Chương 7: Câu chuyện ở cổ nhai

Kiếp trước có lẽ thật sự có ảnh hưởng tới kiếp này.

Đây mới là lần thứ hai Cung Mặc tới Miêu trại, trước đây cũng chưa từng tiếp xúc với thảo dược, nhưng khi trở về, anh lại hái đầy giỏ thảo dược.

Có vẻ anh đã điều chỉnh lại tâm trạng, khi nhìn tôi, anh không còn giống khi nãy.

Bà ngoại bảo dẫn tôi đến cổ nhai, ở đó sẽ kể cho chúng tôi biết mọi chuyện.

Nhưng cổ nhai ở sâu trong núi, chỉ có sáng sớm mới xuất hiện.

Vậy nên chúng tôi ở nhà sàn nghỉ ngơi một đêm, rạng sáng hôm sau bắt đầu vào núi.

1

Buổi chiều chúng tôi không hề rảnh rỗi, bà ngoại và Long Thất gia chuẩn bị cổ trùng để ứng phó Cung Đại và Cố Thành sớm muộn gì cũng đến.

Tôi dùng gạo nếp làm bánh và một số đồ cúng.

Mỗi lần về thăm bà ngoại, bà đều nhờ tôi làm việc này, còn dẫn tôi đến phía đông trại để cúng cây hòe ngàn năm tuổi.

Thân cây hòe kia có một hốc rỗng, một người lớn có thể bò vào.

Khi tôi còn nhỏ, bà thường hay nói tôi sinh ra từ gốc cây.

Lúc đó tôi tin thật, khóc lóc nói mình không phải sinh ra từ cái cây.

Mãi đến khi lớn lên, tôi mới biết ai cũng có bố có mẹ, hơn nữa bố mẹ cũng thường xuyên đến thăm tôi nên tôi biết bà chỉ lừa mình.

Nhưng chuyện hiến tế cây hòe, lần nào đến tôi đều phải làm.

Tôi hỏi tại sao thì bà chỉ cười nói: "Cháu do cây hòe sinh ra."

Lần nào cũng như vậy, sau này tôi không hỏi nữa.

Chạng vạng, tôi và bà ngoại gánh gùi đến tế cây hòe.

Không biết tại sao bà ngoại lại gọi cả Cung Mặc.

Long Thất gia ở lại canh nhà, đề phòng Cung Đại tới.

Cây hòe tuy rỗng ruột nhưng cành lá vẫn tươi tốt.

Tôi bày bánh và đồ cúng chỗ rễ cây, sau đó cùng bà ngoại đốt giấy.

Bà ngoại lẩm bẩm gì đó bằng tiếng Miêu, có lẽ là cầu mong phù hộ.

Nhưng lần này không biết vì sao, trời đang đứng gió, cây hòe lại phát ra tiếng xào xạc.

Cung Mặc nghi ngờ duỗi tay vuốt ve thân cây rồi dần tiến vào cái hốc, sau đó anh đột nhiên lùi lại, hỏi bà nội: "Đây là cổ sao?"

"Gì cơ?" Tôi đang đốt giấy, sững sờ một lúc mới sực tỉnh.

Bà ngoại từ dạy tôi vạn vật đều là cổ, cỏ cây là mộc cổ, ngay cả con người cũng là cổ.

Ví dụ như cụm từ "chọn lọc tự nhiên" (*), đó chẳng là đạo lý cơ bản nhất trong việc nuôi cổ sao?

(*) Từ gốc là vật cạnh thiên trạch (物竞天择), có nghĩa là vật đổi sao dời, kẻ thích ứng được thì sống

Ở xã hội hiện đại bây giờ, để mang thai những con tϊиɧ ŧяùиɠ phải cạnh tranh với nhau, đi học cũng cạ,nh tr,anh, sau này đi làm rồi cũng cạnh tranh để kiếm nhiều ti,ền và có địa vị. Đó chẳng phải là cuộc gϊếŧ chóc không thấy m,áu sao?

Nói thẳng ra thì đó là một loại cổ thuật.

Nếu một cái cây mọc lên thì cỏ bên dưới sẽ bị che bóng.

Thân cây lớn như vậy, chưa tính rễ cây sâu cỡ nào, cành lá xum xuê xòe ra rất rộng, dưới bóng cây không có một ngọn cỏ nào, có thể xem như cổ.

Nhưng sau khi chạm vào, Cung Mặc lại nhìn tôi với vẻ mặt nghiêm túc.

Bà ngoại ở bên tưới rượu nếp vào gốc gây hòe, cười nói: "Mộng tình cổ quay về với chủ cũ, cậu đã nhớ ra vài chuyện đúng không? Có nhận ra không?"

"Cảm giác rất quen thuộc."

Cung Mặc tựa vào thân cây, sau đó chui vào trong hốc, nhắm mắt lại để cảm nhân.

Bà ngoại quay sang nói với tôi: "Đã bảo cháu sinh ra từ cái cây này mà cháu không tin."

"Bà lại gạt cháu, cháu không còn là con nít nữa."

Tôi vừa dứt lời, Cung Mặc đột nhiên mở mắt nhìn thẳng về phía tôi, trong ánh mắt tràn ngập sự đau xót.

Nhưng ngay giây sau anh đã quay đầu đi.

Có lẽ mộng tình cổ đã khiến anh nhớ lại ký ức ngày xưa.

Cổ là thật, nó ở trong cơ thể tôi chỉ tạo ra những giấc mơ kỳ lạ kia, nhưng khi ở trong người Cung Mặc thì sẽ khác.

Hiến tế xong, Cung Mặc không ở lại lâu mà về nhà sàn ăn tối.

Trước khi đi, anh cắt vào lòng bàn tay, vẩy m,áu thành vòng tròn quanh gốc cây hòe như cái cách bà tưới r,ượu nếp.

Bà ngoại chờ anh hoàn thành mới lấy thuốc cầm m,áu cho anh.

Tôi bắt đầu có cảm giác có gì đó không ổn.

Chỉ sợ những câu vui đùa của bà không phải trêu ghẹo.

Hoàn cảnh bây giờ khiến tôi có cảm giác bình yên trước khi cơn bão ập tới.

2

Về đến nhà sàn, Long Thất gia đã nấu cơm xong.

Có thịt ba chỉ ba chỉ xào, rau muống luộc và một nồi canh gà thơm lừng.

Tuy bình dân nhưng lại đủ sắc đủ vị.

Đừng nói là tôi, ngay cả Cung Mặc cũng ăn rất ngon miệng.

Long Thất gia kiêu ngạo: "Cháo ếch mà bà của cô làm là học từ tối đấy! Sau này cô muốn thì tôi làm cho cô ăn."

Nói tới đây, ông ấy chớp mắt với bà ngoại mấy cái.

Bất cứ ai có con mắt tinh tường đều nhận ra tấm lòng ông ấy dành cho bà ngoại.

"Ông chỉ có biết ăn, trừ ăn ra thì ông làm được gì hả! Lại đây, chuẩn bị đồ ngày mai đến cổ nhai đi!" Thấy ông ta như vậy, bà ngoại quát.

Long Thất gia bật cười, cầm tẩu thuốc gõ nhẹ vào vai Cung Mặc rồi rời đi.

Chỉ còn lại tôi và Cung Mặc ngồi bên mép nhà sàn nhìn mây đỏ bay qua dãy núi phía xa, khói bay lên từ bếp và đàn trâu được chủ dắt về.

Chim tước cũng ríu rít về rừng.

Mọi thứ bình yên đến nỗi làm dịu trái tim.

Cung Mặc nhìn tôi: "Đồ Miêu rất hợp với em."

Chiếc váy Miêu tôi đang mặc là của bà ngoại, là đồ Miêu chính tông.

Phần đáy là vải lanh màu xanh có thêu chim bướm và hoa.

Phần trung tâm mang tông bạc đơn giản và trang nhã.

Đồ Miêu dù là phần váy hay trang sức đính bên trên đều vô cùng tinh tế, mỗi một bộ đều có thể dùng làm vật gia truyền.

Bà ngoại có hai tủ lớn, đây là bộ đồ tối giản nhất, nhưng chỉ riêng trang sức đính kèm bên trên thôi đã nặng mấy ký.

Ngày xưa khi còn ở Miêu trại, tôi rất thích mặc đồ Miêu vì tiếng leng keng của các món trang sức, những sợi chỉ dùng để thêu trên đồ Miêu còn có thể phản chiếu lại ánh sáng mặt trời.

Tiếc là đến năm sáu bảy tuổi, vì tôi cứ gặp ác mộng liên miên, sốt cao không lùi, bà ngoại chỉ đành để bố mẹ đưa tôi lên thành phố.

Bây giờ nghĩ lại khi đó chắc còn ẩn tình khác.

"Cảm ơn." Tôi đưa dòng suy nghĩ về thực tại, gật đầu với Cung Mặc.

Từ sau buổi tham hoan ấy, ánh mắt sâu thẳm của anh càng chất chứa nhiều điều.

Trước đây anh là người nhẫn nại, sâu sắc và biết kiềm nén, bây giờ tất cả cảm xúc đều như bộc lộ hết ra khiến tôi không dám nhìn thẳng.

Tôi vội đứng dậy: "Ngay mai phải lên đường sớm, tôi đi ngủ trước đây."

Cung Mặc tựa lưng vào cột, cười khổ: "Anh đã thương lượng với Ca bà rồi, đợi ngày mai đến cổ nhai nói chuyện của kiếp trước xong, sau khi về nếu em muốn bỏ đứa bé này thì bỏ, những việc khác em không cần xen vào, anh sẽ giải quyết. Đợi việc này kết thúc, anh cũng về lại nước ngoài, chuyện xảy ra ở đây với anh cũng sẽ như một giấc mơ vậy."

Khi lên lầu, tôi nghe có tiếng sáo bầu ở tầng dưới.

Giai điệu vui tươi nhí nhảnh, dù thổi bằng tiếng sáo bầu cũng không hề thấy buồn thảm hay cô đơn, ngược lại còn khiến người ta như nhìn thấy trăng sáng mùa hè.

Đó là giai điệu mà các thanh niên trong trại dùng để thể hiện tình cảm với cô gái mình yêu.

Theo phong tục, chỉ cần chàng trai đó đứng trước nhà cô gái thổi một đêm, hai người muốn thế nào thì sẽ thế đó.

Tôi nằm trên giường, nhẹ nhàng xoa bụng rồi nhắm mắt lại.

3

3 giờ sáng mọi người thức dậy cùng đến cổ nhai, tôi không phải cầm gì cả, nhưng Cung Mặc và Long Thất gia ai nấy đều gánh một cái gùi lớn.

Bà ngoại đeo túi hương cho tôi, hỏi: "Tỉnh ngủ chưa? Có thấy chỗ nào không khỏe không? Cần bà cõng cháu không?"

Tôi đã gần ba mươi rồi nhưng trong mắt bà tôi mãi mãi chỉ là đứa bé ba tuổi.

Chúng tôi vào núi, đi xuyên qua sương mù.

Rừng cây ở Tương Tây rất nhiều chướng khí nên cả chặng đường luôn là Long thất gia đi đầu. Ông ấy hút thuốc rồi nhả khói về phía trước, sương mù dần xua tan.

Cả đoạn đường này, Cung Mặc cứ căng thẳng nhìn tôi.

Đi bộ ba bốn tiếng, tôi cứ tưởng cổ nhai sẽ là một vách đá lớn nhưng không ngờ đó lại là một khu rừng rậm rạp.

Tất cả cây cối xung quanh đều bị chặt ngọn và treo nguyên đầu lâu trâu ở trên, trên cây thậm chí còn treo ngũ độc và đủ loại vải loại vải thêu của người Miêu.

Những dây leo già như dây thừng dẫn từ cây này sang cây khác tạo thành một hàng rào khổng lồ bao quanh khu rừng kỳ bí.

Long Thất gia cất tẩu thuốc, lấy ra một con gà trống còn sống trong gùi, trực tiếp bẻ cổ nó.

Con gà chưa kịp gáy lên, nó đập cánh dữ dội trong không trung, má,u chảy ào ào, sau một lúc thì rơi xuống bất động.

Bà ngoại ở bên niệm chú.

Tôi còn đang tò mò đây là kiểu hiến tế gì thì khi con gà kia co giật hai cái rồi bất động, tất cả sương mù trong rừng đều lao về phía nó.

Một lúc sau, sương mù dày đặc vây quanh nó như sữa, không biết bên trong đang xảy ra chuyện gì.

"Nó là cổ gà, Long Thất gia nuôi nó để ăn cổ trùng, nó không bao giờ kêu, chỉ ăn vật có độc." Thấy tôi lo lắng, Cung Mặc thì thầm giải thích cho tôi nghe, "Cổ gà này dùng để hiến tế cổ trùng trong chướng khí của khu rừng."

Dùng độc trùng nuôi gà, sau đó dùng gà đút cổ.

Theo đặc tính nuôi cổ thì cổ trúng ở nơi đầy chướng khí không thể nhìn thấy này lợi hại đến mức nào đây?

Quả nhiên khi sương mù tan đi, con gà nằm dưới đất đã biến mất, chỉ còn lông gà.

"Được rồi." Long Thất gia thở dài, nắm chặt gùi trên lưng, nói với Cung Mặc, "Mộng tình cổ không còn trong người Vân Phàm, kim tằm cổ bản mệnh thì bị A Đại cướp đi, cậu chú ý cô ấy một chút."

Sau đó ông nói với bà ngoại: "Quy tắc cũ, tôi mở đường, bà cản phía sau."

Thật sự rất nguy hiểm sao?

Không phải nói chỉ kể câu chuyện của kiếp trước à?

Vậy tại sao phải đến nơi nguy hiểm như thế?

Tôi còn chưa kịp nghĩ nhiều, Long Thất gia đã cầm gậy kiểm tra tình hình lông gà, bên dưới ngay cả bộ xương cũng không có, chỉ còn một đống cặn bã vụn nát như đá hồng.

Ngay cả tủy cũng bị ăn sạch!

"Quả nhiên lợi hại." Long Thất gia thở dài, tiếp tục hút thuốc.

Khi bước vào khu rừng, sương mù dày đến nổi không thể nhìn thấy năm đầu ngón tay của mình, tất cả cây cối đều được bao phủ bởi rêu xanh.

Thỉnh thoảng lại có những con bọ màu sắc rực rỡ kỳ lạ bò ra hoặc cóc có mặt người và cái miệng trên lưng, rắn hai đầu màu tím màu lục, thậm chí có những con nhện phát ra tiếng khóc.

Ngoài ra trên những đám rêu còn có lũ đỉa dài bằng cây đũa với những đường vân vàng trên lưng.

Long Thất gia vừa nhả khói để xua đuổi chúng, vừa cầm gậy gạt mạng nhện ra.

Bà ngoại đi sau cùng cầm chuông đồng niệm chú.

Cứ tưởng phải đi thêm một đoạn đường khá dài thì mới đi được mười phút, Long Thất gia đã dừng lại trước một cái hố lớn: "Tới nơi rồi."

Đó là một cái động tự nhiên, không biết sâu bao nhiêu, bên dưới toàn là sương mù, chỉ nhìn nước rỉ ra từ vách đá dưới chân là có thể biết bên đó ẩm ướt thế nào.

Chỗ Long Thất gia đứng có mấy bậc thang do con người làm.

Lần này ông ấy không đi đầu mà đứng đó nói với bà ngoại: "Vân Phàm đã về rồi, dù gì bà cũng nói cho cô ấy biết, hay là lần này để cô ấy tế thần dẫn đường đi?"

Bà ngoại gật đầu, buộc chiếc chuông bạc không lõi lên bộ đồ Miêu tôi đang mặc, đưa tay về phía tôi: "Đưa tay cho bà."

Tôi vừa nghi ngờ vừa sợ hãi, nhưng tôi biết đây không phải lúc nên hỏi nên ngoan ngoãn đưa tay.

Bà ngoại dùng một chiếc kim bạc đâm vào đầu ngón tay tôi rồi lẩm bẩm niệm một câu thần chú.

Như bị thứ gì đó thu hút, m,áu vừa rỉ ra lập tức kéo theo một sợi tơ má,u dài như tơ nhện đi vào trong động.

Sợi tơ m,áu dài và mỏng đi xuyên vào sương mù, bồng bềnh trôi nổi.

4

"Cái này là..." Tôi ngạc nhiên nhìn bà ngoại, tim đập thình thịch.

"Xuống đó rồi nói." Bà ngoại ra hiệu bảo tôi đi trước.

Cung Mặc đến bên đưa tôi một chiếc đèn pin: "Đường hơi trơn trượt, cẩn thận."

Tuy nói vậy anh vẫn theo sát ngay đằng sau, vươn tay dìu lấy cánh tay của tôi: "Anh đỡ em, cẩn thận."

Những bậc thềm chỉ rộng một thước, vì ẩm ướt nên rêu phong bám đầy, thoạt nhìn rất trơn.

Bà ngoại và Long Thất gia chắc chắn còn phải đối phó với đám cổ trùng.

Vì vậy tôi gật đầu, không từ chối ý tốt của Cung Mặc, theo tơ m,áu từ đầu ngón tay bên trái đi xuống dưới.

Càng xuống dưới không khí càng ẩm, có khi không có bậc thang, có khi giẫm phải những chỗ lồi lõm trên tường đá.

Kỳ lạ là tơ má,u cứ tiếp tục dài ra.

Khi chúng tôi đi xuống, trên tường có rất nhiều sinh vật kỳ lạ.

Ốc sên thì trắng trong suốt, vỏ giống như sừng trâu có vòng vàng vòng tím đan xen, trông như cây kẹo.

Còn có rắn lục màu sắc gần như hòa lẫn với rêu.

Nếu không có Cung Mặc nhắc nhở, tôi suýt đã bắt lấy nó rồi.

Xuống chút nữa, trên vách đá có rất nhiều lỗ, trong đó có bảy tám lỗ đủ rộng cho hai người đứng cùng nhau, cái nhỏ hơn thì gồ ghề đếm không xuể.

Đi khoảng nửa tiếng, áo tôi ướt đẫm mồ hôi, cánh tay trái cứng đờ vẫn đang được Cung Mặc đỡ lấy.

Xuống đến dưới cùng, đập vào mắt là vài mảnh gương bạc làm từ bạc của người Miêu đã bị xỉn màu do bị oxy hóa. Viền gương được chạm khắc hình ngủ độc và các hoa văn tôi từng thấy trên đồ Miêu.

Sau khi đếm kỹ, chúng có sáu mặt.

Tất cả gương kết nối với nhau như những con rắn, khi tôi đến gần, máy chảy ra từ đầu ngón tay hòa vào làn sương, hóa thành hơi m,áu bay dọc theo gương, lập tức khiến bề mặt bị oxy hóa trở nên sáng hơn.

Đối diện với mặt gương là một cái lỗ đen, tôi lấy đèn pin chiếu vào thì bên trong lập tức có tiếng xào xạc, có con rắn đen phản chiếu ánh sáng năm màu chậm rãi bò về nơi ẩn náu.

"Đó là cổ nhai." Cung Mặc ấn đèn pin trong tay tôi xuống, "Đừng dọa chúng."

Cổ nhai là cái động này?

Còn những chiếc gương bạc kia là chuyện gì đây?

Tôi búng đầu ngón tay, m,áu lập tức bắn ngay mặt gương.

Lúc này bà ngoại cùng Long Thất gia nhảy xuống: "Không phải ngày xưa cháu hay hỏi quặng bạc của thổ ty (*) ở đâu, sao không khai thác nữa sao? Đây chính là cổ nhai, cũng là mỏ bạc."

(*) Thổ ty (土司) là quan lại xưa cha truyền con nối ở miền dân tộc thiểu số.

5

Tôi nhìn theo tay bà ngoại chỉ, sáu cái động lớn ở bên trong mà là mỏ bạc ngày xưa?

Thế trên đường đi xuống đây có bảy tám cái lỗ có thể chứa được hai người đứng cạnh nhau cũng là mỏ sao?

Ngoài ra còn vô số cái lỗ nhỏ hơn.

Nói cách khác, đây không phải một cái động tự nhiên hoàn toàn mà là một mỏ khổng lồ được hình thành do quá trình khai thác liên tục.

Mỏ bạc lấy nơi này làm trung tâm, lan rộng về mọi phía.

Nếu vậy thì những ngọn núi gần đây chắc chắn cũng nằm trong phạm vi của cổ nhai, chẳng qua vì đây là trọng tâm của mỏ nên mới gọi là cổ nhai.

Bà ngoại thở dài, bảo Cung Mặc đặt gùi xuống, lấy mấy cái bình đất ra, cẩn thận đặt vào sáu cái lỗ.

Long Thất gia theo sát bà, trong lúc bà làm việc, ông đứng cạnh hút thuốc nhả khói vào người bà.

Khói mà Long Thất gia có lẽ cũng giống con gà ông ấy nuôi có thể xua được cổ, cũng là cổ của ông ấy.

Bà ngoại đặt vào trong xong, Long Thất gia liền cầm gậy tre đẩy vào, đợi đến khi chúng hoàn toàn hòa vào bóng đêm thì bắt đầu gõ nhẹ.

Có tiếng bình đất nổ tung, ngay sau đó là tiếng trườn bò và tiếng chộp lấy đồ ăn, thỉnh thoảng còn có tiếng trẻ con khóc, tiếng phụ nữ chửi bới, tiếng chó sủa mèo kêu.

Hàng ngàn âm thanh kỳ lạ nhưng sống động như thật.

"Đều là cổ dùng để mê hoặc con người, dụ con người đến gần để ăn thịt, đừng nghe, cũng đừng nhìn." Cung Mặc nắm chặt đèn pin trong tay tôi, nhẹ giọng, "Đừng chiếu đèn vào kẻo kinh động tới chúng, chúng sẽ thoát ra ngoài."

Nhưng m,áu từ đầu ngón tay trái của tôi vẫn chảy về phía gương.

Tôi có cảm giác trong những cái hố này đang ẩn chứa thứ gì đó rất mạnh mẽ.

Bao nhiêu năm qua bà ngoại không dám rời khỏi Miêu trại là để cho cổ trùng ăn những thứ này, tránh cho chúng chạy ra khỏi mỏ bạc, gây hại cho thế giới bên ngoài.

Nhưng nếu đã biết trong cổ nhai có loại cổ mạnh như vậy, tại sao không tìm cách giải quyết triệt để mà chỉ khống chế sơ bộ?

Chờ đút no những thứ trong sáu cái động, bà ngoại lấy ra một cái lọ m,áu trong gùi của Long Thất gia, cầm xơ mướp nhúng vào rồi lau từng chiếc gương bạc.

Mùi má,u rất kỳ lạ, nó rõ ràng đặc như m,áu nhưng lại không có mùi m,áu, thay vào đó là mùi như mùi nhựa cây.

"Là nước của cây hòe." Thấy tôi nhìn, Long Thất gia liếc sang Cung Mặc, "Đợi Thải Chi làm xong, bà ấy sẽ nói cho cô biết."

Sáu chiếc gương bạc cao hơn một người trưởng thành, có rất nhiều chỗ bà ngoại không thể lau tới.

Tôi thấy Long Thất gia cũng không cao đến đó nên nhìn sang Cung Mặc, ý bảo anh giúp bà.

"Bà ấy tự có cách." Cung Mặc cúi đầu thấp giọng nói vào tai tôi, "Việc này anh không dám giúp, Ca bà làm việc này đã mấy chục năm, chắc chắn có cách."

Quả nhiên khi bà ngoại lau tới chỗ không lau được, Long Thất gia cười lớn, treo tẩu thuốc vào cạp quần, bước tới bế bà ngoại lên, sau đó đắc ý nhìn Cung Mặc.

Giờ tôi mới hiểu sao Cung Mặc nói anh không dám giúp.

Chờ sáu mặt gương đều đã được lau xong, ánh nắng cũng chiếu xuống, phản xạ ánh sáng chiếu vào các lỗ.

Tôi thấy mấy chiếc bình đất bị đẩy vào trong đã biến mất.

Lúc này bà ngoại mới dùng thuốc cầm m,áu cầm má,u đầu ngón tay cho tôi: "Phàm Phàm, kiếp trước cháu ch,ết vì trấn áp cổ nhai này."

6

Tôi cũng có cảm giác như thế.

Dù sao thì A La kia là đại tế tư, nếu không có bản lĩnh, cũng không yêu đ,iên c,uồng thì đã không tạo ra mộng tình cổ.

Nhưng tôi hoàn toàn không ngờ kiếp trước mình lại chế,t ở đây.

Bà ngoại ngẩng đầu nhìn những cái lỗ xung quanh động: "Bà đã từng kể cháu nghe về nguồn gốc của người Miêu rồi đúng không?"

Khi nhỏ tôi thích nhất là ngồi trên nhà sàn, vừa ăn trái cây vừa nằm trên đầu gối bà ngoại, nghe bà ngoại kể chuyện.

Người Miêu giỏi ca múa, mỗi lần kể xong bà ngoại thường sẽ hát.

Đa phần bà hát tiếng Miêu nhưng bà không chịu dạy cho tôi, nói rằng đến một lúc nào đó tôi có thể hạt một cách tự nhiên, không cần phải học.

Trong phần Đại hoang Bắc Kinh của Sơn Hải Kinh có ghi lại: Bắc Hắc Tủy ở Tây Bắc Hải có người có cánh, tên là Miêu.

Theo nghiên cứu hiện nay, hầu hết mọi người đều tin rằng người Miêu có nguồn gốc Vu Cửu Lê Tam Miêu, tổ tiên là Xi Vưu.

"Xa xưa Hoàng Hà có mười hai nhánh, người Miêu của chúng ta cũng có mười hai nhánh, sáu nhánh ở đập vàng, sáu nhánh ở đập bạc."

Bà ngoại ngồi trên đệm hương bồ do Long Thất gia trải, bắt đầu hát.

Nhưng mới hát được vài câu, bà vẫy tay với tôi, bảo tôi cũng qua ngồi.

Chờ tôi ngồi xuống, bà kéo tay tôi, trầm giọng: "Tổ tiên là ai chúng ta không đào sâu, dù sao thì đã lâu rồi mọi người đều biết Bàn Cổ khai thiên, chúng ta cũng không có hại."

Tôi khẽ cười.

Qua nghiên cứu, nguyên hình của Bàn Cổ có thể đến từ Bàn Hồ, tương đương với thần thoại Miêu tộc.

Thần thoại, lịch sử, phong tục dân gian giao thoa với nhau rồi phát triển theo nền văn hóa, nguồn gốc ban đầu là gì sẽ dễ bị lãng quên.

Thấy tôi cười, bà ngoại vỗ tay tôi: "Cửu Lê Tam Miêu, đập vàng đập bạc. Từ xưa đến nay địa phận của chúng ta được gọi là Miêu Cương và Nam Cương. Từ thời cổ đại, chúng ta đã canh giữ Thập Đại Vạn Sơn, có món ngon vật lạ, dược liệu thú săn, cũng có vàng bạc và tất cả khoáng sản. Vậy nên Miêu tộc luôn bị những kẻ có quyền lực thèm muốn, cũng rất sợ hãi. Theo các triều đại thay đổi, họ vẫn luôn chống lại chúng ta."

Đây là sự thật, dù là lịch sử hay những câu chuyện dân gian thì thuật ngữ Miêu Cương và Nam Cương luôn xuất hiện với hình tượng gắn liền với vu thuật cổ đ,ộc cùng những điều thần bí.

"Nhưng dù ngoại tộc có đánh thế nào, Miêu tộc của chúng ta chỉ có đầu hàng, không có thất bại. Tổ tiên của chúng ta là Xi Vưu cho dù ch,ết trận, cho dù bị nghiền xư,ơng thành tr,o thì vẫn là binh vương, xưa nay chưa từng có chuyện chắp tay dâng lãnh thổ của mình cho người khác."

Nói tới đây bà ngoại kích động chỉ vào sáu cái lỗ lớn, "Sở dĩ chúng ta đầu hàng không phải vì chúng ta không có khả năng ch,iến đấu, mà vì một khi dùng cổ độc, thương vong sẽ rất lớn. Người Miêu chúng ta trải qua nhiều năm ch,iến tra,nh, nhặt x,ương di cư, không đành lòng nhìn những tộc người khác cũng xa vợ con, hồn không có chỗ về, vậy nên chúng ta mới đầu hàng. Không ngờ ngoại tộc lại xả,o qu,yệt như thế, sau khi chúng ta đầu hàng, họ vẫn truy sát người Miêu chúng ta."

Bà ngoại hận đến nổi thở dốc.

Cung Mặc ho nhẹ một tiếng: "280 năm trước, nhà Thanh muốn thu hồi đất, từng san bằng lãnh thổ của Miêu tộc. Sau khi tiêu diệt hơn 200 cứ điểm của người Miêu, dân Miêu vẫn quyết sống ch,ết k,háng c,ự, sau này vì hao tổn hết lương thực nên mới đầu hàng. Nhưng sau khi quân Miêu hàng, quân Thanh lại cướp bóc tàn sát dẫn đến cái c,hết của hơn 30.000 người Miêu. Sau này Càn Long thi hành luật pháp mới, vĩnh viễn bãi bỏ thuế cho người Miêu, còn cho phép Miêu Cương tự quản lý, giống một khu tự trị, lúc này chi,ến t,ranh mới dần lắng xuống."

Nói tới đây Cung Mặc cũng thở dài: "Thật ra đây cũng là thủ đoạn của hoàng đế. Nhưng theo tài liệu tôi điều tra thì sau khi bình định được Miêu tộc, bọn họ cũng không có được thứ mình muốn."

Thật ra này thật ra tôi có biết, nó còn có tên Cổ Châu Miêu biến.

Nguyên nhân chính vì người Miêu không chịu nổi á,p bứ,c, khởi nghĩa tạo phản, được cho là thử thách lớn nhất đối với hoàng đế Càn Long vừa mới lên ngôi.

Nhưng không ngờ việc đó lại có liên quan đến cổ nhai.

"Sao có thể để chúng có được chứ!" Bà ngoại oán hận chỉ vào khu mỏ, "Thứ chúng muốn chính là mạch khoáng này. Năm đó hơn 200 thôn Miêu bị công phá, đó là ch,iến tra,nh, chúng ta chấp nhận. Chúng ta đầu hàng vì chứng kiến đồng bào ch,iến đấu đến ch,ết, từng Miêu trại biến thành mảnh đất khô cằn, cũng không nh,ẫn tâ,m dùng cổ trùng hoặc hạ độ,c vào nguồn nước. Nhưng thứ chúng muốn không chỉ là quặng mỏ, mà còn là Thập Đại Vạn Sơn của chúng ta, bắt chúng ta dạy họ cách khai thác. Chúng ta chỉ mới chần chờ một chút, chúng đã gi,ết người để u,y hiế,p. Những chiếc chum chúng ta dùng để nhặt xư,ơng của 300.000 người lúc sau này đã chất thành núi. Dù đã giao ra mỏ, chúng còn muốn biến chúng ta thành nô ɭệ để khai thác, còn c,ướp b,óc phụ nữ trong bộ tập, đ,ánh đ,ập trẻ con, chỉ cần ai không nghe theo, chúng sẽ g,iết người đó. Tà,n nh,ẫn hơn là một khi giao mạch khoáng ra, chúng sẽ lập tức t,iêu d,iệt cả tộc để đảm bảo chúng ta không nổi loạn nữa."

Hai mắt bà ngoại đỏ hoe, nắm chặt tay tôi: "Chỉ có bảo vệ mạch khoáng mới có thể bảo vệ tính mạng và danh dự của cả tộc. Vì vậy vào thời điểm đó, tất cả cổ sư Miêu Cương đều tề tụ về đây, triệu tập tất cả cổ trùng về mạch khoáng. Nếu không có cổ sư Miêu tộc đi cùng, bất cứ ai vào quặng mỏ đều sẽ ch,ết vì cổ đ,ộc."

Nói đến đây, bà ngoại hận đến nghiến răng nghiến lợi: "Miêu tộc đầu hàng không có phải vì không thể chi,ến đấu, mà vì không muốn ch,ết ch,óc. Nhưng chúng cứ được nước làm tới, chúng ta chỉ có thể đ,ánh trả."

Lịch sử này tôi có biết qua Internet nhưng không ngờ đằng sau lại có nhiều chuyện như vậy.

Nhưng nghĩ kỹ thì cũng đúng thôi, đằng sau tất cả ch,iến tr,anh đều là c,ướp bó,c và á,p b,ức.

"Hừ! Cũng vì cổ nhai, chúng mới không thể không thỏa hiệp nên sau này mới có việc miễn thuế cho người Miêu, người Miêu không bị pháp luật trói buộc. Hoàng đế làm vậy là tốt sao? Chỉ có thế lực ngang bằng nhau mới có tư cách đàm phán! Từ cổ chí kim đã có bao nhiêu chủng tộc bị gi,ết nhưng đã biến mất khỏi dòng sông lịch sử rồi!"

Bà ngoại chỉ vào những cái lỗ: "Đám cổ trùng này được nuôi ở đây, chúng ăn thịt của nhau rồi sinh sản gây giống. Mạch khoáng ở đây rất sâu, cổ trùng càng ngày càng lợi hại, hình thành cổ nhai của bây giờ, nếu không khống chế, cổ trùng sẽ chạy ra ngoài ăn sinh vật sống. Giống như con gà khi nãy mà cháu thấy, c,hết không còn xư,ơng."

7

Nói cách khác cổ nhai này do con người tạo ra sau trận ch,iến đẫm má,u hơn hai trăm năm trước.

Bà ngoại chỉ vào sáu cái gương, cười khổ: "Thời điểm phát hiện ra cổ nhai, không còn cổ sư nào có thể trấn áp. Cháu thử nghĩ xem, khi đó tất cả cổ sư tinh nhuệ mang mối hận diệt tộc mang cổ trung của mình đến đây. Chúng lại sinh trưởng ở nơi chúng ta hoàn toàn không biết, hướng phát triển của cổ thuật cũng là điều chúng ta không thể nắm trong tay. Vậy nên cách duy nhất mọi người nghĩ ra chính tạo ra gương bạc để ánh sáng mặt trời chiếu vào hang động, ức chế sự sinh trưởng của chúng. Đồng thời cứ mười năm một lần, chúng ta lại chọn ra một thánh nữ dùng cổ thuật áp chế cổ trùng, không cho chúng ra ngoài."

Nói đến thánh nữ, bà ngoại nắm tay tôi thật chặt: "Cháu chính là thánh nữ Miêu Cương lần trước."

Lúc này trong đầu tôi bắt đầu có một suy đoán, bà ngoại nói tôi ch,ết ở đây, bây giờ lại nói phải có thánh nữ đến đây trấn áp, vậy nên tôi chắc chắn là thánh nữ.

Chẳng trách kim tằm cổ lại là cổ bản mệnh của "tôi".

Nhắc đến việc chính, tôi lập tức ngồi thẳng lưng.

"Từ nhỏ cháu đã có thiên phú về cổ thuật, kim tằm cổ hoàn toàn do tự chấu luyện ra. Năm mươi hai tuổi, cháu đã có thể dùng kim tằm cổ cùng đại tế tư A La trấn giữ cổ nhai."

Nói đến đây, bà nhìn Cung Mặc: "A La lớn hơn cháu bốn tuổi, cũng là kỳ tài cổ thuật. Khi ấy cả Miêu trại rất vui vì có hai cháu, ít nhất mọi người không cần ba năm chọn thánh nữ và tế tư, càng không cần lo thánh nữ và tế tư không trấn áp được cổ nhai, nếu lỡ ch,ết dưới đây thì phải chọn người khác để tiếp nhận công việc."

Bà ngoại cười khổ: "Thiếu nam thiếu nữ sóng vai cùng nhau, còn đẹp đôi, cùng chung hoạn nạn, cùng nghiên cứu cổ thuật, tình cảm cứ thế mà nảy sinh. Nhưng để có thể nuôi kim tằm cổ thật tốt, thánh nữ phải giữ cơ thể thuần âm, không thể đánh mất thân xử nữ, càng không thể âm dương hòa hợp."

Bà ngoại bất lực nhìn Cung Mặc: "Khi ấy cả hai đều đang ở độ tuổi thanh xuân, hơn nữa nuôi cổ vốn sức sống tràn đầy, cả hai khó tránh khỏi..."

Bà ngoại đỏ mặt.

Tôi cũng ho một tiếng: "Vậy mộng tình cổ thì sao?"

Hoan hảo trong mơ có thể mang đến sự thỏa mãn về cảm xúc, cũng không đánh mất thân xử nữ, là cách vẹn toàn cho đôi bên.

Thảo nào mộng tình cổ kia trừ hoan hảo thì chỉ có hoan hảo.

Bởi vì mục đích ban đầu của nó chính là như vậy.

A La kia không hổ là kỳ tài cổ thuật!