứ em còn chỗ nào mà về nữa?

Lang thang mãi tới hơn chín giờ tối chúng tôi mới về tới nhà cô Lâm, lúc đó cứ nghĩ cô chú ngủ rồi, định bụng nếu nhà không sáng đèn nữa thì quay lại nhà chị Hân ngủ, không ngờ vừa mới tới cổng thì thấy cả cô Lâm và chú Tùng đang ngồi ở bàn ghế đá trước sân, tôi không bấm chuông mà nhón chân cất tiếng gọi to:

-Cô ơi, cô.

Cô Lâm nghe tiếng tôi gọi vừa lật đật chạy ra mở cổng vừa cười nói:

-Trời ơi. Cô chú đợi mãi, sao giờ này mới về hả cháu?

-Dạ cháu với chị Hân đi ăn cô ạ. Cô khỏe không?

-Ừcô khỏe, nhanh vào đi con. Hân nữa, dắt xe vào nhà chơi một lúc hẵng về, cô làm món bánh khoai hai đứa thích đấy, làm từ chiều cơ, để lâu quá chắc nguội mất rồi.

Tôi xách hành lý vào nhà, mọi thứ vẫn như vậy, căn phòng của tôi ngày đó vẫn giữ nguyên, có chăng hôm nay chăn gối có mùi nước xả thoang thoảng, chắc cô biết tôi vào nên mới giặt giũ lại. Tôi ngồi lên giường, cảm giác như trở về nhà mình, những con người xa lạ không máu mủ gì cả nhưng từng ôm ấp vỗ về tôi vô điều kiện, cố lắm nhưng cuối cùng một giọt nước mắt nóng hổi vẫn rơi nơi khóe mắt, đang bồi hồi đưa tay sờ từng đường chỉ quen thuộc trên gra nệm thì cửa bật mở, cô Lâm ló đầu vào, trên tay cầm một đĩa bánh khoai nóng hổi:

-Sao thế cháu? Ra ăn bánh nào, cô mới bỏ vào lò nướng lại. Chú Hùng cũng mới về đấy.

Đêm đó chúng tôi ngồi ở ghế đá ngoài vườn mãi tới khuya, vừa ăn bánh uống trà vừa hỏi thăm những ngày tháng đã qua của tôi, tôi cười toe toét khoe về tiệm may của mình, khoe về mấy nghề lặt vặt kiếm tiền đợt trước, cũng khoe luôn ba đã thương tôi hơn ngày xưa nhiều, nghe thế ai cũng mừng cho tôi, tôi kể hết chỉ duy nhất chuyện đã sinh Gạo thì không.

Cưới Hân xong tôi tranh thủ tới thăm nhà chị Hoài, vừa mở cổng chị Hoài sững lại vài giây rồi ôm lấy tôi :

-Ôi. Nghi. Em vào khi nào ?

Tôi xách theo ít hoa quả bước theo chị vào nhà, đi ngang phòng khách thấy cây đàn tranh vẫn nằm nguyên chỗ cũ, lòng tôi chợt chùng xuống một chút, đợt đó đang dạy dở cho bé Ngọc rồi vội vàng đi cũng không kịp nói một lời.

Tôi nén một tiếng thở dài cố nở nụ cười méo xệch quay sang nhìn chị :

-Ngày đó em không nói không rằng mà bỏ đi như thế, giờ nghĩ lại em cứ áy náy mãi.

-Ừ, đợt đó không thấy em tới dạy chị cứ lo lo, không biết xảy ra chuyện gì với em không, mãi sau thì biết em về quê rồi.

-Vâng ạ, em vội quá nên không kịp nói với chị.

Chị bước tới mấy bước, đưa tay cầm lấy bàn tay xương xương của tôi :

-Chuyện mà em muốn giấu thì chị cũng không hỏi, có điều giờ em ổn chưa ?

-Em ổn rồi chị ạ, em mở một tiệm may ở quê, với buôn bán linh tinh nữa nên nói chung cũng đủ sống.

Dừng một lát chị Hoài nói tiếp :

-Thế sau khi đi em còn liên lạc gì với nhà bên đó nữa không ?

-Em không chị ạ.

Tôi đưa tay khuấy nhẹ ly trà chanh chị mới mang cho tôi, rõ là không biết nói gì cả nhưng lại không muốn ngăn lời chị, hình như đâu đó trong lòng tôi vẫn luôn tò mò về cuộc sống của anh, chỉ là bao lâu nay cứ cố nén, nén mãi trong lòng nên thành ra cuối cùng quên mất điều đó.

Chị Hoài kể tiếp:

-Sau khi em đi mấy tháng thì công ty bên đó có đợt điều tra qui mô lớn, đợt đó nghe nói cũng lao đao mất một thời gian, mãi sau mới vực lại được thì bố chồng em lại bị đột quị phải đưa sang nước ngoài để điều trị, chồng em phải bay đi bay về liên tục.

Tôi nghe tới bố chồng bị bệnh thì giật mình ngẩng lên nhìn chị, lúc này mới biết mắt mình đã ươn ướt tự lúc nào :

-Giờ bố chồng em sao rồi chị ? Chị có biết tin gì về bố chồng em không ?

-Ông về rồi, nghe nói đi lại khó khăn nhưng cũng đang trên đà hồi phục, đợt ông mới về anh Trường sang thăm chứ chị không sang được nên cũng không rõ lắm. Em có muốn sang thăm không, chị đi cùng em ?

Tôi nhớ lại những tháng ngày sống chung một nhà với bố chồng, nhớ lại lần ông vỗ vai an ủi sau khi tôi sảy thai, nhớ vài lần ông lên tiếng nói đỡ cho tôi trước mặt mẹ, nhớ lần ông cười hãnh diện khi giới thiệu tôi với bạn bè sau buổi biểu diễn hôm đó, nhớ cả ánh mắt thất vọng của ông khi ném xấp ảnh của tôi với Nguyên ngày đó…

Tôi đau lòng bật khóc, tôi muốn tới thăm ông, nhưng tôi biết sự xuất hiện của tôi sẽ chẳng làm cho ông vui vẻ gì, nhỡ đâu còn làm cho ông tức quá mà xảy ra chuyện gì nữa thì làm sao tôi ghánh hết tội nên đành nói :

-Em nghĩ mình không nên chị ạ, dù sao em tụi em cũng chia tay nhau lâu rồi.

-Tùy em, em cứ về đi, khi nào muốn đi mà ngại thì gọi chị.



Rời nhà chị Hoài tôi đón xe ra bờ sông đi dạo, tôi muốn hít hà một chút gió trời cho lòng mình nhẹ hơn một chút, chẳng hiểu sao khi nghe về chuyện của công ty anh, về chuyện của bố chồng cũ tôi cứ nặng nề, đến thở mạnh một cái cũng thấy đau ran cả l*иg ngực. Vậy mà bao lâu nay cũng chẳng ai nói gì với tôi, có lẽ mọi người cũng sợ chạm vào nỗi đau của tôi ngày ấy.

Tôi chỉ định ở lại thêm mấy ngày nhưng cô Lâm cứ giữ mãi, cô nói chẳng mấy khi có dịp vào thế này, hơn nữa lần nào gọi về cũng nghe mẹ nói Gạo ngoan, đêm ngủ không quấy khóc gì cả thành ra cứ nấn ná thêm. Hôm đó cô Lâm dắt xe ra định đi đâu đó, nghĩ sao lại quay vào gọi tôi:

-Nghi ơi, Nghi!

Tôi vừa trong nhà bước ra thì cô nói:

-Cô quên mất hôm nay có bạn chú Tùng ở cơ quan tới chơi. Hay cháu đi tới chỗ công ty này lấy số đo cho cô với, họ hẹn hôm nay đo đồng phục.

Sẵn đang rỗi nên tôi đồng ý luôn, tôi nói với cô:

-Dạ, để cháu đi cho, ngoài đó cháu cũng đang may đồng phục cho mấy cửa hàng cô ạ, đợt có chỗ kia nói cháu không cần tới đo, chỉ cần may theo chiều cao cân nặng mà họ cung cấp là được nhưng mà cháu không thích, cháu thích may vừa vặn cho từng người hơn.

-Đúng rồi đó, mình chịu cực tới đo, mất công tí nhưng mà may được vừa vặn, ai mà không thích được mặc vừa cháu nhỉ.

-Vâng ạ, thế cô hẹn họ mấy giờ ạ?

-Họ hẹn buổi sáng, giờ cháu lấy xe cô đi luôn đi.

Tôi đi theo địa chỉ mà cô Lâm đưa, công ty không đông nhân viên lắm nên chỉ đo một lát là xong, khi vừa bước ra tới cửa thì nghe có tiếng nói chuyện bên ngoài:

-Sao hôm nay có thời gian tới chỗ tao thế?

-Tao đi ngang có việc.

-À, lại tưởng mặt trời mọc đằng Tây, người ăn trên công việc ngủ trên công việc lại có thời gian ghé thăm bạn cũ.

Người đàn ông kia chỉ hững hờ “ừ” một tiếng nhỏ rồi im lặng không nói gì nữa.

Tôi đứng sững, đôi chân cứng đơ không nhúc nhích được, không phải chỉ vì tiếng nói quen thuộc đó mà là cả dáng người thấp thoáng sau lớp cửa này tôi đã nhìn thấy rõ, là Thành. Ma xui quỉ khiến thế nào tôi lại tới đúng công ty của bạn anh, tôi hoàn toàn không muốn gặp anh trong tình cảnh này nhưng đây là lối đi duy nhất để ra thang máy, tôi giả vờ quay lại bàn tiếp tân gần đó để cặm cụi ghi vài con số vô nghĩa trong sổ, hi vọng Thành sẽ rời đi trước khi tôi ra ngoài.

-À, nhà may đợt mày giới thiệu đó, hôm nay nhân viên bên đó đang sang lấy số đo, mày có muốn may luôn áo đồng phục bên tao không?

Tôi giật nảy mình khi nghe tiếng bạn anh hỏi thế, lúc đó vẫn tin là Thành sẽ từ chối, thứ nhất vì bạn anh nói “nhân viên” bên nhà may, tôi biết thừa Thành sẽ không để ai khác ngoài cô Lâm may đồ cả, hơn nữa trước giờ tôi thấy cô Lâm cứ theo số đo củ của anh mà may chứ không phải đo lại. Thứ hai là bạn anh đang rủ may đồng phục của công ty này, Thành may đồng phục của công ty này làm gì, nghĩ thế nên tôi cũng yên tâm phần nào, ai ngờ trống ngực còn chưa kịp bình thường thì đã nghe anh thản nhiên đáp:

-May.

-Phải thế chứ, tao qui định cho nhân viên sau này đi ăn uống gì cũng phải mặc đồng phục công ty, lúc đó nếu rủ mày đi chung thì mày cũng mặc luôn cho đỡ lạc quẻ, tiện quảng bá hình ảnh cho tao luôn.

Tiếng anh gắt gỏng:

-Mày nói nhiều quá.

-Cái thằng này, mất cả hứng. Nhi ơi, em gọi giúp anh bạn bên nhà may lúc nãy với.

Tôi hít một hơi dài, bình tĩnh đưa tay đẩy cửa bước ra, tôi gật đầu chào hai người họ nhưng không nhìn còn anh thì vẫn ngồi yên trên ghế. Người bạn đó của anh không biết tôi nên vẫn nhiệt tình giới thiệu:

-Đây là thằng bạn anh, nó vốn khó ưa khó chịu, anh cũng chỉ định rủ chơi thôi ai ngờ nó gật đầu thiệt, em đo cho nó dùm anh , mai mốt may nhớ may đồ nó kỹ gấp ba lần đồ của anh nhé.

Nói xong quay sang Thành gắt:

-Mày có may không, nhanh đứng lên cho người ta đo.

Thành chậm rãi đứng dậy bước tới trước mặt tôi, từ đầu tới cuối không hé răng nói nửa câu, trong ánh mắt sâu thăm thẳm tựa biển khơi thoáng một chút day dứt rồi nhanh chóng bình thản như thường, hình như anh không có vẻ gì ngạc nhiên với sự xuất hiện của tôi ở đây cả.

Tôi cũng nghĩ mình đã quên được anh, quên không phải vì không còn yêu mà là vì mỗi giây phút đều tự nhắc mình không nhớ đến anh nữa, cũng vì bận rộn quá nên không còn thời gian để nghĩ tới, tôi đã nghĩ mình quên được anh cho tới lúc này, khi vòng tay qua ngực anh để đo, vô tình chạm vào da thịt anh, khi mùi nước hoa quen thuộc xộc vào mũi tôi, khi gần anh tới mức nghe được cả tiếng thở của anh tôi mới nhận ra hóa ra mình cũng chỉ tầm thường đến thế.

Tôi từng may áo cho anh, từng mân mê từng đường kim mũi chỉ, từng nhớ từng chi tiết anh sẽ thích hoặc không thích nên dĩ nhiên cũng không quên số đo của anh, tôi nhớ từng minlimet, chỉ là lúc đó bàn tay tôi đã vô thức dừng lại thật lâu nơi vòng eo anh. Anh gầy hơn, nhớ tới lời chị Hoài nói hôm trước tôi chợt thấy mình đau lòng một chút.

Người tưởng xa vạn dặm lại đứng trước mặt, nỗi nhớ tưởng chìm sâu trong lòng lại trở về, tôi cảm tưởng đau đớn của một đời cũng chỉ đến thế mà thôi, nhớ thương của một đời cũng chỉ như giây phút này mà thôi, người đàn ông của tôi, ba của con tôi, trong một khoảng khắc nào đó trái tim tôi đã yếu đuối tới mức muốn ôm anh một cái nhưng chút lí trí cuối cùng đã kéo tôi về với thực tại, anh với tôi mãi mãi không phải là những người đi chung một con đường, tôi cắn chặt môi, dứt khoát rời tay khỏi cơ thể anh, từ đầu đến cuối giữa hai chúng tôi vẫn chỉ là một khoảng im lặng, hệt như ngày đó anh đã im lặng đứng nhìn tôi rời đi.

Tôi đã không nói với cô Lâm trong số những chiếc áo tôi đo có cả áo của Thành, tôi đã tranh thủ chút thời gian còn ở lại để may áo cho anh, lúc đó tôi đã cố xem như anh cũng chỉ là một người khách bình thường như những người khác, một người xa lạ may áo cho một người xa lạ.

Trước khi về quê tôi đã suy nghĩ rất lâu, dù sao tôi cũng gặp Thành rồi nên tôi thật lòng muốn tới thăm bố chồng nhưng nghĩ tới những gì mình đã làm hôm đó tôi lại không có đủ can đảm để đối diện với ông, càng không có đủ can đảm để đối diện với mẹ anh. Con người thật lạ, điều gì càng không làm được lại càng trăn trở, dù nghĩ tới nghĩ lui nhưng đến cuối cùng tôi lại đón xe tới trước cổng nhà anh. Căn vườn rộng thênh thang không còn sáng đèn như ngày trước nữa, buồn, vắng vẻ và hiu hắt đến lạ.

Thật ra lúc đó tâm can tôi giằng xé giữ dội, nửa muốn nói cho bố mẹ biết về sự tồn tại của Gạo, biết đâu Gạo sẽ giúp cho bố chồng nhanh bình phục hơn? Nửa lại nghĩ về ánh mất thất vọng ngày đó của bố mẹ, tôi sợ bố mẹ vẫn chưa tha thứ cho mình. Chỉ là lúc chưa kịp làm gì cả thì đã giật mình khi thấy bóng Thành đứng ngay trước mắt, tôi không biết anh đã đứng đó từ lúc nào, chỉ biết khi tôi ngẩng lên thì anh đã hút hết gần nửa điếu thuốc. Anh đứng tựa lưng vào xe, một tay đút vào túi quần, tay kia cầm điếu thuốc, ánh mắt sâu thăm thẳm đau đớn nhìn tôi.

Tôi nuốt khan một ngụm nước bọt rồi tiến về phía anh:

-Em nghe nói bố bị bệnh, giờ bố đỡ chưa?

-Sao không vào?

Im lặng một lát tôi trả lời anh:

-Em nghĩ nhìn thấy em bố sẽ nghĩ tới một vài chuyện không vui nên tốt nhất là không vào.

-Thế tới đây làm gì?

Tôi cũng không biết mình tới để làm gì cả nên chỉ im lặng thở dài, chút thời gian ít ỏi nặng nề chậm chạp trôi qua, tôi với anh vốn không có chuyện gì để nói cả, bây giờ gặp lại lại càng không có gì để nói. Anh cũng không hỏi thêm gì, chúng tôi cứ thế đứng tựa vào xe mỗi người theo đuổi một dòng suy nghĩ riêng, với tôi mà nói, thời gian đúng là liều thuốc nhiệm màu để tôi có thể bình tâm hơn khi đối diện với anh, dù trong lòng từng đợt sóng đang tuôn trào thì bên ngoài tôi cũng không hề có một chút giao động. Anh ném điếu thuốc xuống đất rồi di di bàn chân lên đốm sáng yếu ớt còn sót lại, trong đêm tối hình như tôi nghe tiếng anh hít một hơi nặng nề rồi quay sang nói với tôi:

-Lên xe đi, anh đưa em về.

Tôi không biết là chúng tôi đã đứng ở đây lâu đến thế, lâu đến mức khi nghe anh nói tôi mới sực nhận ra hình như đường phố đã bớt tấp nập hơn, ban đầu tôi muốn đi bộ một chút cho thoải mái nhưng lúc này cũng không có lý do gì để từ chối lời đề nghị của anh cả, tôi bước lên xe ngồi ở hàng ghế sau, tôi không muốn mình quá gần với anh, không muốn thứ cảm giác thân thuộc đó cứ hiện hữu mãi. Anh chầm chậm lái xe, chỗ cũ vẫn treo lọ tinh dầu quế giống ngày đó, thế nhưng hôm nay tôi không có cảm giác dễ chịu như ngày trước, l*иg ngực ngược lại còn nặng nề đến nghẹt thở, lọ tinh dầu tòng teng lắc lư theo từng chuyển động của chiếc xe, tôi lẳng lặng quay đầu ra ngoài cửa để không phải nhìn thấy nó.

-Bố qua cơn nguy kịch nhưng giờ đi lại khó khăn nên lúc nào cũng phải có mẹ ở bên cạnh để chăm sóc.

Anh đột ngột lên tiếng phá tan bầu không khí nặng nề. Tôi vẫn hướng mắt mình ra ngoài dòng xe xuôi ngược trên phố chậm rãi nói:

-Em không biết bố bệnh, hôm trước vào đây mới nghe chị Hoài nói.

-Ừ, cũng không nhiều người biết.

Chúng tôi nói thêm mấy câu, cũng chỉ xoay quanh bệnh tình của bố anh rồi im lặng mãi tới lúc gần về tới nhà anh mới cất tiếng hỏi:

-Khi nào em về?

-Cỡ hai ngày nữa em về anh ạ.

Tôi phải về vì ngoài đó đang có con của anh đợi tôi.

Anh ngoái đầu lại nhìn tôi một chút, ánh mắt sâu thăm thẳm gợn một chút đau lòng, một chút hoang hoải, tôi thấy trái tim mình nóng ran lên như có trăm ngàn vạn tia lửa đốt nên cố bước khỏi xe thật nhanh, giây cuối cùng hình như tôi thấy cánh tay anh khẽ nâng lên một cái rồi chầm chậm rơi xuống. Tôi không đủ can đảm để nhìn về phía anh thêm một lần nào nữa, tôi sợ mình sẽ nhớ đến Gạo khi nghĩ tới anh, tôi sợ mình sẽ vô tình hình dung ra từng đường nét của anh trên khuôn mặt bé bỏng của con, thế nên dù cả tối hôm đó trằn trọc không ngủ được, dù khi đứng trước cửa sổ đã hàng trăm lần tôi đưa tay định mở cửa nhìn ra ngoài nhưng cuối cùng cánh cửa vẫn im lìm, vì thế tôi đã không biết rằng anh đã ở đó rất lâu, lâu hơn cả khi tôi đứng ở cổng nhà anh trước đó. Rốt cuộc thì đời người đau lòng nhất vẫn là nhớ nhung nhưng không dám nói, gặp người trước mặt nhưng không thể chạm tay đến, rốt cuộc là như thế.