Edit + Beta: Thiên Sơn Đồng Lão
Hạ Mục Lan biết mình đang nằm mơ, hoặc cũng có thể nói cô đang nhanh chóng trải qua cuộc sống của Hoa Mộc Lan năm xưa.
Thế nên mặc dù rất đau đớn nhưng cô cũng nhắm chặt hai mắt, tìm cách tiếp nhận hết tất cả những điều này.
***
Trái ngược hoàn toàn so với người khác tưởng tượng, những ngày đầu tòng quân của Hoa Mộc Lan không hề được rải hoa hồng.
Từ bé, Hoa Mộc Lan đã bộc lộ một loại sức mạnh khác hẳn người thường, đối với người Tiên Ti mà nói, sức mạnh này chính là khả năng kỳ dị “Trời ban” nhưng lại khiến người ta tiếc hận khi nó xuất hiện trên người một cô gái như Hoa Mộc Lan.
Lúc Hoa Mộc Lan mới ba, bốn tuổi đã có thể nhẹ nhàng bế bổng người chị lớn hơn nàng những bốn tuổi, càng trưởng thành, sức mạnh này càng ngày càng rõ ràng hơn, thế nên mọi người trong nhà họ Hoa đều có thái độ khác lạ với nàng.
Đại tỷ hơi sợ Hoa Mộc Lan, nếu cả hai có tranh giành cái gì cũng không dám làm quá mức. Cha Hoa là quân nhân Tiên Ti điển hình, ông cho rằng đây chính là phước phần to lớn mà trời cao đã ban cho mình, vậy nên từ khi Hoa Mộc Lan biết cưỡi ngựa, ông cũng bắt đầu rèn luyện kỹ thuật cưỡi ngựa bắn cung và kỹ xảo chiến đấu trong quân đội cho nàng, chỉ muốn truyền hết tất cả những kinh nghiệm cùng năng lực của mình cho con gái.
Mà Viên thị, mẫu thân của Hoa Mộc Lan lại yên lặng nhờ người khác mua về một khung cửi dệt vải.
“Từ ngày mai, con phải học cái này?” Hoa Mộc Lan nhìn khung cửi sợ hết hồn, “Sao mà được ạ! Sợi chỉ này mỏng lắm! Con không cẩn thận sẽ làm nó đứt ngay!”
Nàng nói vậy cũng không phải nói quá, để nàng đốn củi chẻ cây đều được, thế nhưng kêu nàng cầm con thoi vùi đầu vào khung cửi ư?
Nhà nàng có nhiều tiền mua chỉ khâu cho nàng vậy sao?
“Chính vì không muốn con làm đứt chỉ nên mới mua khung cửi.” Hiếm khi mẹ Hoa lại lộ ra vẻ mặt nghiêm túc như thế.
“Sức mạnh của con hiện giờ càng lúc càng lớn, không điều khiển được chính xác. Hôm trước rửa chén lại làm vỡ hết mấy cái. Kỹ thuật dệt vải của phụ nữ người Hán chính là khống chế thị lực, lực bàn tay và lực ngón tay. Bắt đầu từ bây giờ, mỗi ngày con phải dệt vải hai canh giờ cho ta, chừng nào dệt được một cuộn vải thì lúc đó mới được phép cưỡi ngựa!”
Cứ thế, Hoa Mộc Lan sức mạnh vô song không muốn gặp phiền phức bởi sức mạnh này nên đành phải vừa học võ nghệ để phát huy nó tối đa, vừa học cách dệt vải để khống chế nó xuống mức thấp nhất. Ngày từng ngày trôi qua như vậy, Hoa Mộc Lan dần lớn lên thành một thiếu nữ.
Một thiếu nữ biết cưỡi ngựa bắn tên nhưng cũng biết dệt vải cho gà ăn.
Cuộc sống của nàng cứ trôi qua bình thường trong sự bất thường như thế, mãi cho đến khi “Đêm qua đọc quân thϊếp, Khả hãn đang điểm binh. Quân thư mười hai quyển, tên cha viết rành rành”.
Đệ đệ của Hoa Mộc Lan chỉ mới mười tuổi, cha nàng chính là đối tượng phù hợp với yêu cầu chiêu binh trong quân thϊếp, “từ mười sáu tới bốn lăm tuổi”. Nhưng một bên đùi ông đã bị thương, mùa đông vừa đến thì đau tới mức đi cũng đi không nổi, nếu lê thân thể như vậy đi đánh giặc cũng đồng nghĩa với việc tìm đường chết.
Một gia đình Tiên Ti làm quân hộ từ rất nhiều thế hệ mà không có con trai là chuyện vô cùng xấu hổ. Đó cũng đại biểu cho vinh quang truyền thừa của gia tộc sẽ bị cắt đứt trong nay mai, vị trí quân hộ của người đó sẽ bị tước mất, ruộng đồng sẽ bị lấy lại, người đó sẽ phải bắt đầu nộp thuế, bắt đầu giống như người Hán phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời cả ngày trong ruộng chỉ để đổi về một chút thức ăn.
Hoa Hồ rất may mắn vì đã có được đứa con trai nhưng ông lại rất không may vì chưa kịp đợi tới lúc con trai lớn lên thành tài, ông đã phải nhập ngũ một lần nữa.
Trơ mắt nhìn cha đi chịu chết là chuyện vô cùng đau khổ đối với thiếu nữ Hoa Mộc Lan.
Từ bé, nàng biết bản thân không bình thường nhưng không hiểu tại sao ông trời lại ban cho mình sức mạnh lớn đến thế.
Trong khoảnh khắc ấy, nàng đã hiểu.
Là bởi vì “Cha không có trai lớn, Mộc Lan thiếu trưởng huynh”. Thế nên nàng muốn làm “con trai cả” của phụ thân, làm “huynh trưởng” của tiểu đệ.
Nếu không, tại sao ông trời lại ban năng lực ấy cho nàng từ khi còn bé?
Rốt cuộc, Hoa Mộc Lan mang theo áo giáp và vũ khí do cha truyền lại, đến chợ phiên Hoài Sóc mua tuấn mã cùng dụng cụ cưỡi ngựa. Nàng xuất phát đến quân doanh bên dưới ngọn Hắc Sơn trước một năm so với yêu cầu của Khả hãn.
Đáng sợ nhất không phải đi đánh giặc mà là khi ngươi còn chưa kịp chuẩn bị gì, chiến tranh đã nổ ra.
Trải qua rất nhiều cuộc chiến, cha Hoa am hiểu những đạo lý sâu xa trong đó, ông tình nguyện để con gái mình chịu khổ một chút, đến quân doanh sớm sớm chứ không muốn để nàng đưa đầu chịu chết khi giặc tới.
“Con phải luôn nhớ kỹ bản thân mình là nữ. Vậy nên con không thể khác người, không thể quá mức dũng mãnh, không thể bộc lộ hết bản lĩnh với sức mạnh vô song của mình. Con chỉ cần sống sót là được rồi.” Giọng nói cha Hoa dường như vẫn còn quanh quẩn bên tai nàng, “Một khi có cơ hội, con hãy chịu vài vết thương nhỏ hoặc tìm mọi cách thuyên chuyển về hậu phương. Chờ Khả hãn thắng trận, con hãy tìm cách cởi giáp về vườn. Con phải trở về….”
“Phải còn sống trở về cho cha!”
*
Vì muốn giữ vững lời hứa “còn sống trở về”, ngay từ khi bắt đầu, con đường tòng quân của Hoa Mộc Lan chẳng hề nổi bật theo kiểu vυ"t bay lên đến tận trời(1).
(1)Nguyên văn “nhất minh kinh nhân”: bỗng nhiên nổi tiếng, hót một tiếng khiến người khác kinh ngạc. Mình dựa theo điển tích của câu này (nói về một chú chim) nên mới chọn cụm từ bên trên.
Nàng cũng giống như tất cả con em nhà quân hộ khác, ngờ nghệch ôm lấy áo giáp, dắt ngựa của mình, bị phân đến một nơi trong doanh trại gọi là “Hắc doanh”, trở thành tân binh.
Cuộc sống trong quân đội tất nhiên rất vất vả, thế nhưng đối với Hoa Mộc Lan có khả năng trời cho mà nói lại nhẹ nhàng một cách bất ngờ.
Những đợt huấn luyện bất kể ngày đêm, quân Nhu Nhiên thỉnh thoảng tới quấy rối đều không mang đến khó khăn gì quá lớn cho nàng.
#playerDailymotion {width: 520px; float: right; padding-left: 10px; margin-right: -10px;}
Điều khó nhất là vừa phải giữ kín bí mật nàng là nữ, vừa phải chịu sự bức bối khi bản thân có sức mạnh vô song mà không thể để lộ ra ngoài.
Ngươi có hiểu được cảnh sau khi huấn luyện kết thúc, tất cả đồng đội đều cởi sạch áo giáp, lộ ra ngực trần nằm ngang dọc tứ tung trên đất mà mình lại không thể không cố nén cảm giác nhớp nháp trên người, giả bộ như rất ghét mặt đất bẩn thỉu, phải chạy về lều bạt mà nằm, tạo thành trò cười cho người ta không?
Ngươi có hiểu được tâm trạng một người có thể thi được một trăm điểm nhưng bắt buộc phải cố nén, chỉ làm bài vừa đủ điểm qua cửa, chứng kiến bạn học khác nhận được lời khen vì làm bài đạt một trăm điểm, bản thân chỉ có thể im lặng nhìn bài thi sáu mươi điểm của mình không?
Trước đây, Hoa Mộc Lan không hề biết mình là kiểu người kiên nhẫn đến thế, giờ lại có thể dần dần thích ứng với hoàn cảnh.
*
Ngày từng ngày trôi qua, Hoa Mộc Lan thấy chiến tranh càng lúc càng ác liệt, nàng cũng từ từ hiểu được vì sao A gia bảo nàng không nên xuất đầu lộ diện.
Nàng chứng kiến rất nhiều người trẻ tuổi trời sinh dũng mãnh hoặc quá khao khát lập được chiến công đã chết dưới lưỡi đao Nhu Nhiên. Càng có năng lực thì càng bị dùng nhiều, bất kể là dò xét quân tình, tập kích quân địch ban đêm hay ngăn cản sự tiến công của quân Nhu Nhiên, những cá nhân luôn được hưởng ánh nhìn ngưỡng mộ của mọi người trong quân đội đã bị cái sàng là quân Nhu Nhiên sàng tới sàng lui, rốt cuộc chỉ những người xuất sắc chân chính mới còn tồn tại.
Về phần những kẻ bị kẹt lại bên trên cái sàng kia.
…. Thì có ai nhớ nữa đâu.
Nàng còn phải về nhà, không thể bị kẹt lại trên cái sàng đấy.
Người Nhu Nhiên xem Đại Nguỵ như vườn hoa phía sau nhà bọn chúng mà xâm phạm. Ở nơi hay bị quấy rầy như điểm đóng quân Hắc Sơn này, chỉ nửa năm thôi mà Hoa Mộc Lan đã trải qua vô số những trận đấu to có nhỏ có.
Vì cố giấu diếm sức mạnh nên Hoa Mộc Lan không biểu hiện tài năng hơn người trên phương diện võ thuật, thế nhưng nàng cưỡi ngựa quả thật rất tốt, đây chính là bản năng, khó mà giấu được.
Vậy nên nàng mới bị điều tới Hắc doanh – trại tân binh chưa được bố trí địa điểm đóng quân cụ thể, là nơi Đại Ngụy ký thác niềm hy vọng vào kế hoạch huấn luyện và bồi dưỡng con em quân hộ.
Bọn họ mong đợi mấy tân binh đó sẽ phát huy đến mức tốt nhất trong những cuộc chiến sau này.
Trong một khoảng thời gian rất dài, sinh hoạt của tiểu đội Hoa Mộc Lan khá hoà hợp, thậm chí đôi khi còn khều chân nhau lúc nửa đêm, phàn nàn hôm nay phải đi canh kho lương chứ không được phái đuổi theo đám “Nhúc nhích” cả người thối hoắc kia.
Nàng còn chưa kịp cảm nhận sự thẹn thùng khi nam và nữ ở cùng một phòng đã bị tiếng ngáy ngủ, tiếng nghiến răng, móc chân, nửa đêm trốn trong chăn nói mớ của nhóm chiến hữu đánh tan hết tất cả những mộng mơ.
Doanh trại đúng là một nơi đáng ghét.
Nhóm chiến hữu cũng rất đáng ghét.
***
A Đan Chí Kỳ là “tiểu đội trưởng”(2) của tiểu đội Hoa Mộc Lan, thể chế trong quân đội Bắc Ngụy là mười người thành một “tiểu đội”(3), cùng ăn cùng uống, nếu phải chiến đấu thì cùng tiến cùng lùi.
(2)Nguyên văn: Hoả trưởng.
(3)Nguyên văn: Hoả bạn.
Vì đã từng học nấu ăn ở nhà, lại còn là kỵ binh lớn tuổi nhất trong tiểu đội nên A Đan Chí Kỳ được bổ nhiệm làm tiểu đội trưởng quản lý bếp núc và tạp vụ, mỗi ngày đều làm đại ca chỉ huy, dặn dò để ý việc ăn, mặc, ở, đi lại của cả tiểu đội.
Hắn cũng là con cháu quân hộ Tiên Ti, đến từ thị tộc A Đan, đây là dòng họ khá phổ biến tại trấn Vũ Xuyên ở phương Bắc.
A Đan Thị tham gia quân ngũ từ đời này sang đời khác, mỗi khi quý tộc Tiên Ti hay Khả hãn chiêu binh thì họ đều nhập ngũ đánh trận. Ngoại trừ đánh trận, con cháu thị tộc A Đan không biết làm gì khác nữa, từ khi sinh ra đã bắt đầu học cách cầm đao cầm giáo, một khi người đàn ông đánh trận giỏi nhất trong gia đình hy sinh cũng đồng nghĩa với việc gia đình đó sẽ xuống dốc.
Lúc A Đan Chí Kỳ nhận được quân thϊếp, đến ghi danh tại doanh trại Hắc Sơn đã hai mươi lăm tuổi. Hắn có một đứa con trai bốn tuổi, đã có người nối dòng. Mấy năm trước, đại ca hắn tử trận nên hiện giờ tới phiên hắn trở thành người tham gia quân ngũ trong gia đình.
Tiên Ti nam nhiều nữ ít, nhất là vùng Lục Trấn phương Bắc thì đàn ông Tiên Ti hai mươi tuổi vẫn còn độc thân là chuyện bình thường. A Đan Chí Kỳ có vợ có con, “bản lý lịch sáng chói” như vậy đã kí©h thí©ɧ không ít đồng đội trong tiểu đội, điều này còn đáng hâm mộ hơn việc hắn được làm tiểu đội trưởng nữa.
Trong mắt vị tiểu đội trưởng vừa “lớn tuổi” vừa “từng trải” này thì Hoa Mộc Lan là một người rất quái gở, rất khó sống chung.
Mỗi ngày, khi huấn luyện cưỡi ngựa và huấn luyện toàn đội, cậu ta(4) không hề nhiệt tình mặc dù biết rõ những thứ này sẽ là sự giúp đỡ rất lớn để có thể sống sót trên chiến trường, cậu cũng thường hay lộ ra bộ dạng lơ ngơ thẫn thờ như đi vào cõi tiên.
(4)Trong suy nghĩ của A Đan Chí Kỳ, Hoa Mộc Lan là con trai nên mình sẽ dùng đại từ nhân xưng này cho nàng.
Cậu chủ động yêu cầu ngủ tại góc hẻo lánh nhất trong lều, chỗ đó có khe hở nên lúc nào cũng bị gió lùa, cả tiểu đội không ai chịu ngủ ở đó nhưng dường như cậu không cảm thấy gì, ngủ suốt hai, ba tháng.
Kỹ thuật cưỡi ngựa của cậu rất tốt nhưng lại không thích đua ngựa cùng đồng đội; võ nghệ của cậu coi bộ không giỏi lắm nhưng không giống người khác là mỗi lần huấn luyện xong, trở lại lều trại mệt thở không ra hơi, ngủ ngáy như sấm.
Cậu ít khi nào nói chuyện cùng mọi người trong tiểu đội, ngay cả những binh lính ở nơi khác, cậu cũng kiệm lời. Ngoại trừ tham gia huấn luyện bắt buộc mỗi ngày, Hoa Mộc Lan tỏ ra là một người trầm lặng ít nói, dáng vẻ như luôn ôm tâm sự nặng nề.
Thật ra, những đồng đội trong tiểu đội đều rất hâm mộ Hoa Mộc Lan.
Bọn họ đều là người Tiên Ti nên chỉ nói ngôn ngữ Tiên Ti, còn tiếng Hán thì nói sơ sơ vài câu kiểu “Gọi ta là này nọ, tên ta là này nọ”. Thế nhưng A mẫu của Hoa Mộc Lan là người Hán, cậu vừa nghe hiểu tiếng Tiên Ti vừa thành thạo tiếng Hán.
Trong quân đội Đại Ngụy thì quân sư, tham tán(5), văn thư, quân y và quan lại hậu cần ở hậu phương đều là người Hán, còn xông pha chiến đấu nơi tiền tuyến đa số đều là binh lính Tiên Ti và con cháu quân hộ. Thế nên trong quân đội cũng có rất nhiều người thông dịch, phụ trách phiên dịch ngôn ngữ cho hai bên.
(5)Tham tán là chức vụ cố vấn ngoại giao, giúp đỡ về vấn đề giao tiếp bên ngoài.
Khuyết điểm lớn nhất trong quân đội Bắc Nguỵ thời kỳ đầu không phải thiếu những dũng sĩ can đảm chịu chết mà là trở ngại về mặt ngôn ngữ, đôi khi xảy ra tình huống cấp trên nói không rõ nên quản lý lung tung rối loạn cả lên.
Ở đây, phàm là một kỵ xạ(6) vừa hiểu tiếng Tiên Ti vừa thông thạo tiếng Hán mà bản lĩnh không tồi sẽ được thăng tiến rất nhanh chứ đừng nói chi Hoa Mộc Lan còn biết viết một ít chữ Hán đơn giản.
(6)Kỵ xạ hay Mã cung thủ (chữ Hán:弓騎兵) là một kỵ sĩ/kỵ binh được trang bị cung tên và thành thạo việc bắn tên trên lưng ngựa ngay khi ngựa đang phi. Đôi khi kỵ xạ được sử dụng để mô tả các chiến binh sử dụng cung trên các động vật khác (như lạc đà hay voi chiến…).
Người Tiên Ti không có hệ thống chữ viết riêng nên trời sinh bọn họ có cảm giác kính sợ đối với những ai biết chữ.
A Đan Chí Kỳ biết nhất định là Hoa Mộc Lan đang cố giấu một ít bản lĩnh của chính mình, thế nhưng hắn cũng không hỏi nhiều.
Làm con cháu nhà quân hộ gia nhập quân đội, ai mà không từng có những câu chuyện riêng? Ngay cả A Đan Chí Kỳ hắn cũng ôm một bụng chuyện cũ.
Nếu Hoa Mộc Lan không muốn nói, vậy chắc chắn là cậu có lý do.
A Đan Chí Kỳ vẫn luôn hiểu ý không hỏi gì, mãi cho đến một ngày kia….
Ngày hôm đó, cách doanh trại Hắc Sơn xa xa bỗng nhiên xuất hiện một cơn lốc xoáy, cơn lốc này băng qua thảo nguyên, trên đường đi, nó cuốn lấy cỏ khô, bụi đất và đủ thứ linh tinh quái lạ, cơn lốc giống như một cây cột đen xoay tít trên bầu trời, che lấp cả vầng thái dương.
Lốc xoáy bất ngờ trong sa mạc là một điều vô cùng đáng sợ, từng đợt gió lớn thét gào đuổi tới tựa như toàn bộ thế gian này đều có thể bị nó nuốt chửng. Doanh trại Hắc Sơn nằm dưới chân núi, dù là thế nhưng trong lúc gió to cuốn tới, tất cả binh lính đều phải thu dọn lều trại, những người chỉ huy đều đang hò hét, bảo mọi người dọn hết những gì có thể dọn đến một nơi an toàn để tránh gió.
Trong kiểu thời tiết gió lốc cuốn lấy bụi đất, cát sỏi nhuộm cả bầu trời thành màu vàng xám, mặt trời cũng trở nên lờ mờ không chút ánh sáng này thì dù có là chiến sĩ kiêu dũng nhất cũng chỉ có thể cúi đầu che mặt, di chuyển một cách khó khăn.
Lúc này, thế giới đã không còn là thế giới của con người, tất cả đều phải nghe theo lệnh cơn lốc xoáy kia.
Tiểu đội của A Đan Chí Kỳ nhận lệnh trợ giúp di tản lều trại khu Hắc doanh. Cả đám lính xui xẻo này phải làm công việc mà mấy doanh trại khác tránh còn không kịp, ngay cả Hoa Mộc Lan với ngoại hình gầy yếu, tưởng như một cơn gió cũng có thể thổi bay mà trong lúc gió to này cũng bắt buộc phải khiêng đồ đạc di chuyển tới nơi đã được chỉ định.
Trong lúc mấy đồng đội khác đang đồng thanh kêu “hò dô hò dô”, khiêng một đống thứ đi chỗ khác thì A Đan Chí Kỳ và Hoa Mộc Lan vẫn còn ở lại tiếp tục tháo dỡ lều trại.
Ầm ầm rắc rắc rắc….
Cơn lốc cuốn qua nơi đóng quân trống trải, bắt đầu làm cho cột gỗ trước mặt A Đan Chí Kỳ lung lay.
Cây cột bằng gỗ thô to, còn to hơn cả đầu người bất ngờ ngã xuống, A Đan Chí Kỳ nghe thấy tiếng động bèn quay lại, ngẩn cả người, hắn chỉ thấy cây cột thật lớn đang lấy tốc độ cực nhanh đập mạnh xuống chỗ hắn, càng lúc càng gần.
“Thôi xong.”
A Đan Chí Kỳ run bần bật.
Lúc bấy giờ hắn đang ngồi xổm trên đất tháo dây thừng, dù có quay đầu chạy cũng chắc chắn không kịp nữa.
Nỗi sợ hãi khiến hai chân A Đan Chí Kỳ chết lặng, không cách nào nhúc nhích, sắc mặt hắn đã trắng như tờ giấy, chỉ có thể bất lực nhắm chặt mắt lại.
Vậy mà cơn đau đớn không hề đến như hắn dự đoán. A Đan Chí Kỳ nơm nớp lo sợ mà mở bừng hai mắt.
Đập vào mắt hắn là một hình ảnh không thể nào tưởng tượng được!
Trong cơn gió xoáy như có thể xé đứt cơ thể ra làm hai, Hoa Mộc Lan với dáng dấp gầy yếu cao lêu khêu vậy mà lại dùng đôi tay đỡ lấy cột gỗ khổng lồ.
Cột gỗ mà phải cần rất nhiều lực sĩ trong quân doanh hợp sức mới dựng lên được đang nằm ở một góc độ vô cùng hiểm hóc, như có thể sẽ đè nát cơ thể cậu bất cứ lúc nào.
Hoa Mộc Lan cứ thế dùng đôi tay đỡ cây cột, há miệng.
Cậu dùng hết sức lực toàn thân hét ra một câu, tiếng hét xuyên qua gió lốc truyền vào lỗ tai A Đan Chí Kỳ.
“Huynh còn ngốc ở đấy làm quái gì! Chạy đi!”
HẾT CHƯƠNG 26
Vở kịch nhỏ:
Có người hỏi tôi (tác giả) rằng Cái Ngô điêu khắc bức tượng gỗ kia có nghĩa là gì.
Nó có nghĩa là “Đao kiếm người tặng ném sang, quỳnh cư ngọc đẹp ta mang đáp người”(7).
Cái Ngô (hung dữ): Chưa từng thấy ai không mua nổi ngọc hay sao?
(7)Cải biên của câu thơ “Mộc qua người tặng ném sang, quỳnh cư ngọc đẹp ta mang đáp người” trong bài thơ “Mộc qua”. Ý nghĩa bài thơ này là có qua có lại, tặng đào trả mận. Mộc qua là một loại trái cây gần họ với táo, lê. Câu thơ trên tham khảo từ bản dịch của Tạ Quang Phát trong thivien*net