Miên Man Nỗi Nhớ

8/10 trên tổng số 19 lượt đánh giá
Tác Giả: Đề Cử
Tình Trạng: Hoàn Thành
Truyện teen nhí nhảnh con cá cảnh, ảo, thi thoảng hơi sến súa. Là tình yêu thanh thiếu niên, không phải truyện gia đình xã hội nhiều mâu thuẫn, không thích hợp với những người thích truyện cao trào ho …
Xem Thêm

Chương 7: Màu của nắng
- Anh uống sinh tố cho ưỡn bụng ra thì anh còn nhớ gì tới mẹ con em nữa? Làm sao mà anh biết được lúc nào em hết cằn nhằn để anh về?

- Thì khi nào em hết cằn nhằn, em bảo mẹ Hoài nhắn tin cho ông nội, anh sẽ thu xếp về sớm với em.

Niệm tính toán đâu ra đấy rồi nhưng kế hoạch của cu cậu vẫn bị đổ bể vì ở dưới sân mẹ Hoài nói vọng lên:

- Không đi đâu cả! Ở nhà! Bữa nay mẹ làm cỗ mời họ hàng tới dự, ăn mừng hai con đậu lớp một!

Uầy! Mẹ Hoài làm hẳn cỗ cơ à? Ôi chao cỗ bàn thì biết bao nhiêu món ngon cho vừa? Niệm con phấn khởi ngó xuống sân dưới, thấy mấy chị giúp việc đang phụ mẹ gói nem liền hí hửng bảo Miên:

- Có lẽ anh không thể rời bỏ mẹ con em được nữa. Anh phải ở nhà ăn cỗ thôi. Anh thèm nem cua bể quá rồi!

- Đã ở nhà thì anh không được ngó lơ mẹ con em nữa đâu đấy! Anh chào Hô Hô đi!

- Bác Niệm chào Hô Hô. - Niệm chào.

- Bác Quang cũng chào Hô Hô.

Quang đang nằm trong lòng bà Kỷ nhõng nhẹo nói vọng lên. Hô Hô ngọ nguậy cái đầu, mắt láo liên nhìn xung quanh, bé Miên ngọt giọng dỗ dành:

- Đừng quậy, ngoan nào... mẹ thương.

Đã bảo mẹ thương rồi mà bé cún nhỏ vẫn quậy tưng bừng, còn nghịch ngợm cào vào tay Miên. Niệm con khó chịu trừng mắt, bé cún sợ sệt im re. Chị Hoài ngó lên thấy điệu bộ Niệm con doạ cún sao mà y xì đúc điệu bộ Niệm ba doạ nó. Đúng là con nhà tông không giống lông cũng giống cánh. Chị tò mò huých tay Niệm ba tra khảo:

- Đấy đoán trúng đề xong cho Niệm con làm bài trước à? Chứ không thì làm sao chỉ qua một buổi tối học bài với ba thằng con ngu dữ dội nhà mình lại thủ khoa được?

Niệm ba khẽ xoa đầu khen vợ thông minh. Cứ cho là thế cũng tốt, mới thủ khoa đã làm cỗ ăn mừng thế này thì đến lúc biết con mình xuất chúng không khéo bà xã tổ chức đại tiệc cũng nên. Chẳng riêng gì Hoài, ngay cả mẹ Kỷ cũng thích khoe con khoe cháu, cứ nghĩ tới viễn cảnh Niệm con ngồi ăn miếng nem cua bể cũng không xong vì cứ lát lát lại có người chạy quay thơm má thằng bé, nói những lời hoa mỹ tâng nó lên tận mây xanh Niệm ba lại thấy không thoải mái. Trái ngược với Niệm ba, cô Bích cực kỳ thích mọi người ca tụng bé Bông. Mặc dù cậu Bách đã khuyên cô nên tiết chế những bài viết tâng bốc con gái trên mạng xã hội lại nhưng cô vẫn một mực không chịu.

- Sao anh khắt khe quá vậy? Phụ nữ ai mà chả thích khoe con, chị Hoài cũng làm cỗ khoe con trai đậu thủ khoa đó thôi. Cả nhà đều biết thằng nhỏ lười biếng, chẳng qua số rùa nên mới được điểm cao, anh Niệm cũng có xét nét gì đâu.

- Niệm không xét nét gì là bởi vì chị ấy khoe đúng, còn em thì chém tung nóc nhà! Từ lúc nào con mình đã có thể thành thạo năm thứ tiếng như người bản xứ vậy? Đến anh còn chưa làm được điều đó nữa là... Ngoài tiếng Việt ra thì Bông chỉ nói tốt duy nhất tiếng Anh thôi, những thứ tiếng còn lại dừng ở mức giao tiếp cơ bản.

- Ôi dào, giao tiếp cơ bản được nhiều thứ tiếng vậy cũng là xuất sắc lắm rồi. Em chỉ thêm mắm dặm muối xíu thôi, có ai kiểm tra đâu mà anh phải lo. Chồng coi nè, bao nhiêu người khen Bông giỏi giang, khen em khéo dạy con.

Cậu Bách nhìn vào màn hình điện thoại của vợ lắc đầu chán nản. Cô Bích thì vẫn hí hửng soạn bình luận:

"Không giấu gì các chị bé Quang Minh nhà em cũng được học ở lớp chất lượng cao của trường Quốc tế CL, lớp dành cho những em bé có khả năng đặc biệt về ngôn ngữ."

"Ơ có phải con chị Hoài vừa thủ khoa trường đó không?"

"Dạ không phải chị ạ, trường mà con chị Hoài thi tuy cũng là trường điểm nhưng đề thi đầu vào dễ hơn trường của Minh nhiều. Họ chỉ bắt thi trắc nghiệm thôi, còn muốn đỗ vào trường Quốc tế CL các bé phải thi vấn đáp, ngoài ra thì chỉ những bé biết giao tiếp cơ bản ba thứ tiếng trở lên mới được chọn vào lớp chất lượng cao."

"Uầy con em siêu thế! Xem ra tương lai Minh cũng sẽ xán lạn không kém gì chị Ly đâu. Chị ngưỡng mộ Bích quá chừng, em chỉ cho chị vài bí quyết dạy con với."

Được khen ngợi, cô Bích cười phớ lớ. Cậu Bách ôm cu Minh thở dài thườn thượt. Vợ cậu làm gì có bí quyết gì ngoài việc hết lòng chiều con, nhất là bé Bông, lúc nào cô cũng sợ con mếch lòng rồi nó sẽ thương chị Hoài nhiều hơn cô nên hầu như con đòi gì cô cũng gật đầu. Hồi nhỏ Bông ở với chị Hoài ngoan lắm, bây giờ tuy bé vẫn lễ phép với người lớn nhưng với bạn bè cùng trang lứa con có tư tưởng đặt mình ở vị thế cao hơn các bạn. Sang nhà chị Hoài ăn cỗ, Bông thà ngồi với ba mẹ chứ không chịu chung mâm với những đứa trẻ ăn mặc tuềnh toàng. Bé còn có tính thích gì cũng phải đòi bằng được, vừa nhìn thấy em cún của Miên, nhóc con đã giãy đành đạch đòi đem về nhà. Tiếc rằng chị Hoài không dễ tính như cô Bích, chị chau mày bảo Bông:

- Không được, em Hô Hô là của Miên rồi. Nếu con thích thì mẹ sẽ mua cho con em cún khác!

- Nhưng... nhưng Bông thích em cún này cơ. Em cún này thông minh giống như Bông vậy. Mẹ Hoài bảo Miên nhường cho Bông đi, rồi mẹ mua cho Miên em cún khác.

- Có chiếc lắc chân con cũng không nhường cho em, sao lại bắt em nhường bé cún cho con?

Chị Hoài nghiêm giọng hỏi, Bông không dám nhì nhèo thêm nữa. Miên thấy chị Bông buồn thiu liền bảo:

- Em cho chị ôm Hô Hô nè! Chỉ cần chị không đem con gái em về nhà thì chị thích ôm nó bao lâu cũng được.

Bông dang tay ra ôm Hô Hô vào lòng, liên tục cúi xuống thơm bé. Hô Hô đẹp dữ tợn, em ấy có bộ lông trắng muốt và bông lên y như cục bông nhỏ. Hô Hô phải là con gái của Bông mới đúng, nếu vậy thì con đã có một cái tên tiếng Pháp đầy kiêu sa thay vì tên Hô Hô rõ quê rồi. Tội nghiệp Hô Hô bé nhỏ. Bông thương Hô Hô lắm, ngày nào đi học về Bông cũng đem đồ ăn qua chơi với Hô Hô. Bông cưng chiều Hô Hô ròng rã suốt nhiều năm trời nhưng Hô Hô vẫn chẳng thèm thương Bông hơn Miên, việc này khiến Bông tủi thân khủng khϊếp.

Vào dịp kỷ niệm mười năm ngày cưới của ba Niệm và mẹ Hoài, nhân thể đi chọn quà tặng ba mẹ, Bông sắm cho Hô Hô một chiếc vòng cổ cực đáng yêu. Lúc nhận quà Hô Hô vui lắm, còn lè lưỡi liếʍ quanh mặt Bông. Bông cười tít mắt ôm Hô Hô ngồi trên võng, nhẹ nhàng dùng lược chải lông cho bé cưng. Rõ ràng Hô Hô đang nằm híp mắt trong lòng Bông hưởng thụ sự âu yếm, vậy mà chỉ cần nghe thấy Miên gọi, Hô Hô liền bất chấp lao xuống, vẫy đuôi tíu tít chạy theo Miên.

- Đi ra vườn lượm trứng gà ta với mẹ thôi con. Mẹ đã hứa nếu như bác Niệm đem được tấm huy chương vàng môn cờ vua về thì mẹ sẽ luộc trứng cho bác ăn rồi!

Cũng chính vì lời hứa này mà Dương Tất Niệm đã kiên trì tham dự giải đấu cờ vua do thành phố tổ chức, dành cho trẻ em dưới mười hai tuổi. Khi ấy Niệm con mười một tuổi, cậu nhóc dễ dàng vượt qua các đối thủ nặng ký, tiến thẳng vào vòng chung kết, trực tiếp đối đầu với em trai mình. Dương Nhất Quang vẫn luôn nghĩ anh trai ăn may giống như hồi thi vào lớp một nên cậu bé đã không có bất kỳ sự chuẩn bị nào cả. Cậu vô tư bước vào phòng thi với tâm lý tự tin rằng mình nhất định sẽ thắng. Cậu chưa từng nghĩ chỉ trong vòng nửa tiếng mình đã bị anh trai khống chế. Dương Tất Niệm... anh ấy tuy dốt rất nhiều môn học nhưng chơi cờ vua không hề tệ. Vậy tại sao lúc ở nhà anh chưa từng thể hiện cho mẹ Hoài coi? Lần nào cậu và anh Minh đánh cờ vua anh Niệm cũng chỉ ngồi bên cạnh ăn bắp bơ rang hoặc chui vào chuồng lợn ngủ lăn quay khiến cho mẹ buồn lòng vô cùng. Mẹ thất vọng về anh bao nhiêu thì mẹ tự hào về cậu bấy nhiêu. Cứ nghĩ tới ánh mắt long lanh của mẹ mỗi lần cậu đem giấy khen về nhà Quang lại vui lây. Nhưng bây giờ, cậu còn có thêm chút cảm giác sợ hãi nữa. Quang sợ thua anh Niệm, thực sự nếu cứ như thế này, Quang sẽ thua mất!

- Chả hiểu chú trọng tài có chuyện gì buồn mà nom sầu đời thế anh nhỉ? Hay chú ấy đói?

Quang thì thầm mách lẻo, Niệm tò mò liếc qua chỗ chú trọng tài. Thấy anh lơ là, cậu bé ngay lập tức đổi vị trí của quân tốt.

- Chắc chú ấy đói thật, trên đời nào có chuyện gì đáng buồn hơn là chuyện bị đói chứ.

Niệm thở dài nhận xét, Quang ấp úng bảo:

- Vâng... chơi... chơi tiếp đi anh.

Dương Tất Niệm nhìn lại bàn cờ, phát hiện ra có sự khác thường, cậu khẽ chau mày hỏi nhỏ:

- Em vừa đổi vị trí của quân tốt à?

Dương Nhất Quang lén lút dò xét anh mình, sợ đến mức muốn rớt tim. Chỉ một quân tốt thôi, sao anh có thể nhìn ra được? Rất may là chú trọng tài đang ngồi ở cửa phòng lơ đễnh nhìn về một phía xa xăm nào đó và anh Niệm cũng cố ý nói thì thầm chỉ đủ hai anh em nghe thấy:

- Việc đó chỉ làm em thua sớm hơn thôi.

Quang lo lắng liếc chú trọng tài thêm lần nữa, thấy chú không hề liếc qua phía này, cậu bé mấp máy môi hỏi:

- Vậy em phải đổi vị trí của quân cờ nào để thắng?

- Không cần đổi vị trí quân cờ nào em cũng có thể thắng.

- Thật ạ? Hay vậy? Anh chỉ em đi!

Niệm thở dài xếp lại vị trí quân tốt rồi thay Quang đi nước tiếp theo. Nhìn thấy thế cờ của mình có sự đột phá, Quang há hốc. Cậu vui vẻ tiếp tục ván đấu với anh, nhưng mỗi lần sắp thua bé lại chỉ tay vào quân cờ của mình rồi ngước lên nhìn anh trai đầy nũng nịu, đợi anh gật đầu cậu mới dám đi quân đó, còn nếu anh nhíu mày thì chắc chắn phải di chuyển quân khác. Qua nhiều lần như thế, Dương Tất Niệm dần mất hứng thi đấu, biết em sẽ khóc nhè nếu như thua cuộc, Niệm lười biếng đi ngẫu hứng cho sớm kết thúc ván cờ. Hôm đó, Dương Nhất Quang hạnh phúc đem tấm huy chương vàng đến bữa tiệc kỷ niệm mười năm ngày cưới của ba mẹ làm quà mừng. Dương Tất Niệm lẳng lặng quẳng tấm huy chương bạc trong tay mình vào thùng rác rồi xông tới bàn tiệc búp phê gắp đầy một đĩa đem vào góc khuất ngồi một mình ăn ngấu ăn nghiến. Niệm con tâm trạng không phải vì thua cuộc, Niệm chỉ đơn giản buồn vì không được ăn trứng em Miên luộc. Cậu thở dài thườn thượt, Miên nheo mắt nhìn anh đầy trìu mến, cô nhóc cầm một chiếc bát gỗ đưa tới trước mặt anh. Trong chiếc bát đó có năm quả trứng luộc đã được bóc vỏ sẵn, điểm đặc biệt là mỗi quả có một màu khác nhau.

- Cho anh nè! Em dùng rau củ quả để tạo màu, kỳ công lắm đấy. Anh phải ăn thật ngon nhé!

- Nhưng... anh không dành được huy chương vàng.

- Huy chương bạc cũng đẹp mà!

Miên cúi xuống liếc qua tấm huy chương bạc vừa lượm được trong thùng rác, hiện cô bé đang đeo nó trên cổ mình. Thực ra Miên chỉ ra điều kiện để động viên anh đi thi thử sức thôi chứ kể cả anh rớt từ vòng gửi xe Miên vẫn sẽ luộc trứng cho anh ăn. Nhưng Miên không tin anh rớt sớm vậy đâu, anh Niệm của Miên giỏi mà. Anh hơi lười thể hiện nên điểm kiểm tra thường không cao cho lắm, nhưng hễ lúc nào Miên nịnh được anh thi cử nghiêm túc thì y như rằng điểm số lại vọt lên bất thường, cao tới nỗi mẹ Hoài cứ đinh ninh rằng Miên cho anh chép bài. Thông thường chỉ cần anh Niệm tập trung thì vị trí cao nhất sẽ thuộc về anh, chẳng qua lần này phải đối đấu với anh Quang nên có chút bất lợi. Anh Quang đỉnh ghê lắm, anh chưa bao giờ xếp thứ hai ở bất kỳ cuộc thi hay giải đấu nào cả, việc anh thắng anh Niệm cũng là điều dễ hiểu. Miên cầm chân trước của Hô Hô đập đập vào má anh Niệm. Niệm nheo mắt cười hiền, cậu lần lượt cầm từng quả trứng lên ngắm nghía. Đó không chỉ những quả trứng luộc đẹp nhất mà Niệm từng thấy mà vị của chúng cũng xuất sắc vô cùng, thơm ngọt, béo ngậy, ngon sao không tả xiết.

- Ngon hem?

Niệm thành thật gật đầu, Miên khoe khoang:

- Em biết thừa anh rất thích ăn trứng luộc lòng đào. Năm quả này là do em tự luộc đấy, không hề nhờ mẹ Hoài giúp tí nào. Em giỏi hem anh Niệm?

Niệm lại tiếp tục gật đầu. Miên cười tủm, tính anh Niệm hay lắm, thi thoảng mải mê với món ăn nào đó anh cứ cắm đầu cắm cổ vào đánh chén thôi, chả thèm nói chuyện đâu. Hô Hô nom Niệm ăn trứng luộc ngon quá liền lè lưỡi tỏ vẻ thòm thèm, mặc kệ Bông gọi khản cả cổ bé cũng không chịu quay đầu. Bông buồn Hô Hô nên giận lây sang Miên, Bông cố ý hỏi đểu:

- Ơ da Miên sao lâu hết rám nắng thế nhờ?

Hồi nhỏ Miên từng bảo với chị Bông rằng da Miên đen là do Miên đi bán hàng bị rám nắng, mấy bữa nữa là trắng ra. Miên cũng tưởng thế thật, ai ngờ hết rám nắng rồi da Miên chỉ hơi sáng ra thôi chứ không trắng bóc được như da chị Bông, thế nên cô bé cứ bị chị kỳ thị suốt thôi.

- Nè! Cho em mượn hộp phấn mà bôi trát cho xinh, chứ để cái mặt này lát ra ngoài đυ.ng trúng khách khứa trong bữa tiệc của ba mẹ thì xấu hổ chớt.

Miên tưởng chị Bông có ý tốt nên hí hửng cảm ơn, ai ngờ nhóc con vừa cầm hộp phấn chị đã thở dài mỉa mai:

- Cơ mà chị quên, em đen như củ súng thế này thì phấn nào che cho nổi? Thôi, trả lại chị đi!

Bông giật lại hộp phấn của mình bỏ vào túi, Miên chạnh lòng rớt nước mắt. Thực ra Bông cũng nói hơi quá, da của Miên nào tới nỗi đen như củ súng, cô bé có một làn da ngăm khoẻ khoắn. Tuy Quang từng động viên em rằng con gái có nước da khoẻ mạnh như Miên được đàn ông phương Tây mê lắm nhưng thi thoảng cô bé vẫn bị tủi thân. Ai kêu Miên đang sống ở một nơi mà hầu hết mọi người đều quan niệm rằng con gái da trắng mới xinh chứ?

- Khóc lóc mà làm gì hả em? Nước mắt cũng đâu có làm da trắng ra được đâu?

Bông tiếp tụp khıêυ khí©h, nom Miên bị quê Bông khoái chí dễ sợ. Dương Tất Niệm vốn lười không thích can dự vào chuyện của tụi con gái, nhưng vì bé Miên nức nở thấy thương nên cậu nhẹ nhàng kéo nhóc con vào gần mình, trìu mến dùng ống tay áo lau nước mắt cho em rồi dịu dàng hỏi:

- Em có biết trên đời này thứ gì là đẹp nhất không?

Miên sụt sịt lắc đầu, Niệm xoa xoa gò má em, tủm tỉm đáp:

- Là làn da của em đấy. Nó mang màu của nắng!

- Thật... thật ạ?

- Ừ. Em có một làn da màu nắng rực rỡ, chói chang và tràn đầy sức sống!

- Thế làn da trắng bóc của chị thì sao?

Bông tò mò thắc mắc, Niệm chẹp miệng bảo:

- Cũng dễ nhìn! Nom rất giống màu lông chó.

- Gì chứ? Em so sánh làn da tuyệt đẹp chị với lông chó á? Đồ mất nết! Chị mách mẹ Hoài bây giờ!

Bông đe doạ, Miên sợ anh Niệm bị mẹ Hoài mắng nên vỗ vai chị Bông nịnh nọt:

- Ý anh Niệm là chị có làn da trắng mịn, đẹp tuyệt vời như màu lông của Hô Hô đó! Hô Hô nhỉ?

Hô Hô đưa đôi mắt long lanh ngước nhìn Miên, chả biết em có hiểu mẹ hỏi gì không mà thấy mẹ nháy mắt bé cũng gật đầu. Bông nom điệu bộ dễ thương của Hô Hô nguôi ngoai đi phần nào, Bông năn nỉ Miên cho mình ôm Hô Hô ra vườn chơi. Miên thấy chị giúp việc bảo có người đang đứng ngoài cổng đợi mình liền giao con gái cưng cho Bông rồi chạy vù ra ngoài gặp khách. Dáng dấp của người phụ nữ đó quen quá, khi cô ấy bỏ chiếc khẩu trang xuống, Miên gần như vỡ oà. Bé lao vào lòng mẹ, oà khóc tức tưởi:

- Mẹ Mơ... đúng là mẹ Mơ rồi. Miên nhớ mẹ quá chừng, thi thoảng cuối tuần mẹ Hoài vẫn cho Miên về thăm bà Mận nhưng chẳng lần nào được gặp mẹ.

Chị Mơ cảm động rớt nước mắt. Sau khi được thả tự do chị theo mấy chị bạn thân vào Nam buôn bán, lập quyết tâm khi nào giàu sẽ tới nhà Hoài xin đón Miên đi. Suốt nhiều năm liền chị đã vô cùng chờ mong khoảnh khắc này, chị thèm nghe con gọi tên mình, thèm được ôm bé vào lòng, thèm được đưa bé về sống cùng chị. Ngặt nỗi, thời khắc gặp con, nghe con vui vẻ kể về ba Niệm, mẹ Hoài, về hai anh trai tốt bụng, chị lại không đành lòng bắt Miên phải rời xa gia đình ấm áp của bé. Chị dúi vào tay Miên một nắm tiền, sụt sịt dặn dò:

- Nè, mẹ cho Miên tiền tiêu vặt!

- Không... không cần đâu mẹ... mẹ Hoài cho con nhiều tiền lắm, mẹ cứ giữ lấy mà xài.

Miên không biết mẹ Mơ bây giờ đã khá giả nên bé mới nói vậy, vô tình bé làm mẹ chạnh lòng, mẹ buồn buồn hỏi:

- Tiền của mẹ Hoài thì con tiêu, còn tiền của mẹ thì con không thèm à Miên?

- Không phải thế, Miên... Miên... thương mẹ thui mà... mẹ Mơ vào nhà chơi với Miên nhé!

- Thôi, nhà đang đông khách mẹ ngại lắm. Miên với mẹ ra trung tâm thương mại chơi đi!

- Nhưng... con... hôm nay...

- Đi mà, tối nay mẹ về quê với bà Mận, ngày kia mẹ lại vào Nam rồi. Miên không nhớ mẹ à?

Đối diện với những lời nỉ non của mẹ, lòng Miên mềm nhũn, cô nhóc kêu mẹ đợi một lát rồi chạy vù lên phòng. Bé cất tiền mẹ Mơ cho vào góc tủ, đoạn lôi ra một chiếc hộp quà, cẩn thận dặn chị giúp việc:

- Chị Giang ơi đây là quà em chuẩn bị cho ba mẹ, chị xin phép mẹ Hoài cho em đi chơi với mẹ Mơ xong tặng quà cho ba mẹ giùm em luôn nhé!

- Ừ, chị biết rồi. Em đi chơi vui.

Đi chơi với mẹ Mơ thì tất nhiên sẽ rất vui rồi, chỉ là Miên không ngờ được, lúc về bé phải hứng chịu cơn thịnh nộ của mẹ Hoài. Mẹ nhăn mặt hờn dỗi:

- Khϊếp cả năm ba mẹ mới có một ngày trọng đại mà anh Niệm ngủ tít thò lò cả chiều, chị Miên thì đi chơi tít mù tắp tối mịt mới thèm vác mặt về. Sướиɠ nhờ?

- Con... con...

Miên chưa kịp giải thích gì thì mẹ Hoài đã gắt gỏng phạt em ra vườn úp mặt vào bờ rào. Miên lủi thủi đi ra chỗ phạt, thực ra đây không phải lần đầu tiên bé bị phạt, cũng không phải lần đầu tiên chịu phạt một mình. Cô nhóc đứng ngay ngắn cạnh anh Niệm, Hô Hô đứng giữa hai đứa, hết cắn váy Miên lại quay sang nghịch ngợm ống quần Niệm con, bị Niệm trừng mắt liền liếc Miên tỏ vẻ tủi thân.

- Anh đừng khắt khe với con như thế. Hô Hô tình nguyện chịu phạt cùng mình mà, con rất ngoan.

- Lúc anh dạy con thì em đừng bênh, kẻo nó hư.

Niệm nhại lại câu nói của cậu Bách mỗi lần cô Bích bênh vực chị Bông rồi đủng đỉnh đưa tay vào túi quần lấy ra mấy trái dâu chín mọng bỏ vào mồm nhai tóp tép. Thái độ phớt đời và không hề biết hối lỗi của Niệm con khiến chị Hoài ức nghẹn, chị đang định chạy ra xoắn tai nó cho bõ ghét thì bé Giang hối hả chạy tới đưa cho chị một hộp quà.

- Cô Hoài ơi quà em Miên tặng cô cậu, em nhờ con xin phép cô cho em đi chơi với mẹ Mơ nhưng cỗ bàn nhiều việc quá con quên khuấy mất. Cô đừng giận con nhé!

- Nhiều việc quên là chuyện bình thường, lần sau con chú ý hơn là được, mau dọn dẹp nốt rồi nghỉ sớm con ạ.

Chị Hoài đáp bé Giang rồi khẽ rút nơ mở nắp hộp quà. Là một đôi khăn mặt mềm mại có thêu hai chữ Hoài Niệm và một chùm hoa tử đằng tuyệt đẹp. Miên nhỏ nhưng khéo tay lắm, thêu thùa may vá mẹ chỉ qua một lần là làm được, chả bù cho chị Bông thêu mỗi một đường xương cá thôi cũng vặn vẹo. Tội nghiệp Miên mãi mới được đi chơi với mẹ Mơ mà lại bị chị mắng oan, chị dịu dàng bảo Miên hết bị phạt rồi. Lần nào phạt Miên xong chị cũng ra ngoài vườn đứng đợi để cùng con vào nhà. Những khi bị phạt một mình nó thường rất nhanh đã nhào vào lòng chị, nhưng hễ lần nào bị phạt với Niệm mà Niệm chưa được tha thứ nó lại khiến chị sốt hết cả ruột vì bài ca chia tay đầy mùi mẫn.

- Em và Hô Hô vào nhà trước đây, anh ở lại nhớ chú ý giữ gìn sức khoẻ, đừng ăn nhiều dâu quá kẻo xót ruột.

- Ừ, em đi cẩn thận kẻo vấp vào bậc thềm nhé!

- Em biết rồi, anh cũng cẩn thận đừng để muỗi đốt nhá. Tụi muỗi thích đôi má phúng phính của anh lắm đấy!

Miên căn dặn, Niệm thở dài bảo:

- Dù sao thì cũng là lỗi của anh mà, ai kêu anh có đôi má phúng phính đáng yêu cơ chứ? Không thể trách tụi nó được.

- Anh nói cũng phải.

- Em mau dắt con vào nhà đi, trời khuya sương xuống rồi.

- Dạ.

Rõ là dạ rồi, thế nào mà đi được vài bước con bé lại quay lại, í a í ới gọi:

- Anh Niệm ơi! Anh Niệm! Em đợi cơm anh nhé!

- Thôi không cần đâu, hai mẹ con em cứ ăn trước đi kẻo đói, để phần anh thật nhiều thức ăn ngon là được.

- Thôi, em sẽ cho Hô Hô ăn trước, còn em sẽ đợi anh.

- Thôi, đợi chờ làm gì cho mệt? Anh ăn sau cũng được mà!

- Thôi... em cứ thích đợi anh ý.

Chị Hoài chứng kiến hai đứa ỉ ôi thôi qua thôi lại ngứa tai phát rồ, chị lớn giọng quát:

- Thôi! Tôi lạy anh Niệm! Tôi ạ chị Miên! Anh chị thôi ngay đi cho tôi nhờ! Có vài bước chân từ ngoài vườn vào trong nhà mà anh chị làm như xa cách nghìn trùng không bằng! Lố gì thì cũng một vừa hai phải thôi chứ! Lố quá thể đáng thế này tôi buồn nôn tôi chịu sao nổi?

Cái bọn ẩm ương này nữa, bị quát như thế rồi mà vẫn cứ quyến luyến nhìn nhau, đến nản!

- Tôi sợ anh chị luôn rồi đấy! Tôi không dám phạt anh Niệm thêm nữa, anh mau vào nhà đi cho tôi nhờ!

Được mẹ Hoài tha bổng, Niệm con tí tởn chạy ra chỗ Miên, Hô Hô thấy Niệm vui cũng vui lây, bé giơ hai chân trước lên quờ quờ vào người Niệm đòi bế, Miên sợ con bị anh lườm nên xoa đầu bé khuyên nhủ:

- Hô Hô ngoan nào, đừng phiền bác Niệm.

Dương Tất Niệm khẽ nhíu mày. Bác Niệm? Mới ban sáng Niệm còn thấy cái chức danh "bác" rất ổn, chỉ là, hồi chiều khi cậu còn đang ngái ngủ, có mấy thằng nhóc tới xin phép Niệm cho tụi nó được làm ba của Hô Hô khiến cậu rất khó chịu. Tới ăn cỗ thì lo ăn cho no đi rồi về, mắc mớ gì cứ thích kiếm chuyện không đâu? Thấy Niệm nhăn mặt, tụi kia bĩu môi bảo không cần Niệm đồng ý, lúc khác bọn nó sẽ xin phép Miên sau. Niệm đối với việc này thực sự bực bội hết sức, nhớ tới bài học kẻ khôn là kẻ biết chớp thời cơ ông nội dạy tuần trước, Niệm dịu dàng bế Hô Hô lên, vừa vuốt ve bộ lông mềm mại của bé vừa trìu mến hỏi han mẹ bé:

- Miên này... làm mẹ đơn thân có cực lắm không em?

Thêm Bình Luận