9.
Bây giờ tôi hoàn toàn không bình tĩnh được nữa rồi.
Tôi căn bản không hề quen biết anh ta! Rốt cuộc chuyện gì đang diễn ra vậy?
Trong điện thoại anh ta không chỉ có ảnh cưới mà còn có một số ảnh chụp đời thường, mà nhân vật chính trong những bức hình ấy là tôi và anh ta.
Lẽ nào tôi bị mất trí nhớ rồi?
Sao mà vậy được chứ! Tôi định đến Cục dân chính kiểm tra tình trạng hôn nhân của mình.
Người đàn ông: “Anh đi cùng với em nhé?”
Tôi không nghĩ nhiều liền từ chối anh ta: “Không cần.”
Tôi nhờ y tá thay tôi chăm sóc mẹ một lát, còn đặc biệt nhấn mạnh không được để người đàn ông kia lại gần bà ấy.
Nhưng y tá lại lộ ra vẻ lúng túng.
“Ngài ấy là chồng cô, chúng tôi không có quyền ngăn cản ngài ấy vào thăm…”
“Ai có thể chứng minh chứ?”
Y tá không nói nữa, nhưng ý tứ từ chối của cô ấy rất rõ ràng.
“Bây giờ tôi sẽ đến Cục dân chính, nếu kết quả kiểm tra xác thực đã kết hôn rồi thì tôi tất nhiên sẽ không làm cô khó xử, nhưng hiện tại không ai có thể chứng minh điều đó cả, vậy nên tôi không thể giao mẹ cho một người lạ mặt được.”
Tôi đã phải lý luận rất lâu, y tá mới miễn cưỡng đồng ý.
Trong Cục Dân chính.
Tôi ngồi ở trước quầy tư vấn chờ kết quả truy vấn.
Thành thật mà nói, tôi có chút không chắc.
Gần đây mọi chuyện xảy ra hết sức hoang đường, thật thật giả giả, tôi chẳng thể phân biệt nổi.
“Thưa cô, kết quả truy vấn cho thấy hiện tại cô đã kết hôn, cô cùng ngài Hoàng đã đăng ký kết hôn vào tháng 4 năm nay.”
Khi biết được kết quả, tôi còn chẳng hề kinh ngạc, chỉ càng thấy bất lực hơn thôi.
Tôi không biết mình bị làm sao nữa.
Đúng lúc này, điện thoại tôi vang lên, là bệnh viện gọi đến.
“Có phải là Trần Kha không? Mau đến bệnh viện Việt càng sớm càng tốt đi, mẹ cô đột nhiên ngừng tim, cần phải phẫu thuật gấp.”
Khi tôi đến bệnh viện, mẹ đã ở trong phòng cấp cứu rồi.
Tôi lại một lần nữa ký tên vào giấy thông báo nguy kịch.
Người đàn ông tự nhận là chồng tôi đã bên cạnh tôi trong toàn bộ quá trình.
Lần này nguy hiểm hơn cả lần trước, tôi ngồi xổm xuống cạnh tường khóc không ngừng được.
Đèn “Đang cấp cứu” đã tắt.
Bác sĩ bước ra khỏi phòng cấp cứu.
Tôi lập tức đứng lên nghênh đón bác sĩ: “ Mẹ tôi sao rồi?”
“May mà cấp cứu kịp thời, trước mắt đã không còn nguy hiểm đến tính mạng nữa.”
Tôi nghẹn ngào, không ngừng cám ơn bác sĩ.
Sau khi thu xếp xong chuyện của mẹ, tiếp đến chính là giải quyết chuyện giữa tôi và anh ta.
Tôi nói thẳng thừng.
“Anh xem lúc nào có thời gian thì chúng ta đi làm thủ tục ly hôn đi.”
“Bà xã, em nói gì thế…”
Tôi rất ghét anh ta gọi tôi như vậy, nhưng giờ chúng tôi đúng thật đang là mối quan hệ vợ chồng.
Tôi thở dài: “ Xin lỗi, trí nhớ của tôi có thể có chút vấn đề, nhưng tôi thật sự không nhớ ra anh, tôi cũng không thể xưng hô với người mình không quen là vợ chồng được.”
Anh ta không đồng ý với lời tôi nói.
Nhưng không đồng ý cũng phải đồng ý, tôi định đợi mẹ ổn định hơn một chút rồi mới đến gặp luật sư để xin tư vấn về chuyện này.
Hôm đó lúc tôi đến hỏi thăm bệnh tình của mẹ, tôi tiện thể hỏi luôn về tình trạng của bản thân.
“Rất nhiều việc đã từng xảy ra trước đây tôi đều không thể nhớ nổi, xin hỏi đây là bị sao vậy?”
Bác sĩ còn chẳng thèm ngẩng đầu lên: “Không sao, bây giờ nhiều người trẻ cũng hay quên lắm.”
“Cái này có thể không phải là chứng hay quên đó… tôi không nhớ mình đã kết hôn, nhưng sự thật là tôi đã kết hôn rồi…”
Đến lúc đó bác sĩ mới nhìn tôi: “Nói cụ thể hơn đi.”
“Tôi không nhớ mình đã kết hồn rồi, không nhớ bố mình đã qua đời, cũng không nhớ bản thân đã đến dự đám tang của ông ấy… Hơn nữa trước đó tôi còn vô duyên vô cớ có thai, tôi cũng không nhớ tại sao lại có thai nữa…”
“Đi chụp CT thử xem.” Bác sĩ ngừng lại một chút, “Đoán chừng là bệnh tâm thần phân liệt.”
Về bệnh tâm thần phân liệt.
Từ này tôi chỉ mới nghe trên tin tức, chưa bao giờ nghĩ nó lại đến gần mình như vậy.
CT cùng hàng loạt các xét nghiệm đã có kết quả.
Được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần phân liệt.