"Ta đương xem sách, vừa khi xem hết tam thập lục kế nên ta dừng lại suy nghĩ, chẳng biết sao lại thành thất thần”. Chàng trai thật thà đáp, hắn khẽ cử động chân tính đổi tư thế ngồi chợt thấy 2 đùi đau nhức mới hoảng hồn nhìn xuống, 2 bên đùi đã bị đâm tơi tả rướm máu. Hắn hét lên: “A...chuyện gì thế này, sao ta lại bị thương”.
Nhìn phản ứng của hắn, Hưng Đạo Vương cười cười trỏ về phía đoàn người của mình nói: “chúng ta có việc đi ngang qua làng này, đến đây gặp ngươi ngồi đan sọt cản lối”. Nói đoạn, ngài lại chỉ tay vào tên lính nhận vẫn đương cầm giáo đứng cạnh đó: “hắn, ban nãy gọi ngươi mãi không thấy trả lời, bèn y lệnh lấy giáo đâm ngươi nhưng ngươi xem, hồn vía ngươi lúc đó đi đấu rồi mà để người ta đâm nát 2 đùi vẫn không phản ứng”.
Chàng thanh niên nhìn theo tay chỉ, sững sờ nhìn đoàn người ngựa, nhận ra là quan binh, hắn vội vã đổi sang thế quỳ, chắp tay nói với Hưng Đạo Vương: “là tiểu dân sơ ý, ngồi cản lối đi. Xin tướng quân tha tội”.
Nói xong, y vội vã thu dọn đồ để vào trong sân, vừa dọn y vừa thanh minh: “thật có lỗi với quan binh, nhà tiểu dân ngay mặt đường, mà giờ này trong sân không có gió nên tiểu dân mới bày đồ ra đường để làm việc hóng chút gió mát ngày hè, bình thường nơi này cũng hiếm khi có xe qua lại, thành ra tiểu dân chủ quan”.
"Không sao đâu”. Hưng Đạo Vương mỉm cười, trả lời. Ngài thấy tư chất của chàng thanh niên không tầm thường nên muốn biết thêm về hắn. Hưng Đạo Vương hỏi: “ngươi tên gì, nhà có những ai”
“Dạ, tiểu dân tên Phạm Ngũ Lão. Trên còn cha mẹ. Hôm nay ngoài làng có việc nên cha mẹ tiểu dân đi dự rồi ạ”. Phạm Ngũ Lão trả lời.
Hưng Đạo Vương phất tay ra hiệu cho 1 tên lính mang đồ sơ cứu đến để xử lý vết thương cho Phạm Ngũ Lão.
Vừa chờ Phạm Ngũ Lão băng bó, ngài lại hỏi chuyện hắn: “ban nãy ngươi nói, đọc hết tam thập lục kế rồi dừng lại suy nghĩ, ngươi có thể nói cho ta biết ngươi lúc đó đang nghĩ gì được không”.
Phạm Ngũ Lão thưa: “sau khi đọc xong tam thập lục kế, tiểu nhân ngẫm lại tổng thể thấy tam thập lục kế này là do Tôn tử đúc rút lại kinh nghiệm dùng quân trị quốc qua các trận chiến, các thời đại mà cô đọng thành các tên kế như : dương đông kích tây, điệu hổ ly sơn, nhất tiễn song điêu... kì thật các kế này không phải do Tôn Tẫn nghĩ ra, ông ấy chỉ là đặt tên cho kế mà thôi. Hơn nữa tiểu nhân từng đọc nhiều sách sử, phát hiện các trận chiến đều là sử dụng liên hoàn kế, kế trong kế, không có bất cứ kế sách nào được dùng riêng rẽ mà thành công. Hầu hết đều sẽ dùng tối thiểu 2 đến 3 kế 1 lúc, l*иg ghép lại khéo léo mà tạo thành cục”.
Được nói chuyện với người về binh pháp như gặp được tri kỉ, Phạm Ngũ Lão hăng hái hẳn lên, đoạn y nói tiếp:
“Ví như về quân sự trong chiến tranh thời Tần, chư hầu phân tranh, Trương Nghi nổi tiếng với Sấn hỏa đả kiếp (theo lửa mà hành động) giúp nhà Tần bình định 6 nước thống nhất giang sơn, kì thật đúng ra ông ta áp dụng liên hoàn kế, vừa có Sấn hỏa đả kiếp (theo lửa mà hành động), vừa có Vô trung sinh hữu (biến không thành có), Tiên phát chế nhân (ra tay trước để chế phục đối phương), Đả thảo kinh xà ( đập cỏ mà dọa rắn sợ), khích tướng (chọc tướng giặc nổi giận)...1 mình ông ta dùng 3 tấc lưỡi mà dối Tề, lừa Triệu, dọa Ngụy, thuyết Yên, bịp Sở.
Còn về trị quốc sau khi lập nước, để củng cố cơ nghiệp Lưu Bang sử dụng kế Di thể giá họa (dùng vật gì để vu khống người ta), Quá kiều trừu bản (qua cầu phá cầu), y không ngại miệng lưỡi thế gian mà lật mặt, đổi thái độ, chém Hàn Tín, Bành Việt, Anh bố, bắt bỏ tù Tiêu Hà, Trần Hy, Phàn Khoái... bất cứ bề tôi nào y thấy nghi ngờ đều gϊếŧ sạch. Trương Lương cũng vì thế mà sợ hãi trốn đi”.
“Đúng, nhà ngươi nhận xét rất đúng, kế vốn dĩ thời nào cũng có, chỉ là không có ai tổng hợp, tóm lược từng phương pháp để đặt tên mà thôi”. Hưng Đạo Vương vuốt râu hài lòng nói. Ngài lại hỏi Phạm Ngũ Lão: “Ví dụ ngươi đưa ra rất khá, ngươi có vẻ thông thạo sử Hoa Hạ, còn lịch sử người Việt mình, xét các triều đại đổi thay, ngươi có kiến giải gì không?”.
Phạm Ngũ Lão trả lời, dù y sĩ đang xử lý vết thương chằng chịt 2 chân mà y vẫn không nhíu mày 1 cái, giọng điệu không bị thay đổi: “thưa tướng quân, thời nhà Triệu, An Dương Vương có nỏ thần bắn 1 lần cả trăm mũi tên khiến quân Triệu 3 lần công thành không được, Triệu Vũ Đế Triệu Đà khi đó đã dùng Phản gián cùng Mỹ nhân kế đưa con trai là Trọng Thủy sang làm rể Âu Lạc, trước Trọng Thủy dùng sắc, tài mê hoặc Mỵ Châu, sau hắn dùng 3 tấc lưỡi để có được lòng tin, mua chuộc quan quân để tìm cách phá hoại nỏ thần cũng như thu thập tình báo. Phá Âu Lạc từ bên trong mà chiếm đất lập ra Nam Việt.
Thời nhà Đinh, Đinh Bộ Lĩnh lúc ấy còn trong khe núi, bị anh em Ngô Văn Xương bao vây, quân Ngô dùng chính con trai Đinh Liễn của Đinh Bộ Lĩnh treo lên cây làm con tin, lúc đó ngài ấy dùng Ám độ trần sương – dám đi con đường mà không ai ngờ, cho quân bắn chết Đinh Liễn để Phản khách vi chủ (đảo khách thành chủ) giành lại thế chủ động trong trận chiến.