Chương 36

Hồi 12: Thảm họa trùng trùng diệt U Minh - Mưu đồ tham vọng hiến Vạn Quỷ

- Giáo chủ có thừa nhận dù muốn chờ cái chết đến vẫn không thật sự dễ, cứ như thể tử thần ngần ngại, chưa muốn tiếp nhận chúng ta?

Lập tức có tiếng Công Tôn Nữ nặng nề tự chuyển dịch thân hình:

- Thiếu hiệp muốn nói mệnh số của chúng ta dù thế nào đi nữa vẫn chưa tận?

Mộ Dung Bạch thở dài và cũng từ từ cựa mình ngồi lên:

- Hoặc nói cách khác, đang lúc tại hạ chập chờn chờ cái chết đến thì dường như nghe tử thần bảo: ngươi chưa thể chết, khiến ta cũng khó thu nhận ngươi. Vậy là tại hạ minh bạch nếu số chưa tận thì tại sao cam tâm chịu chết? Giáo chủ nghĩ, chúng ta từ lúc nằm im cho đến bây giờ kỳ thực đã trải qua bao lâu?

Công Tôn Nữ có lẽ cũng đã tự ngồi lên, vì tầm phát thoại lúc này hiện có độ cao ngang bằng với Mộ Dung Bạch đang trong tư thế ngồi xếp bằng:

- Cái chết thật không dễ đến một khi vận số chúng ta chưa tận, cho dù bản thân ta đã cố nằm im ít lắm cũng đã qua gần hai ngày.

Mộ Dung Bạch khẽ kêu:

- Chỉ mới hai ngày thôi sao? Tại hạ lại ngỡ đã lâu lắm rồi, đâu như bốn năm ngày gì đó.

- Thiếu hiệp khó thể nhận thức thời gian trong những cảnh ngộ tương tự thế này nếu chưa thật sự làm quen với lối ẩn ngụ trong chỗ tối. Nhưng hai ngày hoặc bốn năm ngày thì liệu có gì thay đổi? Bất quá chỉ là những thời khắc cuối cùng chúng ta tự hành hạ xác thân đồng thời cũng tự dối lòng do mong chờ cái chết đến thật êm ái.

Mộ Dung Bạch chợt thở dài rồi lại tự nằm vật xuống:

- Phải chi còn sức lực, dù thật ít. Có lẽ tại hạ sẽ tự kết liễu hơn là kéo dài mãi những khoảng khắc tự hành hạ này.

Công Tôn Nữ kêu trong thất vọng:

- Thế mà ta ngỡ lúc thiếu hiệp chợt lên tiếng cũng là khi đột ngột có tia hy vọng. Hóa ra chẳng phải thế.

Nhưng khi Công Tôn Nữ cũng vật ngã ra nằm. Mộ Dung Bạch chợt tự nhích dần về phía Công Tôn Nữ và hạ thật thấp giọng thì thào:

- Để Giáo chủ đừng ngộ nhận về tại hạ. Giáo chủ có muốn nhấm nháp một ít lương khô đã được tại hạ lẻn giấu bớt sau mỗi bữa ăn? Chỉ có nước uống là khó khăn hơn. Vì tại hạ không ngờ chỉ một mình Giáo chủ lại dùng quá nhiều cho việc tự tẩy uế. Khiến chỗ nước dự trữ tuy nhiều nhưng cuối cùng vẫn cạn kiệt.

Công Tôn Nữ ngạc nhiên, cũng thì thào trong vị thế đầu cả hai đang kề nhau:

- Ta không nghi ngờ thiếu hiệp lại dám dùng thủ đoạn này với ta. Nhưng thử nói xem từ lúc nào thiếu hiệp lường trước cảnh huống này để lẻn giữ lại thức ăn. Và tại sao thiếu hiệp không còn dám lớn tiếng nữa, trái lại chỉ thì thào, như sợ bị ai khác lẻn nghe?

Mộ Dung Bạch không đáp, chỉ lẳng lặng giúi vào tay Công Tôn Nữ một mẫu lương khô nhỏ, sau đó thì lào thào dặn:

- Không được nhai, trái lại cứ ngậm cho đến lúc tan dần. Bằng cách đó không những không gây tiếng động mà còn giúp Giáo chủ không cảm thấy khát do đã có nước bọt cũng phần nào thỏa mãn.

Tuy vậy, dù đang ngậm mẫu lương khô đúng như Mộ Dung Bạch căn dặn, Công Tôn Nữ vẫn lúng búng hỏi:

- Thiếu hiệp quả quyết đang có một hoặc nhiều kẻ vẫn lẻn dò xét và chỉ chờ mong chúng ta chết?

- Sầm Khiêm không thể không biết bí động này còn có phần thượng bên trên.

- Thiếu hiệp bắt đầu nghi ngờ từ lúc nào?

- Không phải nghi ngờ, chỉ là thói quen vẫn luôn cẩn trọng mà thôi. Huống hồ chẳng phải quý Giáo đang buộc cùng Vạn Quỷ Cung đương đầu sao? Đã vậy, tại hạ không thể không lường trước sẽ có lúc lâm vào tuyệt lộ. Thế thì sao không giữ lại một ít thức ăn, phòng khi những lúc như thế này?

- Vậy thì thiếu hiệp chỉ mới nghi ngờ gần đây, lúc phát hiện có phần thượng và nghe ta bảo đó là chuyện lẽ ra chẳng thể có? Nghĩa là chính Sầm Khiêm đang ở trên đó và cố tình chờ chúng ta chết?

- Cẩn tắc vô ưu, đã phát hiện có phần thượng lại thêm dấu máu từ trêи ɾỉ xuống, nên nghĩ là đang có người lẻn dò xét hơn là cứ mãi bị người hí lộng, rất hả dạ một khi thấy chúng ta chết.

- Nhưng dẫu sao chúng ta cũng chết , có hay không có người lẻn nhìn thì cũng vậy thôi.

- Tại hạ không thích có kết cục đúng như ý người khác mong đợi. Chẳng thà chết vì ngẫu nhiên lâm vào cảnh bất khả kháng chứ quyết không cam tâm chết vì lầm mưu của bất luận ai.

- Nhưng nếu đó là sự thật, thiếu hiệp có thay đổi được chăng?

- Sẽ có thay đổi nếu tự thân Giáo chủ nỗ lực hơn.

- Thiếu hiệp vẫn trông mong vào ta?

- Đúng vậy! Vì lúc này, không nhiều thì ít Giáo chủ vẫn phải có trách nhiệm. Bởi lẽ Sầm Khiêm vừa là thúc thúc vừa là thuộc hạ của Giáo chủ. Sầm Khiêm đã giấu Giáo chủ về việc bí động có hai phần thì liệu còn thêm những gì nữa họ Sầm có thể giấu? Hay Giáo chủ không muốn thoát ra. Chí ít để hỏi họ Sầm cho ra lẽ?

- Nhưng ta không thể thoát. Lòng dạ lại đang rối bời thế này, ta càng không thể chuyên tâm tọa công với hy vọng dù chỉ là phục nguyên thêm một ít nữa.

- Giáo chủ muốn ngậm nữa không một mẫu lương khô kế tiếp?

- Thôi! Xin nhường cho thiếu hiệp, âu cũng là thể hiện phần nào trách nhiệm chỉ vì ta quá tin tưởng và cũng do đốc hạ bất nghiêm nên khiến thiếu hiệp lâm cảnh này từ Sầm Khiêm ta thật áy náy.

Nhưng Mộ Dung Bạch vẫn giúi vào tay Công Tôn Nữ một mẫu lương khô:

- Tại hạ cũng phần nào am hiểu y đạo, dù không thật tinh thông vẫn có thể giúp Giáo chủ minh bạch nguyên nhân vì sao tuy cố tọa công nhưng bất thành. Nếu thực hiện được chỉ cần Giáo chủ hứa khi thoát thân sẽ không quên hoặc bỏ rơi tại hạ.

Công Tôn Nữ giật mình suýt nữa buông rơi mẫu lương khô vừa được Mộ Dung Bạch đặt vào tay:

- Thiếu hiệp tinh thông y lý? Đó là nguyên nhân ngay từ đầu thiếu hiệp cố khuyên ta luyện kinh văn nào, bỏ kinh văn nào? Sao thiếu hiệp không sớm cho ta tỏ tường điều đó?

Mộ Dung Bạch khẽ gắt:

- Giáo chủ định gây kinh động ư? Hay mọi hành động của Sầm Khiêm đều thực hiện theo mệnh Giáo chủ? Nếu vậy thì…

Công Tôn Nữ vội vã thanh minh và vẫn nhớ là chỉ có thể nói thật khẽ:

- Nỡ nào thiếu hiệp lại có ý nghĩ như thế về ta? Được rồi, để thiếu hiệp tin, ta không gây kinh động nữa. Không những chỉ có thế, ta còn hứa sẽ nhất nhất nghe theo mọi sắp đặt của thiếu hiệp. Được chứ?

Mộ Dung Bạch thở dài và bắt đầu tự lần mò xem xét mọi kinh mạch cho Công Tôn Nữ:

- Tuy đây là hành vi có thể bị xem là mạo phạm nhưng nhờ đó tại hạ xin có một lời này thành thật khuyên Giáo chủ. Là Giáo chủ đừng trông mong gì vào việc sẽ khôi phục chân nguyên. Trừ phi Giáo chủ đủ nhẫn nại khởi luyện từ đầu và nếu muốn sớm có lại thành tựu cũng đừng tham lam, luyện quá nhiều các công phu khác biệt cùng lúc.

- Nhưng ta đã có dấu hiệu phần nào khôi phục, lời của thiếu hiệp liệu có đúng chăng và nhất là y thuật am hiểu đến mức độ nào để dám cho ta lời khuyên gần như là hoang đường đến vậy?

Mộ Dung Bạch bỗng cựa mình ngồi lên:

- Tin hay không thì tùy Giáo chủ. Phần tại hạ dầu sao ngay lúc này đã rõ, quả thật Giáo chủ cũng là người bị hại như tại hạ, khác với những gì đã nghi ngờ, nghĩ rằng đây chỉ là khổ nhục kế do Giáo chủ hợp cùng Sầm Khiên đối phó với tại hạ.

Đoạn Mộ Dung Bạch đứng lên, nhân đó cũng thắp sáng ngọn bạch lạp cuối cùng.

“ Xoạch!”

Dưới ánh hỏa quang đột ngột có, Mộ Dung Bạch thấy Công Tôn Nữ đang trong trạng thái sững sờ. Để rồi Công Tôn Nữ cũng ngồi lên, kinh ngạc hỏi Mộ Dung Bạch:

- Thiếu hiệp toan làm gì? Dường như chuẩn bị thoát, một phương cách dù đã sẵn có nhưng vì mãi nghi ngờ Công Tôn Nữ này nên cố tình giữ lại cho riêng mình chờ đến tận bây giờ?

Mộ Dung Bạch dửng dưng, vừa đáp một cách hững hờ vừa đưa mắt ngước nhìn lên trần động:

- Vẫn là cách thoát Giáo chủ đã biết, theo lối ở bên trên. Nào phải tại hạ cố tình giấu hoặc giữ kín cho riêng mình?

Công Tôn Nữ luống cuống dùng hai tay cố di chuyển theo Mộ Dung Bạch

- Nhưng thiếu hiệp không thể thoát nếu không nghĩ được cách phá vỡ trần động. Vậy là thiếu hiệp đã khôi phục võ công? Như thế chẳng đúng sao một khi bảo thiếu hiệp vẫn có điều che giấu ta?

Mộ Dung Bạch vẫn lạnh nhạt hững hờ:

- Là do Giáo chủ không hỏi. Đâu phải tại hạ cố ý giấu? Nên nhớ, trong lúc Giáo chủ bi quan, mãi nằm yên chờ chết, thì tại hạ đã tự nỗ lực tột cùng. Tranh với tử thần từng chút thời gian một, tự trấn an và tự thuyết phục bản thân rằng, ngươi chưa thể chết, quyết không thể chết, nhờ đó mới có cơ hội này, nào đâu phải cơ hội tự đến. Huống chi, tại hạ cớ sao phải nói thật một khi Giáo chủ dù gì cũng là nhân vật ra lệnh cho Sầm Khiêm hoặc cho Uông Sa Vệ, bắt tại hạ đưa về đây? Hay vì Giáo chủ nghĩ do chúng ta dù sao cũng đồng chung cảnh ngộ nên lẽ ra tại hạ không chỉ nói thật mà còn phải tỏ ra có bổn phận đối với Giáo chủ? Thật thế chăng?

Công Tôn Nữ nghẹn ngào:

- Thú thật ta vẫn nghĩ như thế. Vì đã bảy năm qua, chấp chưởng và điều hành bổn Giáo đều do một tay Sầm Khiêm. Phát hiện ra thiếu hiệp, có chủ ý nhờ thiếu hiệp giúp ta kiến giải công phu cũng đều do Sầm Khiêm đề xướng. Tóm lại. Ta cũng như thiếu hiệp, dĩ nhiên đều là nạn nhân, cùng bị người khác lập mưu hãm hại.

Mộ Dung Bạch bất giác thở dài:

- Được rồi, Giáo chủ không phải giải thích nữa. Bất quá tại hạ hứa sẽ đưa Giáo chủ cùng thoát. Như thế đã đủ chưa? Nếu đủ. Xin Giáo chủ chịu phiền, lùi lại thật xa, càng xa càng tốt. Vì tuy tại hạ không muốn gây kinh động nhưng vạn nhất nguyên nhân trần động đổ ụp xuống thì sao? Nào, lùi lại đi.

Công Tôn Nữ chưa chịu lùi:

- Thiếu hiệp đã hứa rồi đấy, vì dù gì đi nữa, nếu không nhờ những công phu của ta, thiếu hiệp đâu thể tự lĩnh hội và sau đó tự khôi phục võ công? Hãy nói thế nào cho ta thật tin, sau đó ta sẽ lùi.

Mộ Dung Bạch phì cười:

- Nếu tại hạ thật sự có ác ý, Giáo chủ sao không nghĩ đến chuyện tại hạ có thể gϊếŧ Giáo chủ, hoặc cứ để mặc cho bị loạn thạch đè bẹp? Thôi nào, còn không mau lùi lại thật ư?

Công Tôn Nữ vì quá sợ hãi đành lùi và thật là khốn khổ cho kẻ tuy phải lùi vội nhưng chỉ có thể tự di chuyển bằng hai tay.

Mộ Dung Bạch thật sự ái ngại, đành nhẫn nại chờ cho đến lúc Công Tôn Nữ tự lùi đến tận chỗ khả dĩ an toàn:

- Đừng quá khẩn trương. Tại hạ là nam tử hán đại trượng phu, đã hứa lời quyết không sai lời. Chỉ mong sao cho những ai đang trông chúng ta chết vì vẫn ngỡ cả hai ta đang vô phương kế khả thi nên bỏ đi từ lâu. Bằng không, a..., hậu quả vẫn là điều khó thể lường. Xong chưa? Tại hạ bắt đầu đây.

Và Mộ Dung Bạch bật tung người lên cao. Vận dụng võ công thật đã khôi phục, nhẹ nhàng bám dính hai tay vào trần động.

Công Tôn Nữ bồn chồn dõi nhìn:

- Bích Hổ Du Tường?! Thiếu hiệp đã khôi phục trọn vẹn công phu. Nghe bảo dù chỉ luyện một năm nhưng vẫn không hề kém Ngũ hùng – Tứ hiệp, kể cả Lục nhân?

Mộ Dung Bạch buông tay cho tung người rơi xuống:

- Sầm Khiêm đã bẩm báo đúng. Vì phần thượng bên trên dường như cũng do bàn tay người kiến tạo, kể cả vết rạn nếu thoạt nhìn thì ngỡ là tự có, hóa ra vẫn được tay người tạo ra. Và nếu vậy, tại hạ hy vọng ở bên trên phải là vết nứt đủ rộng đủ to, với độ dầy của mặt thạch cũng chỉ vừa phải. Vì chỉ như thế mới tạo thành vết rạn ở mặt dưới, không quá nhỏ để không nghe được gì, cũng không quá lớn khiến người ẩn bên dưới thoạt nhìn liền phát hiện và sinh nghi ngờ. Giáo chủ hãy bảo trọng. Tại hạ đành phải phát kình chấn vỡ thôi, không còn cách nào khác.

Công Tôn Nữ bỗng kêu:

- Phát kình chấn vỡ ắt sẽ gây kinh động. Sao thiếu hiệp không thử dùng lợi khí, ta có mang sẵn đây, vừa dụng lực vừa từ từ khoát rộng tạo lối thoát?

Đoạn Công Tôn Nữ ném cho Mộ Dung Bạch một vật không hề mang dáng dấp nào tương tự kiếm hoặc dao, Mộ Dung Bạch cầm và săm soi vật đó:

- Đây là lợi khí gì?

Công Tôn Nữ cười cười:

- Sẽ không ai nhận ra đó là lợi khí cực kỳ hữu dụng nếu chưa từng nhìn thấy bao giờ. Có một chốt ẩn ở giữa, thiếu hiệp cứ ấn mạnh vào ắt rõ.

Mộ Dung Bạch ấn mạnh:

“ Cạch!”

Vật Mộ Dung Bạch đang cầm vốn có dạng tròn và dẹt. Thế nên sau khi chốt ấn bị ấn, quanh vật tròn liền nhô ra tua tủa những tán mũi nhọn, thật ngắn, chỉ dài độ một đốt ngón tay, đồng thời còn tự xiên theo một chiều duy nhất.

Và Mộ Dung Bạch chưa kịp hỏi cách sử dụng thì đã nghe Công Tôn Nữ giải thích:

- Thiếu hiệp đừng để tay phạm vào. Vì Phi Kiếm Bát Quái rất sắc bén, có thể giúp thiếu hiệp nhẹ nhàng khoét rộng đá theo vết rạn sẵn có, miễn sao phần đá bên trên không quá dầy, đúng như thiếu hiệp vừa đoán. Vạn nhất dầy hơn, có lẽ đành để thiếu hiệp dùng chấn kình chấn vỡ, thay vì hủy hoại báu vật đó nhưng chẳng được tích sự gì. Thiếu hiệp hãy thử xem.

Mộ Dung Bạch dù có ý ngần ngại vẫn lại bật người lên cao, một tay bám trần, một tay cầm Bát Quái Phi Kiếm và cắm một trong tám mũi nhọn vào vết rạn. Nhưng khi dụng lực cứa. Mộ Dung Bạch mới nhận ra diệu dụng của lợi khí. Bởi lợi khí tự xoay tròn để lần lượt cắm hết mũi nhọn này đến mũi nhọn khác vào đá. Di chuyển theo lực kéo đẩy của Mộ Dung Bạch.

Nhờ sắc bén nên lợi khí càng lúc càng khoét rộng vết rạn, chẳng những thế mà còn làm cho phần trần động tự hiện lộ thêm một vài vết rạn nữa.

Mộ Dung Bạch buông người cho rơi xuống. Giao trả vật báu cho Công Tôn Nữ.

- Vật này rất lợi hại, nhất là khi được dụng lực ném đi. Ắt nó sẽ tự xoay tròn, sát định dễ như trở bàn tay với phạm vi tùy theo bản lãnh nông sâu của người vận dụng. Thế nên nó được gọi là Phi Kiếm Bát Quái?

Công Tôn Nữ nhận vật và ấn mạnh vào chốt ấn, làm cho những mũi nhọn đều thụt vào tự ẩn kín:

- Kỳ thực vật này không dùng để sát địch. Nhưng nếu cần, quả thật vật này thừa đủ lợi hại như thiếu hiệp suy đoán, chẳng khác nào Xuân Quỳnh cũng từng đoán như thế. Nhưng sao thiếu hiệp không dùng nữa? Hay đã xong?

Mộ Dung Bạch gật đầu:

- Phần thượng ở bên trên có lẽ chỉ là một vuông đá nhỏ. Tại hạ đã phát hiện thêm ba vết rạn, hợp với vết rạn đầu tiên thành một mảnh vuông tứ bề. Và lẽ ra phiến đá đó có thể được đẩy lên nếu như không quá nặng. Vì thế chỉ còn cách là làm cho nó rơi xuống. Vậy thì cần phải dụng lực thay vì để hỏng mất lợi khí, một vật như rất quý đối với Giáo chủ?

Công Tôn Nữ không đáp, chỉ thúc hối Mộ Dung Bạch thực hiện điều vừa nói:

- Vậy sao thiếu hiệp chưa tiến hành? Hãy vẫn sợ gây kinh động?

Mộ Dung Bạch bảo:

- Đúng là tại hạ sợ gây kinh động. Nhưng không do đá rơi mà sẽ là do Giáo chủ gây ra.

- Ta?

Mộ Dung Bạch giải thích:

- Phiến đá không tự nặng là bao. Nhưng vì có vật gì ở trên đè lên nên rất nặng. Đã có dấu huyết, tại hạ ngại đó là một thi thể. Và liệu Giáo chủ có thể kiềm chế, đừng bật kêu, vạn nhất đó là thi thể biết đâu quen với Giáo chủ?

Công Tôn Nữ sững sờ:

- Ý muốn nói quả thật có người của bổn Giáo lẻn nấp bên trên để dò xét nhưng đã bị Vạn Quỷ Cung sát hại?

Mộ Dung Bạch nhún vai:

- Có người ẩn, đúng. Người đó bị sát hại, cũng đúng. Nhưng chưa thể quả quyết hung thủ là ai. Thế nên Giáo chủ cứ chuẩn bị kiềm chế, đừng quá hoảng sợ thì hơn. Thế nào?

Công Tôn Nữ gật đầu:

- Ta sẽ không kêu. Thiếu hiệp yên tâm chưa?

Mộ Dung Bạch lại nhún vai một lượt nữa, sau đó bật tung người lên, dùng công phu Bích Hổ Du Tường, bấu giữ hai tay vào mặt đá, ở giữa những vết rạn được Mộ Dung Bạch đề quyết là phiến đá. Sau cùng, Mộ Dung Bạch khẽ quát:

- Khai!

“ Tách!!”

Phiến đá long ra, cùng rơi xuống một lúc với Mộ Dung Bạch vì bị Mộ Dung Bạch dùng thiên cân trụy lôi mạnh xuống

“ Ào”