Chương 40: Theo dấu Đức Thánh Trần 9

Vua Trần Thái Tông mở lời: “các ái khanh, buổi chầu hôm nay trẫm cho triệu tập các khanh không giống với thông thường. Như các khanh đã biết, gần đây Tây Hạ rồi Đại Lí và nhiều nước chư hầu đều bị bại trận, đầu hàng quân Mông Cổ, nay nước Đại Nguyên đã lập, quân Nguyên rục rịch chuẩn bị tấn công Đại Việt ta. Trẫm muốn cùng các khanh thương lượng đối sách kháng Nguyên. Các khanh ai có chủ trương gì mạnh dạn tâu lên cho trẫm cùng các chúng thần xem xét.”

1 vị quan văn đứng ra nói: “ tâu thánh thượng, theo thần thấy chúng ta nên chủ hòa, chủ động đem vật phẩm sang Đại Nguyên cống nạp xưng thần, như thế vừa đảm bảo quân ta tránh được thiệt hại, dân ta sẽ bớt đi khổ cực vì chiến tranh. Đại Nguyên hiện tại vô cùng lớn mạnh, nuốt chửng cả các nước lớn như Liêu, Kim, Tây Hạ, Đại Lí, trong khi nước ta quá nhỏ yếu, nếu chủ chiến e rằng thương tổn không thể hạn lượng”.

"Hắn là Triệu Chí Thành, quan văn hàng nhất phẩm” , Tần Thần tranh thủ nói với ta về viên quan vừa ra ý kiến chủ hòa.

“Lại là họ Triệu” ta càu nhàu.

“Sao thế” Trần Thần hỏi.

“À, năm xưa, thời An Dương Vương, trong triều cũng có 1 gã họ Triệu, hắn vốn là người Hoa Hạ cài sang nước ta phá rối từ bên trong, trở thành bàn đạp để Triệu Đà nhân cơ hội chiếm đất Âu Lạc lập ra nước Nam Việt. Dù thời sau này chúng ta công nhận Triệu Vũ Đế Triệu Đà khai sinh ra nước ta hoàn chỉnh, cơ mà ta vẫn ác cảm với gian thần họ Triệu. Tên này cũng không phải là gian thần đấy chứ”. Ta giải thích với Trần Thần. Hắn khẽ hừ 1 tiếng: “ hừ, có thể lắm. Mà nghe giọng điệu vì nước vì dân, không có chỗ hở”. Lúc chúng ta đang trao đổi, cũng có lác đác mấy vị đứng ra đồng ý với họ Triệu chủ hòa.

Lúc này, Thái sư Trần Thủ Độ mới lên tiếng: "thánh thượng, chủ hòa là không thể, chưa đánh đã hàng còn đâu tôn nghiêm dân tộc. Nước ta dù bị đô hộ cả nghìn năm dân ta vẫn kiên cường đứng lên tìm cách giành lại độc lập chủ quyền. Nay đến đời chúng ta mới nghe tiếng gió đã vội vàng quỳ gối xin hàng, thử hỏi làm sao xứng với tổ tiên. Ngày sau thác xuống xin hỏi các vị chủ hòa ở đây còn dám gặp mặt các anh hùng 1 thời gìn giữ nước hay chăng”.

Cả điện chìm vào yên lặng. Dù Thái sư mang tiếng thất học võ biền, nhưng mỗi lời đưa ra lại chọc đúng tâm can từng người. Không khí ngưng đọng 1 lát sau, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cũng lên tiếng: “Muôn tâu thánh thượng, thần thấy thái sư nói không sai. Chưa đánh đã xin hàng còn đâu tự tôn dân tộc. Thần nhận chức trách thu thập quân lương là để nuôi quân đánh trận, gìn giữ biên giới, chủ quyền lãnh thổ Đại Việt, không phải để ngày nay dâng lên Đế quốc thành lương thực cho chúng, quân ta cũng không phải đào tạo là để ngày sau thành lính viễn chinh cho khát vọng chinh phục thế giới của quân Nguyên Mông. Trận này nhất định phải đánh”.



Nhà vua gật đầu hài lòng: “Thái sư, Hưng Đạo Vương đều nói chí phải, rất hợp ý trẫm, tôn nghiêm Đại Việt không thể bị chà đạp, trận này nhất định PHẢI đánh. Các ái khanh có kế sách gì không”. Nói đoạn, vua nhìn xuống các quần thần hết 1 lượt vẻ chờ đợi.

Chúng thần nhìn nhau, 1 võ tướng đứng ra nói: “tâu thánh thượng, việc cấp bách hiện tại là phải gấp rút tuyển thêm quân lính, đào tạo để đưa ra chiến trường gϊếŧ địch, nam đinh khắp nơi cũng đã bắt đầu đăng kí nhập ngũ, song, chúng ta chưa dự liệu được liệu Nguyên Mông sẽ cử sang bao nhiêu quân chinh phạt nước ta. Lương thực cũng cần tăng thêm tích trữ đủ để quân ta chi dùng trong thời gian tối thiểu 1 năm. Xin hỏi Hưng Đạo Vương, kho lương ngài tích trữ có đủ cho 5-60 vạn quân dùng không”.

Trần Quốc Tuấn trả lời, “Lương tướng có thể yên tâm, ta chịu trách nhiệm hơn 10 năm có lẻ việc tích trữ điều chuyển quân lương, hiện tại các kho lương trong cả nước đều đầy ắp, đủ chi dụng cho 5, 60 vạn quân trường kì đánh giặc. Hiện dân chúng khắp nơi sau khi biết nguy cơ chiến tranh cận kề cũng đã chủ động xuất lương hiến cho quân đội, chúng ta cũng đã tiến hành lập thêm kho lương để tiếp nhận từ dân chúng”.

"Tốt, tốt lắm. Quân dân đoàn kết trận này dù khó khăn trẫm cũng vẫn có lòng tin chúng ta sẽ thắng”. Trần Thái Tông mỉm cười, vuốt râu.

“Thánh thượng, nếu đã quyết chủ chiến, thần nguyện ý dẫn quân đánh giặc.” Thái sư nói.

Các võ quan cùng tâu: “chúng thần nguyện ý dẫn quân đánh giặc”.

“Được, rất tốt. Trẫm sẽ tự mình dẫn quân đánh tiên phong nâng cao sĩ khí quân ta. Hiện tại chúng ta cần gấp rút họp bàn xác định các điểm chủ chốt xây dựng phòng tuyến chống địch.” Trần Thái Tông vui mừng lên tiếng.