Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Mộng Cổ Xuyên Kim

Chương 14: Sơn Phu tử

« Chương TrướcChương Tiếp »
* Sơn phu tử: Nguyên tác là Sơn Trưởng lão. Từ phu tử là được đổi lại cho hợp với bối cảnh của truyện.

Ngày thứ hai.

Hai từ giản dị trang nhã chính là dùng để mô tả kiểu phòng mà một chút đồ dùng cũng không có này. Đối diện cửa treo một bức tranh có chín mươi chín đoá hoa mai, phía trên bàn trà là bức Thanh Bình Nhạc (1), bên trên còn viết "Chiết đắc sơ mai hương mãn tụ, ảm hỉ xuân hồng y cựu (2)." Ba mặt vách tường có treo các tác phẩm xuất sắc của các danh nhân qua các triều đại. Bức tường bên phải trưng bày là giá sách, bên trên còn chất ngổn ngang sách các loại. Căn phòng nhỏ mà vô cùng đơn giản, bày trước mặt là bàn học và hai chiếc ghế tựa, đơn sơ đến cực điểm. Thoạt nhìn có vẻ như chủ nhân của căn phòng này rất keo kiệt, thế nhưng trên bàn lại để một cái nghiên mực rất đắt tiền, là nghiên mực Đoan Khê (3), đá viên là tử thạch, chính là loại đá mực cao cấp. Có khả năng chọn nghiên mực quý báu như vậy, từ xưa cũng chỉ có người tài giỏi, như trong Văn phòng tứ phổ – Nghiễn Phổ (4) của Tô Dịch Giản có ghi, "Viên thạch thanh màu tím của học giả, dùng làm nghiên mực, có giá nghìn vàng." Ở đây mà có thể tìm thấy một nghiên mực như thế này thì chứng tỏ quý giá bao nhiêu, đó là chưa nói bốn vách tường còn có lưu trữ sách của danh nhân mà không còn xuất bản nữa.

(1) Thanh Bình Nhạc: hay Thanh Bình Nhạc – Thôn Cư là từ khúc (lời văn như lời hát) do Tân Khí Tật của nhà Nam Tống sáng tác. Lời ca miêu tả cuộc sống nông thôn của một gia đình có năm nhân khẩu, cùng cách sinh hoạt của họ. Cuộc sống của nhân vật trong tác phẩm từ già đến trẻ đều được tác giả miêu tả một cách sinh động, vui tươi, như chính cái cuộc sống nông thôn bình lặng mà tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm.

(2) Chiết đắc sơ mai hương mãn tụ, ảm hỉ xuân hồng y cựu: câu thơ được đề trong bức Thanh bình nhạc của Tân Khí tật. Tạm dịch: Chiết (bẻ) một nhành mai, giấu vào tay áo, thầm vui vẻ vì mùa xuân vẫn vẹn nguyên.

(3) Nghiên mực Đoan Khê: một loại nghiên mực nổi tiếng, sản xuất ở vùng Đoan Khê, huyện Cao Yếu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

(4) Văn phòng tứ phổ – Nghiễn Phổ: Là tập sách được nhà xuất bản Trung Hoa phát hành năm 2011, của tác giả Tô Dịch Giản. Sách ghi chép về lịch sử báo chí Trung quốc, trong đó có đoạn trình bày và phân tích về xuất xứ và cách chế tạo các loại nghiên mực thời xưa.

Lúc này, chủ nhân của căn phòng đang ngồi trên một trong hai chiếc ghế tựa kia, toàn thân mặc một chiếc áo bào màu xanh, nhìn có vẻ đã cũ kỹ, bạc màu vì giặt quá nhiều, trên đầu cài một cây trâm gỗ dùng để vấn ngược mái tóc dài hoa râm. Người nọ cử chỉ nhàn nhã, khí chất thanh tao, khiến người khác nhìn qua sẽ không cảm thấy y là một người nghèo kiệt cổ hủ, mà ngược lại còn có chút phong vị nho nhã.

"Con là tôn tử của Kính Chi huynh?" Sơn phu tử đặt bức thư trên tay xuống, nhìn về phía Lâm Dịch, ánh mắt kỹ lưỡng xem xét từ trên xuống dưới để đánh giá nó.

Lâm Dịch đoán "Kính Chi" này hẳn là tên tự của Tô lão thái gia, để mặc đối phương tùy ý đánh giá, nó thì đứng lù lù bất động, sau đó làm điệu bộ cong lưng đáp, "Tục danh của tổ phụ, vãn bối không dám mạo phạm!"

"Tổ phụ con gần đây có khỏe không?"

"Tổ phụ thân thể khỏe mạnh, lão gia nhân cũng rất nhớ mong Sơn phu tử, trước đó còn dặn dò vãn bối đến vấn an ngài, còn nói nếu có cơ hội muốn cùng ngài uống rượu hàn huyên, suốt đêm đàm đạo."

Sơn phu tử nghe lời này, trong mắt thoáng lộ vẻ thẫn thờ, "Già rồi! Già rồi! Đã nhiều năm không gặp ông ấy!" Sau đó lại hữu ý vị bất minh (5) nói với Lâm Dịch, "Lão phu ngược lại thấy tiểu oa nhi con có chút vượt trội, còn có thể khiến cho lão già cứng đầu Tô Kính Chỉ này bảo đến cầu xin ta."

(5) Hữu ý vị bất minh: ý tứ hàm xúc, thích thú, hứng thú.

"Được tổ phụ thương yêu, vãn bối thật lấy làm hổ thẹn!" Lâm Dịch cũng không thể ngạo mạn tự nói mình tốt thế nào, nên không trả lời trực tiếp, chỉ lấy cớ nói cho có lệ.

"Con không cần khiêm tốn, nếu tổ phụ con muốn ta an bài để con vào giảng đường bậc nhất này, có nghĩa học vấn của con đã đến một trình độ nhất định. Chỉ là, sau này có thể theo học ở Giáp viện (6) hay không thì cũng phải xem khả năng của con, ta sẽ không vì giao tình với tổ phụ con mà thiên vị gì."

(6) Giáp viện: lớp cao nhất, phân loại trong Thạch Cổ Thư viện/Học viện.

"Đó là tất nhiên. Tổ phụ sớm đã nhắc nhở vãn bối, xin Sơn phu tử yên tâm, đệ tử sẽ không vi phạm quy tắc của thư viện!"

Sơn phu tử nhìn Lâm Dịch thật lâu, rồi bỗng nhiên cười, "Cũng đúng, tôn tử do Tô Kính Chi tự mình dạy dỗ, dù thế nào thì so với người khác nhất định phải tài năng hơn."

Lâm Dịch vì lời này của y mà cúi đầu suy tư, Tô lão thái gia rất lợi hại sao? Tại sao hai đứa con kia của cụ, bị dạy kiểu gì mà không có được thành tích gì vĩ đại nhỉ?

Trong lúc Lâm Dịch đang mê man suy nghĩ, ở cửa truyền đến tiếng gõ nhẹ.

"Sơn phu tử, ngài tìm ta?"

Lâm Dịch ngoảnh lại nhìn thì thấy một người tầm mười bảy mười tám tuổi, trên người mặc trường bào riêng của Thạch Cổ Học viện, trường mi nhược liễu (7), thân như ngọc thụ (8), vừa nhìn đã thấy tao nhã, tuấn tú phong lưu, nếu lúc nói mà cầm thêm chiếc quạt giấy thì sẽ càng giống một quý công tử hơn.

(7) Trường mi nhược liễu: lông mày dài, mềm mại.

(8) Thân như ngọc thụ: ý nói người thanh cao, sáng sủa, hay toàn thân mặc một bộ đồ màu trắng, nhìn rất nghiêm túc, gọn gàng.

"Tri Vũ, con đến rồi, vào đi!" Sơn trưởng lão hỏi thăm nam từ vừa tiến vào, sau đó quay đầu nói với Lâm Dịch, "Đây là Dương Tri Vũ của Giáp viện, cũng là đệ tử do ta đích thân dạy bảo. Lát nữa con đi theo nó, nó sẽ chỉ nơi ở và lớp học cho con."

"Tri Vũ, đây là tôn tử của hảo hữu (9) trước đây của ta, con dẫn nó đến giảng đường cấp Giáp làm quen với mọi người, sau này các con chính là bạn đồng môn."

(9) Hảo hữu: bạn tốt.

"Cấp Giáp?" Dương Tri Vũ ngạc nhiên hô lên một tiếng, quay lại nhìn Lâm Dịch, trong mắt đầy hoài nghi, có lẽ cảm thấy nhìn tuổi của nó không quá lớn, nhưng mà sư phụ không thể sai được, vì thế cũng chỉ nhìn một lát rồi khôi phục lại như cũ.

Trong học viện phân ra các cấp Giáp, Ất, Bính, Đinh, không khác so với xếp theo tuổi là mấy. Ở cấp Giáp cũng là học tử (10) bình thường, chỉ là so với những học tử mới thì có tiền đồ hơn. Mà trong cấp Giáp còn phân ra hai thứ bậc là Giáp chínhGiáp thứ. Trong Giáp chính đều là những người có công danh, nói cách khác chính là đã từng tham gia đồng thí (11) hoặc hương thí, cũng có cả Tú tài hoặc Cử nhân.

(10) Học tử: học sinh, sinh viên.

(11) Đồng thí: theo nguyên tác là chỉ các kỳ thi tổ chức cho thí sinh nhỏ tuổi, thường là tuổi tween, hoặc chưa đến 15 tuổi. Tuy nhiên, do tính chất của xã hội phong kiến, những người đi thi đồng thí phần nhiều là người lớn hơn tuổi 15, chưa từng tham gia kỳ thi nào cả. Có người thi đồng thí nhiều lần mới đỗ, nên đến già vẫn đi thi.

"Ta lớn hơn ngươi vài tuổi, gọi là huynh trưởng chắc không quá phận, không biết hiền đệ xưng hô thế nào?" Dương Tri Vũ vừa nói vừa dẫn Lâm Dịch đi giới thiệu xung quanh học viện.

"Dương đại ca khách khí rồi, tại hạ là Tô Bác Nghệ, người ở Biện Kinh, huynh gọi đệ là Bác Nghệ là được... Dương đại ca vừa mới nói, trong ban Giáp chính đều là những người đã có công danh, không biết Dương đại ca có phải cũng là...?"

Dương Tri Vũ trên mặt thoáng đỏ, "Kỳ thực, nhờ có sư phụ dạy bảo, năm ngoái tham gia thi hương may mắn lấy được hạng thứ."

Lâm Dịch biết y chỉ khiêm tốn, mười bảy mười tám tuổi mà đậu Cử nhân đã là quá ưu tú, có người đọc sách nhiều lần, đi thi nhiều đợt cũng chỉ thông qua huyền hay phủ thí (12), rồi mới trở thành đồng sinh (13). Cũng có người đạt đến đồng sinh, nhưng thi hậu, viện thí (14) lại rớt, thậm chí không ít người đến khi đầu tóc bạc trắng rồi vẫn chỉ xưng là đồng sinh. Vào những năm Đạo Quang đời nhà Thanh, ở Quảng Đông có người 100 tuổi vẫn là đồng sinh, còn ghi danh thi viện thí lần nữa.

(12) Huyền, phủ thí: các kỳ thi địa phương, thường là cấp huyện, cấp phủ.

(13) Đồng sinh: tên gọi dành cho những người chưa đậu hoặc chưa tham gia thi Tú tài.

(14) Hậu, viện thí: các kỳ thi vào các học viện, hay thư viện.

"Đâu có, Dương đại ca thiếu niên anh kiệt, Sơn phu tử có người đệ tử kiệt xuất như vậy nhất định cảm thấy vui mừng."

...

Trong lúc nói chuyện, hai người đã đi đến ban Giáp thứ, nơi Lâm Dịch được bố trí ở. Lâm Dịch ở ngoài cửa nhìn vào, phát hiện bên trong nhỏ nhất cũng là mười lăm, mười sáu tuổi, mà người lớn nhất thậm chí đã qua tuổi 30**. Nó nhìn lại thân thể nhỏ bé của mình, tưởng tượng thôi cũng biết chưa đến một thước ba, mà ở đây cùng với những người ở Giáp ban bên trong xưng huynh gọi đệ, không nhịn được mà khóe miệng co rút, thế này là muốn quái dị bao nhiêu thì có quái dị bấy nhiêu.

** Ở đây viết là qua nhi lập chi niên, ý là qua tuổi 30.

Một tháng sau khi đến Thạch Cổ Học viện, Lâm Dịch cơ bản cũng đã thích ứng với cuộc sống ở đây. Văn nhân ở thời đại nhà Tống địa vị cao, luật cấm những người trí thức thảo luận chính sự cũng được nới lỏng, sĩ tử văn nhân đàm luận chính trị khắp nơi cũng là bình thường, nhất là ở trong học viện, miễn là trong lời bàn không đề cập đến việc phản lại triều đình, hay mưu nghịch gì đó thì sẽ không sao.

Lâm Dịch đại khái đã hiểu được mục đích Tô lão thái gia muốn nó đến học viện. Thạch Cổ Học viện từ lúc xây dựng đến nay đều đứng đầu trong các học viện, là nơi tụ tập của các văn nhân sĩ tử, có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về Chính trị, và không đồng nhất. Đến học viện là cảm nhận phong cách học tập chân chính, lắng nghe những ý kiến khác biệt, người khác nhau thì tư tưởng Chính trị cũng khác, có nhiều cơ hội tìm tòi nghiên cứu hơn. Hơn nữa, những người giảng bài ở học viện đều là các nhà nho lớn đương thời, kiến thức văn học sâu sắc, nếu so với việc ở nhà chỉ nghe một tiên sinh bàn luận cứng nhắc thì tốt hơn nhiều. Việc này so ra cũng không khác với học Đại học ở hiện đại là mấy.

Sau một tháng, Lâm Dịch cũng phát hiện, đối với biến pháp của Vương An Thạch, đệ tử bên trong học viện, tám phần là tôn sùng, chỉ có một ít bộ phận là phản đối, chỉ là, biểu hiện rất không rõ ràng. Dù sao thì người cầm quyền cũng tôn sùng biến pháp này, nếu bàn luận phản đối bị truyền ra ngoài, chỉ sợ sẽ dẫn đến họa sát thân. Xem ra, bất luận là người của triều đại nào, học viện hay trường học đều có cơ cấu giáo dục mà bên trong vẫn không thể thoát li được khỏi tôn chỉ Chính trị của đảng cầm quyền.

_________________________
« Chương TrướcChương Tiếp »